Blogs Tech

Website Speed Test là gì? Top 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất

14:01 14/03/2022
Để có thể xây dựng được một trang Web hiệu quả cần nhiều yếu tố phải quan tâm tới. Trong đó, một yếu tố đặc biệt quan trọng đó chính là Website Speed Test. Vậy Website Speed Test là gì? Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.  Website Speed Test là gì? Khái niệm Website Speed Test là gì này có thể hiểu một cách đơn giản như sau: nó sẽ cho thấy khả năng xử lý và phản hồi của một trang Web trong rất nhiều những tình huống đa dạng khác nhau. Theo đó Website Speed Test sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra được tốc độ cũ trên Web cũng như mức độ ổn định trên hệ thống web.  [caption id="attachment_23272" align="aligncenter" width="771"] Website Speed Test là gì?[/caption] Vì sao cần đánh giá Website Speed Test? Như vậy thông qua khái niệm Website Speed Test là gì có thể thấy được rằng đây là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng đối với một trang Web. Vậy hiện tại vì sao cần đánh giá Website Speed Test? Đánh giá tốc độ trang (Page Speed) Với sự phát triển hiện đại và nhanh chóng của thế giới công nghệ như ở thời điểm hiện tại khách hàng sẽ luôn đòi hỏi những trải nghiệm an toàn và nhanh chóng từ toàn bộ trang web mà họ truy cập.  Trong trường hợp nếu như khách hàng phải chờ đợi thì họ sẽ chuyển qua trang Web đối thủ ngay lập tức. Thông thường khách hàng sẽ có rất ít thời gian để kiên nhẫn cho quá trình chờ đợi tải trang Web. Như vậy có thể thấy rằng thực sự hiệu suất rất quan trọng vì khách hàng luôn cho rằng thời gian tải sẽ chậm hơn so với tốc độ tải thật. Những người mua sắm online có đến 46 % đã trả lời rằng họ không bao giờ quay lại trang Web chạy chậm. Đây cũng là lý do mà bạn cần tới các công cụ kiểm tra về hiệu suất để luôn đảm bảo đem tới sự hài lòng nhất cho khách hàng.  [caption id="attachment_23278" align="aligncenter" width="771"] Vì sao cần đánh giá Website Speed Test trên thị trường hiện nay?[/caption] Đánh giá các yếu tố khác của website  Hiện tại Website Speed Test sẽ giúp đánh giá những yếu tố quan trọng có thể kể đến như:  Xác định những phông chữ, tập lệnh và plugin gây ra những vấn đề liên quan tới tốc độ tải (Javascript, CSS và HTML) Kiểm tra việc rút gọn những tập lệnh  Thời gian thử nghiệm đối với những byte đầu tiên - (TTFB) - Testing Time to First Byte Xác định có CSS hoặc JavaScript chặn hiển thị không Xác định những ảnh với kích thước lớn gây ra tình trạng nghẽn đường truyền Kiểm tra hiệu suất từ những vị trí địa lý đa dạng khác nhau Phân tích về tổng thời gian tải trang, số lượng yêu cầu và kích thước trang Xác minh nội dung hiện đang tải chính xác từ CDN Kiểm tra tốc độ của render trên những browser khác nhau Đo lường hiệu suất về mạng phân phối nội dung Phân tích tiêu đề HTTP Như vậy có thể thấy được rằng việc tập trung vào những công cụ test website cũng như đầu tư vào những phương án nâng cao về hiệu suất trang Web sẽ vô cùng quan trọng với việc kinh doanh của nhiều người. Vậy ở thời điểm hiện tại Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất trên thị trường là gì? Hãy cùng điểm qua những thông tin ở phần sau đây. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2008 chi tiết, 100% thành công Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất Như vậy có thể thấy được rằng Website Speed Test có vai trò rất quan trọng với công việc kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp. Theo đó Website Speed Test chính là thước đo của tốc độ load nội dung trang web. Và hiện tại Google cũng đã thông báo tốc độ Trang cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thứ tự xếp hạng trang Web trên mạng tìm kiếm. Tuy nhiên rất nhiều người đang gặp khó khăn vì không biết cách nào để có thể giải quyết được sự tải chậm này. Chính vì vậy hãy cùng điểm qua top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất sau đây: [caption id="attachment_23282" align="aligncenter" width="771"] Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất trên thị trường hiện nay[/caption] Google PageSpeed Insights PageSpeed Insights hiện tại đang đo tốc độ trang web dựa trên kết quả đánh giá từ người sử dụng trên thiết bị di động và người sử dụng thông thường. PageSpeed Insights đang nằm trong top công cụ Website Speed Test tốt nhất và sẽ đưa ra kết quả là PageSpeed Score (Điểm tốc độ) dựa theo thang điểm 0 tới 100. Nếu như đạt từ 85 điểm trở lên thì trang Web này được xem là tải nhanh. Ngoài những đề xuất để giúp cải thiện về hiệu suất của trang Web thì công cụ này hiện tại còn cung cấp bản lưu trữ những tài nguyên được tối ưu hóa dành cho webpage đã phân tích. Google vào tháng 6/2016, đã khởi chạy công cụ kiểm tra website cho những chủ doanh nghiệp nhỏ. Mục đích của điều này là kiểm tra trang Web của họ có hoạt động tốt trên thiết bị hay không - testmysite.thinkwithgoogle.com. So với PageSpeed Insights thì công cụ này có phần đơn giản hơn rất nhiều và đồng thời nó cũng được PageSpeed Insights hỗ trợ.  Pingdom Tools [caption id="attachment_23286" align="aligncenter" width="771"] Pingdom Tools hiện đang phân tích toàn bộ những thành phần của một trang Web[/caption] Pingdom Tools là một công cụ nằm trong top 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất trên thị trường. Theo đó nó đang phân tích toàn bộ những thành phần của một trang Web. Bên cạnh đó công cụ này còn xác định những điểm mạnh cũng như điểm yếu và cung cấp nhiều thống kê vô cùng hữu ích, cùng với đó là những chỉ dẫn hữu ích nhất dành cho tốc độ load trang Web. Pingdom có một điểm đặc biệt đó chính là sẽ cho phép kiểm tra trang Web tải nhanh ra sao từ rất nhiều những vị trí đa dạng khác nhau tại tùy chọn "Test from" (của Hoa Kỳ, Châu Âu,...). Hiện tại Pingdom đang dùng trình duyệt web thực nhằm mô phỏng hành vi của tất cả người dùng. Webpagetest Mặc dù hiện tại WebPagetest là một công cụ khác cũ tuy nhiên nó lại rất mạnh mẽ và cho phép kiểm tra tốc độ trang Web miễn phí từ nhiều địa điểm (gồm có 4 châu lục, những trình duyệt đa dạng khác nhau). Chính vì vậy mà đến thời điểm hiện tại nó vẫn nằm trongtop 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất. [caption id="attachment_23290" align="aligncenter" width="771"] WebPagetest là một công cụ khác cũ tuy nhiên nó lại rất mạnh mẽ[/caption] Đây là công cụ hiển thị toàn bộ kết quả ở dạng đồ thị, biểu đồ hình tròn, video và ảnh chụp màn hình thể hiện toàn bộ quá trình tải trang logic và thông minh.  Dotcom - Monitor Dotcom - Monitor hiện đang là một trong những công cụ Website Speed Test tốt nhất. Bằng cách dùng công cụ này bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được tốc độ load web cũng như chức năng của trang Web tại những trình duyệt thực của 24 địa điểm trên khắp thế giới. Những báo cáo xuất ra rất cụ thể và dễ hiểu gồm có những hình ảnh chi tiết nhất về tốc độ website được tóm tắt theo vị trí, biểu đồ dạng thoát nước, 10 % những yếu tố chậm nhất/ nhanh nhất,... [caption id="attachment_23294" align="aligncenter" width="771"] Bằng cách dùng công cụ này bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được tốc độ load web[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST GTmetrix GTmetrix hiện tại đang là 1 trong top 5 những công cụ Website Speed Test tốt nhất và miễn phí. GTmetrix đang cung cấp điểm số hiệu suất YSlow và PageSpeed để có thể đánh giá tốc độ của trang Web, cùng với đó là biểu đồ waterfall cho thấy được hành vi tải trang trong các trình duyệt đã lựa chọn. Như vậy người dùng đã đăng ký hoàn toàn có thể sở hữu những filmstrip và những video liên quan tới hành vi tải trang này.  [caption id="attachment_23298" align="aligncenter" width="771"] GTmetrix đang cung cấp điểm số hiệu suất YSlow, PageSpeed để có thể đánh giá tốc độ web[/caption] Như vậy có thể thấy được rằng việc tập trung vào những công cụ test website cũng như đầu tư vào những phương án nâng cao về hiệu suất trang Web sẽ vô cùng quan trọng với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những thông tin FPT Cloud chia sẻ trên về Website Speed Test và top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất trang Web chính xác, chặt chẽ trên những nền tảng di động, web. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST

14:01 10/03/2022
CRUD là gì? Đối với dân lập trình web chuyên nghiệp, thuật ngữ CRUD có lẽ không còn quá xa lạ. Trong quá trình xây dựng các API, mỗi mô hình luôn phải đảm bảo cung ứng 4 chức năng cơ bản. Vậy cụ thể 4 chức năng đó là gì? Để nắm rõ 4 chức năng này, bạn cần tìm hiểu rõ CRUD là gì.  CRUD là gì?  CRUD là gì? Trong khi thiết lập triển khai API, mỗi mô hình cần đáp ứng 4 chức năng cơ bản. Bao gồm khả năng khởi tạo - Create, đọc - Read, cập nhập - Update và xóa - Delete. Như vậy, CRUD chính là viết tắt của 4 khả năng này. [caption id="attachment_23088" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu CRUD là gì?[/caption] Một mô hình web nếu muốn hoạt động cần phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố trong CRUD. Trường hợp một action không thể bởi trục trặc bởi một trong 4 chức năng trên, rất có khả năng mô hình này chỉ mang tính riêng lẻ. CRUD cực kỳ phổ biến trong thiết lập triển khai ứng dụng web. Bởi đơn giản nó cung cấp framework thông báo nhắc nhở developer. Nhằm hoàn thiện mô hình một cách đầy đủ nhất. >>> Xem thêm: DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp Phân tích 4 chức năng chính của CRUD Giả sử rằng bạn sở hữu một trang web tin tức, trong giao diện làm việc chính của web luôn có 4 chức năng chính. Bao gồm Create, Read, Update, và Delete. [caption id="attachment_23092" align="aligncenter" width="771"] Mô tả 4 chức năng chính trong CRUD[/caption] CREATE Khi tạo một bài đăng mới, trước tiên quản trị web cần phải nhập thông tin tại giao diện HTML. Sau đó, gửi đến server web qua HTML Form. Đồng thời tiến hành xử lý và lưu trữ vào hệ thống Database. Nhiệm vụ chính của server là thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, độ trùng lặp,.. Tiếp đó lưu trữ chúng vào Database để khởi tạo một bài viết mới. Có thể hiểu đơn giản rằng CREATE là một quá trình lưu trữ, tạo một bản ghi mới vào Database. Chẳng hạn như khi mua hàng online trên web có nghĩa bạn đang tạo một CREATE. Khi đó, trang web lưu đơn mua hàng trên Database. Hoặc khi comment trên Facebook, hệ thống Facebook cũng đồng thời tạo một bạn dữ liệu ở lưu vào Database. READ READ cho phép người dùng xem lại bài viết đã tạo trước đó. Nói cách khác, READ chính là lúc bạn xem lại bài viết hoặc thông tin từ mục lưu trữ Database. Người dùng có quyền yêu cầu server, đồng thời xem bài viết lưu trữ tại Database. Chức năng READ của CRUD chính là một bản ghi trong hệ thống Database. Nó cho phép người dùng đọc bản lưu trữ. Ví dụ như khi bạn bấm vào link một bài viết, thông qua đường link này server sẽ phản hồi bài viết. Bài viết này được truy xuất từ Database, hiển thị trên web theo thiết lập của lập trình viên. UPDATE Tính năng UPDATE đã lưu trữ trước đó. Nó còn gọi là dữ liệu mới, cập nhật phần thông tin trong Database. Quá trình cập nhật dữ liệu có thể thực hiện trên một bản ghi hoặc nhiều bản ghi, tùy vào chức năng của từng trang web. Quá trình quản trị web, thay đổi thông tin bài viết trước đó là ví dụ rõ nhất của tính năng UPDATE. DELETE DELETE trong CRUD đơn giản là xóa đi dữ liệu từng tồn tại (dữ liệu tạo trong CREATE). Khi xây dựng một website trong thực tế, việc xóa dữ liệu cần thực hiện ẩn danh. Trường hợp cần thiết, dữ liệu bị xóa có thể khôi phục. Quản trị viên xóa bài viết, bình luận đều là tính năng DELETE trong CRUD. >>> Xem thêm: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST Không ít người thường nhầm lẫn giữa CRUD về REST. Tuy nhiên nếu là một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm này nguyên tắc hoạt động.   Nguyên tắc hoạt động của REST Mỗi lệnh REST thường tập trung quanh một tài nguyên. Cụ thể trong REST, tài nguyên có thể là bất cứ thứ gì dẫn tới thông báo qua giao thức HTTP. Chẳng như một bức ảnh, một file tài liệu,.. [caption id="attachment_23096" align="aligncenter" width="771"] Mỗi lệnh REST thường tập trung quanh một tài nguyên[/caption] REST cho biết tình trạng chuyển đổi trạng thái đại diện có 6 yếu tố cơ bản. Bao gồm: Client-server mandata (dữ liệu ủy nhiệm máy khách) Statelessness (vô quốc tịch) Cache (bộ nhớ đệm) Interface/uniform contract (giao diện / hợp đồng đồng nhất) Layered system (phân lớp hệ thống) Code-on-demand (mã yêu cầu tùy chọn) Client-server mandata: Tiếp cận phân tán, tận dụng bản chất tách biệt giữa client và server. Mỗi dịch vụ cần phản hồi yêu cầu của người dùng. Server có thể chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu. Statelessness: Điều khiển cấu trúc RESTful. Nó quyết định lệnh được phép cung cấp cho client và server. Sau đó, thực hiện yêu cầu không trạng thái giao tiếp giữa người dùng và bên cung cấp dịch vụ, yêu cầu thông tin cần thiết để server phản hồi. Cache: Lưu thông tin yêu cầu phản hồi máy chủ được gắn nhãn. Ngoài ra, bộ nhớ đệm còn cải thiện một vài yếu điểm của tình trạng không trạng thái. Ví dụ như khi người từng gửi yêu cầu, bộ nhớ đệm sẽ lưu vào ngay lập tức tránh tình trạng lưu lại lần hai. Interface/uniform contract: Cấu trúc RESTful tuân theo nguyên tắc xác định hợp đồng thống nhất. Điều này nhằm hạn chế việc sử dụng nhiều giao thức độc lập trong cùng một API. Thay vào đó, chỉ có một giao thức phân phối đến hệ thống siêu kết nối. Layered system: Cho phép mở rộng cấu trúc RESTful. Trong Layered system sẽ có nhiều lớp phụ vụ mở rộng giao diện. Như vậy, những lệnh mới và phần mềm trung gian có thể dễ dàng thêm vào mà không ảnh hưởng đến hoạt động của client và server. Code-on-demand: Các ứng dụng RESTful không nhất thiết phải có Code-On-Demand. Tuy nhiên, chúng phải có Client-Server, Statelessness, Layered Systems. Mã yêu cầu cho phép logic của máy khách và máy chủ tách biệt. Nhờ đó, chúng dễ dàng hoạt động logic với máy chủ. Nguyên tắc hoạt động của CRUD CRUD gồm 4 lệnh cơ bản (CREATE, READ, UPDATE và DELETE). Những lệnh này hình thành cơ sở dữ liệu. CRUD không phải là phương thức tạo API. Thực tế, nguồn gốc của CRUD luôn nằm trong hồ sơ cơ sở dữ liệu. CRUD giống như một chu trình. Tại bất kỳ trang web nào cũng đều ứng dụng chương trình này. Ví dụ như khi mua hàng trên trang thương mại điện tử bạn phải tạo tài khoản (CREATE), cung cấp thông tin tài khoản (UPDATE), xem lại thông tin (READ), xóa giỏ hàng (DELETE). Những bài viết liên quan: PuTTY là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt PuTTY trên các hệ điều hành Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A – Z Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server Sau phần chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về định nghĩa CRUD là gì. Nếu có nhu cầu thuê Cloud Server, bạn hãy tin tưởng dịch vụ FPT Cloud!

DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp

13:54 10/03/2022
DevOps roadmap là gì? Doanh nghiệp hiện nay luôn cố gắng để rút ngắn thời gian từ khâu sản xuất đến khâu cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tự động hóa trong nhiều khâu. Lúc này, mỗi team DevOps thường một vai trò chủ chốt trong tiến trình tự động hóa. Vậy chính xác DevOps roadmap là gì?  DevOps là gì? Trước khi định nghĩa DevOps roadmap là gì, FPT Cloud cần phân tích để bạn hiểu về DevOps. DevOps được viết tắt theo 2 cụm từ tiếng Anh Software Development và Information Technology Operations. [caption id="attachment_23048" align="aligncenter" width="771"] Thuật ngữ DevOps dùng để chỉ văn hóa làm việc kết hợp giữa Dev và Operations[/caption] Thuật ngữ DevOps dùng để chỉ văn hóa làm việc kết hợp giữa lập trình (Dev) và vận hành (Operations). Nhằm mục đích rút ngắn thời gian cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Tại hầu hết các doanh nghiệp bộ phận lập trình và vận hành thường làm việc riêng, lúc hoạt động hơi trái ngược nhau. Trong đó bộ phận lập trình thiên về kỹ thuật, tập trung nghiên cứu tính năng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Còn bộ phận vận hành lại tập trung nghiên cứu xây dựng các sản phẩm có tính ổn định lâu dài. Để trung hòa giữa Dev và Operations, văn hóa làm việc DevOps đã hình thành. Từ đây, doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm vừa chất lượng, có tính ổn định lâu dài nhưng vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Mỗi chuyên viên DevOps cần sở hữu kiến thức chuyên sâu về trình và có kỹ năng phát triển monitor, deploy,.. Theo hướng tự động. DevOps Roadmap là gì?  [caption id="attachment_23052" align="aligncenter" width="771"] DevOps roadmap là gì?[/caption] DevOps roadmap là gì? - DevOps roadmap đơn giản là lộ trình mà mỗi người trở thành một DevOps chuyên nghiệp. Lộ trình này đem tới cho bạn kiến thức quan trọng về kỹ năng lập trình và vận hành phát triển. Công việc chính của một DevOps Công việc chính của một DevOps tham gia vào quá trình nghiên cứu, tối ưu hóa khâu xuất và phân phối. Từ đó hoàn thiện mô hình phát triển vận hành. Nói chung, tất cả công việc DevOps thực hiện đều phục vụ mục tiêu yêu cải chính khả năng phát triển sản phẩm theo cách nhanh chóng nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. [caption id="attachment_23056" align="aligncenter" width="771"] DevOps cần sở hữu kiến thức lập trình và phát triển vận hành[/caption] Mỗi DevOps chuyên nghiệp thường hướng tới 4 mục tiêu chính. Cụ thể: Rút ngắn thời gian thực hiện quy trình: DevOps cần xác định lỗi trong quá trình sản xuất, phân phối. Sau đó, tìm giải pháp để rút ngắn quy trình này lại. Triển khai liên tục: Tất cả nghiên cứu thay đổi đều thực hiện trên quá trình sản xuất. Chính việc triển khai liên tục như vậy giúp DevOps tìm ra giải pháp tối ưu nhất Tạo dựng hệ thống hạ tầng: Nghiên cứu, thiết lập hạ tầng tự động phục khâu sản phẩm. Nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng. Thúc đẩy cộng tác và giao tiếp: Quá trình cộng tác và giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng trong quy trình xây dựng văn hóa làm việc DevOps. Nó đẩy nhanh quy trình phát triển, vận hành. Từ đó hỗ trợ khâu marketing, bán hàng. >>> Xem thêm: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp  [caption id="attachment_23060" align="aligncenter" width="771"] Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp[/caption] Muốn trở thành một DevOps chuyên nghiệp, bạn phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức liên tục. Học ngôn ngữ lập trình Kiến thức về ngôn ngữ lập trình là nền tảng cơ bản trong hành trình trở thành nhà một DevOps. Nền tảng chính thức này giúp bạn có tư duy lập trình, tạo ra những đoạn mã script một cách đơn giản. [caption id="attachment_23064" align="aligncenter" width="771"] Java - ngôn ngữ lập trình phổ biến bậc nhất[/caption] Hiện nay, có nhiều ngôn ngữ lập trình để bạn chọn lựa. Trong số đó phổ biến nhất phải kể đến ngôn ngữ lập trình Java, Python và JavaScript. Ngoài ra ngôn ngữ Ruby, PHP khá dễ học, chúng khuyến khích mọi lập trình viên tham gia chỉnh sửa. Nghiên cứu hệ điều hành OS Bên cạnh nắm rõ kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, bạn cũng nên nghiên cứu thêm về hệ điều hành OS và Linux. Phần kiến thức OS không yêu cầu tìm hiểu quá sâu nhưng bạn vẫn cần nắm bắt một vài đặc tính cơ bản. Giới lập trình chuyên nghiệp hiện nay khá tập trung vào Linux. Nếu chỉ mới khởi đầu lộ trình, bạn nên bắt đầu với hệ thống điều hành Ubuntu được phát triển trên nền tảng Linux. Làm quen với Terminal  Trong lộ trình DevOps roadmap, bạn lười phải thường xuyên tiếp cận với Terminal. Thực tế, CLI luôn mạnh hơn so với GUI. Khi làm việc cùng Terminal, bạn dễ nhận thấy GUI không được nhanh cho lắm. Việc nghiên cứu, học hỏi Terminal vô cùng cần thiết để bạn hiểu thêm về cơ chế hoạt động của hệ thống, các hệ điều hành,.. Tìm hiểu kết nối và bảo mật Kết nối và bảo mật là hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong lộ trình DevOps. Bởi ngày nay, mọi thứ đều liên kết mật thiết, tương tác lẫn nhau qua mạng lưới internet. Vì thế bạn cần có kiến thức nhất định về HTTP, DNS, FTP,.. Cùng với đó là kiến thức về bảo mật, cách thức khắc phục chúng. Thiết lập hạ tầng (Setup infrastucture) Mỗi DevOps chuyên nghiệp luôn phải biết cách setup một máy chủ web. Chẳng hạn như các dạng máy chủ web phổ biến Nginx, IIS, Apache,.. Nếu ở gián đoạn đầu của lộ trình DevOps, bạn bắt đầu với Nginx hoặc Apache. Song song với máy chủ web, DevOps còn phải sở hữu kỹ setup tường lửa, Forward Proxy, Reverse proxy,.. Muốn sở hữu tốt kỹ năng này, bạn cần đầu tư thời gian nghiên cứu. Cập nhật liên tục Kiến thức về lập trình, quản lý nên được cập nhật liên tục. Mỗi ngôn ngữ lập trình, tools luôn biến đổi không ngừng. Do đó, nếu muốn trở thành một DevOps, bạn phải nắm bắt tốt những thay đổi này để vận dụng vào quá trình nghiên cứu. Giám sát ứng dụng và hạ tầng  Trong hành trình trở thành một DevOps giỏi, bạn cần trau dồi khả năng giám sát. Tuy nhiên, bạn cũng không thể theo dõi giám sát hệ thống treo sứ thủ công. Thay vào đó, những công cụ như Monit, New Relic, Docker,.. Sẽ giúp bạn thực hiện giám sát tự động, tiết kiệm thời gian theo dõi. Trong trường hợp hệ thống gặp vấn đề, các công cụ trên lập tức thông báo qua email hoặc điện thoại cho bạn. Tìm hiểu về Cloud Provides Học hỏi Cloud Provides luôn rất cần thiết với DevOps. Bởi hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng Cloud Server vào quá trình lưu trữ, nghiên cứu. [caption id="attachment_23068" align="aligncenter" width="771"] Học hỏi Cloud Provides luôn rất cần thiết với DevOps[/caption] Cloud Server sở hữu ưu điểm về cấu hình linh hoạt, tiết kiệm chi phí đầu tư cho phần cứng, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng IT cho doanh nghiệp. Google Cloud, Microsoft Azure,.. Là một số Cloud Providers lớn trên thị trường. Còn tại Việt Nam, bạn có thể tìm đến dịch vụ Cloud Server của FPT Cloud. >>> Xem thêm: VPN là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VPN chi tiết Vai trò quan trọng của DevOps [caption id="attachment_23072" align="aligncenter" width="771"] DevOps giữ vai trò quan trọng trong nâng cấp bảo mật, cải thiện quá trình chuyển giao[/caption] DevOps giữ vai trò quan trọng trong nâng cấp bảo mật, cải thiện quá trình chuyển giao, tăng độ tin cậy vận hành theo hướng mở. Tăng tính bảo mật: DevOps hỗ trợ quá trình dịch chuyển mà không bị ảnh hưởng bởi cấu hình, chính sách quản lý. Cải thiện quá trình chuyển giao: Tốc độ sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng sẽ rút ngắn đáng kể. Quá trình sửa đổi, phản hồi yêu cầu của khách hàng cũng diễn ra nhanh hơn. Tăng độ tin cậy: Chất lượng sản phẩm sản xuất và phân phối theo quy trình DevOps luôn được được đảm bảo. Bởi trong quá trình này, sản phẩm đều trải qua các bước giám sát chặt chẽ. Vận hành theo hướng mở: DevOps tạo ra môi trường hoạt động, vận hành theo hướng mở, linh hoạt trong quản lý Những bài viết liên quan: ASP.NET là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ ASP.NET từ A – Z. CURL là gì? Hướng dẫn thiết lập & sử dụng CURL trên PHP MVC là gì? Tìm hiểu về mô hình MVC trong lập trình từ A – Z Apache là gì? Hướng dẫn cách cài đặt Apache chi tiết từ a-z Trên đây, FPT Cloud vừa chia sẻ đến bạn kiến thức về DevOps roadmap. Mong rằng phần tổng hợp của chúng tôi đã làm rõ định nghĩa DevOps roadmap là gì!

Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services

10:57 10/03/2022
Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services có gì đáng chú ý? Những câu hỏi này đối với người trong ngành hoặc người nghiên cứu về lĩnh vực này có thể không khó để trả lời. Tuy nhiên đối với nhiều người bình thường vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Vì vậy nội dung bài viết hôm nay sẽ dành riêng để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn hãy cùng theo dõi nhé. Web Services là gì? Web services là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực lập trình. Chỉ những người thuộc lĩnh vực lập trình mới có thể có sự am hiểu cặn kẽ về Web services. Tuy nhiên đối với người bình thường muốn hiểu rõ về Web services là gì cũng không phải là việc gì quá phức tạp.    [caption id="attachment_22802" align="aligncenter" width="771"] Hiểu đúng về Web services là gì?[/caption] Định nghĩa Web services có thể hiểu một cách đơn giản, ngắn gọn là dịch vụ Web. Đây là một dạng mô đun phần mềm được thiết kế để thực hiện một nhóm các tác vụ nhất định. Hệ thống Web services có thể được truy cập và sử dụng thông qua mạng Internet dưới dạng một dịch vụ. Dịch vụ Web sẽ cung cấp các chức năng cho máy khách để người dùng có thể sử dụng nhằm đạt được mục tiêu sử dụng nhất định. Định nghĩa đúng về Web services hiện nay khá đa dạng tài liệu chuyên ngành. Tuy nhiên mỗi một tài liệu có một cách định nghĩa khác nhau nên nhiều người khi tìm hiểu khó xác định được đâu là định nghĩa đúng và hiểu như thế nào mới đúng với bản chất của dịch vụ Web services.  Mặc dù vậy có nhiều định nghĩa nhưng bạn chỉ cần hiểu đúng bản chất của dịch vụ Web nay là sự tích hợp giữa 2 máy tính. Dịch vụ giúp 2 máy tính có thể tương tác hiệu quả với nhau qua mạng. Để một dịch vụ được coi là Web services thì cần thỏa mãn các tiêu chí quan trọng như: Có sẵn ở trên Internet. Hoặc có sẵn trong mạng nội bộ Dịch vụ sử dụng một hệ thống XML messaging đúng tiêu chuẩn Hoàn toàn không bị trói buộc bởi một HĐH hay ngôn ngữ lập trình nào Có thể dự diễn tả thông qua 1 cấu trúc XML đơn giản Được tìm kiếm dễ dàng thông qua các phương thức đơn giản …. [caption id="attachment_22806" align="aligncenter" width="771"] Web services thực hiện một nhóm các tác vụ nhất định[/caption] Cơ chế hoạt động  Cơ chế hoạt động của Web services chủ yếu sử dụng các tiêu chuẩn mở như HTML, XML, WSDL và SOAP. Một dịch vụ Web cơ bản được cho phép giao tiếp giữa các ứng dụng khác sẽ sử dụng: XML để gắn thẻ dữ liệu SOAP để chuyển tin nhắn WSDL để mô tả sự sẵn có của dịch vụ Thông qua cơ chế hoạt động này người dùng có thể xây dựng một dịch vụ web JAVA – Based chất lượng trên Solaris. Dịch vụ web này vốn có thể truy cập được từ Visual Basic chạy trên nền tảng hệ điều hành Windows.  Bạn cũng có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình C # để xây dựng các dịch vụ Web trên HĐH Window. Dịch vụ Web này có thể được gọi từ ứng dụng web của bạn dựa trên JavaServer Pages và chạy trên Linux. [caption id="attachment_22810" align="aligncenter" width="771"] Web services và cơ chế hoạt động đáng chú ý[/caption] >>> Xem thêm: Internal Server Error là lỗi gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Cấu trúc chung của Web Services Web services là một tập hợp các giao thức và tiêu chuẩn mở được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng, các hệ thống. Cấu trúc của Web services được xây dựng khá chặt chẽ. Vì vậy khi sử dụng dịch vụ Web này giúp tạo nên những trang web chất lượng, kết nối linh hoạt.  Cấu trúc dịch vụ Web  Cấu trúc hạ tầng của Web services phụ thuộc rất nhiều vào vài trò của từng yếu tố trong dịch vụ Web. Trong đó cấu trúc dịch vụ web kết nối chặt chẽ, hoạt động linh hoạt chủ yếu dựa vào vai trò của các nhân tố sau đây. Service Provider: Đây là nhà cung cấp dịch vụ Web. Chức năng chính của nhà cung cấp dịch vụ Web là giúp triển khai và cung cấp các dịch vụ trên Internet. Vì vậy cấu trúc của dịch vụ Web không thể thiếu nhân tố này. Service Requestor: Đây là những người dùng của dịch vụ Web. Những người sử dụng của dịch vụ Web sẽ là những người đưa ra yêu cầu sử dụng dịch vụ Web bằng cách mở mạng và gửi XML. Service Registry: Đây là thư mục logic tập trung của dịch vụ Web. Thư mục này sẽ cung cấp không gian tập trung, nơi mà các nhà phát triển có thể xuất bạn những dịch vụ mới. Hoặc hỗ trợ không gian giúp nhà phát triển dễ dàng tìm kiếm dịch vụ hiện có. Service Registry cos đóng vai trò như một thanh toán bù trừ tập trung cho ác công ty và dịch vụ của công ty. [caption id="attachment_22814" align="aligncenter" width="771"] Chi tiết cấu trúc của dịch vụ Web[/caption] Protocol Stack trong lớp dịch vụ Web  Cấu trúc của Web services không chỉ dựa vào vai trò của các nhân tố được kể trên mà còn dựa vào Protocol Stack trong lớp dịch vụ Web. Các Stack vẫn đang được phát triển và hiện tại có 4 lớp chính trong dịch vụ Web như sau: Service Transport: Lớp này có trách nhiệm vận chuyển thông tin giữa các ứng dụng. Các thành phần chính hiện tại của lớp này gồm có giao thwucs truyền tải văn bản Hyper, giao thức thư đơn giản, giao thức truyền tệp, giao thức trao đổi mở rộng khối.  XML Messaging: Lớp này có nhiệm vụ mã hóa tất cả những thông điệp theo định dạng XML. Trong quá trình mã hóa phải đảm bảo có thể hiểu các thông điệp ở cả 2 đầu. Khác với lớp Service Transport thì lớp này gồm các yếu tố chủ yếu như XML – RPC, SOAP. Service Discovery: Lớp này trong Stack có nhiệm vụ tập trung những dịch vụ vào một số đăng ký chung. Ngoài ra lớp này còn cung cấp chức năng xuất bản/tìm kiếm thông tin dễ dàng. Hiện tại việc khám phá dịch vụ sẽ được xử lý thông qua việc mô tả chung, khám phá và tích hợp gọi tắt là UDDI. Ba thành phần chính của Web Services Web Services hiện nay được phân chia thành rất nhiều loại, nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận, thành phần có công dụng và nhiệm vụ riêng giúp quá trình hoạt động của dịch vụ Web trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên đúc kết lại sẽ 3 thành phần chính của dịch vụ Web gồm các loại sau đây. [caption id="attachment_22818" align="aligncenter" width="771"] Web Services có những thành phần chính nào?[/caption] SOAP SOAP là cụm từ được viết tắt của Simple Object Access Protocol. SOAP là một giao thức dựa trên XML để trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau. Hay nói một cách tổng quát hơn thì đây là giao thức hoạt động dựa vào XML để truy cập dịch vụ Web. Thành phần SOAP của Web Services được sử dụng để gửi thông điệp giữ các ứng dụng. SOAP được thiết kế thông qua Internet, cấu trúc đơn giản, dễ mở rộng. WSDL Thành phần quan trọng tiếp theo của dịch vụ Web chính là WSDL. WSDL là cụm từ viết tắt cho thành phần Web Services Description Language. Thành phần này được thiết kế bởi Microsoft và IBM. WSDL là một dạng ngôn ngữ chuẩn chung, hoạt động dựa trên XML để mô tả các dịch vụ Web và truy cập chúng. Nếu không có sự tồn tại của thành phần WSDL thì việc truy cập và mô tả dịch vụ Web sẽ rất khó thực hiện. UDDI Thành phần UDDI cũng là một dạng tiêu chuẩn dựa trên XML để mô tả, sản xuất và tìm kiếm các dịch vụ Web. Tuy nhiên thành phần này lại là một Open Framework. Ngoài ra đây cũng là một nền tảng độc lập khác hoàn toàn so với các thành phần khác. UDDI dễ dàng giao tiếp qua SOAP, CORBA cũng như giao thức RMI Java. UDDI còn sử dụng WSDL để mô tả giao diện cho các dịch vụ web.  [caption id="attachment_22822" align="aligncenter" width="771"] Thành phần UDDI trong Web Services[/caption] Vì sao nên sử dụng Web Services? Web Services là dịch vụ Web quan trọng mang đến nhiều lợi ích cho người dùng và các doanh nghiệp. Vì vậy dịch vụ Web này ngày càng phủ sóng là điều rất dễ hiệu. Tuy nhiên nếu bạn nào chưa biết lý do vì sao nên sử dụng dịch vụ Web này thì những chia sẻ sau đây chính là lời giải đáp cho bạn. Hiển thị chức năng có trên Internet Một trong những lý do quan trọng đầu tiên để Web Services xứng đáng được nhiều người lựa chọn là vì dịch vụ này hiển thị rõ chức năng có trên Internet. Có thể nói, một dịch vụ Web là một đơn vị mã hóa. Dịch vụ được quản lý có thể được gọi từ xa bằng cách sử dụng HTTP. Bên cạnh đó dịch vụ có thể kích hoạt bằng cách sử dụng các yêu cầu HTTP.  Các dịch vụ Web cho phép người dùng hiển thị chức năng của mã hiện có qua mạng. Nhờ vậy các ứng dụng khác có thể sử dụng chức năng của chương trình một cách dễ dàng, hiệu quả. [caption id="attachment_22826" align="aligncenter" width="771"] Web Services hiển thị chức năng có trên Internet dễ dàng[/caption] Cải thiện khả năng tương tác Sử dụng Web Services cho phép các ứng dụng khác có thể giao tiếp với nhau dễ dàng. Quá trình chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng, dịch vụ với nhau cũng trở nên đơn giản hơn. Sử dụng Web Services còn giúp các ứng dụng khác có thể sử dụng dịch vụ Web bất cứ khi nào muốn. Vì vậy chỉ cần sử dụng dịch vụ Web thì việc gia tăng khả năng tương tác là điều dễ dàng đáp ứng được. Đây được xem là một trong những lý do quan trọng để dịch vụ Web trở thành dịch vụ xứng đáng được lựa chọn sử dụng. Bởi vì ví dụ như một ứng dụng VB hoăc .NET có thể giao tiếp với các dịch vụ web Java và ngược lại. Các dịch vụ Web Services được sử dụng để làm cho nền tảng ứng dụng và công nghệ trở nên độc lập hơn. Nếu không có dịch vụ Web thì mọi tính năng này hoàn toàn không thể tồn tại và khả năng tương tác giữa các ứng dụng sẽ bị loại bỏ. Chuẩn hóa giao thức  Web Services là một trong những dịch vụ chủ yếu sử dụng giao thức chuẩn hóa để giao tiếp. Trong đó quá trình hoạt động sẽ dựa trên tất cả 4 lớp cấu thành để sử dụng các giao thức tác bietj trong Stack giao thức của dịch vụ Web. 4 lớp hỗ trợ quá trình chuyển hóa giao thức của dịch vụ Web có thể kể đến như:  Truyền tải dịch vụ Nhắn tin XML Mô tả dịch vụ Các layer khám phá dịch vụ [caption id="attachment_22830" align="aligncenter" width="771"] Web Services hỗ trợ quá trình chuẩn hóa giao thức tiêu chuẩn[/caption] Việc chuyển hóa Stack giao thức này mang lại cho doanh nghiệp và người dùng nhiều lợi thế mà không phải dịch vụ nào cũng đáp ứng được. Chi tiết nhưng lợi ích mà quá trình chuyển hóa Stack giao thức mang lại như: Có nhiều lựa chọn khi thực hiện chuyển hóa giao thức để giao tiếp Giảm chi phí do canh tranh Tăng chất lượng dịch vụ Giảm bớt chi phí truyền thông Theo những thông tin đã được phân tích ở trên có thể thấy các Web Services đều sử dụng SOAP qua giao thức HTTP để hoạt động. Vì vậy khi bạn triển khai các dịch vụ Web với một đường truyền Internet khiêm tốn. Sử dụng dịch vụ Web như một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí truyền thông. Bởi vì giải pháp này ít tốn kém hơn nhiều so với các giải pháp độc quyền như EDI/B2B. Ngoài ra, các dịch vụ Web không chỉ sử dụng SOAP qua giao thức HTTP mà các dịch vụ Web còn có thể được triển khai trên các cơ chế truyền tải đáng tin cậy khác như FTP. Do đó sử dụng dịch vụ Web là việc nên làm nếu muốn tiết kiệm chi phí truyền thông hiệu quả nhất. >>> Xem thêm: Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay 3 Vấn đề bảo mật thường gặp ở Web Service  Bảo mật là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần đảm bảo đối với các dịch vụ Web. Tuy nhiên trên thực tế, các thông số XML – RPC và SOAP tại Web Services đều không thực hiện bất kỳ yêu cầu xác thực hoặc bảo mật rõ ràng nào. Trong đó 3 vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web nổi bật nhất có thể kể đến như: [caption id="attachment_22834" align="aligncenter" width="771"] Vấn đề bảo mật thường gặp ở Web Service[/caption] Confidentiality Confidentiality là một trong những vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web. Bởi vì nếu Client gửi yêu cầu XML đến máy chủ thì có thể đảm bảo rằng các thông tin liên lạc được giữ bí mật hay không? Câu trả lời chính là: XML – RPC và SOAP chạy chủ yếu trên HTTP HTTP có hỗ trợ SLL Giao tiếp có thể được mã hóa thông qua SSL. Đây là một trong những công nghệ đã được chứng minh và triển khai rộng rãi. Một dịch vụ Web có thể bao gồm 1 chuỗi các ứng dụng. Chẳng hạn như một dịch vụ lớn có thể dễ dàng kết nối các dịch vụ của 3 ứng dụng khác. Tuy nhiên như vậy thì SSL là không đủ. Vì vậy các thông điệp cần được mã hóa tại mỗi nút dọc theo đường dẫn dịch vụ và mỗi nút đai diện cho một liên kết sẽ vô cùng yêu tiềm năng trong chuỗi.  Hiện tại chưa có giải pháp nào được thống nhất có thể đảm bảo giải quyết được vấn đề này một cách tuyệt đối. Do đó đây được xem là một trong những vấn đề bảo mật nghiêm trọng mà Web Services sở hữu.  [caption id="attachment_22838" align="aligncenter" width="768"] Confidentiality – Vấn đề bảo mật đáng chú ý của dịch vụ Web[/caption] Authentication Authentication là vấn đề bảo mật thường gặp tiếp theo của dịch vụ Web - Web Services. Sự tồn tại của Authentication là một dấu chấm hỏi lớn cho vấn đề bảo mật của một dịch vụ Web. Bởi vì nếu một Client kết nối với 1 dịch vụ Web thì làm thế nào để xác định được người dùng? Người dùng dịch vụ có được phép sử dụng dịch vụ hay không? Vậy đề này khá nghiêm trọng và rất khó để xác định. Tuy nhiên vẫn có một vài phương án xác thực như sau: HTTP: Hỗ trợ tích hợp chính xác thực Basic và Digest. Vì vậy các dịch vụ có thể được bảo vệ theo cách tương tự như với các tài liệu HTML hiện đang được bảo vệ. SOAP – DSIG: Tận dụng mã khóa công khai để ký điện tử các thông điệp SOAP. SOAP – DSIG cho phép máy khách hoặc máy chủ xác định danh tính chính xác của bên kia. Vì vậy tính bảo mật của phương pháp này khá đảm bảo. Tổ chức OASIS: Tổ chức này đang phát triển với ngôn ngữ Markup xác thực bảo mật SAML. Thông qua những phương án này có thể dễ dàng đánh giá chính xác vấn đề bảo mật Authentication của dịch vụ Web. [caption id="attachment_22842" align="aligncenter" width="771"] Authentication giúp bảo mật dịch vụ Web[/caption] Network Security Network Security là vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web nhưng hiện nay chưa có câu trả lời tuyệt đối cho vấn đề này. Vì vậy Network Security luôn là một trong những chủ đề của nhiều cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề bảo mật của dịch vụ Web. Nếu bạn nào thực sự có ý định lọc ra các thông điệp SOAP hoắc XML – RPC thì có một cách lọc hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó là lọc ra tất cả các POST HTTP request. Sau đó đặt lại nội dung của chúng thành text/xml. Có một cách khác mà bạn cũng có thể lựa chọn là lọc thuộc tính tiêu đề HTTP SOAPction. Các nhà cung cấp tường lửa hiện đang phát triển các công cụ hỗ trợ được thiết kế chuyên biệt, rõ ràng nhằm giúp quá trình lọc lưu lượng dịch vụ Web hiệu quả hơn. [caption id="attachment_22846" align="aligncenter" width="771"] Network Security vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web[/caption] Những bài viết liên quan: Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z Mẹo đổi Port Remote Desktop cực nhanh chỉ trong 15s API là gì? Những đặc điểm nổi bật của REST API XMLRPC là gì? Ứng dụng & cách vô hiệu hóa XMLRPC khi cần Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services có gì đáng chú ý? Tất cả những câu hỏi thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về dịch vụ Web và tầm quan trọng của dịch vụ Web. Nếu trong quá trình tìm hiểu bài viết và bạn thấy có thông tin gì chưa hiểu hoặc bạn muốn tìm kiếm thêm các nội dung thắc mắc khác liên quan thì có thể liên hệ FPT Cloud để được tư vấn, hỗ trợ. 

Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay

10:33 10/03/2022
Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất được đề cập nhiều hiện nay gồm những phần mềm nào? Đây đang là những thắc mắc được rất nhiều người dùng quan tâm, muốn biết hiện nay. Vậy để dễ dàng tìm kiếm được lời giải đảm đảm bảo tính chính xác nhất, bạn hãy dành thời gian tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây. Máy ảo là gì?  Máy ảo là gì? Máy ảo hay còn được gọi với tên tiếng anh là Virtual Machine. Máy ảo chính là công cụ hoàn hảo được thiết lập dành cho các lập trình viên sử dụng. Hay các nhà phát triển phần mềm ứng dụng để thử nghiệm các tính năng, sản phẩm mới. Virtual Machine là một trình giả lập hệ thống máy tính.  [caption id="attachment_22690" align="aligncenter" width="771"] Máy ảo là gì?[/caption] Virtual Machine là chương trình chạy trên hệ điều hành chủ. Virtual Machine sử dụng tài nguyên của máy tính thật. Vì vậy khi sử dụng người dùng như đang trải nghiệm một phiên bản máy tính mới, hoạt động riêng biệt hoàn toàn với hệ thống máy thật nhưng dùng chung 1 tài nguyên. Một máy tính thật có thể cho phép người dùng cài đặt nhiều máy ảo khác nhau. Các máy ảo cung cấp phần cứng ảo gồm CPU ảo, RAM ảo, ổ đĩa ứng, giao diện mạng và nhiều thiết bị khác. Khi máy tính ảo trên máy tính thật được kích hoạt, hệ thống máy ảo sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ màn hình máy chủ. Người dùng có thể thoải mái thay đổi hệ thống máy tính giữa ảo và thật linh hoạt trong quá trình sử dụng.  Máy ảo sử dụng linh hoạt hay không, tốc độ load nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào phần cứng của máy thật và phần mềm đang lập trình. Tuy nhiên một thực tế thấy rõ là hầu hết các máy tính thật cài máy ảo đều có tốc độ hoạt động chậm, khó load. Do đó những người sử dụng máy tính bình thường thường ít sử dụng máy ảo. >>> Xem thêm: Active Directory là gì? Cấu trúc & cách cài đặt Active Directory Thông tin chi tiết về cơ chế hoạt động của máy ảo  Máy ảo hoạt động cho phép người dùng chia sẻ một hệ thống mới với nhiều môi trường ảo phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Hypervisor – Một phần mềm giám sát Virtual Machine sẽ tiến hành quản lý phần cứng và tách tài nguyên vật lý khỏi môi trường ảo. Toàn bộ các tài nguyên được tách ra sẽ được phân vùng khi cần thiết từ môi trường vật lý đến các Virtual Machine. [caption id="attachment_22694" align="aligncenter" width="771"] Nắm rõ cơ chế hoạt động của máy ảo[/caption] Virtual Machine một khi hoạt động, người dùng hoặc chương trình có thể lệnh yêu cầu tài nguyên bổ sung từ môi trường vật lý. Lúc đó, Hypervisor sẽ ngay lập tức lập lịch và gửi yêu cầu tới tài nguyên của hệ thống vật lý. Như vậy, hệ điều hành và các ứng dụng của Virtual Machine có thể dễ dàng truy cập, sử dụng tài nguyên vật lý được chia sẻ.  Nhìn chung cơ chế hoạt động của Virtual Machine phụ thuộc lớn vào phần mềm giám sát máy ảo và lệnh yêu cầu từ người dùng. Chỉ cần người dùng thực thi 2 yêu cầu này sẽ dễ dàng sử dụng tài nguyên vật lý trên Virtual Machine một cách hiệu quả. Ứng dụng của máy ảo  Máy ảo là một trong những hệ thống giả lập ưu việt nhất tương đương với hệ thống máy tính thật. Vì vậy máy ảo ra mắt thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó bạn hoàn toàn có thể ứng dụng Virtual Machine cho những trường hợp sau: Test phần mềm, hệ điều hành Ứng dụng phổ biến nhất của máy ảo dễ dàng thấy rõ nhất chính là dùng cho mục đích kiểm tra phần mềm, test điều hành cho máy tính. Bởi vì một máy tính chỉ càn sở hữu hệ thống phần cứng đáp ứng nhu cầu thì có thể cài đặt bao nhiêu máy ảo tùy thích.  [caption id="attachment_22698" align="aligncenter" width="771"] Virtual Machine được ứng dụng nhiều để test phần mềm[/caption] Các máy ảo sẽ hiển thị giao diện phần mềm, hệ điều hành của các thiết bị mà bạn muốn thử nghiệm lên màn hình mà không gây hại cho hệ thống máy tính thật. Vì vậy quá trình kiểm tra phần mềm, test hệ điều hành cho máy tính thất thông qua máy tính ảo sẽ rất an toàn, hiệu quả.  Nói một cách dễ hiểu, khi bạn lập trình một app thương mại di động. Bạn muốn thử nghiệm xem giao diện của áp hoạt động thế nào trên iPhone. Vậy thì bạn chỉ cần cài đặt Virtual Machine trong phần mềm lập trình để test thử chương trình sẽ biết ngay kết quả. Do đó Virtual Machine luôn là lựa chọn ưu tiên cho các cuộc thử nghiệm, phát triển phần mềm. Củng cố hàng rào bảo mật cho server Máy ảo hiện nay không chỉ được sử dụng nhiều cho mục đích test thử nghiệm phần mềm, chương trình,…mà còn được dùng cho nhiều mục đích khác. Trong đó ứng dụng đáng chú ý nhất chính là dùng Virtual Machine để quản lý và tăng cường độ bảo mật cho các server. Việc sử dụng Virtual Machine để gia tăng độ bảo mật cho server được đông đảo người dùng lựa chọn hiện nay. Mỗi server nhận sự quản lý của Virtual Machine sẽ được tác riêng vào 1 môi trường ảo riêng biệt. Toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu, các tài liệu và quy trình nghiệp vụ của server sẻ được máy ảo bảo quản nghiêm ngặt giúp nguồn dữ liệu không xảy ra sự cố.  [caption id="attachment_22704" align="aligncenter" width="771"] Máy ảo được ứng dụng để gia tăng độ bảo mật cho server[/caption] Các tình huống xung đột phần cứng hay bị nhiễm virus thường gặp ở các server cũng sẽ được môi trường ảo kiểm soát, ngăn chặt một cách tối đa. Với khả năng củng cố hàng rào bảo mật cho server an toàn tuyệt đối đã giúp môi trường ảo được chú ý. Đến nay, Virtual Machine trở thành sự lựa chọn tốt nhất dành cho những những hệ thống server yêu cầu tính bảo mật cao. Rà soát virus Máy ảo là chương trình có thể cho phép người dùng tạo ra những môi trường ảo với không gian đảm bảo sự riêng biệt. Môi trường Virtual Machine được tạo ra sẽ cách lý hoàn toàn với hoạt động của máy tính thật. Do đó các kỹ sư máy tính thường ứng dụng môi trường Virtual Machine để thực hiện các nghiên cứu và đưa ra nhiều phát minh công nghệ mới.  Sở dĩ các kỹ sư máy tính lựa chọn môi trường ảo là vì khi làm việc với môi trường này có thể dễ dàng kiểm tra virus. Đặc biệt Virtual Machine còn có khả năng rà soát và xử lý hiệu quả các loại virus khác nhau một cách nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên và độ bảo mật của máy thật. Đây là một trong những ứng dụng tuyệt vời mà không phải hệ thống máy tính nào cũng có thể đáp ứng được. Chính vì thế Virtual Machine ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống. [caption id="attachment_22708" align="aligncenter" width="771"] Ứng dụng máy ảo để rà soát, kiểm tra virus[/caption] Sao chép bộ nhớ sang máy Một trong những ứng dụng tiếp theo rất được chú ý của máy ảo chính là cho phép người dùng sao chép bộ nhớ sang máy và nhiều thiết bị khác có cùng trình ảo hóa. Vì dữ liệu được soạn thảo, thực hiện trên máy Virtual Machine đều được lưu trữ ở dạng file trên máy thật. Do đó bạn hoàn toàn có thể di chuyển, sao chép dữ liệu, bộ nhớ này sang máy tính khác một cách dễ dàng và load Virtual Machine không gặp khó khăn gì.  Với ứng dụng sao chép hệ thống máy ảo sang máy khác khá linh hoạt đã đem đến cho người dùng một môi trường hoạt động không có gì khác biệt so với máy tính thật. Làm việc với môi trường ảo người dùng cũng sẽ thu thập được các dữ liệu chất lượng có thể sao chép sang nhiều hệ thống khác nhau đang làm việc với máy thật. Hỗ trợ chạy phần mềm không tương Máy tính hiện đại đang ngày càng được nâng cấp, cải tiến hơn so với các phiên bản cũ. Do đó sẽ có rất nhiều phần mềm cũ và mới không tương thích với phiên bản hệ điều hành hiện tại của máy tính. Chẳng hạn như một chương trình được xây dựng riêng cho hệ điều hành Linux thì không thể nào hoạt động tốt trên hệ điều hành Windows hoặc MAC. Vì vậy thiết lập máy chủ ảo trên các hệ điều hành là một ứng dụng tốt giúp hỗ trợ các máy tính sở hữu hệ điều hành không tương thích với phần mềm trở nên tương thích.  [caption id="attachment_22712" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập máy ảo hỗ trợ chạy các phần mềm không tương thích[/caption] Máy chủ ảo được thiết lập tách biệt hoàn toàn với hệ thống máy tính thật dù tồn tại trên cùng một hệ điều hành. Do đó máy tính áo có thể đưa phần mềm không tương thích với máy tính thật đến với các môi trường ảo khác nhau nhằm tìm kiếm môi trường tương thích. Chính vì thế ứng dụng máy ảo là giải pháp hoàn hảo để bạn có thể trải nghiệm bất cứ phần mềm không tương thích nào khi có nhu cầu. Tạo ảnh chụp nhanh Một trong những ứng dụng tuyệt vời của máy ảo khiến người dùng ngày càng ưa chuộng ứng dụng chính là vì khả năng tạo ảnh chụp nhanh mà hệ thống cung cấp. Việc tạo ảnh chụp nhanh cung cấp cho máy chủ ảo có thể dễ dàng khôi phục dữ liệu ngay lập tức khi người dùng yêu cầu. Bạn chỉ cần tưởng tượng nếu mình muốn cài đặt một ứng dụng mới, chưa được kiểm tra và có thể không ổn đỉnh? Hay bạn muốn gỡ cài đặt một loạt phần mềm tích lũy trong vài tháng qua,….nhưng bạn không chắc chắn về việc mình làm có thực sự ổn không? Vậy bạn chỉ cần chụp nhanh hệ thống trước khi thao tác để so sánh với kết quả sau khi thao tác. Nếu quá trình sao tác có sự cố thì bạn có thể thực hiện khôi phục lại mọi thứ và tiếp tục như không có chuyện gì xảy ra.  Các bản sao lưu này trong môi trường ảo giống như một khôi phục hệ thống toàn diện và tốt nhất khi được lưu dưới dạng file duy nhất. Như vậy chỉ cần ứng dụng máy ảo là bạn vừa có thể khôi phục lại các thao tác đã được thực thi trước đó cũng như có thể di chuyển dữ liệu và lưu dữ liệu ở một nơi khác tùy ý mà không bị ảnh hưởng gì. [caption id="attachment_22716" align="aligncenter" width="771"] Máy ảo hỗ trợ tạo ảnh chụp nhanh, sao lưu hiệu quả[/caption] Lý do nên sử dụng máy ảo? Máy ảo ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Số lượng người dùng lựa chọn thiết lập máy chủ ảo có sự gia tăng đáng kể. Vì vậy rất nhiều người thắc mắc lý do vì sao nên sử dụng máy ảo? Nếu nhìn vào những ứng dụng tuyệt vời mà máy chủ ảo mang lại chắc chắn các bạn sẽ hiểu rõ lý do. Ngoài ra khi sử dụng máy chủ ảo còn mang đến cho người dùng nhiều lợi ích to lớn nên càng không thể bỏ lỡ. Những lợi ích đáng chú ý của Virtual Machine có thể kể đến như: Hỗ trợ nhiều môi trường hoạt động Máy ảo khi thiết lập trên máy tính thật có thể thoải mái gia tăng số lượng. Mỗi máy tính thật đảm bảo có thể cài đặt nhiều máy tính ảo khác nhau. Một máy tính ảo có thể phần ra nhiều môi trường ảo để đáp ứng ứng nhu cầu sức dụng. Vì vậy sử dụng Virtual Machine sẽ giúp người dùng có thêm nhiều môi trường hoạt động, làm việc. Không chỉ vậy, việc chạy nhiều môi trường ảo từ một phần cơ sở hạ tầng còn giúp làm giảm đáng kể dấu ấn cơ cơ sở vật lý. Điều này giúp thúc đẩy lợi nhuận của người dùng, giảm nhu cầu duy trì gần như nhiều máy tính thật. Nhờ vậy khi sử dụng Virtual Machine còn giúp người dùng tiết kiệm chi phí bảo trì, chi phí điện năng một cách vô cùng hiệu quả. [caption id="attachment_22720" align="aligncenter" width="771"] Vì sao nên dùng máy ảo?[/caption] Sự nhanh nhẹn và tốc độ Việc thiết lập máy ảo tương đối nhanh chóng và dễ dàng. Cung cấp máy ảo cũng vô cùng đơn giản hơn nhiều so với việc cung cấp một môi trường hoàn toàn mới cho các nhà phát triển của bạn. Ảo hóa làm cho quá trình chạy các kịch bản thử nghiệm nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy thay vì lựa chọn các môi trường khác thì môi trường ảo là giải pháp mà người dùng không thể bỏ lỡ. Khả năng mở rộng Máy ảo là một trong những chương trình giả lập có khả năng cho phép người dùng thoải mái mở rộng ứng dụng của mình. Cách mở rộng ứng dụng rất đơn giản, người dùng chỉ cần thêm nhiều máy chủ vật lý hoặc máy ảo hơn để phân phối khối lượng công việc trên nhiều máy ảo là được. Chính vì thế lợi ích này của máy chủ áo giúp người dùng có thể tăng tính khả dụng và hiệu suất của các ứng dụng của mình trở nên phù hợp hơn một cách dễ dàng.  Khả năng mở rộng ứng dụng chính là một trong những ưu điểm tuyệt vời mà máy ảo mang lại cho người dùng. Đồng thời đây cũng là lý do mà những bạn có nhu cầu muốn mở rộng ứng dụng để đáp ứng điều kiện công việc cần thì lựa chọn thiết lập thêm máy ảo trên máy tính thật của mình là rất cần thiết. Tính bảo mật cao Virtual Machine hoặc đồng linh hoạt trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Do đó khi sử dụng hệ điều hành khách trên máy áo sẽ cho phép người dùng dễ dàng chạy các ứng dụng có vấn đề về độ bảo mật và bảo vệ HĐH máy chủ của mình. Đặc biệt Virtual Machine còn cho phép người dùng thực hiện các biện pháp bảo mật tốt nhất.  [caption id="attachment_22724" align="aligncenter" width="771"] Máy ảo gia tăng tính bảo mật cho hệ thống[/caption] Sử dụng máy ảo có thể dễ dàng nghiên cứu virus máy tính một cách an toàn, cô lập virus nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho máy chủ. Đây là một trong những lợi ích mà không phải loại máy tính hiện đại nào cũng có thể đáp ứng được. Do đó lựa chọn sử dụng máy ảo là điều cần thiết. >>> Xem thêm: Disclaimer là gì? Hướng dẫn cách viết Disclaimer hoàn chỉnh Bỏ túi 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay Máy ảo được thiết lập mang đến cho người dùng nguồn tài nguyên tuyệt vời. Các phần mềm máy chủ ảo cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn giúp người dùng có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên theo đánh giá của giới chuyên gia thì TOP 4 phần mềm máy ảo miễn phí sau đây là tốt nhất. Phần mềm Virtual Box Virtual Box là một trong những phần mềm máy ảo được đánh giá tốt nhất hiện nay. Vì vậy phần mềm này luôn lot danh sách TOP những phần mềm máy chủ ảo được yêu thích nhất. Virtual Box sở hữu ưu điểm có thể hỗ trợ đa nên tác gồm nền tảng Windows, macOS và Linux. Virtual Box không có phiên bản thương mại như nhiều phần mềm máy ảo khác hiện nay. Do đó người dùng có thể sử dụng một phần mềm ảo hóa với đầy đủ các chức năng của một hệ thống máy ảo hoàn thiện nhưng miễn phí. [caption id="attachment_22728" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm máy ảo Virtual Box[/caption] Virtual Box là phần mềm được tạo ra bởi Oracle. Phần mềm được xem là một trong những phiên bản phần mềm ảo hóa tốt nhất, hoàn thiện nhất. Sử dụng phần mềm máy ảo này có thể giúp người dùng thiết lập trên hệ điều hành máy chủ dưới dạng một ứng dụng. Đồng thời có thể giúp người dùng tạo ra nhiều máy ảo một cách dễ dàng.  Virtual Box còn được chú ý khi tạo snapshot để lưu trạng thái máy chủ ảo hiện đại. Vì thế khi cần người dùng có thể hoàn nguyên trạng thái máy như ban đầu. Ngoài ra, phần mềm cũng hỗ trợ di chuyển các máy ảo, các công cụ tối ưu hóa hiệu suất và gửi truy cập từ xa.  >>> Xem thêm: Máy chủ ảo tiêu chuẩn Cloud Server Phần mềm VMware Workstation VMware Workstation là phần mềm tạo máy ảo nổi tiếng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người dùng. Phần mềm có thể hỗ trợ cài đặt trên những hệ điều hành mới phát hành như Windows 10, Linux.  VMware Workstation tương thích với các phần cứng mới nhất. Ưu điểm của phần mềm máy ảo này được đánh giá có GUI chất lượng cao, trực quan và cực kỳ dễ sử dụng. Nhược điểm của phần mềm này là có sự khác biệt giữa phiên bản miễn phí và phiên bản đòi hỏi phải mua bản quyền. Do đó việc thiết lập phần mềm VMware Workstation phiên bản miễn phí sẽ không thể sử dụng được đầy đủ các tính năng nâng cao như đối với phần mềm máy ảo VirtualBox. [caption id="attachment_22732" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm máy ảo VMware Workstation[/caption] Mặc dù phiên bản VMware Workstation miễn phí có nhiều điểm có hạn chế nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng mà người dùng cần. Vì vậy VMware Workstation miễn phí vẫn được đánh giá là một trong những phần mềm tạo máy ảo tốt nhất hiện nay. Phần mềm QEMU QEMU là phần mềm máy ảo tiếp theo được đánh giá cao về chất lượng và giá trị sử dụng. Phần mềm này được sử dụng nhiều trên hệ điều hành Linux với phiên bản miễn phí. Điểm mạnh của phần mềm máy chủ ảo QEMU so với các phần mềm khác chính là không yêu cầu quản trị viên phải đăng nhập để quản lý và sử dụng.  Mặt khác, phần mềm sẽ hỗ trợ các tính năng tự động điều chỉnh kích thước của đĩa ảo và thực hiện chạy mã khách quan trực tiếp trên phần cứng. Vì vậy sử dụng phần mềm khởi tạo máy chủ ảo QEMU giúp mang đến cho người dùng sự tiện lợi khi sử dụng. QEMU chính là sự lựa chọn hàng đầu cho việc xây dựng máy ảo di động trên ổ cứng mà người dùng không nên bỏ lỡ. [caption id="attachment_22736" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm máy ảo QEMU sử dụng trên hệ điều hành Linux[/caption] Boot Camp Phần mềm khởi tạo máy ảo cuối cùng nằm trong TOP 4 phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay chính là phần mềm Boot Camp. Phần mềm Boot Camp là phần mềm máy ảo được phát triển bởi Apple. Phần mềm được cài đặt trên Macbook và được ứng dụng chạy trên hệ điều hành Windows, macOS với phiên bản miễn phí. Sử dụng phần mềm Boot Camp cho phép người dùng khởi động kép cả 2 hệ điều hành một cách hiệu quả đó là hệ điều hành macOS và Windows. Tuy nhiên có một nhược điểm đáng chú ý đối với phần mềm này chính là mỗi khi bạn muốn di chuyển đổi hệ điều hành thì luôn cần phải khởi động lại máy tính. Nếu không thực hiện đúng quy trình đã được quy định như vậy thì việc chuyển đổi hệ điều hành sẽ thất bại. Ngoài ra, trong khi chạy phần mềm, ổ đĩa của máy cũng sẽ bị chia làm đôi. Do đó để đảm bảo máy hoạt động tốt, ổn định nhất thì bạn không nên chạy song song các ứng dụng Mac và ứng dụng Windows cùng lúc. Như vậy phần mềm Boot Camp mới mang đến cho bạn một quá trình sử dụng thuận lợi, đạt hiệu quả tốt nhất. [caption id="attachment_22740" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm máy ảo Boot Camp[/caption] Những bài viết liên quan: Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A – Z Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server Linux là gì? Toàn tập kiến thức về hệ điều hành Linux iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất được đề cập nhiều hiện nay gồm những phần mềm nào? Sau khi tham khảo xong những chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây chắc chắn bạn đã tìm được cho mình lời giải đáp như ý. Tuy nhiên nếu trong quá trình tìm hiểu bài viết và có nội dung nào không hiểu hoặc có thêm vấn đề gì thắc mắc thì bạn đừng lo lắng mà có thể liên hệ FPT Cloud để được hỗ trợ.

Disclaimer là gì? Hướng dẫn cách viết Disclaimer hoàn chỉnh

10:14 10/03/2022
Disclaimer là gì? Theo đó nếu như đang quản lý hoặc sở hữu một trang Web thì bắt buộc bạn phải biết tới thuật ngữ disclaimer. Nếu như trang web của bạn không có tuyên bố từ bỏ trách nhiệm thì chắc chắn rằng bạn sẽ gặp phải một số vấn đề rắc rối liên quan tới pháp luật. Để hiểu được rõ hơn disclaimer là gì và cách viết sao cho hoàn chỉnh hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.  Disclaimer là gì?  Disclaimer là gì? Theo đó hiểu một cách đơn giản đây chính là 1 sự từ chối về trách nhiệm để giới hạn quyền cũng như nghĩa vụ của 1 đối tượng cùng với đối tượng còn lại thuộc 1 mối quan hệ nào đó đã được pháp lý công nhận.  [caption id="attachment_22546" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu khái niệm Disclaimer là gì?[/caption] Vậy hiện tại với những trang Web đang hoạt động trên internet thì khái niệm disclaimer là gì? Theo đó đây là 1 thông báo được đặt ở trên mỗi một trang Web và nội dung liên quan tới việc hạn chế về trách nhiệm pháp lý của trang Web đó với các kết quả xảy ra cho người dùng từ việc theo dõi trang Web này. Tuy bạn có thể sẽ không để ý tới nhưng hiện tại gần như 100 % những trang Web hoạt động trên internet đều có tuyên bố này. Vậy hiện tại tầm quan trọng của Disclaimer là gì? Tầm quan trọng của Disclaimer Như vậy có thể thấy được rằng hầu như 100 % những trang Web trên thị trường hiện nay đều có tuyên bố Disclaimer này. Vậy hiện tại tầm quan trọng của Disclaimer là gì? Hạn chế ảnh hưởng của content không phù hợp  Disclaimer là gì? Theo đó hiện tại Disclaimer sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của content không phù hợp.  [caption id="attachment_22550" align="aligncenter" width="771"] Tầm quan trọng của Disclaimer là hạn chế ảnh hưởng của content không phù hợp[/caption] Ví dụ như nếu Như khách hàng đọc những bài viết hướng dẫn cách thức trị mụn trên một trang Web làm đẹp và sau đó áp dụng theo những hướng dẫn này nhưng mặt không những không thể hết mụn mà nó còn bị những dị ứng khiến cho da gặp tình trạng tồi tệ hơn và đã quyết định kiện trang Web. Nhưng nếu như website đã có disclaimer và thông báo sẽ không chịu bất cứ một trách nhiệm nào về các trường hợp tương tự thì khi đó sẽ được ủng hộ hoàn toàn tại tòa.  Vậy có thể thấy được rằng khái niệm disclaimer là gì này hiện vô cùng quan trọng. Trong trường hợp nếu như trang Web thiếu nó thì khi đó nguy cơ gặp kiện cáo cũng như lãnh những án phạt sẽ rất cao. Tuy nhiên hiện tại nói như vậy thì có làm giảm độ tin cậy và uy tín từ nội dung trên những trang Web hay không?  Trên thực tế đây là một điều không thể nào tránh khỏi vì tất cả mọi thứ đều không thể chính xác và hoàn hảo một cách tuyệt đối. Dù cho kiến thức có sâu rộng tới đâu thì cũng không thể nào đảm bảo được nội dung đăng tải trên trang Web là chính xác 100 % trong tất cả những tình huống và hoàn cảnh.  >>> Xem thêm: Lỗi err_too_many_redirects: Nguyên nhân và cách khắc phục Đóng vai trò như một lớp phòng thủ cho website Tầm quan trọng của Disclaimer là gì? Theo đó hiện tại nó không chỉ dành cho những content ngay trên website mà còn hướng tới toàn bộ những yếu tố có trên trang Web và có thể ảnh hưởng tới người dùng. Ví dụ như có người đang truy cập vào trong trang Web của bạn sau đó gặp những vấn đề liên quan tới bản quyền nội dung, hình ảnh hoặc bị dính mã độc,... thì họ hoàn toàn có thể kiện ra tòa.  [caption id="attachment_22554" align="aligncenter" width="771"] Disclaimer sẽ đóng vai trò như một lớp phòng thủ cho website[/caption] Do đó disclaimer sẽ tương tự như một lớp phòng thủ dành cho tất cả mọi thứ ở trên trang Web của bạn. Như vậy bạn sẽ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn khi đăng bất kỳ thứ gì lên trên trang Web nhờ vào tuyên bố này.  Disclaimer là gì? Theo đó một trong những vai trò quan trọng khác của nó đó chính là hạn chế trách nhiệm về hành vi từ bên thứ ba. Ví dụ như ở những bài viết trên trang Web có riêng phần comment dành cho người đọc cũng như 1 tổ chức nào vào quảng cáo những thông tin của họ tại đây hay đưa ra tuyên bố, bình luận tiêu cực. Những tuyên bố từ chối trách nhiệm ngay trên trang Web sẽ giúp cho bạn tránh được những phát ngôn và hành vi từ bên thứ ba đó.  Khẳng định chủ quyền website  Hiện tại Disclaimer đang giúp khẳng định chủ quyền website. Cụ thể nếu như bạn đang thuộc một công ty hoặc tổ chức và đang sở hữu một blog hoặc trang Web riêng. Trang Web cá nhân này hoàn toàn có thể được liên kết đến tổ chức, công ty của bạn.  [caption id="attachment_22560" align="aligncenter" width="771"] Disclaimer đang giúp khẳng định chủ quyền website[/caption] Trong trường hợp nếu như trang Web cá nhân không may bị kiện thì hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức và công ty. Tầm quan trọng của Disclaimer là gì? Như vậy Disclaimer trên trang Web riêng này hoàn toàn có thể giúp khẳng định nội dung chỉ thuộc về cá nhân và không liên quan tới tổ chức hoặc công ty của bạn.  Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng hiện tại tuyên bố từ chối về trách nhiệm này sẽ không giúp cho bạn tránh được toàn bộ những vụ kiện cáo. Chính vì vậy dù biết trang Web đã có disclaimer tuy nhiên hiện tại một số người dùng vẫn đưa đơn kiện vì rất nhiều những lý do khác nhau. Như vậy khi ra tòa, đơn vị tòa án sẽ thực hiện xem xét trên trang Web có disclaimer không và tuyên bố này có bao hàm những nội dung có trong vụ kiện không, có phù hợp với những quy định từ phía pháp luật hay không,... Trong trường hợp nếu như có thì chắc chắn rằng bạn sẽ vẫn được pháp luật bảo vệ tuyệt đối.  Cách viết một Disclaimer hoàn chỉnh Chắc chắn rằng hiện tại không có bất cứ một công thức nào cụ thể cho việc viết 1  disclaimer. Vì hiện tại tùy thuộc vào nội dung, quy mô và lĩnh vực của trang Web sẽ có các tuyên bố khác nhau. Đối với khái niệm Disclaimer là gi này chỉ cần đáp ứng những điều kiện và nhu cầu của chủ sở hữu trang web. Nhưng hiện tại vẫn có một số những nội dung cơ bản mà bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để đưa vào trong tuyên bố của mình trong đó có thể kể đến như:  [caption id="attachment_22568" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn chi tiết cách thức viết một Disclaimer hoàn chỉnh[/caption] Tuyên bố quyền sở hữu  Hiện tại nó hoàn toàn có thể nêu rõ về quyền sở hữu của bạn với nội dung, tác phẩm trên trang Web để ngăn cản những hành vi ăn cắp tài nguyên Web. Bên cạnh đó nó còn giúp bảo vệ bạn tránh khỏi các cáo buộc liên quan tới đạo nhái, sao chép từ những trang Web khác.  Giới hạn về trách nhiệm pháp lý  [caption id="attachment_22576" align="aligncenter" width="771"] Chi tiết cách thức viết một Disclaimer hoàn chỉnh là giới hạn về trách nhiệm pháp lý[/caption] Đối với khái niệm Disclaimer là gì tốt nhất bạn hãy nên đưa ra những phạm vi, lĩnh vực mà bản thân sẽ chịu trách nhiệm pháp lý cũng như các vấn đề nào sẽ không chịu trách nhiệm. Điều hiển nhiên là các tuyên bố này bắt buộc phải phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.  Ví dụ như nếu mở một trang Web bán hàng thì khi đó không thể nói rằng bản thân không chịu những trách nhiệm nếu như giao hàng không đúng cho khách hàng.  Cho người đọc biết nội dung chỉ mang tính chất tham khảo Nếu như có tìm hiểu về khái niệm Disclaimer là gì này thì tốt nhất bạn nên cho người đọc biết được rằng tất cả những nội dung có trên trang Web chỉ là ý kiến có tính chất tham khảo, đồng thời nó không hẳn sẽ chính xác 100 %. Vì theo những không tin đã được đề cập ở trên thì bất cứ một nội dung nào cũng sẽ không đảm bảo tuyệt đối. Khi đó disclaimer sẽ giúp bảo vệ cho bạn khỏi những hình phạt và cáo buộc từ những vụ kiện. [caption id="attachment_22584" align="aligncenter" width="771"] Khi viết Disclaimer nên cho người đọc biết nội dung chỉ mang tính chất tham khảo[/caption] Thông báo về trách nhiệm của người đọc Hiện tại bạn nên thông báo cho người đọc biết rằng trang Web sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu như có hậu quả xảy ra trong trường hợp thực hiện theo nội dung của trang web. Do toàn bộ những thông tin chỉ là lời khuyên, việc thực hiện hay không sẽ do người đọc hoàn toàn chịu trách nhiệm.  >>> Xem thêm: ETL là gì? Cách thức hoạt động và tầm quan trọng của ETL Từ chối trách nhiệm từ những nội dung, hành vi của bên thứ ba Disclaimer là gì? Theo đó tốt nhất bạn nên tuyên bố từ chối tất cả trách nhiệm từ những nội dung, hành vi của bên thứ ba. Đặc biệt là đối với những trang mạng xã hội hoặc trang Web cho phép người đọc bình luận tự do thì khi đó tuyên bố này sẽ giúp cho bạn tránh được hậu quả từ bên thứ ba sẽ gây ra cho khách hàng.  [caption id="attachment_22580" align="aligncenter" width="771"] Khi viết Disclaimer nên từ chối trách nhiệm từ những nội dung, hành vi của bên thứ ba[/caption] Những bài viết liên quan: 503 Service Unavailable là lỗi gì? Nguyên nhân & cách khắc phục CMS là gì? Các phần mềm CMS phổ biến nhất 2022 SSL là gì? Kiến thức cần biết về chứng chỉ số SSL từ A – Z WHMCS là gì? Tính năng vượt trội và cách cấu hình WHMCS Như vậy trên đây là một số những kiến thức cơ bản liên quan tới khái niệm Disclaimer là gì. Hy vọng rằng với những thông tin của https://fptcloud.com/ cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về những tuyên bố từ chối về trách nhiệm trên trang Web và những nội dung cần phải có trong bản tuyên bố này. Đặc biệt là sẽ giúp cho trang Web của bạn không gặp phải những vấn đề liên quan tới pháp luật.

Lỗi err_too_many_redirects: Nguyên nhân và cách khắc phục

10:08 10/03/2022
ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là một lỗi khá thường xuyên gặp phải đối với những ai đang thực hiện quản trị web WordPress. Theo đó nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản trị Web của bạn và đặc biệt là lỗi này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục là như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.  err_too_many_redirects là lỗi gì? Khi thực hiện quản trị web WordPress, chắc hẳn rằng rất nhiều người đã gặp lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS. Theo đó ERR_TOO_MANY_REDIRECTS hay còn được biết tới là lỗi về vòng lặp chuyển hướng, trình duyệt sẽ không thể nào tìm ra được URL cần phải tải và liên tục bị chuyển hướng.  [caption id="attachment_22502" align="aligncenter" width="771"] ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là lỗi gì?[/caption] Đây là một lỗi khác cơ bản với rất nhiều người gặp phải khi quản trị Web. Đặc biệt có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây ra nỗi này. Chính vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng ta, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này ở phần sau đây.  Nguyên nhân gây ra lỗi err_too_many_redirects Theo dõi dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này trong web WordPress cụ thể: Chương trình truyền dữ liệu cookie bị lỗi.  Quá trình cài đặt WordPress bị sai cấu hình. Xung đột về plugin WordPress. Thiết đặt máy chủ hiện không chính xác. Những vấn đề với những dịch vụ từ bên thứ ba. Chứng chỉ SSL/TLS hết hạn hoặc cấu hình sai. Cookie trên trình duyệt bị lỗi [caption id="attachment_22506" align="aligncenter" width="771"] Nguyên nhân gây ra lỗi err_too_many_redirects phổ biến hiện nay[/caption] Hiện tại hầu hết những trang Web đang hoạt động đều lưu trữ cookie ngay trong trình duyệt để có thể nâng cao được trải nghiệm của người dùng. Theo đó đôi khi những cookie này hoàn toàn có thể chứa những dữ liệu lỗi thời hay bị lỗi và có thể dẫn tới lỗi chuyển hướng. Như vậy việc xóa cookie ngay trên trình duyệt sẽ loại bỏ đi khả năng gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này. Cache dữ liệu đã quá cũ Những vòng lặp chuyển hướng vì phản hồi máy chủ hoàn toàn có thể được lưu trữ vào bộ nhớ đệm. Do đó ngay cả trường hợp đã khắc phục được sự cố của lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này thì bạn cũng nên xóa cache trên website và cache trình duyệt.  Lỗi trong đường dẫn đến website WordPress Nếu như bạn vẫn đang truy cập được trực tiếp vào trang Quản trị Web thì rất có thể lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này là do đường dẫn tới Web WordPress không đúng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay và đối với trường hợp này bạn hoàn toàn có thể khắc phục lỗi này một cách dễ dàng.  Chứng chỉ SSL / TLS bị lỗi hoặc hết hạn  Chứng chỉ SSL / TLS bị lỗi hoặc hết hạn cũng là nguyên nhân dẫn đến lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này. Theo đó hiện tại chứng chỉ SSL này sẽ cho phép người dùng trực tiếp chi cập vào trong trang Web với giao thức HTTPS cũng như mã hóa những dữ liệu kết nối người dùng cùng Website. [caption id="attachment_22510" align="aligncenter" width="771"] Nguyên nhân gây ra lỗi là vì chứng chỉ SSL / TLS bị lỗi hoặc hết hạn[/caption] Nếu như đang thiết lập trang Web được tải thông qua giao thức HTTPS tuy nhiên vẫn chưa cài đặt cũng như cấu hình của chứng chỉ SSL / TLS được đúng cách thì như vậy điều này đồng nghĩa với việc nó có thể dẫn tới công lập chuyển hướng do trình duyệt không thể nào kết nối HTTPS cùng với máy chủ. Xung đột plugin Lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này trên máy tính có thể xảy ra là vì xung đột Plugin. Theo đó những plugin WordPress đôi khi hoàn toàn có thể can thiệp trực tiếp vào trong hoạt động của những quy tắc chuyển hướng vì WordPress hay máy chủ thiết lập. Theo đó bạn nên thực hiện cách kích hoạt những plugin lần lượt ngay trên Hosting WordPress để có thể xác định được plugin nào hiện tại đang gây lỗi. Đối với trường hợp nếu như không thể nào truy cập trực tiếp vào trong trang quản trị Web thì cần sử dụng tài khoản FTP hay tài khoản quản trị hosting để có thể truy cập thẳng vào trong hosting.  >>> Xem thêm: Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục từ A-Z Cách khắc phục lỗi err_too_many_redirects Lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này sẽ gây ra nhiều gián đoạn cho quá trình quản trị web WordPress của bạn. Theo đó chứ đây là những cách thức để có thể khắc phục được lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này hiện nay Xóa toàn bộ dữ liệu cookie  Đối với lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách xóa toàn bộ dữ liệu cookie. Theo đó đối với trình duyệt chrome và trình duyệt Firefox sẽ thực hiện theo các bước hướng dẫn cơ bản sau đây:  Với trình duyệt Chrome Người dùng hoàn toàn có thể truy cập trực tiếp vào trong mục quản lý cookie với đường dẫn sau đây chrome://settings/siteData. Khi đó bạn chỉ cần tìm tên trang Web và sau đó xóa bỏ dữ liệu Cookie trình duyệt đã lưu trữ.  [caption id="attachment_22514" align="aligncenter" width="771"] Xóa toàn bộ dữ liệu cookie với trình duyệt Chrome[/caption] Với trình duyệt Firefox Để xóa toàn bộ dữ liệu cookie bạn cần truy cập vào đường dẫn sau đây about:preferences#privacy hay tại mục Tùy chọn (options) chọn vào mục Riêng tư và bảo mật, sau đó tìm tới mục là Cookie và dữ liệu trang. Trực tiếp nhấn vào Quản lý cookie & dữ liệu trang. Sau đó bạn chỉ cần tìm kiếm trang Web và xóa bỏ để dữ liệu cookie đã được lưu trữ.  [caption id="attachment_22518" align="aligncenter" width="771"] Xóa toàn bộ dữ liệu cookie với trình duyệt Firefox[/caption] Xóa cache trên trình duyệt hoặc cache DNS Nếu như website WordPress có cài những plugin tạo cache ví dụ như Swift Performance, WP Rocket, W3 Total Cache, Lite Speed Cache và WP Fastes Cache,... thì cần xóa cache qua chức năng là Delete cache mà những plugin này hiện đang hỗ trợ. Bên cạnh đó thông thường những plugin cache sẽ tạo thư mục cache ngay trên hosting để có thể lưu trữ những dữ liệu này.  Theo đó bạn hoàn toàn có thể xóa chúng thông qua việc truy cập trực tiếp vào trang quản trị hosting, sau đó truy cập vào File Manager, chọn httpdocs, chọn wp-content, chọn cache và xóa tất cả những nội dung hiện đang có ở trong thư mục này.   [caption id="attachment_22522" align="aligncenter" width="771"] Xóa cache trên trình duyệt hoặc cache DNS để khắc phục lỗi[/caption] Sửa lại đường dẫn website WordPress  Nếu như bạn vẫn đang truy cập được trực tiếp vào trang Quản trị Web thì hãy thực hiện theo các bước cơ bản sau đây: vào mục “cài đặt” sau đó chọn vào phần “chung” và tiến hành kiểm tra tại phần “Địa chỉ WordPress”, “Địa chỉ trang web”  Tuy nhiên cần lưu ý rằng nên đặt hai giá trị này lại sao cho giống y hệt với nhau. Ví dụ https://www.tenmiencuaban.com hay https://tenmiencuaban.com. Đối với trường hợp không thể nào truy cập được vào trang quản trị Web thì cần truy cập trực tiếp vào trong trang quản trị hosting, sau đó thêm đoạn code sau vào trong file wp-config.php như sau: define('WP_SITEURL','https://tenmiencuaban.com') define('WP_HOME','https://tenmiencuaban.com') [caption id="attachment_22526" align="aligncenter" width="771"] Sửa lại đường dẫn website WordPress[/caption] Cài đặt lại chứng chỉ SSL / TLS Hiện tại bạn hoàn toàn có thể thực hiện kiểm tra máy chủ SSL qua công cụ là SSL Server Test. Để từ đó có thể phân tích những định cấu hình kết nối thông qua HTTPS đúng cách chưa. Bên cạnh đó bạn cũng hoàn toàn có thể tham khảo theo hướng dẫn về cấu hình SSL / TLS này trên hosting như sau: Cài đặt miễn phí chứng chỉ SSL Let’s Encrypt ngay trên cPanel và Plesk Panel. Cài đặt SSL từ những file như CRT, CA, Private key trên cPanel và Plesk Panel. [caption id="attachment_22530" align="aligncenter" width="771"] Thực hiện kiểm tra máy chủ SSL qua công cụ là SSL Server Test[/caption] >>> Xem thêm: ETL là gì? Cách thức hoạt động và tầm quan trọng của ETL Giải quyết xung đột plugin Để giải quyết xung đột plugin cần thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau đây: truy cập vào đường dẫn httpdocs sau đó chọn wp-content và đổi tên thư mục plugins trở thành plugins_old. Theo đó thao tác này hiện tại sẽ tắt toàn bộ kích hoạt những plugins ngay trên website và sẽ không gây ảnh hưởng tới bất cứ một dữ liệu nào có trên trang Web.  Sau đó bạn cần phải truy cập vào trong trang Web lại để có thể kiểm tra. Nếu như lỗi chuyển hướng biển mất sẽ có 1 plugin đang gây ra lỗi. Ngay sau khi khoanh vùng sự cố là vì plugin gây ra thì bạn cần đổi tên thư mục lại thành plugins để có thể kích hoạt plugin lại. Bạn phải truy cập thẳng vào trong thư mục plugins và lần lượt đổi tên những thư mục plugins để có thể xác định được rõ plugin nào hiện đang gây lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này.  [caption id="attachment_22534" align="aligncenter" width="771"] Giải quyết xung đột plugin để khắc phục lỗi[/caption] Những bài viết liên quan: Cách khắc phục lỗi 504 gateway time-out hiệu quả cực nhanh GDPR là gì? Tầm quan trọng của GDPR trong bảo vệ dữ liệu Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng mã nguồn mở Joomla Drupal là gì? Khám phá nền tảng phát triển web Drupal từ A – Z Như vậy qua bài viết trên có thể thấy được rằng ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là một lỗi có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó sau mỗi một lần kiểm tra thì bạn nên truy cập lại vào trong trang Web để xác định xem nó đã hoạt động lại bình thường hay chưa. Sau đó hẵn tiếp tục những bước tiếp theo. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi này hiệu quả. 

Bottleneck là gì? Xác định & gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp

09:48 10/03/2022
Bottleneck - nút thắt cổ chai là vấn đề mà doanh nghiệp phải tìm ra cũng như xử lý tận gốc để có thể hoạt động, tăng trưởng hiệu quả. Tuy nhiên phải tìm như thế nào và tìm ở đâu để có được những kết quả chính xác, nhanh chóng nhất. Để xác định được vấn đề trên cũng như gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.  Bottleneck là gì?  Nút cổ chai (bottleneck) là khái niệm xuất phát từ một câu chuyện dốc những viên bi ra ngoài 1 cái chai cổ hẹp. Theo đó một quá trình thực hiện vô cùng lý tưởng đã được vẽ ra. Đường kính của mỗi một viên bi trong chai đang nhỏ hơn so với chiều rộng cổ chai vì vậy sẽ lọt ra ngoài một cách dễ dàng. Miễn sao phần cổ chai này hướng xuống dưới là được.  [caption id="attachment_22400" align="aligncenter" width="771"] Bottleneck là gì?[/caption] Nhưng trên thực tế nó lại không hề đơn giản như vậy. Theo đó một số những viên bi sẽ xuất hiện cùng một lúc ở cổ chai và không dựa vào nguyên tắc lần lượt. Như vậy đây được gọi là sự tắc nghẽn. Theo như định nghĩa cơ bản thì bottleneck là 1 điểm xuất hiện dọc với quy trình nghiệp vụ. Và trong đó thì tổng số lượng công việc yêu cầu đang cao hơn so với mức có thể xử lý được ở thông lượng tối đa. Chính điều này đã khiến cho công việc bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc chậm trễ.  Bottleneck xảy ra khi có quá nhiều những điều cố gắng đi qua 1 con đường tài nguyên bị hạn chế. Mỗi quy trình nghiệp vụ trên thực tế có thể gồm có nhiều hơn 1 nút thắt cổ chai. Đối với quy trình này nút thắt cổ chai cũng có thể là những nút thắt trong quy trình khác. Một nút thắt cổ chai thật không may thông thường chỉ nhận biết được cũng như thừa nhận ngay sau khi nó đã gây nên sự tắc nghẽn một cách đáng kể. Vậy hiện tại yếu tố hình thành nút thắt cổ chai trong các doanh nghiệp là gì?  >>> Xem thêm: Snapshot là gì? Toàn tập kiến thức về Snapshot từ A - Z Yếu tố hình thành nút thắt cổ chai trong các doanh nghiệp Hiện tại đối với tất cả quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp hoàn toàn có thể có nguy cơ tồn tại nút thắt cổ chai. Và thậm chí là phần lớn những doanh nghiệp khi mới bắt đầu xây dựng đã từng gặp phải tình trạng Bottleneck này. Trong quy trình nghiệp vụ của các doanh nghiệp hiện nay đang có hai loại Bottleneck là: Bottleneck ngắn hạn: Theo đó nó được gây ra bởi những nguyên nhân có tính bất ngờ cũng như tạm thời.  Bottleneck dài hạn: Đây chính là cái tắc nghẽn thường xuyên xảy ra và lặp lại trong một khoảng thời gian dài chưa được giải quyết.  [caption id="attachment_22404" align="aligncenter" width="771"] Yếu tố hình thành nút thắt cổ chai trong các doanh nghiệp[/caption] Vậy hiện tại Bottleneck có thể là những thứ gì? Theo đó nó chính là bất cứ những tài nguyên mà doanh nghiệp hiện đang sở hữu hay những tác động từ bên ngoài.  Vì sao cần xác định nút thắt cổ chai? Bottleneck hoàn toàn có thể là bất kỳ một yếu tố tài nguyên nào của doanh nghiệp vì vậy chúng có khả năng sẽ gây hại trên diện rộng và ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác bạn cần phải quan tâm. Theo đó việc phát hiện chúng chính xác và nhanh chóng sẽ rất tốt cho doanh nghiệp.  Những tác hại của Bottleneck trong quy trình nghiệp vụ Nút thắt cổ chai trong quy trình nghiệp vụ sẽ gây ra một số những tác hại cho doanh nghiệp có thể kể đến như: [caption id="attachment_22410" align="aligncenter" width="771"] Nút thắt cổ chai trong quy trình nghiệp vụ sẽ gây ra một số những tác hại cho doanh nghiệp[/caption] Tiêu tốn thêm nhiều chi phí sửa chữa, vận hành, sản xuất, giảm lợi nhuận và doanh thu. Gây vỡ kế hoạch, giảm năng suất lao động. Tiến độ làm việc bị chậm trễ và khiến cho doanh nghiệp phải bỏ mất những cơ hội quý giá. Sản phẩm bị tồn kho và không thể nào tận dụng được lợi thế về cạnh tranh cũng như không đáp ứng được tất cả yêu cầu từ phía khách hàng.  Gây ra nhiều khó khăn trong quá trình ước tính những nguồn lực cần thiết để lập ra được kế hoạch hợp lý.  Đưa cả nhân viên và nhà quản lý vào thế bị động.  Phát sinh ra nhiều mâu thuẫn cũng như xảy ra tình trạng đổ lỗi giữa nội bộ phòng ban và những đồng nghiệp.  Khiến cho nhân viên phải chờ đợi gây nhàm chán, áp lực và không còn nhiều động lực để làm việc. Vì sao cần xác định nút thắt cổ chai? Hầu hết những tiêu chí để có thể đánh giá được sự thành công của quy trình nghiệp vụ hiện nay đều xoay quanh những tiêu chí là thời gian, chất lượng, chi phí cũng như sự đánh đổi giữa 3 tiêu chí này.  [caption id="attachment_22414" align="aligncenter" width="771"] Vì sao cần xác định nút thắt cổ chai?[/caption] Theo đó nếu như đối với bạn mục tiêu quan trọng nhất là chất lượng thì có thể Bottleneck chưa phải là một điểm nóng cần phải ưu tiên. Tuy nhiên nếu như cần tối ưu hóa về mặt chi phí nói chung thì khi đó phải xem xét nhanh chóng về Bottleneck. Vì đây là nguyên nhân chính khiến cho hàng loạt những chi phí có liên quan bị đội lên. Còn với những quy trình gắn chặt cùng thời gian thì sự tồn tại của Bottleneck chắc chắn sẽ không được phép.  Bên cạnh mục đích là loại bỏ đi những ảnh hưởng tiêu cực thì xác định Bottleneck càng sớm sẽ giúp cho xử lý chúng được càng tốt cũng như tối ưu hóa được quy trình nghiệp vụ.  Ngoài mục đích loại bỏ các ảnh hưởng tiêu cực, việc xác định càng sớm càng tốt các nút cổ chai giúp bạn nhanh chóng xử lý chúng và tối ưu được quy trình nghiệp vụ. Không chỉ là sự tăng trưởng doanh thu - cắt giảm chi phí mà đây còn là mấu chốt cho bài toán mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Cách xác định Bottleneck theo quy trình nghiệp vụ Như vậy việc xác định nút thắt cổ chai không những là sự tăng trưởng về doanh thu, giúp cắt giảm chi phí mà nó còn là mấu chốt của quá trình mở rộng quy mô doanh nghiệp. Vậy hiện tại cách xác định nút thắt cổ chai theo quy trình nghiệp vụ là như thế nào? [caption id="attachment_22418" align="aligncenter" width="771"] Cách xác định Bottleneck theo quy trình nghiệp vụ hiện nay[/caption] Nhận biết thông qua các dấu hiệu  Đối với nút thắt cổ chai hiện tại có một số những đặc điểm đặc trưng để nhận biết khá rõ ràng và đặc biệt là đối với tình trạng tắc nghẽn được cảnh báo nghiêm trọng hoặc nút thắt cổ chai dài hạn.  Một số nhận dấu hiệu nhận biết: Theo đó với tư cách là nhà quản lý thì không khó để có thể nhận ra được Bottleneck trong quy trình mà bạn đã tham gia và cả quy trình khác. Theo đó một số những ví dụ cụ thể về nút thắt cổ chai đó chính là:  Doanh nghiệp thường xuyên bị phàn nàn bởi đối tác vì hợp đồng gửi đến trễ gây mất nhiều thời gian để chuẩn bị.   Dù đã bổ sung thêm nhân lực tuy nhiên phía doanh nghiệp mỗi ngày chỉ có thể hoàn thiện được từ 2 tới 3 sản phẩm trên 10 khách hàng đến bảo hành. Khách hàng phản hồi là đã chủ động liên hệ đến để tìm hiểu những thông tin tuy nhiên không có bất cứ ai tiếp nhận tư vấn.  Khối lượng những đề xuất chờ xét duyệt bỗng nhiên tăng cao và không kịp trở tay.  Nhân viên team bán hàng phải tăng ca liên tục nhưng team triển khai dịch vụ trong khi đó lại rất rảnh rỗi và có khá nhiều thời gian chết.  Thường xuyên làm lại bảng lương mỗi tháng vì mắc phải một số những sai sót khác nhau.  Nhân viên phàn nàn thường xuyên về sự chậm chạp hay những lỗi phát sinh tại hệ thống phần mềm khiến cho công việc dở dang.  Phải chờ đến 5 ngày thì CEO mới được nhận báo cáo tổng kết quý của toàn bộ những bộ phận trong công ty.  [caption id="attachment_22422" align="aligncenter" width="771"] Các bước để có thể tìm ra được nút thắt cổ chai chính xác và nhanh chóng nhất[/caption] Trong trường hợp nếu như nhận thấy các dấu hiệu này thì bạn cũng nên nghi ngờ về Bottleneck trong quy trình làm việc của doanh nghiệp hiện tại. Việc đo lường và kiểm tra có thể sẽ giúp cho bạn chắc chắn hơn về vấn đề này.  Nhận biết qua thống kê, đo lường [caption id="attachment_22426" align="aligncenter" width="771"] Nhận biết nút thắt cổ chai thông qua thống kê, đo lường[/caption] Sử dụng flowchart Hầu hết những doanh nghiệp hiện tại đều thực hiện theo một quy trình nhất định. Theo đó đối với doanh nghiệp đã vẽ chúng theo dạng flowchart thì nó nhớ lại cách thức đã đưa những bước này vào lưu đồ đến thực tế doanh nghiệp.   Nếu như quá trình thực tiễn chỉ có một ít những nhiệm vụ được luân chuyển một cách suôn sẻ, đồng thời số lượng lớn còn lại vẫn đang xếp hàng thì nút cổ chai đang ở đây. Nếu hàng đợi này phát triển càng nhanh thì khi đó Bottleneck sẽ càng nghiêm trọng.  Theo đó nếu như bạn xây dựng nên sơ đồ quy trình được chi tiết tới đâu thì sẽ xác định được nút thắt cổ chai dễ dàng hơn tới đó.  [caption id="attachment_22430" align="aligncenter" width="771"] Minh họa về sơ đồ quy trình nghiệp vụ trong một doanh nghiệp[/caption] Sử dụng phần mềm quản lý chuyên dụng Nếu như doanh nghiệp đã thực hiện tự động hóa và số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ thông qua phần mềm quản lý thì quá trình phân tích dữ liệu sẽ diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều so với hình thức lưu thông thông thường.  Theo đó bảng Kanban đang là hình thức được rất nhiều những doanh nghiệp ưa chuộng vì có nhiều phần mềm quản lý về quy trình nghiệp vụ. Base Workflow hiện tại phòng đo lường được những con số cụ thể khác có thể kể đến như Lý do thất bại Ai là người phải chịu trách nhiệm chính cho mỗi một job và số job là bao nhiêu Tỷ lệ chuyển đổi sự thành công thông qua mỗi một giai đoạn còn đo lường được các con số rất cụ thể khác: Tỷ lệ trạng thái job SLA cho mỗi một giai đoạn và số job bị quá hạn,… Theo đó nó không những giúp cho nhà quản lý mà cả những nhân viên cũng có thể tự nhận thức sự sai lệch của cá nhân trong quá trình thực hiện. Cụ thể ở giao diện của phần mềm những nhiệm vụ quá hạn chưa kéo qua được công đoạn tiếp theo thì sẽ cảnh báo với màu đỏ.  [caption id="attachment_22438" align="aligncenter" width="771"] Những điểm tắc nghẽn cảnh báo qua màu đỏ cũng như số giờ trễ deadline[/caption] Nhận biết qua kết quả khảo sát Hiện tại những ai tham gia trực tiếp vào quy trình nghiệp vụ là người có được cái nhìn trực quan nhất của Bottleneck.  Theo đó nhận định của họ sẽ luôn có được độ tin cải cao, vì vậy bạn nên tham khảo và tìm hiểu. Nội dung khảo sát sẽ gồm có hai phần là:  Yêu cầu lập danh sách gồm có: những hoạt động tốn thời gian nhất, những hoạt động bị lặp đi lặp lại, những hoạt động cần input là output,... Điều hướng họ đến những dấu hiệu nhận biết họ có thể không để ý đến. Sau khi đã liệt kê những dấu hiệu chính thì bạn cần khéo léo để chuyển chúng qua thành câu hỏi.  >>> Xem thêm: Fake IP Chrome là gì? 10+ phần mềm Fake IP Chrome tốt nhất Cách gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp Để có thể gỡ bỏ Bottleneck trong doanh nghiệp sẽ có 2 tùy chọn cơ bản sau đây: Giảm đầu vào cho những bước có Bottleneck. Tăng hiệu quả xử lý cho những bước có Bottleneck. [caption id="attachment_22442" align="aligncenter" width="771"] Cách gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp hiện nay[/caption] Ví dụ đối với quy trình vận tải hàng hóa thì giải pháp rõ ràng nhất đó chính là gia tăng hiệu quả thông qua việc thông báo cho nhà kho. Đối với những tình huống khác để có thể gia tăng được hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào bản chất quy trình liên quan. Theo đó dưới đây là một số những ý tưởng chung mà bạn có thể áp dụng:  Tăng năng lực xử lý hoặc đào tạo cho những bước bị tắc nghẽn.  Đảm bảo không có bất kỳ một yếu tố đầu vào nào trong Bottleneck có khuyết tật. Vì đây có thể sẽ là nguyên nhân chính gây ra những nút thắt.  Thay thế hoạt động ở Bottleneck bằng máy móc, công nghệ hoặc những người có đủ năng lực tốt hơn.  Giảm thiểu số lượng đầu vào của Bottleneck. Những bài viết liên quan: Dedicated Server là gì? 5 Biện pháp bảo trì Dedicated Server So sánh Windows Server và Linux Server chi tiết từ A đến Z Shell là gì? Chức năng, Phân biệt giữa Shell và Bash Những ứng dụng cùng ưu nhược điểm khi sử dụng Kafka as a Service Như vậy để có thể gỡ được Bottleneck - nút thắt cổ chai đầu tiên phải xác định vị trí được. Cũng tương tự như vậy cần phải tìm ra được những nút thắt cổ chai trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ ngay trước khi muốn thực hiện xử lý để tối ưu hóa được năng suất làm việc. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp cho bạn thành công xác định được vị trí của Bottleneck.