Blogs Tech

Name Server là gì? Đặc điểm & Cách đổi NameServer tên miền

23:48 27/01/2022
Name Server được biết đến là hệ thống thực hiện điều phối quá trình hoạt động của tên miền website. Chúng giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy web của bạn. Tuy nhiên, NameServer không phải là khái niệm quen thuộc với một vài người. Vậy nếu bạn đang muốn tìm hiểu xem Name Server là gì thì hãy cùng phân tích trong bài viết dưới đây. Name Server là gì? NameServer còn được biết đến với tên gọi khác là Domain NameServer, hoặc DNS Server. Chúng có vai trò giúp kết nối URL với địa chỉ IP máy chủ một cách thân thiện nhất và phù hợp với người dùng. Tên miền của web sẽ được chuyển sang địa chỉ IP nhờ có Name Server và chúng cũng giúp điều phối quá trình hoạt động của Domain Website một cách hiệu quả nhất. Bạn đã nắm rõ Nameserver là gì rồi chứ? [caption id="attachment_17472" align="aligncenter" width="771"] Name Server là gì?[/caption] Đặc điểm của NameServer Để hiểu rõ hơn về Server Name là gì, ngay bây giờ hãy cùng điểm qua 3 đặc điểm của hệ thống này. Nameserver lưu trữ tên miền tương ứng địa chỉ IP: NameServer được coi như hệ thống danh bạ khổng lồ. Ở đó, chúng ta có thể lưu trữ một số lượng lớn tên miền tương ứng với các địa chỉ IP khác nhau. Tất cả sẽ tập hợp tại một trung tâm đăng ký. Nhờ vậy mà khi người dùng muốn truy cập vào 1 trang web nào đó thì chỉ cần gõ tên miền vào thanh trình duyệt là được. Việc còn lại ở do hệ thống NameServer thực hiện. Chúng tìm địa chỉ IP giúp bạn trong kho trung tâm khổng lồ đó và lôi chúng ra. Chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP: Sau khi NameServer đã tìm ra được địa chỉ IP tương ứng rồi thì chúng sẽ thực hiện đổi tên miền sang dãy số IP. Như vậy chúng ta có thể tìm được trang web mà mình muốn.  Thời gian truy cập thông tin lên đến 8 tiếng: Thời gian để NameServer cập nhật thông tin với nhau trong thời gian liên tục 8 giờ đối với các đuôi .COM và .NET sau khi đăng ký. Đối với các tên miền khác mở rộng khác (sub -domain), thời gian truy cập lên đến 48 tiếng. [caption id="attachment_17468" align="aligncenter" width="771"] Name Server giúp kết nối URL với địa chỉ IP máy chủ[/caption] >>> Xem thêm: Cách sửa lỗi Server IP Address Could Not Be Found đơn giản Tại sao cần thay đổi Name Server cho tên miền? Việc thay đổi tên miền của trang web thông qua NameServer thuộc quyền sở hữu cũng như quản lý của một nhà cung cấp khác. Nhưng nếu bạn muốn đổi sang Web Hosting tốt hơn của nhà cung cấp mới hoặc muốn chuyển sang chọn gói Hosting Giá Rẻ hơn để phù hợp với nhu cầu thì cần phải đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cùng xem cách để đổi Nameservers là gì nhé. Chuyển tên miền sang nhà cung cấp mới. Đổi DNS A record. Đổi NameServer tên miền. Theo như 3 cách trên thì cách phổ biến nhất phải kể đến việc đổi NameServer tên miền. Lý do là vì chúng ta có thể thực hiện chúng một cách khá đơn giản, hoàn toàn không mất phí và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao. Mục đích chính của việc này đó là để thực hiện chuyển DNS của tên miền sang nhà cung cấp khác. Từ đó, giúp cho quá trình quản lý cũng như cài đặt DNS được thuận tiện và đơn giản hơn. Hướng dẫn thay đổi NameServer cho tên miền đơn giản Để tiến hành đổi tên miền NameServer, chúng ta chỉ cần thực hiện theo 4 bước cực kỳ đơn giản. Cùng xem 4 bước đổi tên miền Name Server là gì nhé. Bước 1: Truy cập vào trang quản trị tên miền và mua tên miền tương ứng Người dùng muốn đổi tên miến nào thì đăng nhập và mua tên miền tại nhà cung cấp Hosting đó. Chú ý để lấy link đúng. Bước 2: Lấy thông tin NameServer Bước tiếp theo là lấy thông tin của NameServer thông qua 1 trong 2 cách đó là: Cách 1: Lấy thông tin thông qua địa chỉ email của người dùng đã sử dụng khi đăng ký tên miền. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể liên hệ trực tiếp đến các nhà cung cấp để được hỗ trợ lấy thông tin một cách nhanh nhất. [caption id="attachment_17476" align="aligncenter" width="771"] Truy cập quản lý tên miền[/caption] Cách 2: Lấy thông tin từ tài khoản của Hosting bằng cách truy cập vào tài khoản của người dùng và thực hiện theo thứ tự của đường dẫn sau: Đăng nhập tài khoản > Quản lý tên miền > Chọn Domain bạn muốn thay đổi > Manage > NameServer. Thông qua cách này, người dùng có thể xem thông tin NameServer tại hệ thống cung cấp tên miền một cách cực kỳ đơn giản. Chú ý là mỗi một nhà cung cấp tên miền sẽ lại có những cách truy cập khác nhau đấy nhé. Bạn cần phải nắm bắt và xem xét một cách chính xác. [caption id="attachment_17460" align="aligncenter" width="771"] Chọn Domain bạn muốn thay đổi[/caption] >>> Xem thêm: Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Đơn Giản & Hiệu Quả Bước 3: Đổi tên NameServer Mỗi nhà quản lý hosting sẽ lại có những cách đổi tên miền khác nhau. Tuy nhiên về quy trình cơ bản thì lại không mấy khác biệt. Cùng xem cách đổi tên Name Server là gì nhé. Thực hiện đăng nhập vào trang quản trị tên miền ở bước 1. Sau đó đến Domain -> All Domain -> Set NameServer. Lúc này, form đăng ký đổi tên miền sẽ hiện lên. Khái niệm của từng nhà cung cấp cũng không giống nhau với 2 sự lựa chọn đó là: NameServer #1 / nameserver chính NameServer #2 /Secondary Name Server Thậm chí một vài nhà cung cấp còn có cả Nameserver #3, #4… Dù tên gọi có phần khác nhau song cách sắp xếp sẽ đều thực hiện theo thứ tự như nhau.  Việc của chúng ta bây giờ là tiến hành nhập thông tin có liên quan đến công ty hosting đã lấy được bước 2 vào trong form đăng ký theo thứ tự sau: NameServer đầu tiên tương ứng với ns1 NameServer thứ 2 tương ứng với  ns2 [caption id="attachment_17464" align="aligncenter" width="771"] Điền các Name Server theo thứ tự[/caption] Cứ thực hiện tiếp diễn như vậy cho đến khi hết Name Server. Thông thường, mỗi một tên miền sẽ có ít nhất là 2 NameServer liên kết với nó. Nếu như gặp phải trường hợp đó là xuất hiện quá nhiều chỗ điền thông tin của NameServer trong khi đó thì số lượng nameserver mà chúng ta có ít hơn thì người dùng có thể thực hiện để trống những dòng phía sau. Nếu trong trường hợp người dùng không tìm thấy được thông tin của NameServers thì chúng ta có thể truy cập vào mục “help” hoặc “FAQ” ở ngay trên web của nhà cung cấp để tiến hành tìm kiếm thông tin. Muốn nhanh hơn thì liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp. Bước 4: Chờ đợi quá trình thay đổi NameServers hoàn tất Sau khi người dùng tiến hành thực hiện xong việc thay đổi như các bước trên thì lúc này, chúng ta chỉ cần chờ quá trình xác nhận thông tin được thực hiện hoàn tất nữa là xong. Thời gian tiến hành xác thực sẽ từ 2h đến 2 ngày. Sau thời gian đó, bạn đã có thể bắt đầu hoạt động với tên miền mới của mình. Những bài viết liên quan: Lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất Phần mềm máy tính là gì? Phân loại & Cách sử dụng hiệu quả RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất Amp là gì? Cách cài đặt Amp cho Website WordPress từ A – Z Bạn đã nắm rõ Name Server là gì rồi chứ? Có thể thấy NameServers là một phần không thể thiếu được hiện nay trong lĩnh vực công nghệ giúp người dùng làm việc một cách dễ dàng hơn. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ để có được sự trợ giúp nhiệt tình nhất.

Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A – Z

22:43 27/01/2022
Blade server là gì? Blade Server hoạt động như thế nào? Người dùng nhận được những lợi ích gì khi sử dụng Blade Server? Đây vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều người có quan tâm đến lĩnh vực máy chủ server. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến Blade servers. Blade Server là gì? Blade server còn thường được gọi với hai cái tên là máy chủ phiến và máy chủ mật độ cao. Đây là một thiết bị nhỏ gọn với một máy tính chủ được sử dụng để quản lý, điều hành và phân phối dữ liệu trong cả một hệ thống, máy tính, gọi là mạng. Hiểu đơn giản, máy chủ blade hoạt động giống như một loại ống dẫn giữa máy tính, các chương trình chạy, ứng dụng, hệ thống. [caption id="attachment_17374" align="aligncenter" width="771"] Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A - Z[/caption] Blade server có bao gồm một cấu trúc lớn, được ví như một chiếc hộp với kích thước lớn. Trong đó chứa rất nhiều bảng mạch điện tử dưới dạng mô-đun. Chúng có kích thước khá mỏng nên gọi là phiến máy chủ. Lịch sử hình thành Blade Server Lịch sử hình thành Blade Server là gì? Chúng được hình thành như thế nào qua các năm? Những năm 1990: Đây là những năm các máy chủ đầu tiên được cung cấp. Sau đó, nhu cầu sử dụng những máy chủ chuyên dụng hơn bắt đầu xuất hiện. Cụ thể trong vấn đề quyền riêng tư, bảo mật và an toàn dữ liệu (ví dụ như chăm sóc sức khỏe). Sau nhiều năm, chúng được ứng dụng nhiều hơn trong những ngành công nghiệp khác. Nhất là khi những mối đe dọa bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như virus, bảo mật. Nhu cầu sử dụng máy chủ nhỏ hơn, nhanh hơn liên tục tăng dựa theo nhu cầu của từng công ty và sự cập nhật công nghệ mới. [caption id="attachment_17378" align="aligncenter" width="771"] Blade Server là một thiết bị nhỏ gọn với một máy tính chủ được sử dụng để quản lý, điều hành và phân phối dữ liệu[/caption] Những năm 2000: Đây là thời điểm máy chủ phiến được phát minh bởi Christopher Hipp và David Kirkeby tại RLX Technologies. Đây cũng là công ty của họ được đặt tại Houston. Cả hai đều đã từng làm nhân viên tại công ty Compaq - công ty đầu tiên bán những sản phẩm về máy tính. Đây cũng là bước tiến mới cho phát minh về máy chủ phiến. Năm 2001: Chiếc máy chủ phiến thương mại đầu tiên đã được ra đời. Chúng đáp ứng những nhu cầu cần thiết và quan trọng trong ngành công nghệ lưu trữ dữ liệu. Những thiết kế với khả năng lưu trữ giữ liệu nhỏ gọn và đem lại hiệu quả cao hơn. Sau đó, thiết kế máy chủ phiến được Hewlett Packard cùng những công ty khác mua lại để tiến hành sản xuất. >>> Xem thêm: Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server Thành phần cơ bản của Blade Server Thành phần cơ bản của máy chủ blade là gì? Dưới đây là những thành phần cơ bản sẽ có trong một hệ thống blade server. Chassis Đây là phần vỏ ngoài của một hay nhiều blade server khác nhau. Được sử dụng để thực hiện lưu trữ mọi bộ phận. Chassis có kích thước và hình dáng nhỏ gọn Blade Blade là những bộ phận cơ khí nhỏ trong đó có chứa máy chủ và hệ thống bộ nhớ. Được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, cung cấp thông tin cho cả một hệ thống máy tính trong mạng. Có hình dáng giống như những ngăn kéo mỏng được xếp đè lên nhau. Server Đây là những máy chủ riêng lẻ của hệ thống blade server. Chúng được đặt trong khung, có chứa những bộ nhớ, bộ xử lý cùng các chương trình được dùng để thực hiện những chức năng cá nhân hóa. Những chức năng mà chúng được thiết kế để hoàn thành. Rack Đây là bộ phận được dùng để lưu trữ rất nhiều blade server riêng lẻ tại vị trí vật lý. Điển hình như phòng máy chủ. [caption id="attachment_17386" align="aligncenter" width="771"] Rack được dùng để lưu trữ rất nhiều blade server riêng lẻ[/caption] Backplane Backplane là vị trí của giá đỡ máy chủ có kết nối với mọi môđun và máy chủ riêng lẻ. Chúng được kết nối qua mạch điện, trong đó bao gồm ổ cắm, phích cắm, dây dẫn, công tắc điện, bảng mạch. Blade Server hoạt động như thế nào? Blade server được thiết kế vô cùng độc đáo cùng những chương trình giúp tiết kiệm không gian, năng lượng. Cũng như giảm tải thời gian sửa chữa, tối đa hóa sức mạnh xử lý. [caption id="attachment_17394" align="aligncenter" width="771"] Thiết kế vô cùng độc đáo cùng những chương trình giúp tiết kiệm không gian, năng lượng[/caption] Với kích thước nhỏ gọn, nên chúng thường sẽ chỉ được cung cấp cho những cấu hình blade server 1U hoặc 2U. Trong đó, số lượng của khung 1U hoặc 2U sẽ bị phụ thuộc vào những yêu cầu của từng chương trình hoặc từng ứng dụng của thể mà khách hàng mang đến. Tính chất giúp blade server dễ dàng kiểm tra, thay thế và tiến hành sửa chữa. Trong khi thực hiện những công việc đó, mọi blade server khác có trong vỏ máy vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Bên cạnh đó, máy chủ phiến còn có khả năng dùng bộ xử lý cao để tạo nên những cỗ máy xử lý khổng lồ. Chúng được kết hợp lại với nhau tại một hệ thống phiến. Bộ xử lý đó có thể nhắc đến rack server. [caption id="attachment_17382" align="aligncenter" width="771"] Máy chủ phiến dễ dàng kiểm tra, thay thế và tiến hành sửa chữa[/caption] Lợi ích khi sử dụng Blade Server Blade server có tính chất sử dụng chuyên dụng, chúng tập trung vào duy nhất một ứng dụng. Từ đó giúp quản trị hệ thống một cách hiệu quả hơn. Để hiểu rõ về những lợi ích mà máy chủ phiến mang lại, cùng theo dõi ngay nội dung dưới đây nhé! Khả năng làm mát: Mỗi một blade đều sẽ được làm mát riêng bằng việc sử dụng một hệ thống quạt tản nhiệt. Bên cạnh đó, do tính xếp chồng lên nhau, nên các máy chủ sẽ được giữ trong điều kiện không khí được kiểm soát. Từ đó giúp các bộ phận ở trong nhiệt độ phù hợp. Tiêu thụ điện năng thấp: Những máy chủ có trong tủ rack sẽ chia sẻ một nguồn điện duy nhất. Đây là lý do giúp giảm thiểu chi phí điện năng hơn so với những loại máy chủ khác. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ gọn cũng giúp tiêu tốn ít năng lượng. Việc hạn chế mức tiêu thụ điện năng cũng là cách giúp tối đa hóa hiệu quả không gian của các nhóm. Lưu trữ hợp nhất: Thông thường, mỗi blade sẽ có ATA hoặc SCSI cục bộ được thiết kế đi kèm. Nếu muốn có thêm dung lượng lưu trữ, các blade có thể thực hiện kết nối với những nhóm lưu trữ được hỗ trợ bởi NAS, Fibre Channel hoặc iSCSI (SAN). Lợi thế hợp nhất không chỉ đến từ những máy chủ mà còn đến từ việc hợp nhất tài nguyên. Những tài nguyên này sẽ được hợp nhất vào một kiến trúc nhỏ hơn. Và được quản lý bằng một giao diện duy nhất. Kích thước nhỏ gọn: Khác với những máy chủ rack truyền thống, blade không có một kích thước tối thiểu nào. Bởi đây là một thiết bị được tạo ra từ yêu cầu về số lượng nhỏ nhất cần cho một thiết bị. Chúng được thiết kế để có thể phù hợp với không gian nhỏ hẹp mà vẫn hoạt động tốt trên cấu trúc tổng thể lớn hơn. Khả năng tương thích cao: Máy chủ vốn dĩ là có nhiệm vụ với khả năng cá nhân hóa cao. Điều này cũng giúp các công ty, tổ chức có thể dễ dàng dành một máy chủ duy nhất cho những ứng dụng quan trọng, chương trình và dự án không thể tồn tại. Có nhiều người giám sát và quản lý: Khác với những loại máy chủ khác, blade có thể được điều khiển, quản lý một cách song song với những đơn vị máy chủ khác đang tồn tại trong cùng một trung tâm dữ liệu/mạng. Người quản trị có thể cân bằng toàn bộ khối lượng công việc trên nhiều máy chủ riêng lẻ. Chuyển động liền mạch và hệ thống tối thiểu dây kết nối: Những doanh nghiệp sử dụng máy chủ phiến có thể giúp giảm thiểu số lượng cáp kết nối so với việc sử dụng những mô hình lớn hơn. Bởi vốn dĩ thiết kế của chúng là dạng mô đun, vô cùng nhỏ gọn. Những đơn vị riêng lẻ có thể rất dễ dàng di chuyển bên trong hoặc giữa những hệ thống với nhau. Thiết kế ít dây cáp cùng nhiều bộ phận cần xử lý hơn, từ đó những quản trị viên, chuyên gia có thể tốn ít thời gian để quản lý cơ sở hạ tầng, có nhiều thời gian hơn cho việc đảm bảo tính sẵn sàng cao, tối đa hóa khả năng hoạt động của máy chủ. [caption id="attachment_17390" align="aligncenter" width="771"] Sử dụng máy chủ phiến có thể giúp giảm thiểu số lượng cáp kết nối so với việc sử dụng những mô hình lớn hơn[/caption] >>> Xem thêm: Cách sửa lỗi Server IP Address Could Not Be Found đơn giản Các ứng dụng của Blade Server Những thông tin về khái niệm, thành phần, cách hoạt động và lợi ích của Blade Server đã được nhắc đến ở trên. Về ứng dụng của Blade, chúng ta có thể tóm gọn trong những ý sau: Chia sẻ File: Dễ dàng chia sẻ mọi sự truyền tải dữ liệu giữa một điểm, nhiều điểm hay những thiết bị kỹ thuật số. Mã hóa SSL: Để đảm bảo tính bảo mật của các thông tin, dữ liệu khi truyền qua kết nối Internet. Giúp chúng tránh khỏi những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng xấu như virus, kẻ tấn công mạng. Chuyển hoặc giải mã: Dễ dàng chuyển đổi mã của những nội dung trang web. Di chuyển được thực hiện liền mạch giữa những thiết bị có sự khác nhau về kích thước, hình dạng. Cũng có thể được thực hiện cho một mục đích chuyển đổi khác. Phục vụ và lưu trữ trang web: Những quy trình giúp khách hàng có thể truy cập, lưu trữ tạm thời các thông tin lên trên trang web. Cùng lúc đó, máy tính cũng có thể thực hiện truy cập để kéo lên và thu hồi một cách nhanh chóng. Nhằm giảm thiểu khoảng thời gian chờ đợi và trì trệ. Cân bằng tải (load balancing): Khá giống với những ứng dụng phân cụm, blade server có thể được dùng để cân bằng tải cũng như chuyển đổi dự phòng. Ảo hóa (Virtualization): Blade được sử dụng để tạo ra những phiên bản ảo hóa tại những ứng dụng/hoạt động thực tế ảo bằng việc sử dụng kỹ thuật số. Những bài viết liên quan: Addon Domain là gì? Cách tạo & thêm addon Domain vào hosting Cách khắc phục lỗi 504 gateway time-out hiệu quả cực nhanh MariaDB là gì? Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt MariaDB Trigger trong SQL là gì? Cách tạo & xóa Trigger trong SQL Bài viết trên đây là toàn tập kiến thức về Blade Server từ A - Z với khái niệm, lịch sử hình thành, thành phần, cách hoạt động, lợi ích và ứng dụng. Mong rằng những thông tin trên đã thật sự có ích cho bạn và doanh nghiệp.

Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server

22:30 27/01/2022
Application Servers là máy chủ ứng dụng được sử dụng để điều khiển hoạt động giữa người dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Để giải quyết những thắc mắc mà bạn đang gặp phải có liên quan đến khái niệm này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Application Server là gì? Application Server được dùng để nói về phần mềm máy chủ ứng dụng. Đây là 1 phần mềm nằm trong cung cấp ứng dụng phần mềm dành cho những thiết bị hoặc máy trạm. Nếu sử dụng qua mạng Internet thì sẽ là giao thức HTML. Hiểu một cách đơn giản hơn thì Application Server chính là 1 khuôn khổ phần mềm được dùng vào việc cung cấp một môi trường cho các ứng dụng hoạt động cho dù chúng là gì đi chăng nữa. [caption id="attachment_17346" align="aligncenter" width="771"] Cùng tìm hiểu Application Servers là gì?[/caption] Nếu so sánh với web server thì điểm khác biệt của Application Server đó chính là chúng có thể sử dụng nhiều nội dung do chính máy chủ tạo ra và được tích hợp một cách vô cùng chặt chẽ đến Database server.Các sản phẩm của phần mềm này được sử dụng chủ yếu trong các phần mềm trung gian (middleware). Chúng sẽ giúp hỗ trợ các ứng dụng thực hiện giao tiếp với nhau. Bên cạnh đó, một số phần mềm Application Server còn cung cấp API (giao diện lập trình ứng dụng) sẽ cho phép chúng hoạt động một cách độc lập với hệ điều hành. >>> Xem thêm: Client Server là gì? Tìm hiểu mô hình Client Server từ A – Z Lịch sử của Application Server Theo cách truyền thống, tất cả các ứng dụng trước đây đều được lưu trữ trên hệ thống máy tính lớn (mainframe). Sau đó, chúng sẽ được chuyển tới các trạm truy cập (terminal). Tuy nhiên, các loại máy này chủ yếu chỉ hỗ trợ cho các tổ chức lớn mà thôi.  Sang đến thập kỷ 60 các sản phẩm máy tính mini xuất hiện. Đặc điểm của chúng là nhỏ, rẻ hơn nhiều so với các loại máy chủ lớn nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng hoạt động yếu hơn rất nhiều. Vì thế các trạm truy cập vẫn liên tục được sử dụng để giúp con người thực hiện giao tiếp với ứng dụng một cách dễ dàng. Bước sang thập kỷ 80, máy tính cá nhân tạo nên cơn sốt trong giới mộ điệu. Đến thập kỷ 90, mô hình tính toán máy chủ – máy trạm bắt đầu hình thành và phát triển. Lúc này, ứng dụng sẽ đóng vai trò như giao diện người dùng. Vào khoảng giữa thập kỷ 90, khi Internet xuất hiện thì mô hình phần mềm máy chủ ứng dụng được phát triển. Như vậy, bạn đã nắm rõ lịch sử hình thành, phát triển cũng như App Server là gì rồi chứ? [caption id="attachment_17354" align="aligncenter" width="771"] Trải qua quá trình hình thành thì App Server mới hoàn thiện và phát triển như hôm nay[/caption] Thành phần của máy chủ ứng dụng Thành phần của Application Server là gì? Đây hẳn là điều mà những ai thường xuyên phải làm việc với Application Servers quan tâm. Hệ thống máy chủ ứng dụng của chúng ta hiện nay có 2 thành phần chính là: Hệ điều hành máy chủ (OS) Phần cứng máy chủ Hai thành phần này hoạt động cùng với nhau. Chúng được sử dụng để cung cấp các hoạt động cũng như dịch vụ chuyên sâu về máy tính nơi ứng dụng cư trú. Một Application server sẽ làm nhiệm vụ thực thi cũng như cung cấp cho người dùng và/hoặc truy cập ứng dụng khác nếu như chúng ta sử dụng logic nghiệp vụ/chức năng của ứng dụng đã cài đặt. Các gói phần mềm này thường được viết thông qua ngôn ngữ lập trình Java và được chạy trên những hệ thống Windows NT. Application server. Chúng hoạt động như những kết nối trung gian giữa người truy cập trình duyệt cuối và cơ sở dữ liệu chứa thông tin mà họ đang cần truy cập. Máy chủ ứng dụng hoạt động như thế nào? Application Servers sẽ hoạt động theo quy trình sau: Thông qua giao thức có sẵn của ứng dụng, ứng dụng máy chủ sẽ tiến hành giải thuật dữ liệu thông qua các ứng dụng trên máy khách. Đồng thời, Application server cũng thực hiện cung cấp truy cập cho ứng dụng của máy khách và giải thuật xử lý dữ liệu đó. Các chương trình của ứng dụng sẽ sử dụng giải thuật như một phương pháp xử lý đối tượng. [caption id="attachment_17350" align="aligncenter" width="771"] Máy chủ tiến hành giải thuật dữ liệu thông qua các ứng dụng[/caption] Tính năng của Application Server là gì? Application Server hiện ngày càng được sử dụng một cách phổ biến hơn bao giờ hết. Lý do là vì chúng mang đến cho người dùng những tính năng sau: Khả năng kết nối, truy cập từ xa: Ứng dụng này có khả năng kết nối được từ xa nhờ vào hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp hay internet kết nối. Quản lý người sử dụng: Đây là một trong những tính năng nổi bật của Application Server giúp các nhà quản lý nắm được ai là người đã truy cập vào hệ thống của mình. Bảo mật dữ liệu: Giúp dữ liệu của người dùng được đảm bảo một cách an toàn tuyệt đối, hạn chế việc mất dữ liệu trong quá trình sử dụng. Tính sẵn sàng cao: Hệ thống luôn có dữ liệu dự phòng với tính sẵn sàng cao cùng cân bằng tải hoàn hảo. Vì vậy mà khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng hệ thống. Ứng dụng có nhiều tính năng nổi bật Lợi ích khi sử dụng Application Server Nếu bạn đang phân vân không biết có nên chọn Application Server để sử dụng hay không thì hãy cùng nhìn vào những lợi ích mà chúng mang đến với người dùng để có được câu trả lời chắc chắn cho mình nhé. Toàn vẹn dữ liệu và mã nguồn: Thông qua việc tập trung vào những xử lý logic của 1 hay một số máy chủ phần cứng, ứng dụng sẽ được cập nhật và nâng cấp đối với toàn bộ người sử dụng giúp đảm bảo trong quá trình sử dụng. Hạn chế gặp phải những sự cố về giống như ứng dụng truy cập phiên bản cũ hoặc cách điều chỉnh thông tin đã cũ và không còn phù hợp.  Đảm bảo về mặt an ninh: Việc quản lý tập trung đối với những truy cập được thực hiện tới ứng dụng và dữ liệu chính là lợi ích về mặt an ninh của Application Server. Hiệu suất cao: Điều này thể hiện thông qua việc giới hạn lưu lượng mạng đối với lưu lượng hiển thị. Chúng sẽ có hiệu suất rất cao nếu dùng nhiều. Hỗ trợ Website. Thương mại điện tử. Cộng tác tích hợp web. Tập trung vào cấu hình: Cấu hình ứng dụng có thể được người dùng thay đổi tùy vào nhu cầu sử dụng.  Tái sử dụng thành phần hệ csdl. Tích hợp những hệ thống và cơ sở dữ liệu hiện có. >>> Xem thêm: Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A - Z Những phần mềm của máy chủ ứng dụng App Server Hiện nay, Application Server đang cung cấp khá nhiều phần mềm máy chủ ứng dụng dành cho người dùng. Cụ thể như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Phần mềm máy chủ ứng dụng Java Phần mềm Application server Java phiên bản Enterprise cực kỳ nổi tiếng và được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: WebLogic Server (BEA) JBoss (Red Hat) WebSphere Application Server và WebSphere Application Server Community Edition (IBM) JRun (Adobe) Apache Geronimo (Apache Software Foundation), Oracle OC4J (Oracle Corporation) Sun Java System Application Server (Sun Microsystems) SAP Web Application Server và Glassfish Application Server (dựa trên Java System Application Server của SUN). Các phần mềm máy chủ ứng dụng Java hiện nay đang hoạt động dựa vào nền tảng Java™2, phiên bản doanh nghiệp (J2EE™). J2EE sử dụng mô hình phân tán nhiều tầng để có thể thực hiện yêu cầu của người dùng. Mô hình Application server Java sẽ bao gồm có: Tầng hệ thống thông tin doanh nghiệp (EIS) bao gồm các ứng dụng, tệp cũng như cơ sở dữ liệu hiện CS. Ở tầng giữa là nền tảng J2EE với 1 máy chủ web và 1 máy chủ EJB thực hiện nhiệm cụ cấp phụ bổ sung ở tầng giữa. Muốn sử dụng nền tảng J2EE thì bắt buộc phải có 1 cơ sở dữ liệu có thể truy cập được qua JDO API, SQLJ hay JDBC.  Tầng khách hàng có khả năng bao gồm có 1 hay nhiều ứng dụng hoặc trình duyệt. Phần mềm máy chủ ứng dụng Microsoft Phần mềm máy chủ ứng dụng NET Framework của Microsoft gồm có: Windows Communication Foundation .NET Remoting Microsoft Message Queuing ASP.NET, ADO.NET Internet Information Services.và Apache Server Các nền tảng khác Bên cạnh 2 phần mềm trên thì các nhà cung cấp khác cung cấp Application server mã nguồn mở cũng tồn tại trong hệ thống ví dụ như: Zope, Base4, Appserver. Phân biệt giữa Application Server và Web Server Điểm khác giữa Application Server và Web Server đã được chúng tôi đề cập một chút phía trên. Để phân biệt được 2 ứng dụng này, chúng ta sẽ xét trong trường hợp máy chủ web xử lý và phản hồi những yêu cầu HTTP: Application server sẽ thực hiện những giao dịch cũ bằng việc phân phối logic nghiệp vụ đối với những ứng dụng thông qua 1 số giao thức.  Web server không hỗ trợ những giao dịch hay bất cứ một kết nối cơ sở dữ liệu một cách tổng hợp nào khác. [caption id="attachment_17342" align="aligncenter" width="771"] Application Server không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại[/caption] Những bài viết liên quan: Linux là gì? Toàn tập kiến thức về hệ điều hành Linux iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản Edge Computing là gì? Tìm hiểu mô hình điện toán biên từ A-Z Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt Localhost cực đơn giản Trên đây là những thông tin có liên quan đến Application Server cơ bản nhất mà người dùng cần nắm. Ghi nhớ để sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý nhất nhé.

So sánh Windows Server và Linux Server chi tiết từ A đến Z

16:13 27/01/2022
Windows Server và Linux Server là hai trong số rất nhiều hệ điều hành phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu bạn là người có nhiệm vụ quản trị hệ thống chắc không còn quá lạ lẫm gì về hai hệ điều hành này nữa. Bạn nên lựa chọn hệ điều hành nào cho máy chủ? Những so sánh và đánh giá chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Windows server là gì? Ưu điểm của Windows Server Khái niệm: Windows server là gì? Đây là một dòng hệ điều hành được ông lớn Microsoft đặc biệt phát triển để đưa vào sử dụng trên máy chủ. Cụ thể hơn, trong hầu hết trường hợp, Windows Server sẽ được dùng trong cài đặt doanh nghiệp. [caption id="attachment_17264" align="aligncenter" width="771"] Giao diện của Windows Server[/caption] Lợi thế:  Tính chuyên nghiệp: Đây là một phiên bản thương mại của Microsoft. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải trả tiền để được sử dụng và có thể trải nghiệm hết các tính năng của Windows Server. Ngược lại với điều này, Linux lại được phát triển vì cộng đồng và là một phiên bản mã nguồn mở. Và nếu bạn bỏ tiền ra để mua Windows Server thì bạn cũng sẽ được đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhiệt tình trong mọi vấn đề. Và điều này thì Linux thật sự không thể bằng. Tận dụng hệ sinh thái của Microsoft: Một lợi thế nữa khiến Windows Server hơn hẳn so với Linux chính là hệ sinh thái được Microsoft đặt tâm huyết vào và phát triển. Trong đó có thể kể đến Outlook, Office,...được tích hợp sẵn. Đồng nghĩa rằng người dùng chỉ cần cài đặt một lần là có thể trải nghiệm được hết những tiện ích mà Windows Server mang lại.  Các chương trình đặc thù: Nếu bạn là một người yêu thích Microsoft SQL, chắc chắn không thể bỏ qua Windows Server. Bởi bạn sẽ không thể sử dụng chúng trên Linux. Nếu cần bạn sẽ cần làm thêm một bước đó là cài đặt giả lập trên Linux. Tính tiện dụng cao: Giao diện hướng đến đối tượng người dùng phổ thông, vì vậy giao diện trực quan và rất dễ sử dụng. Trong khi đó, Linux sẽ khiến bạn phải thao tác trên những dòng lệnh khá phức tạp. >>> Xem thêm: So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z [caption id="attachment_17260" align="aligncenter" width="771"] Windows Server có độ chuyên nghiệp cao cùng những chương trình đặc thù[/caption] >>> Xem thêm: Client Server là gì? Tìm hiểu mô hình Client Server từ A - Z Linux server là gì? Ưu điểm của Linux Server Khái niệm: Linux server là gì? Đây là một máy chủ dùng hệ điều hành Linux mã nguồn mở với thiết kế được dùng để xử lý những nhu cầu sử dụng cao hơn, khắt khe hơn về quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu, dịch vụ web. Lợi thế:  Tính tùy biến: Linux thuộc hệ điều mã nguồn mở, ngược lại so với sự hoàn chỉnh mà Microsoft tạo ra trong Windows Server. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng của Linux sẽ được phép tùy biến/sửa đổi mã nguồn. Còn Windows Server sẽ có Microsoft chịu trách nhiệm, người dùng không thể tác động đến hệ điều hành, ngoại trừ việc sử dụng chúng. Sử dụng miễn phí: Với Linux, người dùng được sử dụng miễn phí, chứ không phải bỏ chi phí ra giống Windows Server. Việc này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí không nhỏ từ khi đầu tư vào hệ điều hành này. Khả năng tương thích: Linux có thể tương thích nhanh chóng với những sản phẩm phần mềm nguồn mở khác, cung cấp giao diện nhanh chóng. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể dùng Linux bằng việc sử dụng song song trình giả lập.  Tính an toàn: Đây là điều mà Linux làm tốt hơn so với Windows Server. Nguyên nhân chính là do Windows tương thích và có thể dùng được trên nhiều phần mềm trên toàn thế giới. Vì vậy, chúng có nguy cơ cao hơn khi được coi là miếng mồi lớn của nhiều tin tặc như hiện nay.  Tiêu tốn ít tài nguyên: Những máy chủ sử dụng Linux cùng những ứng dụng mà chúng đang chạy thường tốn ít tài nguyên hơn so với việc dùng Windows Server. Có được điều này là nhờ vào thiết kế chạy tinh gọn. Windows cũng có xu hướng chạy chậm hơn khi sử dụng trong những tác vụ đa cơ sở dữ liệu, nguy cơ gặp phải các sự cố không mong muốn cũng dễ dàng xảy ra hơn so với Linux. [caption id="attachment_17252" align="aligncenter" width="771"] Linux server có khả năng tương thích tức thì, tính an toàn cao[/caption] So sánh Windows Server và Linux Server chi tiết Dưới đây là những so sánh chi tiết giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về windows server and linux server. Những tiêu chí so sánh bao gồm Giấy phép, Hỗ trợ khi sử dụng dịch vụ, mã  nguồn và bảo mật. Tiêu chí Windows Server Linux Server Giấy phép Với Windows Server, máy chủ sẽ bị hạn chế trong vấn đề cấp giấy phép. Có nhiều bất cập xảy ra trong hệ thống phân phối. Với Linux Server, giấy phép được sử dụng, người dùng có thể tùy chỉnh, bán lại. Được phép tải một bản sao duy nhất, sau đó có thể phân phối cho nhiều PC khác. Hỗ trợ khi sử dụng dịch vụ Window là một nền tảng có lượng người dùng lớn nhất hiện nay. Việc chăm sóc khách hàng, hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp chính là ưu điểm nổi bật giúp Windows Server có được sự yêu thích đến vậy. Với Linux Server, người dùng chỉ có thể nhờ sự hỗ trợ từ phía cộng đồng. Cộng đồng có trên các Forum, trang web hỗ trợ,... Hoặc người dùng có thể tìm mua hợp đồng hỗ trợ từ tập đoàn Linux như Novell, Red Hat.Nếu nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng, thông tin thường khá chậm, độ chính xác không cao. Đây cũng được coi là một điểm yếu của Linux Server. Mã nguồn Windows Server sở hữu kiến trúc đóng. Người dùng sẽ không thể nhìn hoặc làm thay đổi mã nguồn. Linux Server thuộc GNU Public License, đây là một phần mềm mã nguồn mở. Từ đó, người dùng có thể thay đổi cấu trúc mã nguồn. Được quyền thay đổi lõi cấu trúc, dòng code trong Linux OS. Bảo mật Windows Server được xây dựng và phát triển bởi công ty phần mềm hàng đầu. Mặc dù vậy, sự phổ biến của nền tảng cũng dễ để làm mục tiêu tấn công, xâm nhập từ những phần mềm độc.Tuy nhiên, có thể dùng những chương trình chống lại những phần mềm độc hại này để giúp Windows an toàn hơn. Trong đó có thể kể đến Norton, Kaspersky, McAfee,... Linux Server được đánh giá rất cao về khả năng bảo mật bởi một cộng đồng người dùng vô cùng chuyên nghiệp và có chọn lọc. Programmer có thể dễ dàng phát hiện những Vector tấn công máy chủ để vá lỗ hổng ngay tức thì. Nên sử dụng Windows Server và Linux Server khi nào? Từ những đánh giá và so sánh cụ thể trên, bạn có thể phần nào hiểu được những ưu và nhược điểm mà mỗi hệ điều hành mang lại. Chúng cũng hướng đến những đối tượng người dùng khác nhau. Vây đâu mới là lựa chọn phù hợp với bạn? Nếu bạn đóng vai trò là một người quản trị viên, bạn có ít kinh nghiệm để vận hành và quản lý hệ thống thì Windows Server chính là một sự lựa chọn hoàn hảo và nên được ưu tiên hơn.  Nếu bạn là người mạnh về việc phát triển web, bạn biết sử dụng và có khả năng cấu hình máy chủ Apache/NGINX. Lúc này Linux lại được coi là lựa chọn hoàn hảo hơn. Bạn ít khi có nhu cầu thay đổi, muốn có sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên nghiệp. Windows Server sẽ cung cấp một đội ngũ giúp bạn những vấn đề liên quan đến lỗi, bạn sex được sửa lỗi, nâng cấp thường xuyên bởi đội ngũ này.  Những bài viết liên quan: Shell là gì? Chức năng, Phân biệt giữa Shell và Bash Những ứng dụng cùng ưu nhược điểm khi sử dụng Kafka as a Service Platform là gì? 10 mô hình platform nổi bật và linh hoạt Sandbox là gì? Cách thức thiết lập Sandbox vào ứng dụng Với mỗi loại máy chủ sẽ đều mang trong mình những ưu và nhược điểm nhất định. Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu sử dụng, tính năng, ngân sách hay sở thích để bạn có thể đưa ra một lựa chọn phù hợp. Windows Server và Linux Server đều đáng để bạn trải nghiệm. Những gì bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ về cách thức hoạt động của từng phần mềm từ cơ bản nhất cho đến nâng cao. Tuy nhiên, với những đối tượng người dùng mới, những người không có nhiều hiểu biết về công nghệ thì Windows Server sẽ là một lựa chọn khá hợp lý. Mong rằng những thông tin và kiến thức trên đã mang đến cho bạn những thông tin thật sự bổ ích. Từ đó đưa ra một cái nhìn toàn diện để lựa chọn một hệ điều hành phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z

09:29 27/01/2022
So sánh VPS và Cloud Server là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khi đây là 2 trong 3 hệ thống máy chủ phổ biến nhất hiện nay. Vậy VPS và Cloud server có những điểm giống và khác nhau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từ A - Z dưới đây.  [caption id="attachment_17178" align="aligncenter" width="771"] So sánh VPS và Cloud Server[/caption] VPS là gì? Trước khi tiến hành so sánh vps và cloud server, chúng ta cần hiểu về 2 hệ thống máy chủ này. Vậy VPS là gì? VPS là viết tắt của từ Virtual Private Server. Đây là máy chủ được tạo thành thông qua việc phân chia một máy chủ vật lý. Từ một máy chủ ban đầu, người quản trị có thể chia thành nhiều máy chủ khác nhau, các máy chủ sẽ có tính năng giống như máy chủ ban đầu. Đồng thời, các máy chủ sau khi được phân chia sẽ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên.  Cloud Server là gì? Vậy Cloud Server là gì? Đúng như tên gọi bằng tiếng Anh, Cloud Server là máy chủ đám mây. Đây là một dạng máy chủ ảo, được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Máy chủ đám mây được thiết lập và sử dụng bằng công nghệ điện toán đám mây. Vì thế, loại máy chủ này không bị giới hạn về dung lượng và cũng không mất quá nhiều thời gian hay bị giới hạn về việc nâng cấp giống như các loại máy chủ truyền thống.  [caption id="attachment_17188" align="aligncenter" width="771"] VPS là máy chủ được tạo thành thông qua việc phân chia một máy chủ vật lý[/caption] So sánh VPS và Cloud Server chi tiết Vậy máy chủ VPS và cloud Server có những điểm giống và khác nhau thế nào? Hãy cùng so sánh VPS và Cloud Server qua các tiêu chí dưới đây:  Tiêu chí so sánh VPS Cloud Server Hiệu suất Hiệu suất bị hạn chế. Hiệu suất tuyệt vời. Khả năng mở rộng VPS bị giới hạn và cần nâng cấp gói. Không giới hạn các tùy chọn khả năng mở rộng. Khả năng kiểm soát, mức độ tùy chỉnh Được cung cấp toàn quyền truy cập, tùy chỉnh. Giới hạn quyền kiểm soát với một số cài đặt nhất định. An toàn và bảo mật Mức độ bảo mật cao. Mức độ bảo mật cao. Chi phí sử dụng Giá rẻ hơn cloud server. Chi phí đắt hơn VPS. >>> Xem thêm: Top 6+ Dịch vụ cho thuê Cloud Server tốt nhất Việt Nam 2022 Hiệu suất Khi so sánh VPS và cloud Server, chắc chắn không thể bỏ qua hiệu suất của 2 máy chủ này. Đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng và là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của 2 loại máy chủ này.  VPS: VPS là loại máy chủ được nhiều người lựa chọn do có tốc độ tải trang nhanh. Do việc sử dụng chung một máy chủ chuyên dụng nên người dùng sẽ không cần chia sẻ tài nguyên với các website khác. Qua đó đảm bảo tốc độ tải trang.  Tuy nhiên, thông tin, ứng dụng được lưu trữ trên máy chủ VPS sẽ được lưu ở máy chủ vật lý. Dù bạn đã phân vùng riêng thì trang web của bạn vẫn sẽ được lưu trữ vật lý. Điều này có thể ảnh hưởng tới những website khác trên cùng một máy chủ. Ngoài ra, do sử dụng cùng một máy chủ vật lý nên máy chủ VPS có thể sẽ bị giới hạn bởi dung lượng phần cứng của máy chủ.  [caption id="attachment_17192" align="aligncenter" width="771"] VPS là loại máy chủ được nhiều người lựa chọn do có tốc độ tải trang nhanh[/caption] Cloud Server Cloud Server được đánh giá là có mức hiệu suất cực kỳ cao, ngay cả khi người dùng sử dụng trong thời điểm nhu cầu tăng cao. Cloud Server sử dụng bộ nhớ và CPU của các máy chủ nên có sức mạnh xử lý cực kỳ cao. NGay cả trong những trường hợp truy cập tăng bất ngờ, đột biến, dịch vụ lưu trữ đám mây cũng đảm bảo tốc độ truy cập.  Sử dụng máy chủ đám mây cũng cho phép bạn hạn chế tối đa thời gian chết, nâng cao khả năng di chuyển các tệp. Trong trường hợp máy chủ bị lỗi, hiệu suất công việc vẫn được đảm bảo do việc di chuyển dữ liệu từ các máy chủ cực kỳ dễ dàng.  Khả năng mở rộng Khi so sánh VPS và Cloud Server, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu khả năng mở rộng của 2 loại máy chủ này. VPS VPS có lợi thế hơn so với Shared Hosting về việc cung cấp tài nguyên. Tuy nhiên, khả năng mở rộng lại là một nhược điểm của loại máy chủ này. VPS bị giới hạn khả năng mở rộng bởi máy chủ vật lý. Để mở rộng máy chủ, bạn có thể mở rộng bộ nhớ và sức mạnh của CPU trên máy chủ con. Tuy nhiên, lượng tài nguyên của máy chủ vật lý sẽ bị giới hạn và chỉ có một lượng tài nguyên nhất định. Vì thế, nếu muốn mở rộng, người dùng sẽ phải nâng cấp thêm một gói mới. [caption id="attachment_17196" align="aligncenter" width="771"] So với VPS, Cloud Server có khả năng mở rộng tốt hơn[/caption] Cloud Server So với VPS, Cloud Server có khả năng mở rộng tốt hơn. Do không bị giới hạn về máy chủ nên cloud server cũng không bị giới hạn về các tùy chọn mở rộng. Khi doanh nghiệp mở rộng phạm vi, dịch vụ lưu trữ đám mây cũng sẽ được mở rộng. Tương ứng với đó, băng thông và tốc độ xử lý cũng sẽ cao hơn. Chỉ với một vài thao tác mở rộng gói lưu trữ, bạn đã có thể mở rộng hệ thống máy chủ của mình.  Khả năng kiểm soát, mức độ tùy chỉnh Doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu kiểm soát, tùy chỉnh các thiết lập càng cao. Vì thế, việc tìm hiểu khả năng kiểm soát trong hệ thống máy chủ luôn được ưu tiên. So với máy chủ shared hosting, cả VPS và Cloud Server đều có nhiều quyền kiểm soát thiết lập hơn. Tuy nhiên, mỗi loại lại có mức độ tùy chỉnh khác nhau.  VPS: Máy chủ VPS cho phép người dùng truy cập vào các mức độ tùy chỉnh giống như một máy chủ chuyên dụng. Bạn sẽ có toàn quyền truy cập root nên có thể kiểm soát mọi khía cạnh của máy chủ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể kiểm soát cả hệ điều hành. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp sẽ hạn chế việc truy cập windows. Bạn cần lưu ý vấn đề này khi so sánh VPS và Cloud server để có lựa chọn phù hợp nhất.  [caption id="attachment_17200" align="aligncenter" width="771"] Doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu kiểm soát, tùy chỉnh các thiết lập càng cao[/caption] Cloud Server Tương tự như VPS, Cloud Server cũng cho phép người dùng có thể tùy chỉnh. Bạn có thể tùy chỉnh một số khía cạnh như cấu hình tường lửa, kiến trúc mạng hay load balancing. Tuy nhiên, do Cloud Server hoạt động theo hình thức đám mây, trên mạng lưới máy chủ cực lớn nên việc tùy chỉnh cũng sẽ bị giới hạn. Tùy từng nhà cung cấp mà mức giới hạn sẽ có sự khác nhau.  An toàn và bảo mật Khi so sánh VPS và Cloud Server, chắc chắn không thể bỏ qua vấn đề an toàn và bảo mật của hệ thống máy chủ. Nếu máy chủ không đảm bảo bảo mật, người dùng có thể bị hacker tấn công, đánh cắp thông tin hoặc thậm chí là ảnh hưởng tới hoạt động và lợi nhuận.  Các hệ thống máy chủ khác nhau sẽ có các đặc điểm và mức độ bảo mật khác nhau, tương ứng với các biện pháp bảo mật của từng nhà cung cấp.  [caption id="attachment_17204" align="aligncenter" width="771"] Các hệ thống máy chủ khác nhau sẽ có các đặc điểm và mức độ bảo mật khác nhau[/caption] VPS VPS được đánh giá là hệ thống máy chủ có độ bảo mật cao. Độ bảo mật của VPS sẽ tương ứng với từng máy chủ vật lý. Mỗi VPS sẽ có một mức độ bảo mật khác nhau tương ứng với một máy chủ khác nhau. Do được kết nối với máy chủ vật lý nên ngay cả khi một website khác cùng máy chủ bị tấn công/nhiễm virus, trang web của bạn cũng không bị ảnh hưởng. Đồng thời, do chỉ lưu trữ trên một máy chủ vật lý duy nhất nên VPS có độ bảo mật chặt chẽ hơn so với Cloud Server.  Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc VPS được bảo mật tuyệt đối. Khi lưu trữ trên VPS, bạn vẫn sẽ gặp phải một số rủi ro. Trong trường hợp một website cùng máy chủ bị tấn công DDoS, máy chủ vật lý có thể sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mức độ bảo mật sẽ phụ thuộc vào các biện pháp bạn lựa chọn. Vì thế bạn cần chịu trách nhiệm với các tùy chỉnh bảo mật của mình.  Cloud Server Cloud server là hệ thống máy chủ được đánh giá cao về vấn đề bảo mật. TRang web của bạn sẽ được lưu trữ riêng biệt với các website khác trên hệ thống. Đồng thời, bạn cũng có thể tùy chọn các biện pháp bảo mật cho mình.  Tuy nhiên, do hệ thống lưu trữ trên nhiều máy chủ vật lý nên việc bảo mật sẽ phức tạp hơn. Hệ thống đám mây cũng có nhiều nguy cơ bị tấn công hơn so với các máy chủ truyền thống.  [caption id="attachment_17208" align="aligncenter" width="771"] Cloud server là hệ thống máy chủ được đánh giá cao về vấn đề bảo mật[/caption] Chi phí So với các loại máy chủ thông thường, cả VPS và Cloud Server đều có mức giá hợp lý, phải chăng mà vẫn đảm bảo các lợi ích và vấn đề bảo mật.  VPS Khi sử dụng VPS, người dùng có thể dự đoán chi phí hàng tháng. Mức phí này khá rẻ nếu so với các loại máy chủ chuyên dụng khác. Mức giá hệ thống VPS sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thông số kỹ thuật, giới hạn tài nguyên… Cloud Server Cloud server thường có mức giá cao hơn máy chủ VPS do không bị giới hạn tài nguyên và khả năng mở rộng. Tuy nhiên, so với các loại máy chủ chuyên dụng, máy chủ đám mây vẫn có mức giá hợp lý hơn. Tùy vào từng lưu lượng sử dụng mà mức chi phí của bạn sẽ có sự khác nhau.  >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Toàn tập kiến thức Cloud Server từ A - Z Đánh giá ưu nhược điểm của VPS Có thể thấy, sau khi so sánh VPS và cloud server, chúng ta đã thấy, hai hệ thống máy chủ này có nhiều điểm khác biệt. Vậy nên sử dụng loại máy chủ nào? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ về ưu nhược điểm của từng hệ thống. Trước hết là VPS.  [caption id="attachment_17212" align="aligncenter" width="771"] Cloud server và cloud vps có các ưu và nhược điểm riêng[/caption] Ưu điểm VPS có nhiều ưu điểm, nổi bật trong số đó có thể kể tới như:  Chi phí hợp lý: VPS có mức chi phí hợp lý so với các loại máy chủ thông dụng khác.  Khởi tạo nhanh chóng: Khi sử dụng VPS, bạn có thể nhanh chóng khởi tạo và hoạt động máy chủ chỉ sau vài giờ. Nếu các phần mềm cần thiết đã được thiết lập sẵn, thậm chí bạn sẽ chỉ mất vài phút để máy chủ đi vào hoạt động.  Gói dịch vụ đa dạng: Khi lựa chọn VPS, bạn sẽ có nhiều gói dịch vụ để lựa chọn, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.  Quyền truy cập: VPS cho phép người dùng có quyền truy cập Root hoàn chỉnh. Vì thế, người dùng có thể thực hiện các hoạt động độc lập trong môi trường máy chủ, cài đặt các module và các phần mềm bổ sung… Khả năng xử lý mạnh mẽ: VPS không bị dao động về tài nguyên có sẵn, đảm bảo khả năng bảo mật. Bảo mật cao: VPS có thể chống lại hầu hết các cuộc tấn công.  Dễ nâng cấp: Sử dụng VPS, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp từ máy chủ. Bởi hầu hết các máy chủ con hiện nay chỉ sử dụng một phần tài nguyên từ máy chủ vật lý, nên việc nâng cấp sẽ cực kỳ dễ dàng, nhanh chóng. [caption id="attachment_17216" align="aligncenter" width="771"] VPS cho phép người dùng có quyền truy cập Root hoàn chỉnh[/caption] Nhược điểm Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, máy chủ VPS cũng có một số nhược điểm:  Máy chủ VPS được chia từ các máy chủ vật lý nên ít mạnh hơn các loại máy chủ chuyên dụng. Loại máy chủ này phù hợp với một trang web hoặc một ứng dụng. Tuy nhiên, nếu muốn chạy một cổng thông tin với lượng truy cập cao thì đây sẽ không phải là lựa chọn tối ưu.  Để quản lý và duy trì VPS đòi hỏi người dùng phải có nhiều kiến thức kỹ thuật hơn so với các tài khoản hosting thông thường.  Ưu nhược điểm của Cloud Server Giống như VPS, máy chủ Cloud Server cũng có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Một số ưu điểm và nhược điểm của Cloud Server có thể kể tới như:  Ưu điểm Khả năng mở rộng vô tận: Cloud server cho phép người dùng có thể mở rộng lưu lượng lưu lượng một cách dễ dàng. Bạn sẽ hoàn toàn không phải lo lắng đến việc thời gian bị chế trong quá trình quảng cáo hay có sự cố bất thường khi tăng lưu lượng truy cập đột biến. Ngoài ra, sử dụng Cloud Server cũng cho phép bạn sử dụng chính xác dung lượng các tài nguyên vật lý như Ram hay CPU…  Tiết kiệm chi phí: Server Cloud có mức chi phí tương đối hợp lý. Doanh nghiệp sẽ không cần mua máy chủ hay thuê đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ khi sử dụng loại máy chủ này.  Sao lưu, khôi phục dữ liệu dễ dàng: Do việc lưu trữ dữ liệu không bị phụ thuộc và ổ cứng nên việc sao lưu và khôi phục dữ liệu sẽ cực kỳ đơn giản. Các nhà cung cấp cũng thường xuyên có các bản dữ liệu Backup.  [caption id="attachment_17220" align="aligncenter" width="771"] Server Cloud có mức chi phí tương đối hợp lý[/caption] Nhược điểm Việc vận hành máy chủ Cloud Server đòi hỏi kỹ thuật cao. Có nguy cơ bị lộ thông tin nếu bạn không đảm bảo hệ tầng và không có hệ thống/giao thức kiểm soát hợp lý.  Nên lựa chọn VPS hay Cloud Server? Cloud server và vps nên dùng loại nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm hiểu, so sánh vps và cloud server. Tùy vào nhu cầu và đặc điểm của hệ thống, bạn có thể lựa chọn loại máy chủ phù hợp:  Bạn có thể chọn VPS nếu: Sử dụng cho công ty có quy mô vừa và nhỏ Sử dụng cho những website có lượng truy cập ổn định.   Cần bảo mật cao. Bạn có thể chọn Cloud server nếu:  Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật. Sử dụng cho công ty có quy mô lớn Sử dụng cho các website có lượng truy cập cao, có khả năng đột biến về lượng truy cập Những bài viết liên quan: Svchost là gì? Cách xử lý Svchost giúp máy tính chạy mượt SWAP RAM là gì? Điều cần biết trước khi sử dụng SWAP(RAM ảo) Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay Bộ nhớ trong là gì? Tìm hiểu bộ nhớ trong máy tính & điện thoại Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu rõ hơn về vps và cloud server. Qua phần so sánh VPS và cloud server, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về các đặc điểm, ưu và nhược điểm của 2 hệ thống này. Từ đó lựa chọn được hệ thống máy chủ phù hợp nhất. Ngoài ra nếu quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ cho thuê VPS mời tham khảo: Thuê VPS tốc độ cao, uy tín (Bảng giá mới nhất)

Download Microsoft Windows Virtual PC Miễn Phí, Nhanh Chóng

15:43 21/01/2022
Microsoft Windows Virtual PC là một phần mềm được ra đời với mục đích hỗ trợ người dùng có thể sử dụng cùng lúc nhiều hệ điều hành và tận hưởng môi trường windows mở rộng một cách linh hoạt. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phần mềm này và cách thức để download phần mềm về sử dụng nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí. Giới thiệu phần mềm Windows Virtual PC Virtual PC chính là một phần mềm được tạo ra, mang đến một công cụ tạo một máy tính ảo ngay trong chiếc máy tính của bạn. Phần mềm này sẽ rất hữu ích khi bạn đang muốn thử một phần mềm hay một ứng dụng mà hiện nó không tương thích với hệ điều hành bạn đang dùng. Bạn có thể chuyển sang một hệ điều hành khác thông qua phần mềm này và sử dụng thử các ứng dụng bạn muốn. [caption id="attachment_48092" align="aligncenter" width="1020"] Microsoft virtual PC là gì?[/caption] Cụ thể, có nhiều trường hợp đôi khi cần phải chạy nhiều hệ điều hành windows cùng một lúc, tuy nhiên điều này khó có thể thực hiện. Hiểu được vấn đề này, Windows Virtual PC ra đời không chỉ để giải quyết vấn đề nêu trên mà còn cho phép người dùng có thể tận hưởng môi trường windows mở rộng một cách linh hoạt. Microsoft Virtual PC là phần mềm được cài đặt để kết hợp sử dụng với hệ điều hành windows 7. Tức là sau khi cài đặt phần mềm này, người dùng hoàn toàn có thể chuyển đổi dễ dàng giữa các hệ điều hành với nhau chỉ với thao tác là một nút nhấp. Nói một cách dễ hiểu, đây còn được gọi là hệ thống giữa máy chủ và máy khách. Khi sử dụng phần mềm này, hầu hết các tính năng, ứng dụng đều được hệ thống hỗ trợ, do đó việc chạy các chương trình phổ biến như Adobe Acrobat hoặc Windows Media Player sẽ mượt mà và không gặp phải sự cố. Sau đây là một và giới thiệu về phần mềm này: Tên phần mềm Windows Virtual PC Giấy phép Miễn phí Nền tảng Windows Ngôn ngữ English >>> Xem thêm: Update cách download và cài đặt BlueStack Lite mới nhất Yêu cầu hệ thống khi Download Windows Virtual PC Đề tải và cài đặt Microsoft Windows Virtual PC, máy tính bạn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản mà phần mềm này yêu cầu, nếu không bạn không thể download được, hoặc nếu download được thì cũng không thể sử dụng được. Sau đây là một số yêu cầu từ hệ thống cần có khi tải phần mềm, cụ thể: Phải có ít nhất 2 GB Ram và tối thiểu phải có 20 megabyte dung lượng đĩa cứng. Phần mềm tương thích với hệ điều hành windows 7, tuy nhiên sẽ không tương thích với các hệ điều hành Windows 7 Professional hoặc Windows Vista Business Service Pack 1. Do đó, nếu bạn đang sử dụng một trong hai hệ điều hành hiện không thể hoạt động đối với phần mềm, hãy tải thêm VMWare Player hoặc VirtualBox. Link download Windows Virtual PC Bạn có thể download Windows Virtual PC bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể, bạn chỉ cần vào trình duyệt và tìm kiếm từ khóa “download Microsoft Windows Virtual PC”, sẽ có rất nhiều lựa chọn để bạn chọn lựa và download. Tuy nhiên, để cho việc tìm kiếm của bạn trở nên dễ dàng và an toàn hơn, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một đường link mà khi truy cập vào đó bạn có thể dễ dàng download phần mềm với những hướng dẫn cụ thể. Thông tin đường link download: https://download.com.vn/windows-virtual-pc-41914 . [caption id="attachment_16542" align="aligncenter" width="771"] Cách tải phần mềm[/caption] Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí, do đó, bạn hoàn toàn có thể tải về dễ dàng mà không phải mất một đồng chi phí nào. Tuy nhiên, máy tính của bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu mà hệ thống đưa ra mới có thể tải và sử dụng phần mềm. Do đó, trước khi tải phần mềm, hãy kiểm tra lại các thông số trên thiết bị của mình để đảm bảo quá trình tải và sử dụng được diễn ra dễ dàng và hiệu quả. Sau khi kiểm tra xong, hãy truy cập vào đường link, download phần mềm và sử dụng ngay bây giờ và trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất mà phần mềm này mang lại nhé. >>> Xem thêm: So sánh BlueStacks vs Nox: Nên cài đặt phần mềm nào? Đánh giá ưu nhược điểm của Windows Virtual PC Microsoft Windows Virtual PC là phần mềm được ra đời nhằm giúp người dùng có thể sử dụng nhiều hệ điều hành cùng lúc với nhau,  cho phép người dùng có thể tận hưởng môi trường windows mở rộng một cách linh hoạt. Tuy nhiên, phần mềm này cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Ưu điểm Phần mềm Windows Virtual PC là phần mềm được thiết kế giúp bạn có thể sử dụng nhiều hệ điều hành cùng một lúc, hay có thể nói dễ hiểu hơn là sử dụng một máy tính khác trong máy tính của bạn. Đây chính là ưu điểm nổi trội nhất của phần mềm này. Ngoài ra, đây là phần mềm còn có một số ưu điểm khác như sau: Đây là phần mềm không yêu cầu quá cao về dung lượng bộ nhớ để hoạt động, do đó nhiều đối tượng có thể cài đặt và sử dụng phần mềm này dễ dàng. Bên cạnh đó, đây là phần mềm miễn phí, ai cũng có thể cài đặt và sử dụng. Phần mềm này hỗ trợ hầu hết các tính năng, ứng dụng trên windows. [caption id="attachment_16546" align="aligncenter" width="771"] Dễ dàng chuyển đổi giữa các hệ điều hành[/caption] Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm, phần mềm này còn có những nhược điểm nhất định mà người dùng cần lưu ý để quá trình sử dụng được diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn, cụ thể: Vì là phần mềm được dùng miễn phí nên ít phiên bản cập nhật. Hiện nay, phần mềm đang ở phiên bản tháng 2 năm 2011 và chưa được cập nhật đến thời điểm hiện tại, do đó trong quá trình sử dụng sẽ bắt gặp các vấn đề về hoạt động tiềm năng. Phần mềm này hiện chỉ tương thích với hệ điều hành windows 7, hiện các bản nâng cao của windows không được hỗ trợ khi sử dụng phần mềm này. Chỉ sử dụng được đối với hệ điều hành windows, hiện nay chưa có sẵn để thử nghiệm trên các hệ điều hành khác như Linux ( Ubuntu), Mac hay Android. Không hoạt động trên các hệ điều hành mới hơn, mà đó là hệ điều hành hiện được đa số người dùng sử dụng như windows 8, windows 10. Những bài viết liên quan: Giả lập Android là gì? 10 trình lập Android nhẹ nhất cho PC Email là gì? Vai trò, Cách tạo & sử dụng email đơn giản nhất OneDrive là gì? Cách cài đặt và sử dụng OneDrive mới nhất Genymotion là gì? Hướng dẫn cài đặt cài trình giả lập Genymotion Bài viết trên FPT Cloud đã chia sẻ tìm hiểu khái niệm về phần mềm microsoft windows virtual pc để hiểu hơn về cách thực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, ưu nhược điểm của phần mềm này. Bên cạnh đó, chúng ta tìm hiểu về cách thức tải xuống và những yêu cầu cầu cần có khi tải xuống để không gặp phải vấn đề. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng và trải nghiệm phần mềm.

Git là gì? Tìm hiểu về phần mềm Git chi tiết từ A – Z

15:24 20/01/2022
GIT là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong lập trình. Tuy nhiên, với những lập trình viên mới, không phải ai cũng hiểu rõ về GIT. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về GIT và các lợi ích khi sử dụng phần mềm này.  [caption id="attachment_15948" align="aligncenter" width="771"] Giải đáp thắc mắc: Git là gì?[/caption] Git là gì? Vậy GIT là gì? Hiểu một cách đơn giản, GIT là hệ thống quản lý các phiên bản dưới dạng phân tán. Đây là hệ thống quản lý phổ biến nhất hiện nay. GIT là một phiên bản của Distributed Version Control System – DVCS hay còn gọi là VCS. Sử dụng GIT sẽ đem tới cho các lập trình viên một kho lưu trữ, trong đó chứa đầy đủ các lịch sử thay đổi của hệ thống.  Cách thức hoạt động của Git  GIT là một VCS. Tuy nhiên, so với các VCS thông thường, GIT cũng có một số điểm khác biệt. Trong đó, điểm khác biệt nổi bật nhất của GIT đó là cách đọc và lưu trữ dữ liệu của phần mềm này.  Về mặt khái niệm, hầu hết các hệ thống lưu trữ thông tin bằng cách thay đổi dựa trên file và lưu trữ thông tin dưới dạng danh sách. Hệ thống này sẽ tổng hợp và cập nhật thông tin, sau đó lưu trữ dưới dạng một tập hợp danh sách. Các file có thể thay đổi theo thời gian.  [caption id="attachment_15952" align="aligncenter" width="771"] Git có cách thức hoạt động với nhiều VCS khác[/caption] Tuy nhiên, cách hoạt động và lưu trữ thông tin của GIT lại hoàn toàn khác. Để lưu trữ thông tin, GIT sẽ coi các thông tin là một tập hơn snapshot. Đây là tập hợp toàn bộ ảnh chụp các nội dung của file thông tin tại thời điểm.  Khi bạn đưa ra các lệnh, git sẽ chụp lại thông tin ở thời điểm đó và tạo ra một snapshot. Để nâng cao tính hiệu quả, GIT sẽ không lưu trữ file nếu các tệp không có sự thay đổi. Thay vào đó, phần mềm sẽ liên kết dữ liệu tới một tệp giống với file đã được lưu trữ trước đó.   Nhờ vào điểm khác biệt với các VCS này, Git sẽ không tốn nhiều thời gian xem xét các thông tin, các bản giải mã của phiên bản/hệ thống trước. THay vào đó, Git nghĩ về dữ liệu khác đi, giúp việc lưu trữ dễ dàng hơn. Với cách lưu trữ thông minh này, Git giống như một hệ thống gồm nhiều tệp nhỏ khác nhau.  >>> Xem thêm: OS là gì? Tìm hiểu về hệ điều hành (Operating System) từ A-Z Lợi ích sử dụng phần mềm Git Sau khi tìm hiểu git là gì và cách hoạt động của git, chúng ta đã thấy được sự khác biệt và ưu điểm của phần mềm này so với các VCS thông thường. Vì thế, việc sử dụng GIT để lưu trữ, kiểm soát phiên bản là cực kỳ cần thiết. Sử dụng Git sẽ không tạo ra xung đột giữa các lập trình viên khi thực hiện code hệ thống. [caption id="attachment_15956" align="aligncenter" width="771"] GIT cũng có các lợi ích tuyệt vời đối với các dự án đang chạy song song[/caption] Ngoài ra, với việc các dự án thường xuyên có thay đổi, sử dụng Git sẽ giúp nhà phát triển có thể dễ dàng tìm lại, quay lại các phiên bản cũ hơn. Việc kiểm soát sẽ cực kỳ đơn giản và hiệu quả. GIT cũng có các lợi ích tuyệt vời đối với các dự án đang chạy song song. Đặc biệt là các dự án có cùng một cơ sở code. Việc sử dụng Git sẽ giúp phân nhánh tốt hơn. Qua đó giúp việc thực hiện các dự án dễ dàng và hiệu quả hơn: Thao tác thực hiện nhanh, gọn, lẹ hơn, việc sử dụng an toàn hơn. Người dùng có thể dễ dàng kết hợp các nhánh với nhau. Qua đó giúp đơn giản hóa quy trình code theo nhóm.  Khi sử dụng GIT, người dùng chỉ cần sử dụng clone mã nguồn từ khoa chứa/phiên bản nào đó có sẵn trong kho lưu trữ/ một nhánh trong kho lưu trữ. Hệ thống lưu trữ chính xác sẽ cho phép bạn có thể làm việc bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu.  Giờ đây, việc lập trình các dự án song song sẽ cực kỳ dễ dàng, hiệu quả và chính xác.  Các lệnh Git cơ bản lập trình viên cần nắm Git được chia thành nhiều lệnh, từ đơn giản đến phức tạp. Vậy git là gì,  các lệnh Git cơ bản bạn nên lưu ý là những lệnh nào?  [caption id="attachment_15960" align="aligncenter" width="771"] Câu lệnh cơ bản trong github[/caption] Git config Lệnh Git Config được sử dụng để thiết lập tên đăng nhập và email của người dùng trong main configuration file. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tên và kiểu email bằng cách dùng lệnh: git config -- global user.name và git config -- global user.email.  Để cập nhật một tên và email mới, bạn có thể dùng lệnh git config -- global user.name/email = “tên/email”.  Git init Bạn có thể dùng lệnh Git init để tạo ra một git repository trong 1 dự án mới hoặc đã có sẵn. Lệnh này được sử dụng trong thư mục gốc của dự án.  Git clone Lệnh Git clone cho phép người dùng Copy 1 git repository từ kho lưu trữ từ xa. Bạn chỉ cần dùng lệnh: git clone <:clone git url:>.  Git status Lệnh git status được sử dụng khi người dùng cần check trạng thái của các file đã được sửa đổi trong thư mục trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như bạn có thể kiểm tra các thay đổi từ lần commit gần đây nhất.  [caption id="attachment_15964" align="aligncenter" width="771"] Git Add được sử dụng khi cần đổi Stage hoặc index[/caption] Git add Git Add được sử dụng khi cần đổi Stage hoặc index đến thư mục bạn đang làm việc.  Git commit Đây là lệnh cực kỳ phổ biến và bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu Git là gì. Git commit có tác dụng giúp Git lưu lại một ảnh chụp màn hình/snapshot đối với các thay đổi trong thư mục trong quá trình làm việc với Git.  Với Git, khi Commit, các thay đổi sẽ được tự động lưu lại và thường nằm trong mục Staging Area. Trong hệ thống cũng sẽ lưu lại tên người chỉnh sửa để người dùng có thể dễ dàng theo dõi. Hệ thống cũng sẽ lưu trữ tên và email của người thực hiện chính sửa. Bạn cũng có thể khôi phục lại các tệp tin và chuyển sang một nhánh khác.    Git push/git pull Lệnh Push hay pull cho phép người sử dụng có thể thay đổi tới các kho lưu trữ remote. Nếu bạn đã thêm các thay đổi và muốn đưa các thay đổi đó lên đầu, bạn có thể dùng lệnh này để cập nhật và apply các thay đổi đó thông qua việc code. Bạn có thể dùng bằng code: git pull <:remote:> <:branch:> and git push <:remote:> <:branch:>.  Git branch Bạn có thể dùng lệnh Git branch để liệt kê tất cả các nhánh trong hệ thống. Cách dùng rất đơn giản, bạn có thể dùng Git Branch hoặc Git Branch-a.  Git checkout Lệnh git checkout thường bị nhầm với lệnh git branch. Tuy nhiên, đây lại là 2 lệnh hoàn toàn khác nhau. Lệnh Checkout cho phép người dùng có thể chuyển sang một nhánh khác bằng cách dùng code: git checkout <: branch:> hoặc ** _ git checkout -b <: branch:>.  [caption id="attachment_15968" align="aligncenter" width="771"] Bạn có thể dùng lệnh Git branch để liệt kê tất cả các nhánh trong hệ thống[/caption] Git stash Git stash cũng là lệnh được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu git là gì. Đây là lệnh có tác dụng lưu các thay đổi trong trường hợp bạn không muốn commit ngay lúc đó. Bạn chỉ cần sử dụng lệnh này trong thư mục làm việc để thực hiện việc lưu thay đổi.  Git merge Lệnh git stash được sử dụng khi người dùng cần nối 2 nhánh với nhau. Bạn cần dùng code: git merge <:branch_ban_muon_merge:>. Hãy lưu ý chọn nhánh cần chọn trước khi code nhé.  Git reset Nếu bạn đã đưa một tệp tin vào mục Staging Area và muốn loại bỏ tệp tin đó, bạn có thể dùng lệnh reset thông qua đường code: git reset HEAD tên_file. Git remote Git remote cho phép người dùng kiểm tra hoặc thêm các kho lưu trữ trực tuyến. Bạn có thể sử dụng lệnh này để liệt kê thông qua đường code: git remote add <: remote_url:>.  Git add Thêm một lệnh Git add. Tuy nhiên, lệnh git add này sẽ được sử dụng để đưa tệp tin vào khu vực staging. Khi tìm hiểu git là gì, bạn cần lưu ý sự khác biệt giữa 2 lệnh git add để sử dụng chính xác. Để thêm tệp tin, bạn có thể chọn git add tên file hoặc all nếu muốn thêm tất cả các file có trong thư mục.  [caption id="attachment_15972" align="aligncenter" width="771"] Một số các thuật ngữ quan trọng liên quan đến Git[/caption] Một số các thuật ngữ quan trọng liên quan đến Git Trong quá trình tìm hiểu GIT là gì, chắc chắn không thể bỏ qua các thuật ngữ quan trọng. Đây là phần mềm sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau. Bạn cần nắm rõ các thuật ngữ này để việc sử dụng GIT hiệu quả nhất. Branch Trong GIT, Branch được hiểu là các nhánh. Các Branch sẽ tương ứng với các phiên bản cụ thể trong kho lưu trữ. Branch cho phép người dùng có thể dễ dàng truy cập, theo dõi các thay đổi của các phiên bản, từ đó thử nghiệm hoặc lựa chọn sử dụng phiên bản cũ hơn.  Commit Commit là một thuật ngữ cực kỳ quen thuộc trong Git. Vậy commit trong git là gì? Hiểu một cách đơn giản, commit là thuật ngữ thể hiện một thời điểm cụ thể trong lịch sử thực hiện code của bạn. Các dự án sẽ có nhiều thời điểm cụ thể trong lịch sử nên sẽ có nhiều code. Khi sử dụng git, bạn có thể dùng lệnh commit kết hợp với lệnh git add để kiểm tra các thay đổi và lưu trữ trong local repository.  [caption id="attachment_15976" align="aligncenter" width="771"] Commit là một thuật ngữ cực kỳ quen thuộc trong Git[/caption] Check out Khi sử dụng git, các lập trình viên sẽ dùng lệnh checkout để chuyển giữa các nhánh hay còn gọi là các branch. Chỉ cần nhập lệnh git checkout + tên Branch, bạn đã có thể chuyển đến nhánh mong muốn. Đồng thời, lệnh check out cũng cho phép người dùng chuyển về branch (master Branch).  Fetch Sử dụng lệnh Fetch sẽ cho phép bạn nạp và tải các bản sao trên hệ thống lưu trữ và tải các tệp nhánh về máy tính cá nhân. Bạn có thể sử dụng lệnh Fetch để lưu các thay đổi mới nhất vào kho lưu trữ. Fetch cho phép bạn có thể lưu trữ nhiều nhánh trong cùng một thời điểm.    Fork Fork là thuật ngữ thể hiện các bản sao của một kho lưu trữ. Tiện ích fork cho phép người dùng - các lập trình viên có thể thử nghiệm các thay đổi. Nhờ việc sử dụng trên bản sao nên người dùng có thể thoải mái thay đổi mà không lo ảnh hưởng tới các dự án chính.  Head Các nhánh trong Git sẽ bao gồm các commit. Và các commit ở đầu 1 nhánh sẽ được gọi là Head. Một head sẽ tương ứng với một commit mới nhất trong hệ thống lưu trữ.  Index Index là thuật ngữ được sử dụng khi bạn thêm/xóa/thay đổi một file dữ liệu nào đó. Tuy nhiên, file dữ liệu này vẫn sẽ cần nằm trong thư mục cho đến khi bạn sẵn sàng commit các thay đổi. Bạn có thể phân biệt các thay đổi dựa vào màu sắc của commit. Các thay đổi có màu xanh tức là đã sẵn sàng để được thay đổi, còn màu đỏ là chưa sẵn sàng.  [caption id="attachment_15980" align="aligncenter" width="771"] Index là thuật ngữ được sử dụng khi bạn thêm/xóa/thay đổi một file dữ liệu nào đó[/caption] Master Master trong Git là gì? Đây là các nhánh chính trong kho lưu trữ của phần mềm Git mà bạn đang sử dụng. Nhánh master sẽ bao gồm các thay đổi và commit trong thời gian gần đây nhất.  Merge Trong Git, người dùng có thể dùng lệnh Git Merge để bổ sung các thay đổi từ branch này sang branch khác. Người dùng chỉ cần dùng lệnh Merge và pull requests là đã có thể dễ dàng kéo các yêu cầu từ các nhánh khác nhau.  Origin Đây là phiên bản mặc định của hệ thống lưu trữ. Origin sẽ đóng vai trò liên lạc với nhánh chính. Vì thế, người dùng có thể dùng lệnh Git push Origin master để thay đổi tới nhánh chính. Việc thay đổi có thể diễn ra cục bộ. Pull Thuật ngữ Pull trong Git là gì? Hiểu một cách đơn giản, Pull là việc người dùng đề xuất các thay đổi mới cho Master Branch. Đây là tính năng phù hợp với các dự án cần làm việc nhóm. Người thực hiện có thể dùng tính năng Pull Request để yêu cầu người có nhiệm vụ thực hiện bảo trì kho lưu trữ để xem xét các thay đổi của hệ thống.  Người dùng có thể dùng lệnh Git Pull để thay đổi lịch sử lưu trữ vào các nhánh chính.  Push Lệnh Push được sử dụng khi người lập trình cần cập nhật các branch từ xa. Đồng thời, Git Push cũng được dùng cho những thay đổi mới nhất mà người sử dụng đã commit. Rebase Nếu muốn phân tích, di chuyển các commit, rebase sẽ là lệnh phù hợp. Bạn cũng có thể sử dụng lệnh Git rebase để thoát khỏi commit hoặc hợp nhất 2 nhánh khác nhau. Remote Remote cũng là một kho lưu trữ. Tuy nhiên, đây là kho lưu trữ từ xa. Remote là một bản sao của một nhánh, có cấu trúc giao tiếp ngược dòng với nhánh gốc cũng như các nhánh khác có trong kho lưu trữ.  Repository Đây là thuật ngữ thể hiện kho lưu trữ GIT với các tập của dự án. Trong kho lưu trữ Repository có thể chứa các branch, tags và các commit.  [caption id="attachment_15984" align="aligncenter" width="771"] Lệnh Stash cho phép người dùng có thể loại bỏ các thay đổi hiện có[/caption] Stash Lệnh Stash cho phép người dùng có thể loại bỏ các thay đổi hiện có tại mục đang lựa chọn. Sau đó, bạn có thể xóa các stashes. Trong trường hợp bạn muốn tạm dừng hoạt động của mình trong thời gian ngắn, lệnh Stash sẽ là lựa chọn hữu ích dành cho bạn.   Tags Các tags được sử dụng để theo dõi commit quan trọng trong hệ thống. Người dùng có thể sử dụng các tags để chú thích commit, giúp việc tra cứu đối tượng nhanh chóng và đầy đủ hơn.  Upstream Upstream là thuật ngữ để chơi nơi bạn có thể push các thay đổi trong nhóm chính.  >>> Xem thêm: Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A - Z Một số lưu ý khi làm việc với Git Lưu ý khi làm việc với Git là gì? Đây là vấn đề được rất nhiều người băn khoăn khi tìm hiểu về phần mềm này. Dù Git không khó sử dụng nhưng để nhớ tất cả các lệnh là việc không hề đơn giản. Để giúp việc thực hiện đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý:   Git Cheet Sheets: Các lệnh trong Git rất nhiều. Vì thế, nếu mới sử dụng và không thể nhớ tất cả các lệnh, bạn có thể dùng Git Cheet Sheets. Đây là các website cung cấp git tự động.  Commit thường xuyên: Bạn nên thực hiện việc commit thường xuyên để các thành viên dễ dàng code, tích hợp với nhau, tránh lỗi khi kết hợp.  Test rồi mới commit: Trước khi commit, bạn cần test để hoàn tất process. Việc test cần được thực hiện trước khi chia sẻ với những người khác.  Viết ghi chú khi commit: Bạn có thể viết các ghi chú để những người khác biết được tiến độ, công việc bạn đang thực hiện. Mô tả càng chi tiết việc thực hiện càng dễ dàng.  Thử nghiệm Branch khác: Bạn có thể sử dụng một nhánh khác để test.  Theo một Git Workflow: Sử dụng git workflow sẽ giúp cả nhóm hiểu nhau hơn và thực hiện việc hiệu quả hơn. Những bài viết liên quan: Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Tìm hiểu cấu trúc lệnh Find trong Linux và các cách sử dụng Reactjs là gì? Dùng để làm gì? Tìm hiểu về Reactjs từ A – Z Net Framework là gì? Link tải Net Framework & Cài đặt từ A-Z Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu Git là gì. Đây là một phần mềm được nhiều người sử dụng với nhiều ưu điểm nổi trội. Hãy lưu ý các lệnh cơ bản để việc sử dụng hiệu quả và chính xác hơn nhé.

Cách sửa lỗi “Server Execution Failed” Đơn Giản & Hiệu Quả

14:30 20/01/2022
Lỗi Server Execution Failed rất thường gặp trên Windows Media Player. Nếu ai thường xuyên làm việc trên ứng dụng này thì chắc chắn cũng không khó giải quyết chút nào. Tuy nhiên đối với những ai chưa biết đến lỗi này thì việc khắc phục như thế nào cũng cần phải tìm hiểu. Trong bài viết này, FPT Cloud sẽ giúp bạn tìm hiểu về 5 cách khắc phục lỗi Server Execution Failed. Lỗi Server Execution Failed là gì? Trước khi đến với cách khắc phục, hãy cùng xem Server Execution Failed là gì nhé. Lỗi Server Execution Failed xảy ra trên Windows Media Player. Chúng xảy ra khi người dùng cố gắng đóng Media Player để mở một file khác. Nhưng vì main program process vẫn còn đang chạy sau khi chúng ta đã đóng Media Player UI. Hiện tượng này xuất hiện bởi những lý do sau đây: User account gặp lỗi hoặc mạng của dịch vụ Windows Media Player trên máy tính đã ngừng hoạt động. Phần cứng của máy tính và driver mà bạn đã dùng đã bị cũ hoặc lỗi thời. Hệ thống máy tính và ứng dụng mà bạn dùng đang bị dính virus, hoặc file Windows Media Player bị hỏng. Cần phải đảm bảo scan cũng như máy tính luôn được dọn sạch một cách thường xuyên nhờ cách chương trình diệt virus. Media file trong Windows Media Player của bạn đã bị hỏng. Lưu ý: Trước khi thử bất kỳ cách nào dưới đây, hãy thử. Việc này sẽ giúp xóa mọi dữ liệu bị hỏng tạm thời. Đồng thời cũng giúp refresh lại hệ điều hành. Do đó ta có thể phần nào giải quyết được vấn đề. >>> Xem thêm: Sửa lỗi err_connection_timed_out trên Chrome đơn giản từ A-Z Cách sửa lỗi Server Execution Failed trên Windows Media Player hiệu quả Cách khắc phục lỗi Server Execution Failed đơn giản nhất đó là restart lại máy tính của bạn. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến cho mọi dữ liệu trong máy của bạn bị xóa và hệ điều hành bị refresh. Nếu không muốn như vậy, bạn có thể áp dụng 1 trong 5 cách sau đây: Sử dụng Clean Boot Lỗi Server Excution Failed xuất hiện có thể là do ứng dụng của bên thứ ba đang can thiệp vào các hoạt động của ứng dụng Windows Media Player. Nếu gặp phải tình trạng này thì cách giải pháp hiệu quả nhất đó chính là disable tất cả các chương trình cũng như dịch vụ của bên thứ ba mà chúng ta đang sử dụng. Sau đó tiến hình mở lại Windows Media Player. Nếu bạn đang muốn thực hiện clean boot lại hệ thống của mình để giải quyết lỗi của Windows Media Player thì hãy thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Đầu tiên hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó nhập MSConfig vào trong hộp thoại và nhấn OK. [caption id="attachment_15834" align="alignnone" width="771"] Mở hộp thoại Run[/caption] Bước 2: Check lại phần Selective startup nằm dưới tab General làm sao để đảm bảo rằng bạn đã uncheck Load startup items. [caption id="attachment_15840" align="aligncenter" width="771"] Uncheck Load startup items[/caption] Bước 3: Dưới phần tab Services, hãy check vào option Hide all Microsoft services. Sau đó click vào Disable all. Lúc này, tất cả các dịch vụ không cần thiết xuất hiện trên máy và có khả năng gây cho Windows Media Player đều sẽ bị disable. [caption id="attachment_15844" align="aligncenter" width="771"] Disable all Hide all Microsoft services[/caption] Bước 4: Vào trong tab Startup sau đó nhấn chọn Open Task Manager. [caption id="attachment_15848" align="aligncenter" width="771"] Chọn Open Task Manager[/caption] Bước 5: Trong bước tiếp theo hãy Disable tất cả các iteam startup trong Task Manager. [caption id="attachment_15852" align="aligncenter" width="771"] Disable tất cả các iteam startup trong Task Manager[/caption] Bước 6: Chọn OK và sau đó nhấn Restart để đợi mở lại chương trình Windows Media Player. Bước 7: Tiếp theo, nhấn chọn vào lại MSConfig như cách thực hiện ở bước 1. Bước 8: Chọn vào phần Normal Startup Option ở dưới tab General rồi cuối cùng nhấn OK. [caption id="attachment_15856" align="aligncenter" width="771"] Nhấn OK để khắc phục lỗi Server Execution Failed[/caption] Bước 9: Tiến hành Restart lại máy tính của mình rồi kiểm tra lại lỗi Server Execution Failed còn hay không. Register jscript.dll và vbscript.dll Cách khắc phục lỗi Server Execution Failed tiếp theo là Register jscript.dll và vbscript.dll. 3 bước để khắc phục lỗi như sau: Bước 1: Nhấn giữ tổ hợp phím Windows + X sau đó vào Command Prompt (Administrator). Trong trường hợp bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows 7 thì hãy vào menu Start rồi nhập CMD. Tiếp theo đó hãy click chuột phải vào CMD và chọn vào phần Run as Administrator. [caption id="attachment_15860" align="aligncenter" width="640"] Mở Run as Administrator[/caption] Bước 2: Sau khi mở được Command Prompt hãy nhập regsvr32.ext jscript.dll vào và nhấp Enter. Tiếp tục nhập regsvr32.ext jscript.dll và nhấn Enter một lần nữa. Lưu ý: Mỗi lần nhấp Enter, chúng ta sẽ thấy xuất hiện một hộp thoại mới, lúc này chỉ cần nhấn vào OK là được. [caption id="attachment_15868" align="aligncenter" width="771"] Nhấn OK để đóng hộp thoại[/caption] Bước 3: Bây giờ, chỉ cần đóng command prompt lại rồi kiểm tra xem ứng dụng Windows Media Player của chúng ta đã hết lỗi Server Execution Failed chưa. Chạy Video Playback Troubleshooter Cách sửa lỗi Server Execution Failed thứ 3 mà chúng ta có thể áp dụng đó chính là cho chạy Video Playback Troubleshooter. Các bước để thực hiện như sau: Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để có thể mở app Settings rồi sau đó chọn Update & Security. Bước 2: Lúc này, chúng ta cần phải đi đến option Troubleshoot để tìm Video Playback nằm ở phía bên phải của hộp thoại. Nhấn chọn vào đó, sau đó chọn Run the troubleshooter. [caption id="attachment_15878" align="aligncenter" width="771"] Chọn Run the troubleshooter[/caption] Bước 3: Hãy đợi cho quá trình troubleshoot hoàn tất và sau đó, chúng sẽ báo cho chúng ta biết lỗi của Windows Media Player. Sau đó, làm theo các bước hướng dẫn nếu có. Bước 4: Thử chạy một medela file có bên trong của Windows Media Player để kiểm tra xem còn lỗi gì hay không. Restart lại Windows Media Player trong Task Manager Nếu thứ 3 cách thức trên vẫn chưa được thì đừng ngần ngại Restart lại Windows Media Player trong Task Manager nhé. Bước 1: Mở Task Manager bằng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc. [caption id="attachment_15886" align="aligncenter" width="771"] Mở Task Manager[/caption] Bước 2: Trong tab Processes, tìm Windows Media Player. Bước 3: Sau khi tìm thấy chương trình, hãy nhấn chuột phải vào Windows Media Player sau đó chọn End Task. [caption id="attachment_15894" align="aligncenter" width="771"] Chọn End Task để đóng[/caption] Bước 4: Cuối cùng, là mở và chạy lại Windows Media Player. Lỗi này sẽ được giải quyết một cách triệt. Nếu không được, hãy thử cách tiếp theo xem sao nhé. Disable Windows Media Player Network Sharing Service Disable Windows Media Player Network Sharing Service là cách khắc phục lỗi Server Execution Failed thứ 5 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. 6 bước thực hiện như sau: Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp Run. Bước 2: Sau đó nhập vào services.msc rồi nhấn Enter để mở Services. Bước 3: Tìm Windows Media Player Network Sharing Service nằm trong danh sách các chương trình và nhấp chuột phải vào đấy rồi chọn Stop. [caption id="attachment_15908" align="aligncenter" width="771"] Tìm Windows Media Player Network Sharing Service[/caption] Bước 4: Tiếp theo, double-click chuột trái vào Windows Network Sharing Center rồi chọn Properties. Một hộp thoại mới sẽ hiện ra, sau đó tìm option Startup Type và nhấp vào nó rồi chọn Disabled. [caption id="attachment_15912" align="aligncenter" width="771"] Tìm option Startup Type và nhấp vào nó rồi chọn Disabled[/caption] Bước 5: Tiếp đó chọn OK rồi Apply. Bước 6: Đóng cửa sổ Services lại và khởi động lại Windows Media Player để kiểm tra xem ứng dụng đã chạy được hay chưa. Lưu ý: Nếu Windows Media Player vẫn gặp lỗi Server Execution Failed thì thử làm lại một lần nữa và đặt Startup Type thành Automatic ở trong bước 4. >>> Xem thêm: Sửa lỗi Your Connection Is Not Private Đơn giản & Hiệu quả Nguyên nhân và Sửa lỗi video không chạy trên Windows Media Player Video không chạy được trên Windows Media Player cũng là một lỗi khá hay gặp. Nếu như chúng ta gặp phải lỗi này thì nên làm như thế nào? Ngay bây giờ sẽ là câu trả lời. Nguyên nhân video không chạy trên Windows Media Player Nguyên nhân dẫn đến việc Windows Media Player không chạy được video có thể là do: File video của chúng ta đang bị hỏng. Cũng có thể là một số phần của video không sao chép không đúng cách. Nếu gặp phải lỗi này, màn hình sẽ nhấp nháy hoặc chuyển hẳn sang màu đen khi chúng ta mở file. Không có cách khắc phục nào ngoài việc đổi sang file mới. Codec – dùng để nén tệp không hỗ trợ việc mở file này. Cách giải quyết là tải codec mới xuống. Nếu thấy báo “Cannot play the file” thì có nghĩa là trình phát media không hỗ trợ phát video này.  Driver của audio hoặc video đã lỗi thời hoặc lỗi phần cứng và lỗi file khiến video bị đứng. Âm thanh bị biến dạng là do Windows Media Player chỉ phát video mà không có tiếng. Cách sửa lỗi video không chạy trên Windows Media Player Có 2 cách để khắc phục lỗi video không chạy được trên WMP. Cùng tham khảo ngay sau đây. Cách 1: Disable và Enable WMP thông qua Apps & Features Đầu tiên, bạn có thể chọn disable và enable lại WMP trong phần Windows Features. Bước 1: Trong phần search bar của Windows, tiến hành nhập Windows feature rồi nhấn Enter để mở. [caption id="attachment_15916" align="aligncenter" width="771"] Nhập Windows feature rồi nhấn Enter để mở[/caption] Bước 2: Mở rộng tab Turn Windows on or off. Lúc này, bạn sẽ thấy hiện ra rất nhiều option, hãy uncheck option Windows Media Player và sau đó check nó lại. Tiếp theo là nhấn vào OK. Mọi thứ sẽ được lưu lại. [caption id="attachment_15920" align="aligncenter" width="771"] OK để lưu lại mọi thứ[/caption] Bước 3: Đóng cửa sổ cũng như chạy lại video. Cách 2: Disable và Enable Windows Media Player trong Windows Features Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + X, bạn sẽ thấy hiện lên rất nhiều option ở bên tay trái. Hãy tìm đến Apps & Features rồi mở nó ra. [caption id="attachment_15924" align="aligncenter" width="771"] Đến Apps & Features rồi mở nó ra[/caption] Bước 2: Tab Windows & Apps đã mở ra, việc của bạn lúc này đó là chọn Optional feature sau đó nhấn Enter. [caption id="attachment_15928" align="aligncenter" width="771"] Chọn Optional feature sau đó nhấn Enter[/caption] Bước 3: Trong số các option hiện ra, hãy tìm Windows Media Player và chọn Uninstall. [caption id="attachment_15932" align="aligncenter" width="771"] Tìm Windows Media Player và chọn Uninstall[/caption] Bước 4: Cuối cùng là restart lại máy tính của bạn sau đó lặp lại các bước trên từ đầu. Cài đặt “Windows Media Player” để kiểm tra video đã chạy được hay chưa. Những bài viết liên quan: IDS là gì? Phân tích so sánh IDS, IPS và tường lửa chi tiết Website là gì? Toàn tập kiến thức về website từ A – Z RSS là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng RSS mới nhất Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi error code 0xc004f074 Bạn đã nắm rõ cách khắc phục lỗi Server Execution Failed chưa? Áp dụng ngay để không bị gián đoạn trong quá trình làm việc nhé.