Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket

Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket

Tác giả: Admin
15:08 21/07/2022

Socket được liên tưởng giống như ổ cắm điện vật lý vốn đã rất quen thuộc với mọi người. Để hiểu cụ thể, hãy cùng đến với phần tổng hợp kiến thức dưới đây của FPT Cloud. Bạn sẽ sớm nắm rõ Socket là gì cùng cách thức vận hành trong thực tế như thế nào. Bên cạnh đó là phân tích các ưu – nhược điểm giúp bạn ứng dụng trong thực tiễn chuẩn xác nhất.

Socket là gì?

Sockets là gì? Đây là điểm cuối endpoint trong liên kết truyền thông hai chiều, biểu diễn kết nối giữa Client và Server. Nếu còn cảm thấy xa lạ, bạn có thể liên tưởng đến ổ cắm điện vật lý.

Ổ cắm này là nơi tiếp xúc để nhận cáp điện. Tương tự như thế, một Socket Software cũng là điểm nhận. Thay vì cáp nguồn như ví dụ, công cụ sẽ được nhận kết nối từ máy tính khác.

Socket được ví như một ổ điện, nơi tiếp nhận các kết nối đến
Socket được ví như một ổ điện, nơi tiếp nhận các kết nối đến

Các lớp đều ràng buộc thông qua một cổng (thể hiện bằng con số cụ thể). Dựa vào đó, các tầng TCP Socket Layer định danh ứng dụng có dữ liệu đã gửi tới.

Socket còn là cầu nối quan trọng trong mô hình Client Server, cho phép hai đầu giao tiếp dữ liệu một cách hiệu quả qua mạng. Khi phát triển hoặc kiểm thử các ứng dụng socket, nhiều lập trình viên lựa chọn sử dụng WampServer để mô phỏng môi trường máy chủ một cách linh hoạt và dễ dàng triển khai.

Cách thức Socket hoạt động

Như đã biết, chức năng của Socket là kết nối Client và Server thông qua TCP/IP và UDP. Mục đích cho cách vận hành là để truyền và nhận dữ liệu qua Internet. Giao diện lập trình ứng dụng mạng chỉ hoạt động khi có:

Các kết nối giữa Client - Server diễn ra thông qua TCP/IP và UDP
Các kết nối giữa Client - Server diễn ra thông qua TCP/IP và UDP

- Thông số IP.

- Số hiệu cổng của hai ứng dụng cần trao đổi dữ liệu với nhau.

Ngoài ra, các các đối tượng tham gia truyền thông tin cần đáp ứng thêm các điều kiện khác. Khi đã thỏa mãn, Socket Server mới vận hành tốt:

- Hai ứng dụng có thể trên cùng một máy hoặc hai máy khác nhau đều được.

- Nếu cùng trên máy chung phải đảm bảo số hiệu cổng không trùng.

Khi quá trình truyền dữ liệu không thành công, hệ thống sẽ báo lỗi, dữ liệu ngắt quãng. Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện kỹ thuật cho thiết bị, sự vận hành diễn ra đều đặn. Chỉ cần ghi nhớ những đặc điểm trên đủ để bạn hiểu Socket Server là gì.

Để Socket hoạt động ổn định và linh hoạt, nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn Cloud Server nhằm đảm bảo hiệu suất và khả năng mở rộng. Ngoài ra, giải pháp thuê VPS cũng là lựa chọn phổ biến cho các dự án nhỏ, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu kết nối thời gian thực.

Phân biết và hướng dẫn sử dụng 6 loại socket

Cùng đến với 6 loại socket.

Stream Socket (TCP Socket)

Cách sử dụng

  • Sử dụng cho giao tiếp hướng kết nối, cần thiết lập kết nối giữa client và server trước khi truyền dữ liệu.
  • Giao thức sử dụng: TCP (Transmission Control Protocol).
  • Phù hợp với ứng dụng như HTTP, FTP, SSH, email.

Stream Socket (TCP Socket)

Cách sử dụng

  • Sử dụng cho giao tiếp hướng kết nối, cần thiết lập kết nối giữa client và server trước khi truyền dữ liệu.
  • Giao thức sử dụng: TCP (Transmission Control Protocol).
  • Phù hợp với ứng dụng như HTTP, FTP, SSH, email.

Ưu điểm

  • Đảm bảo dữ liệu truyền đến đúng thứ tự, không bị mất mát.
  • Có xác nhận nhận/gửi gói tin, tăng tính tin cậy.
  • Phù hợp với các ứng dụng cần kết nối lâu dài và ổn định.

Nhược điểm

  • Cần thiết lập kết nối trước khi truyền, gây chậm ở bước đầu.
  • Ít linh hoạt trong các tình huống có nhiều client kết nối cùng lúc.
  • Có thể bị gián đoạn nếu server quá tải hoặc không phản hồi.

Datagram Socket (UDP Socket)

Cách sử dụng

  • Giao tiếp không kết nối, không cần xác nhận hay bắt tay giữa client và server.
  • Giao thức sử dụng: UDP (User Datagram Protocol).
  • Dùng trong các ứng dụng cần tốc độ cao: video streaming, game online, VoIP.

Ưu điểm

  • Truyền dữ liệu nhanh, không cần thiết lập kết nối.
  • Cấu hình đơn giản, ít tốn tài nguyên.
  • Phù hợp với truyền tải tin ngắn hoặc không quan trọng nếu mất gói.

Nhược điểm

  • Không đảm bảo độ tin cậy, dữ liệu có thể thất lạc hoặc sai thứ tự.
  • Không có kiểm tra lỗi tích hợp.
  • Không phù hợp với ứng dụng cần sự toàn vẹn dữ liệu.

Raw Socket

Cách sử dụng

  • Dành cho truy cập cấp thấp đến giao thức mạng (IP, TCP, UDP...).
  • Cho phép xây dựng hoặc phân tích gói tin tùy ý.
  • Chủ yếu dùng trong nghiên cứu, bảo mật, công cụ kiểm tra mạng như Wireshark.

Ưu điểm

  • Toàn quyền kiểm soát dữ liệu ở mức gói tin.
  • Tùy biến cao cho nhà phát triển giao thức hoặc công cụ phân tích.

Nhược điểm

  • Cần quyền admin/root mới được sử dụng.
  • Phức tạp, không phù hợp cho lập trình cơ bản.
  • Dễ gây lỗi hoặc lỗ hổng bảo mật nếu dùng sai.

Sequenced Packet Socket

Cách sử dụng

  • Giao tiếp dùng trong hệ thống mạng của Unix (NetWare, Linux...).
  • Kết hợp giữa tính năng có kết nối và dữ liệu dạng gói.
  • Hỗ trợ điều khiển headers và dữ liệu ở mức chi tiết.

Ưu điểm

  • Có thể kiểm soát rõ headers và nội dung gói tin.
  • Giúp phát triển ứng dụng chuyên biệt, yêu cầu cao về giao thức.

Nhược điểm

  • Cần kiến thức chuyên sâu để triển khai và debug.
  • Khó duy trì với dự án lớn hoặc thiếu nhân lực am hiểu mạng.
  • Tiêu tốn tài nguyên nếu cấu hình sai.

WebSocket

Cách sử dụng

  • Giao thức hai chiều trên nền TCP, dành cho giao tiếp thời gian thực giữa browser và server.
  • Dùng trong chat, game, dashboard, real-time notification.

Ưu điểm

  • Kết nối liên tục, real-time, giảm độ trễ tối đa.
  • Tối ưu dữ liệu khi truyền, tiết kiệm băng thông.
  • Dễ xử lý lỗi, có thể phục hồi kết nối.

Nhược điểm

  • Không được hỗ trợ đầy đủ trên một số nền tảng cũ.
  • Có thể không tương thích với proxy/firewall nếu không cấu hình đúng.
  • Gặp rào cản khi triển khai với các hệ thống back-end không hỗ trợ WebSocket.

Unix Domain Socket

Cách sử dụng

  • Dùng cho giao tiếp giữa các tiến trình (IPC) trên cùng một máy tính.
  • Hoạt động nhanh hơn TCP/UDP do không đi qua tầng mạng.
  • Phổ biến trong giao tiếp giữa các thành phần hệ thống (như Redis, Nginx – PHP).

Ưu điểm

  • Truyền tải rất nhanh, độ trễ thấp (latency chỉ ~5ms).
  • Tăng hiệu suất tới 30-50% cho cơ sở dữ liệu (MySQL, Redis...).
  • Tin cậy và đơn giản cho IPC nội bộ.

Nhược điểm

  • Không thể dùng để giao tiếp giữa hai máy tính khác nhau.
  • Việc quản lý quyền truy cập (file permission) phức tạp hơn TCP.
  • Không phù hợp với ứng dụng phân tán hoặc đa máy chủ.

Ứng dụng của Socket?

Khi sử dụng Socket, ưu điểm lớn nhất là khả năng hỗ trợ trên các hệ điều hành. Trong đó phải kể đến MS Windows, Linux,… Ngoài ra, sự tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình gồm C, C++, Java, Visual Basic, Visual C++,… cũng được đánh giá cao.

Vì thế, hình thức này phù hợp với hầu hết mọi đối tượng người dùng với cấu hình máy tính khác nhau. Đặc biệt, bạn có thể chạy nhiều điểm Endpoint như vậy cùng lúc. Dẫn đến, hiệu suất làm việc cải thiện, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.

Ví dụ Java sử dụng giao thức TCP/IP

Các ví dụ về giao thức TCP/IP

TCP Server Socket

import java.io.BufferedReader;

import java.io.IOException;

import java.io.InputStreamReader;

import java.net.ServerSocket;

import java.net.Socket;

 

public class TCPServerExample {

 

    public static void main(String[] args) {

        final int serverPort = 9876;

 

        try (ServerSocket serverSocket = new ServerSocket(serverPort)) {

            System.out.println("Server is listening on port " + serverPort);

 

            while (true) {

                Socket clientSocket = serverSocket.accept();

                System.out.println("Accepted connection from " + clientSocket.getInetAddress());

 

                BufferedReader reader = new BufferedReader(new InputStreamReader(clientSocket.getInputStream()));

                String clientMessage = reader.readLine();

 

                System.out.println("Received from client: " + clientMessage);

                clientSocket.close();

            }

 

        } catch (IOException e) {

            e.printStackTrace();

        }

    }

}

TCP Client Socket

import java.io.BufferedReader;

import java.io.IOException;

import java.io.InputStreamReader;

import java.io.PrintWriter;

import java.net.Socket;

 

public class TCPClientExample {

 

    public static void main(String[] args) {

        final String serverAddress = "localhost";

        final int serverPort = 9876;

 

        try (Socket socket = new Socket(serverAddress, serverPort)) {

            System.out.println("Connected to server on port " + serverPort);

 

            PrintWriter writer = new PrintWriter(socket.getOutputStream(), true);

            BufferedReader reader = new BufferedReader(new InputStreamReader(socket.getInputStream()));

 

            String messageToSend = "Hello, Server!";

            writer.println(messageToSend);

            System.out.println("Sent to server: " + messageToSend);

 

            String serverResponse = reader.readLine();

            System.out.println("Received from server: " + serverResponse);

 

        } catch (IOException e) {

            e.printStackTrace();

        }

    }

}

 

Ví dụ Java sử dụng giao thức UDP

Ví dụ chi tiết về giao thức UDP

UDP Client Socket

import java.net.DatagramPacket;

import java.net.DatagramSocket;

import java.net.InetAddress;

 

public class UDPClientExample {

 

    public static void main(String[] args) {

        final String serverAddress = "localhost";

        final int serverPort = 9876;

 

        try (DatagramSocket clientSocket = new DatagramSocket()) {

            InetAddress serverIPAddress = InetAddress.getByName(serverAddress);

            String messageToSend = "Hello, Server!";

            byte[] sendData = messageToSend.getBytes();

 

            DatagramPacket sendPacket = new DatagramPacket(sendData, sendData.length, serverIPAddress, serverPort);

            clientSocket.send(sendPacket);

 

            System.out.println("Sent to server: " + messageToSend);

        } catch (Exception e) {

            e.printStackTrace();

        }

    }

}

 

UDP Server Socket

import java.net.DatagramPacket;

import java.net.DatagramSocket;

 

public class UDPServerExample {

 

    public static void main(String[] args) {

        final int serverPort = 9876;

 

        try (DatagramSocket serverSocket = new DatagramSocket(serverPort)) {

            System.out.println("Server is listening on port " + serverPort);

 

            byte[] receiveData = new byte[1024];

 

            while (true) {

                DatagramPacket receivePacket = new DatagramPacket(receiveData, receiveData.length);

                serverSocket.receive(receivePacket);

 

                String clientMessage = new String(receivePacket.getData(), 0, receivePacket.getLength());

                System.out.println("Received from client: " + clientMessage);

 

                String responseMessage = "Hello, Client! I received your message.";

                byte[] sendData = responseMessage.getBytes();

 

                DatagramPacket sendPacket = new DatagramPacket(

                    sendData, sendData.length, receivePacket.getAddress(), receivePacket.getPort()

                );

 

                serverSocket.send(sendPacket);

                System.out.println("Sent response to client: " + responseMessage);

            }

 

        } catch (Exception e) {

            e.printStackTrace();

        }

    }

}

Trên đây là những thông tin không thể bỏ qua với các nhà tạo dựng trang web. Bằng việc ứng dụng, bạn có thể tạo ra Site với tốc độ tải nhanh, thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Để chọn đúng loại, bạn dựa trên cấu hình máy cũng như mục đích sử dụng. FPT Cloud tin rằng hiểu và khai thác Socket sẽ đem đến nhiều lợi thế khác biệt.