Trong thời đại số, làm việc từ xa đã trở thành một hình thức làm việc phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm việc từ xa hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải đối mặt với nhiều thách thức như đảm bảo bảo mật thông tin, kết nối ổn định và quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên. Ảo hóa, với khả năng tạo ra các môi trường làm việc ảo, hứa hẹn sẽ là một giải pháp toàn diện, giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn này và nâng cao hiệu quả làm việc từ xa.
1. VDI là gì?
VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là giải pháp ảo hóa hạ tầng máy tính, cho phép thay thế máy tính truyền thống. Dựa trên công nghệ Virtual Machine, VDI cho phép người dùng đầu cuối sử dụng máy tính ảo trên hệ thống máy chủ tập trung; đồng thời cung cấp môi trường làm việc linh hoạt, gia tăng tính bảo mật, an toàn dữ liệu, dễ dàng điều chỉnh (mở rộng/ thu hẹp) hệ thống.
Điều đó có nghĩa là tất cả các máy tính trong hệ thống đều là máy ảo và không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị vật lý như mô hình triển khai truyền thống. Đi cùng xu hướng làm việc từ xa, VDI được đánh giá là giải pháp mạnh mẽ, hữu ích cho phép máy tính để bàn có thể được cá nhân hóa theo người dùng và có đầy đủ tính bảo mật, sự quản lý tập trung. Theo đó, người sử dụng có thể có thể truy cập máy tính để bàn ảo mọi lúc, mọi nơi và trên tất cả các thiết bị trong khi dữ liệu lại tập trung một khu vực khác.
Để sử dụng máy tính ảo này, người dùng chỉ cần có thiết bị truy cập gọi là thiết bị đầu cuối (Client). Client thực hiện nhiệm vụ truy cập, kết nối máy chủ bằng giao thức (hiển thị từ xa) và mạng LAN, WAN, 4G.
2. FPT Cloud Desktop có phải là VDI?
FPT Cloud Desktop là tên gọi của dịch vụ VDI được FPT Smart Cloud phát triển trên nền tảng công nghệ VMware nhằm cung cấp dịch vụ máy tính ảo (Virtual Desktop) cho doanh nghiệp trên hạ tầng FPT Cloud, giúp thay thế máy tính truyền thống và mang đến môi trường làm việc linh hoạt, gia tăng tính bảo mật, an toàn dữ liệu, triển khai dễ dàng, nhanh chóng mở rộng theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Để cung cấp được dịch vụ máy trạm ảo, FPT Smart Cloud đã triển khai một hệ thống rất lớn bao gồm các máy chủ có năng lực tính toán, hệ thống lưu trữ (SAN Storage), phần mềm ảo hóa VMware license, Windows Server license, hạ tầng network, VPN, Internet, cùng các hệ thống phần mềm tự nghiên cứu và phát triển như Cổng dịch vụ quản trị tự động (automation)… Do đó FPT Cloud Desktop có khả năng cấp phát được một số lượng lớn, nhanh chóng các máy trạm ảo thay thế cho các máy tính để bàn vật lý đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 đang bùng phát như hiện nay.
>>> Xem thêm: Báo Cáo Về Thị Trường Điện Toán Đám Mây Tại Việt Nam Năm 2020
3. Thành phần của hệ thống
FPT Cloud Desktop được triển khai tại các Trung tâm dữ liệu của FPT tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hệ thống dựa trên kiến trúc giải pháp VMware Horizon 8, VMware vSphere; kết hợp với hệ thống web portal hỗ trợ bảo mật xác thực 2 lớp MFA OTP.
Hình 1: Sơ đồ cấu hình chi tiết hệ thống.
Horizon Client: là các thiết bị đầu cuối (Windows, Linux, Mac PC, Laptop, Thin Client, Tablet, Mobile…) được cài đặt phần mềm Horizon Client, cho phép người dùng kết nối và tương tác với máy tính ảo (Cloud Desktop).
Unified Access Gateway (UAG): UAG hoạt động như một cổng an toàn khi người dùng muốn truy cập các ứng dụng và Cloud Desktop từ Internet. UAG được đặt trong khu vực DMZ, giảm thiểu khả năng tấn công vào bên trong hệ thống; kết hợp cùng với Connection Server và Active Directory thực hiện xác thực cho người dùng.
Connection Server: là một thành phần quan trọng, có chức năng lưu thông tin cấu hình của các Cloud Desktop tương ứng với tài khoản người dùng và quyền truy cập. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ:
Hướng người dùng đến đúng các ứng dụng, nhóm Cloud Desktop, ví dụ như nhóm Cloud Desktop cho Nhân sự, Tài chính, Kế toán, Ban giám đốc,…
Quản lý các phiên ứng dụng và remote desktop.
Thiết lập kết nối an toàn giữa người dùng, Cloud Desktop và ứng dụng.
Kích hoạt SSO (single sign-on).
Thiết lập và kích hoạt các chính sách. Người dùng chỉ có thể truy cập các tài nguyên mà họ được phép.
Connection Server được triển khai thành ít nhất 02 nodes nhằm đảm bảo hiệu năng và khả năng dự phòng.
Horizon Agent: được cài đặt trên Cloud Desktop. Khi người dùng được xác thực thành công, Horizon Client sẽ khởi tạo kết nối đến Horizon Agent thông qua các giao thức như PCoIP, VMware Blast. Các bước này hoàn toàn tự động, người dùng không cần thực hiện bất kỳ thao tác gì.
Horizon Administrator: ứng dụng web cho phép admin cấu hình Connection Server. Thực hiện triển khai, quản lý các ứng dụng, Cloud Desktop, kiểm soát xác thực người dùng. Horizon Administrator được cài đặt sẵn trong Connection Server.
Active Directory: gồm một cặp máy chủ Windows Server, trong đó một máy chủ đóng vai trò Primary Domain Controller (PDC) quản lý toàn bộ domain. Máy chủ còn lại đóng vai trò Backup Domain controller (BDC).
Máy ảo người dùng (Cloud Desktop): được ảo hoá bởi VMware ESXi cluster. Vùng này được cấu hình hỗ trợ fail-over, đảm bảo khả năng dự phòng.
DNS (Domain Name Service): hệ thống phân giải tên miền.
DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): hệ thống cấp phát IP tự động cho các cloud desktop.
>>> Xem thêm: DOANH NGHIỆP NÊN SỬ DỤNG LOẠI ĐÁM MÂY NÀO?
4. Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp
Linh hoạt trong triển khai và ứng dụng
Hệ thống máy trạm ảo có thể được cấp phát nhanh chóng, linh hoạt (bao gồm máy trạm, hệ thống networking, bảo mật) theo nhu cầu sử dụng thực tế của người dùng; cho phép cung cấp nhiều mô hình triển khai dịch vụ, dễ dàng trong việc mở rộng/ thu hẹp, nâng cấp hệ thống các máy trạm ảo tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của cá nhân hay doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, người dùng có thể dễ dàng tương tác với máy trạm mọi lúc, mọi nơi, trên mọi kỳ thiết bị đầu cuối.
Đơn giản hóa nhiệm vụ quản lý và bảo trì
Quản trị viên quản lý trên một portal duy nhất, có thể kiểm soát, điều chỉnh tài nguyên cấp phát trên máy ảo tùy theo nhu cầu cụ thể.
Bằng việc tận dụng nhiều tính năng ưu việt của cơ sở hạ tầng ảo hóa, thay vì mỗi người dùng có một máy tính vật lý chuyên dụng đòi hỏi nhiều công sức, thời gian để bảo trì thì với FPT Cloud Desktop điều này hoàn toàn được loại bỏ.
Tối ưu hiệu suất, tiết kiệm chi phí
FPT Cloud Desktop sở hữu chức năng cho phép chia sẻ tài nguyên theo cơ chế cấp phát khi cần, khả năng dự phòng và độ sẵn sàng cao giúp tối ưu hiệu suất hoạt động cho doanh nghiệp.
Sử dụng hệ thống FPT Cloud Desktop, doanh nghiệp có thể giảm thiểu nhiều loại chi phí trong quá trình vận hành:
Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu: giảm số lượng máy chủ vật lý, trả phí theo nhu cầu sử dụng thực tế (Pay as you go).
Tiết kiệm chi phí quản lý: thống kê cho thấy, một nhân viên IT trung bình có thể quản lý khoảng 100 máy vật lý. Trong khi đó, với FPT Cloud Desktop thì một nhân viên IT sẽ dễ dàng quản lý đến 500 máy ảo. Như vậy, doanh nghiệp giảm được chi phí nhân sự cũng như bảo trì hệ thống định kỳ hàng năm.
Tiết kiệm tài nguyên hệ thống, tránh tối đa sự lãng phí: nhờ Golden/Master Image giúp tận dụng khả năng ảo hóa, tiết kiệm không gian lưu trữ, kết hợp với cơ thế Thin Provisioning có công dụng phân phối đủ lượng tài nguyên cần dùng giúp tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Giải pháp FPT Cloud Desktop sở hữu tính năng lưu trữ tập trung, chống thất thoát dữ liệu, tích hợp công nghệ bảo mật đa lớp, chống copy, sao chép dữ liệu qua cổng USB; giúp kiểm soát truy cập người dùng. Nhờ thế, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể an tâm rằng tất cả dữ liệu đã được bảo vệ tuyệt đối.