Blogs Tech

Junk Mail là gì? Nguyên nhân thư vào Spam và cách khắc phục

10:33 28/07/2022
Junk Mail đề cập đến những thư điện tử chứa nội dung quảng cáo, virus, mã độc. Thế nhưng, quá trình xử lý đôi khi vẫn có thể xác định sai đối tượng, gây nhầm lẫn. Vậy lý do Mail bị gửi vào Spam là gì? Bạn sẽ biết hàng loạt các nguyên nhân thông qua bài viết được FPT Cloud chia sẻ dưới đây. Phần cuối hé lộ cách để hạn chế những thư quan trọng bị ẩn trong mục này. Junk Mail là gì? Junk Mail là gì? Thuật ngữ dùng để chỉ các thư có nội dung quảng cáo, virus hoặc nguy cơ về mã nguồn độc hại. Những đối tượng này gây ra tác động tiêu cực không hề nhỏ đến người nhận Email. [caption id="attachment_29372" align="aligncenter" width="800"] Junk Mail là những thư nghi ngờ chứa nội dung bị hạn chế, chứa virus hoặc mã độc[/caption] Để hạn chế rủi ro, khi hệ thống nhận diện có nguy cơ gặp phải Junk Email sẽ tự động chuyển sang hộp Spam. Thế nhưng, cơ chế phát hiện thường chỉ lọc thư dựa trên một số tiêu chí nhất định. Điều này cũng là dễ hiểu vì không phải công cụ nào cũng có thể tối ưu 100%. Điều quan trọng là biết cách khắc phục cụ thể thông qua phần cuối bài viết. >>> Xem thêm: Webmail là gì? Tìm hiểu chức năng và hướng dẫn sử dụng Webmail Thuật ngữ liên quan đến Junk Mail cần biết Trong quá trình tìm hiểu Junk Mail, bạn sẽ thấy xuất hiện những thuật ngữ liên quan. Chủ động nắm bắt trước sẽ giúp quá trình tiếp cận thông tin về sau không bị gián đoạn. [caption id="attachment_29375" align="aligncenter" width="800"] Junk Mail là những thư nghi ngờ chứa nội dung bị hạn chế, chứa virus hoặc mã độc[/caption] Khi có nhiều những dấu hiệu nghi ngờ, IP bị đưa vào danh sách đen ✅Thuật ngữ liên quan Giải thích ý nghĩa ✅Content filters Bạn có thể hiểu đây là bộ lọc nội dung. Nhiệm vụ của công cụ này là duyệt các thông tin chứa trong lá thư gửi đến. Qua đó, hệ thống nhận diện, xác định liệu đó có phải Email rác không. ✅Header filters Dịch ra tiếng Việt, bạn sẽ biết đến với tên gọi bộ lọc tiêu đề. Nhiệm vụ chính là đánh giá Email thông qua Title. Mục đích cũng không gì khác ngoài việc xác định có chứa thông tin giả mạo không. ✅URL Blacklist Thuật ngữ đề cập đến một danh sách đen các đường dẫn được cho là nguy hiểm. Đối tượng vi phạm thường là các web dùng tool hoặc thủ thuật SEO mũ đen quá nhiều. Họ thường lạm dụng cách thay đổi nội dung, tên miền, giao diện,…Khi phát hiện ra link trong blacklist, Email đó sẽ không được Index hoặc bị Google khóa URL. ✅IP Blacklist Đây là một danh sách đen chứa các địa chỉ IP không an toàn hoặc có dấu hiệu Spam.IP sẽ bị các tổ chức chống Spam đưa vào blacklist khi các tài khoản trên server Spam Mail số lượng lớn. Trong tình huống này, bạn cần kiểm tra cũng như kịp thời xử lý vấn đề liên quan. Sau đó, hãy liên hệ với tổ chức để được đưa ra khỏi danh sách. Tại sao Mail vào Spam? Tại sao Mail vào Spam là thắc mắc của hầu hết mọi người. Có rất nhiều lý do khiến thư bị xác nhận là Junk Mail cho dù trong đó chứa thông tin quan trọng. Như đã nói, vấn đề chủ yếu nằm ở việc hệ thống nhận diện của bộ lọc chỉ hoạt động ở mức tương đối. Bộ máy căn cứ dựa trên một số tiêu chí nhất định để đánh giá tính chất thư. Mỗi tiêu chí sẽ ứng với một điểm và nếu Email không đạt đủ sẽ đi vào hộp Spam. Bộ các điều kiện trên vẫn liên tục được cập nhật hàng ngày giúp lọc hiệu quả hơn. Để cải tiến như vậy cần một quá trình: - Khi có người báo cáo Spam, bộ lọc sẽ nhanh chóng tiếp thu. - Chia sẻ dữ liệu “bị vi phạm” này trong hệ thống để siết chặt lại lưới lọc áp dụng trên toàn bộ quy mô. Khi thư rác được chuyển thẳng vào hộp Spam sẽ giúp ích rất nhiều cho cá nhân, doanh nghiệp. Những đối tượng này hạn chế rủi ro trong việc nhận – mở thư. Những phân tích này muốn nói rằng quá trình phát hiện Junk Mail vẫn đang nỗ lực hoàn thiện. Nếu xảy ra sự cố, bạn nên cân nhắc đến những sai sót dưới đây. Sự hỗ trợ của con người và bộ máy sẽ giúp vòng tròn an ninh tăng cường đáng kể. IP của Mail Server liệt vào danh sách đen Làm thế nào để check Spam Mail và chắc chắn địa chỉ IP của Mail Server đang dùng không ở trong blacklist? Bạn nên kiểm tra thông qua đường link sau: https://mxtoolbox.com/blacklists.apx. Bạn bị liệt vào Blacklist nếu kết quả trả về ghi là LISTED. Điều này đồng nghĩa với việc mọi Email gửi đi đều rơi vào Spam trên Mail Server như Gmail, Yahoo,...Muốn khắc phục, bạn cần nghiên cứu lại các tiêu chí để gỡ IP khỏi danh sách. Chưa trỏ PTR Record PTR Record – Point Record được hiểu là bản ghi ngược. Nhiệm vụ chính đặt ra là ánh xạ từ một địa chỉ IP đến tên miền. [caption id="attachment_29377" align="aligncenter" width="800"] Ứng dụng PTR Record sẽ giúp tăng cường mức độ đáng tin của Mail Server[/caption] Ứng dụng PTR Record sẽ giúp tăng cường mức độ đáng tin của Mail Server Việc trỏ PTR Record cho Domain sẽ tăng mức độ tin cậy của Mail Server khi gửi đến Mail Server khác. Theo một cách dễ hiểu, quy trình này giúp xác định thư không có dấu hiệu Spam. Bạn có thể kiểm tra tên miền của mình đã trỏ PTR Record hay chưa với link: https://intodns.com/. Nếu thấy xuất hiện dấu (!) nghĩa là chưa được hỗ trợ. Chưa cấu hình SPF Record SPF Record là cơ chế đánh giá để biết một thư điện tử có phải Junk Mail không. Tại đây, hệ thống sử dụng nguyên tắc phát hiện Email giả mạo dựa trên Domain. Qua rà soát, bộ máy biết được thư gửi đi từ tên miền nào và có thuộc người quản trị đó không. Nếu chính chủ nghĩa là mức độ đáng tin cậy tăng lên đáng kể. Bạn có thể kiểm tra kỹ thuật này với đường dẫn sau: https://mxtoolbox.com/. Chưa cấu hình DKIM DKIM – Domain Identified Mail thực hiện nhiệm vụ xác thực Email bằng chữ ký số của Domain gửi thư. Một khóa công khai được công bố trên DNS dưới dạng TXT Record. Trong đó, một khóa còn lại cấu hình trong Mail Server. [caption id="attachment_29379" align="aligncenter" width="800"] Khả năng bị đánh giá là Spam cao khi bạn chưa cấu hình DKIM[/caption] Nếu chưa hoàn thiện cấu hình DKIM, thư của bạn rất dễ rơi vào “tầm ngắm” và đánh dấu là Junk Mail. Để kiểm tra, bạn gửi thử một thư đến Yahoo hoặc Gmail và nhìn lên phần header của Mail. Chủ đề Mail bị liệt vào Spam Như đã biết, một lượng lớn thư đánh dấu là Junk Mail do có chứa nội dung không phù hợp. Đôi khi, bạn có thể vô tình đã mắc sai lầm này. Vì thế, hãy kiểm tra để chắc chắn mình không vi phạm các chủ đề sau: Nội dung đe dọa, quấy rối hoặc có dấu hiệu bắt nạt. Trong thư sử dụng ngôn từ mang tính chất thù ghét. Thực hiện hành động giả mạo người khác, không phải chủ sở hữu để gửi thư đi. Nội dung khiêu dâm. Chia sẻ thông tin cá nhân theo cách bất hợp pháp sẽ bị cho vào Junk Mail. Nội dung bạo lực. Nội dung được đánh giá là có tính chất bất hợp pháp. Có đề cập đến những dấu hiệu lạm dụng trẻ vị thành niên trong thư. Đây là một cách lọc thư hết sức cần thiết để đảm bảo sự an toàn của người dùng và cả không gian mạng. Vì thế, hãy chắc chắn ngôn từ bạn sử dụng không gây hiểu lầm cho bộ lọc. Mail bị đánh dấu Spam Có một sự thật là người nhận thư có quyền đánh dấu Email của bạn Spam. Hiển nhiên, những Mail tiếp theo được gửi đi cũng rơi thẳng vào thùng này. Trường hợp tệ hơn xảy ra nếu có quá nhiều người cùng đánh dấu địa chỉ Email của bạn. Khả năng IP bị đưa vào danh sách đen của Mail Server đó rất cao. Email của bạn đã bị chiếm quyền sở hữu Thư bị xếp vào Junk Mail khi có hacker tấn công, chiếm quyền. Đối tượng xấu thực hiện việc gửi thư hàng loạt khiến IP Server bị đưa vào Blacklist. [caption id="attachment_29381" align="aligncenter" width="800"] Email bị Spam có thể là do hacker đã thực hiện hành vi can thiệp[/caption] Bạn cần đảm bảo cài đặt cấu hình bảo mật từ Mail Server đến Client bài bản. Chẳng hạn như thiết lập các module hỗ trợ Server, Webmail để hạn chế gửi/nhận thư. Mail gửi nhầm địa chỉ cho tổ chức Spam Đây là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến việc bạn bị đánh dấu là Junk Mail. Đó là khi một trong các user của bạn gửi nhầm thư vào địa chỉ Mail định sẵn. Lúc này, tổ chức Spam sẽ tạo ra hàng loạt Email để “bẫy”. Khi phát hiện có thư đến, ngay lập tức địa chỉ IP bị đưa vào Blacklist. Trong trường hợp này sẽ mất chi phí để được gỡ. Mail Server không cấu hình Trong một số tình huống, dù không cấu hình Mail Server vẫn có thể gửi thư. Tuy vậy, hành động này được đánh giá là mang nhiều rủi ro về mặt an toàn. Kèm theo đó chính là nguy cơ cao bị xếp vào Junk Mail. [caption id="attachment_29383" align="aligncenter" width="800"] Cấu hình Mail Server đem tới lợi ích trên nhiều phương diện[/caption] Chính vì thế, bạn cần chú ý cầu hình những cài đặt cơ bản nhất. Hoạt động này nhằm hỗ trợ bộ máy làm việc hiệu quả hơn. >>> Xem thêm: Yandex là gì? Cách sử dụng khi làm việc với Yandex Mail hiệu quả Tìm hiểu làm sao để Email không vào Spam Trong phần giải thích nguyên nhân bị Junk Mail cũng đã gợi mở cách kiểm tra và hướng khắc phục. Dưới đây là giải đáp chuyên sâu hơn cho câu hỏi làm sao để Mail không vào Spam. [caption id="attachment_29385" align="aligncenter" width="800"] Trước khi gửi thư đi, bạn nên tối ưu từ hình thức đến nội dung và mặt kỹ thuật[/caption] Trước khi gửi thư đi, bạn nên tối ưu từ hình thức đến nội dung và mặt kỹ thuật Những địa chỉ website thiếu uy tín dễ khiến thư bị liệt vào Junk Mail. Vì thế, bạn cần chuyển đổi sang những tên Domain chuyên nghiệp hơn. Tiến hành xem xét lại nội dung, bổ sung đầy đủ thông tin cần thiết. Bạn nên chú trọng hơn việc căn chỉnh nội dung, bố cục,… để không bị hiểu nhầm là thư rác. Kiểm soát lại nội dung đã sao chép từ trình soạn thảo Word, Excel,… Bởi vì, trong nhiều trường hợp chuyển đổi gây ra lỗi font, nghi ngờ là Junk Mail. Trước khi gửi đi, bạn cần chỉnh sửa các đường dẫn trang web về nguyên bản. Việc rút gọn khiến hệ thống không kiểm tra được đích đến và chuyển vào hộp Spam. Để tránh Junk Mail, bạn nên cân nhắc chuyển đổi các HTML bị lỗi. Yếu tố này khiến hệ thống không kiểm tra được mã nguồn website, dẫn đến tình trạng thư không gửi đi. Tất cả đều là những kỹ thuật kiểm tra, rà soát Junk Mail cơ bản. Thao tác không mất nhiều thời gian và nhận về lợi ích dài lâu. Những bài viết liên quan: Webmail là gì? Tìm hiểu chức năng và hướng dẫn sử dụng Webmail Những khái niệm, thuật ngữ và giải thích về những thứ mà Kafka có thể làm được Payload là gì? Đặc điểm Payload khi truyền dữ liệu chi tiết ICANN là gì? Vai trò & Những cơ chế cơ bản trong ICANN Trên đây là kiến thức thực tế cần biết với những ai thường xuyên làm việc qua Email. Định kỳ kiểm tra, khắc phục sẽ giúp trao đổi thông tin không gián đoạn. Qua đó cũng thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của bạn trong mắt người nhận. Vì thế, FPT Cloud tin rằng loại bỏ tình trạng Junk Mail là cần thiết với bất kỳ ai.

XMLRPC là gì? Ứng dụng & cách vô hiệu hóa XMLRPC khi cần

09:17 28/07/2022
XMLRPC được biết đến là một tính năng quan trọng trong truyền tải dữ liệu WordPress. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những ứng dụng thực tế như thế nào qua bài viết dưới đây. Dựa trên cơ sở này, kiến thức mở rộng sang hướng dẫn cách kích hoạt giao thức XML-RPC. Chưa dừng lại ở đó, bạn sẽ có góc nhìn tổng quan khi nhận thấy những nhược điểm cùng cách khắc phục. XMLRPC là gì? XML-RPC là gì? Đây là giao thức được sử dụng trên Web Server, dùng XML để mã hóa và trao đổi dữ liệu. Ngoài ra, mục đích thiết lập để hỗ trợ các API của CMS như: [caption id="attachment_29334" align="aligncenter" width="800"] XML-RPC được sử dụng như một hình thức hỗ trợ truyền tải dữ liệu, thông tin WordPress[/caption] XML-RPC được sử dụng như một hình thức hỗ trợ truyền tải dữ liệu, thông tin WordPress WordPress API. Blogger API. Movable API. Pingback API. MetaWeblog API… Như bạn đã biết, WordPress không phải là một hệ thống đóng hoàn toàn. Tính năng XMLRPC được tạo ra để WordPress giao tiếp với nền tảng bên ngoài. Giả sử, bạn muốn chỉnh sửa hoặc đăng tải bài viết. Trong khi đó, thao tác thực hiện là trên điện thoại chứ không phải bằng máy tính. Khi đó, giao thức sẽ kích hoạt trạng thái liên kết giữa hai thiết bị này. Nhờ đó, người dùng có thể thực hiện chỉnh sửa linh hoạt, dễ dàng. >>> Có thể bạn quan tâm: Webmail là gì? Tìm hiểu chức năng và hướng dẫn sử dụng Webmail Tại sao XML-RPC trở nên thông dụng? Nhiều năm về trước, XML-RPC là hệ thống được sử dụng tương đối phổ biến. Thành quả này có được nhờ những tính năng đặc biệt mang lại. Trong số đó, nổi bật nhất chính là khả năng truy cập, chỉnh sửa nội dung WordPress. [caption id="attachment_29337" align="aligncenter" width="800"] Nhiều năm trước, công cụ đã từng phủ sóng với mức độ chưa từng có[/caption] Bạn có thể thực hiện thao tác trên trong khi không cần kết nối Internet. Điều này là rất hữu dụng khi đường truyền mạng chưa phổ biến và mạnh như bây giờ. Việc truy cập không mượt hay mất nhiều thời gian không còn là nỗi lo vì đã có XMLRPC. Cụ thể, tính năng này tạo ra một trang web offline, kết nối với Site chính. Người dùng có thể chỉnh sửa và đăng tải nội dung. Sau đó, việc cần làm chỉ là kích hoạt XMLRPC.PHP. Ngay lập tức, thông tin của bạn sẽ xuất hiện trên trang web. Tuy nhiên, vị thế này đã phần nào suy giảm khi có sự ra đời của những ứng dụng. Mọi người dễ dàng đến web bằng điện thoại di động. XML-RPC đã không còn giữ vững vị trí độc tôn và giảm mức độ phổ biến. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc giao thức mất giá trị hoàn toàn. Ứng dụng của giao thức XML-RPC là gì? Khi làm việc với WordPress, bạn sẽ thấy XML-RPC gồm 2 phần chính. Đó chính là XMLRPC server và XMLRPC client với đặc điểm như sau: XML-RPC server: Là Web Server, đóng vai trò nhận thông tin đã được mã hóa từ XML-RPC Client. XML-RPC Client: Là hệ thống sử dụng XML nhằm mã hóa tham số. Sau đó, nhiệm vụ là gửi nội dung XML đã xử lý vào Server. Các thành phần này có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Nhờ đó, luồng thông tin, dữ liệu mới được truyền tải đến đúng vị trí. Cách kích hoạt XMLRPC trên WordPress Không khó để bạn kích hoạt XMLRPC trên WordPress. Cách thực hiện bắt đầu từ việc cài đặt Plugin “Control XMLRPC publishing”. Sau đó, tại WordPress, bạn đi tới Settings ->Write -> Remote publishing with XMLRPC -> Enabled. Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn Save changes để hệ thống ghi nhận những sự thay đổi. Hạn chế của XMLRPC và cách khắc phục Hệ thống đã từng chứng minh được vai trò thiết yếu của mình trong quá khứ. Thế nhưng, để so sánh với công nghệ hiện đại ngày này, những nhược điểm là khó tránh khỏi. Nhược điểm Theo thời gian, giao thức ngày càng để lộ những điểm hạn chế. Điều dễ nhận thấy nhất chính là mức độ bảo mật kém. Hacker dễ dàng lợi dụng sơ hở này và tấn công vào trang web. [caption id="attachment_29339" align="aligncenter" width="800"] Nhược điểm là bảo mật kém nên rất dễ bị hacker tấn công web[/caption] Bằng việc sử dụng tệp xmlrpc.php, hệ thống tin tặc dùng nhiều cách khác nhau. Mục đích là để lấy được mật khẩu truy cập vào website. Thậm chí, với cách vận hành của hệ thống, quá trình tấn công DdoS xảy ra tương đối thường xuyên. Dấu hiệu nhận biết là các Site liên tục rơi vào tình trạng downtime. Để khắc phục tạm thời, nhiều người vô hiệu hóa chức năng này trên WordPress. Cách khắc phục Tính đến thời điểm hiện tại, WordPress API đang trong giai đoạn thử nghiệm. Hệ thống API này có chức năng tương tự như XML-RPC. Cách hình thành là thông qua việc code trực tiếp trong WordPress core. [caption id="attachment_29341" align="aligncenter" width="800"] Với công nghệ vượt trội hơn hẳn, API chính là giải pháp khắc phục[/caption] Đến khi hoàn thiện, API được dự đoán là sẽ thay thế hoàn toàn cho XMLRPC. Bởi lẽ, công cụ khắc phục được hạn chế to lớn là bảo mật kém. >>> Có thể bạn quan tâm: WampServer là gì? Cách cài đặt và sử dụng phần mềm giả lập WAMP Cách vô hiệu hóa XML-RPC Như bạn đã biết, nhiều người đã chọn cách vô hiệu hóa XML-RPC. Vậy cách thực hiện như thế nào là điều sẽ được hướng dẫn ngay sau đây. ✅Cách vô hiệu hóa Hướng dẫn cụ thể ✅Sử dụng Plugin - Nhìn chung, cách này rất đơn giản vì bạn chỉ cần tải, cài đặt và kích hoạt Plugin. Đầu tiên, hãy truy cập trang quản trị Admin rồi click vào mục Plugins.- Chọn Add New.- Tìm công cụ có tên “Disable XML-RPC”.- Tiến hành cài đặt.- Khi quá trình trên tự động hoàn tất, bạn nhấn “Active Now” để kích hoạt.- Plugin thực thi các lệnh code cần thiết để vô hiệu hóa XML-RPC.Tuy nhiên, điều cần lưu ý là có khả năng một số tính năng của Plugin khác xung đột với Disable XML-RPC. Nếu không cẩn trọng sẽ khiến trang web ngừng hoạt động. Để khắc phục, bạn nên tắt từng phần của XML-RPC đi. Công cụ hỗ trợ cần có là một trong hai loại sau:- Stop XML-RPC Attack: Có khả năng ngăn chặn mọi cuộc tấn công bằng XML-RPC.- Control XML-RPC Publishing: Cung cấp khả năng kiểm soát, điều khiển công cụ xuất bản từ xa thông qua thông qua xmlrpc.php. ✅Vô hiệu hóa bằng file .htaccess - Thông thường file này sẽ bị ẩn, dẫn đến việc khó tìm kiếm bằng cách thông thường. Bạn hãy sử dụng tính năng hỗ trợ “show hidden files” để có thể nhìn thấy.- Sau đó, điều cần làm là copy và dán đoạn code như sau:# Block WordPress xmlrpc.php requests<Files xmlrpc.php>order deny,allowdeny from all allow from 123.123.123.123 </Files> Trên đây là những điều bạn cần biết về một giải pháp truyền tải dữ liệu, đăng bài từ xa. Trong quá khứ, giao thức đã từng được đánh giá rất cao về khả năng hỗ trợ. Thế nhưng, công cụ lại đang tạo ra nhiều lỗ hổng bảo mật vì khó theo kịp công nghệ hiện đại ngày nay. Vì thế, FPT Cloud khuyên bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng XMLRPC và nên có phương án thay thế. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Webmail là gì? Tìm hiểu chức năng và hướng dẫn sử dụng Webmail

17:19 27/07/2022
Webmail đã chứng minh được vai trò quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp. Công cụ hỗ trợ đắc lực trong truy cập, quản lý Email người dùng trên mọi trình duyệt. Với thông tin được FPT chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ hơn các tính năng đến từ Webmail là gì. Bên cạnh đó là phân tích về ưu – nhược điểm, hướng dẫn sử dụng nhanh chóng trong thực tế. Webmail là gì? WebMail là ứng dụng quản lý việc gửi, nhận Email trực tuyến qua nền tảng website. Người dùng có thể thực hiện mọi tác vụ trên nhiều loại thiết bị khác nhau. [caption id="attachment_29318" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể sử dụng Web mail để gửi, nhận và quản lý thư từ bất kỳ thiết bị nào[/caption] Sự hữu ích không chỉ dừng lại ở khả năng truy cập vào máy chủ Email. Bên cạnh đó, công cụ cũng cho phép người dùng làm việc trực tiếp với Email như đọc, gửi, nhận thư,…Nhờ có Web mail, bất kỳ ai cũng dễ dàng kết nối từ xa để xử lý công việc. >>> Có thể bạn quan tâm: WampServer là gì? Cách cài đặt và sử dụng phần mềm giả lập WAMP Công dụng đến từ Webmail Trên thực tế, Web mail không sở hữu quá nhiều điểm khác biệt so với dịch vụ Email thông thường. Thế nhưng, công cụ cung cấp đầy đủ các tính năng để sử dụng và làm việc. Cụ thể như là: [caption id="attachment_29321" align="aligncenter" width="800"] Ứng dụng sở hữu đầy đủ tính năng cần có để phục vụ cho nhu cầu công việc của bạn[/caption]   Soạn thảo Email: Trình soạn thảo được hỗ trợ và đính kèm hình ảnh, tệp, Email Hộp thư nhận Mail(Inbox): Có nhiệm vụ thông báo, lưu trữ, quản lý tất cả thư được gửi đến. Hoạt động này chỉ ngoại trừ các thư ở hộp Spam. Hộp thư đi(Outbox): Chứa danh sách các thư đã gửi đi. Thư nháp(Draft): Lưu trữ thư đang soạn thảo nhưng bị gián đoạn. Nguyên nhân có thể là mất kết nối Internet, thiết bị mất nguồn,…Ví dụ, bạn viết nội dung nhưng không lưu lại hay gửi đi luôn. Email này tự động lưu vào Draft để chờ hoàn thiện. Hộp thư riêng: Cho phép chủ tài khoản lưu trữ thư quan trọng hoặc chủ đề riêng. Nhờ vậy, việc quản lý hệ thống Email trở nên dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt cần thiết khi số lượng thư lớn, cần tìm lại tệp cũ nhanh chóng. Spam: Chứa thư được đánh giá là nguy hiểm, độ an toàn thấp. Hộp Spam có thể được xóa định kỳ. Vì thế, để tránh mất thông tin quan trọng, bạn nên kiểm  tra mục này thường xuyên. Bên cạnh đó, Web mail cũng tích hợp nhiều chức năng cơ bản khác. Ví dụ như tạo chữ ký riêng, thay đổi font chữ, đổi giao diện quản lý,… Ưu, nhược điểm của Webmail Trong thực tế, người dùng dễ nhận thấy những ưu – nhược điểm đặc trưng của Webmail. Dựa vào đó, bạn có thể cân nhắc và sử dụng sao cho tối ưu nhất. Ưu điểm Web mail được đánh giá là một trong những nền tảng quản lý thư điện tử tốt nhất hiện nay. Như đã biết, nhược điểm lớn của Outlook chính là hạn chế về tốc độ. Trong khi đó, công cụ đang tìm hiểu lại khắc phục triệt để vấn đề này. Ngoài ra còn có ưu điểm như: [caption id="attachment_29323" align="aligncenter" width="800"] Web mail có giao diện người dùng đơn giản cùng nhiều tính năng tối ưu[/caption] Dễ dàng sử dụng: Điều này có được nhờ giao diện rất căn bản. Bạn sẽ thấy không có nhiều khác biệt với ứng dụng quản lý Email hiện nay. Backup: Giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu người dùng hoặc sự cố tương tự. Tính năng này vô cùng quan trọng với mọi doanh nghiệp. Tính phổ biến: Đây chắc chắn là điều không thể phủ nhận vì lượng người dùng là rất lớn. Không cần dùng tới máy tính: Người dùng truy cập ở bất kỳ địa điểm nào. Điều bạn cần là Internet và loại thiết bị có thể kết nối mạng là được. Khả năng tìm kiếm: Dễ dàng tìm lại thư bằng từ khóa. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu số lượng Email lớn. Giới hạn lưu trữ: Đây chắc chắn là ưu thế khi so sánh dung lượng lưu trữ miễn phí với dịch vụ khác trên thị trường. Với những ưu điểm đủ để thấy Webmail giúp công việc trở nên thuận tiện hơn như thế nào. Bạn tối ưu được cả thời gian và khả năng xử lý nhiệm vụ của mình. Nhược điểm Rất khó để một ứng dụng công nghệ loại bỏ được triệt để các nhược điểm. Bởi vì, nhu cầu của con người là vô hạn, trong khi sự cải tiến cần có thời gian. [caption id="attachment_29325" align="aligncenter" width="800"] Nhược điểm là xuất hiện quảng cáo nhưng sẽ không che đi nội dung của người dùng[/caption] ✅Nhược điểm Giải thích ✅Dịch vụ chưa thực sự đảm bảo Đây vốn được xem là một trong những dịch vụ quản trị Mail tốt nhất hiện nay. Thế nhưng, khi rủi ro bất ngờ xảy ra vẫn khó tránh được những tổn thất.Các hoạt động Email gián đoạn gây ảnh hưởng lớn đến người dùng. May mắn thay, xác suất được đánh giá là khá thấp. Doanh nghiệp có thể tạm chấp nhận điểm yếu này. ✅Có khả năng mất tất cả Email Điều này có vẻ khá nguy hiểm nếu đối tượng sử dụng là doanh nghiệp. Thế nhưng, nếu bạn tìm đến dịch vụ từ nhà cung cấp uy tín sẽ có khả năng bảo vệ dữ liệu cao.Dù vậy, người dùng cũng không nên chủ quan, hãy thường xuyên Backup để hạn chế rủi ro. ✅Quảng cáo Như đã biết, Webmail là ứng dụng trực tuyến trên nền tảng web. Vì vậy, bạn khó lòng tránh khỏi những quảng cáo, gây ra chút bất tiện và khó chịu.Thế nhưng, nhìn chung, những quảng cáo không chiếm quá nhiều diện tích hiển thị hay ảnh hưởng nhiều đến thao tác sử dụng. ✅Thư Spam Ứng dụng quản lý thư khả nghi trong mục Spam. Tuy vậy, sự gia tăng số lượng quá nhiều cũng khiến người dùng lo lắng. Vì vậy, bạn nên lọc và lên lịch xóa định kỳ. ✅Quyền riêng tư Một mặc định là nhà cung cấp Web mail đều truy cập được vào tất cả thư người dùng. Bạn nên tham khảo chính sách bảo mật của họ để biết thêm thông tin.Tuy nhiên, hầu hết dữ liệu đều ở mức độ an toàn. Ví dụ, Gmail chỉ giữ quyền hạn này để phân phối quảng cáo hiệu quả hơn. ✅Địa chỉ Mail chưa được chuyên nghiệp Địa chỉ Email theo tên miền riêng là khá quan trọng với doanh nghiệp. Bởi vì, yếu tố này giúp tăng cường nhận diện thương hiệu, thể hiện sự chuyên nghiệp. Điều này là khá đáng tiếc vì Webmail chưa thực sự đáp ứng tốt. Cách sử dụng Webmail hiệu quả Hướng dẫn sử dụng Webmail là điều được mọi người mong chờ nhiều nhất. Người dùng hài lòng không chỉ bởi tính năng trang bị đầy đủ. Bên cạnh đó còn là khả năng thao tác rất đơn giản, tiện lợi với bất kỳ ai. Hướng dẫn đăng nhập và kiểm tra Email Đầu tiên, bạn cần biết cách vào Webmail thông qua trang đăng nhập. Nhằm tiến hành Signin, vui lòng truy cập địa chỉ: http://yourdomain.com/webmail. [caption id="attachment_29327" align="aligncenter" width="800"] Để bắt đầu sử dụng, bạn cần đăng nhập thông tin theo yêu cầu[/caption] Ngay sau đó, một màn hình mới sẽ xuất hiện để nhập Email và Password. Khi thông tin điền vào đảm bảo chính xác, bạn bấm “Login”. Nếu đã biết cách đăng nhập Webmail công ty, bạn chuyển sang thao tác kiểm tra thư. Cụ thể như sau: Bạn bấm vào Email mong muốn để xem nội dung cụ thể phía trong. Ngoài ra, để tạo thư mới, người dùng click vào “Compose”. Khi muốn chỉnh sửa thông số Web mail, hãy bấm vào Settings có biểu tượng răng cưa. Vị trí nằm ở góc trên cùng phía phải màn hình. Sau khi đăng nhập Webmail, bạn thấy chưa cần tùy chỉnh thêm, có thể bỏ qua Settings. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lâu dài, đừng quên vào đó để thiết lập, đảm bảo đáp ứng nhu cá nhân hóa. >>> Có thể bạn quan tâm: Ubuntu là gì? Điểm nổi bật của Ubuntu và So sánh với Windows Reply Email hoặc tạo thư mới Đây là phần căn bản nhưng quan trọng nhất trong cách sử dụng Webmail. Với hướng dẫn trên, bạn đã biết cách xem toàn bộ nội dung thư. Sau đó, tùy thuộc vào nhu cầu là phản hồi, xóa, in,…, hãy sử dụng các Button phía trên: [caption id="attachment_29329" align="aligncenter" width="800"] Với mỗi thư, bạn có thể thực hiện nhiều tùy chọn khác nhau[/caption] Reply: Phản hồi. Reply All: Phản hồi tất cả. Forward: Chuyển tiếp thư. Delete: Xóa. Print: In… Khi muốn phản hồi hoặc tạo thư mới, bạn nên làm theo trình tự đầy đủ các bước. Cụ thể như sau: Nhập địa chỉ Email người gửi vào phần “To”. Thêm tiêu đề Subject và nội dung phía dưới. Đính kèm file muốn gửi bằng cách nhấn “Attached a file”. Một cách thay thế là thực hiện kéo thả tệp từ máy tính vào. Bấm “Send” nếu muốn gửi đi ngay hoặc “Save” lưu vào folder Draft. Lưu ý là khi soạn thảo Email sẽ có hai chế độ trong “Editor Type”. Bạn chọn chế độ HTML sẽ định dạng được ký tự văn bản. Nếu không muốn chỉnh sửa mỗi lần, hãy vào Settings, chỉnh phần này thành mặc định Default. Ngoài ra, trong Settings có một số cấu hình khác. Bạn có thể vào đó để chỉnh múi giờ và nhiều hơn thế. Trên đây là một trong những ứng dụng cần biết để trao đổi, quản lý Email tốt hơn. Giao diện trực quan hóa, đơn giản, tối ưu tốc độ . Chính vì thế, bất kỳ ai cũng đều dễ dàng làm quen và sử dụng thuần thục công cụ này. FPT tin rằng bạn cũng sẽ sớm làm việc hiệu quả hơn thông qua ứng dụng Webmail. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Ubuntu là gì? Điểm nổi bật của Ubuntu và So sánh với Windows

10:39 22/07/2022
Ubuntu là gì? Đây là hệ điều hành được phát triển dựa trên Debian GNU/Linux gồm nhiều bản phân phối. Tất cả những điều bạn cần biết về nền tảng sẽ có trong bài viết. Qua đó, bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận thấy ưu điểm của Ubuntu. Đồng thời, thông tin cung cấp so sánh khách quan để bạn biết đâu là lựa chọn dành cho mình. Ubuntu là gì? Ubuntu là hệ điều hành sử dụng trên máy tính, phát triển từ công nghệ của Linux/Debian GNU. Nền tảng được ra mắt lần đầu vào năm 2004 và là bản tùy biến Linux phổ biến nhất. [caption id="attachment_29275" align="aligncenter" width="800"] Ubuntu là một trong những hệ điều hành sử dụng trên máy tính[/caption] Sự ra đời của hệ điều hành Ubuntu nhằm mục đích chia sẻ, góp phần kiến tạo công nghệ đột phá cho thế giới. Những tính năng hữu ích trên máy tính và cả máy chủ đã được chứng minh. >>> Có thể bạn quan tâm: TTL là gì? Cách thức hoạt động & tạo bản ghi CNAME từ A - Z Các thuật ngữ liên quan đến Ubuntu Khi tìm hiểu Ubuntu là hệ điều hành gì, bạn sẽ bắt gặp một số thuật ngữ liên quan. Hãy cùng tham khảo để nghiên cứu trọn vẹn nhất về nền tảng đầy tiềm năng này. Ubuntu LTS LTS là viết tắt của Long Term Support – hỗ trợ dài hạn. Các kỹ sư liên tục làm việc để tạo ra những bản cập nhật mới, sửa lỗi hoặc nâng cấp. Đồng thời, nhà phát triển cũng khuyến khích người dùng update theo sự thay đổi đó. Từ sự phối hợp hai phía, bạn sẽ có những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Khi tìm hiểu Ubuntu là gì dễ thấy hệ điều hành phát hành version mới sau mỗi 6 tháng. Nhờ vậy, mọi người luôn được khai thác tính năng tối ưu nhất. Không những vậy, nhà phát triển còn cập nhật bảo mật 9 tháng một lần cho cả máy tính và máy chủ. Cứ 2 năm, bạn sẽ thấy một phiên bản LTS mới. Điều ấn tượng khi biết Ubuntu là gì - tất cả đều miễn phí. Ubuntu Server Đây cũng là một trong những thuật ngữ thường thấy khi tìm hiểu Ubuntu là gì. Khái niệm muốn nói đến hệ điều hành máy tính của những bản phân phối Linux. Nền tảng hỗ trợ hoạt động của mạng lưới (Network) và dịch vụ (Service). [caption id="attachment_29277" align="aligncenter" width="800"] Khi tìm hiểu Ubuntu là gì, bạn thấy ngay sự khác biệt trong thiết lập và thao tác[/caption] Vì hoạt động trong 5000 Node Cloud nên phiên bản chạy trên các file máy chủ đơn giản. Dù sử dụng mã nguồn tự do nhưng công cụ không có phiên bản cho máy để bàn. Ngoài ra, giao diện đồ họa với người sử dụng cũng chưa tồn tại. Bù lại, Ubuntu Server tập trung dành cho máy chủ. Chẳng hạn như hoạt động tăng thêm phần mềm cho máy chủ Email, máy chủ Web, Samba Server và File Server. Thêm vào đó, khi đã biết Ubuntu là gì, sẽ thấy cách cài đặt khác hoàn toàn với bản Desktop. Bạn phải dùng menu quy trình để thiết lập và điều khiển thao tác. Ubuntu Mate Đây là bản phân phối của Linux, giao diện đồ họa mặc định là môi trường Desktop MATE. Phiên bản đầu tiên ra đời sử dụng Ubuntu 14.10 để làm nền tảng. Cho tới 2015, Canonical Ltd chính thức tài trợ cho Ubuntu MATE và phát hành bản 15.04 Beta. Công cụ chứng tỏ khả năng hỗ trợ cho ARMv7, IA-32, PowerPC, x86-64 và ODROID XU4. Ubuntu Kylin Kylin là hệ điều hành mã nguồn mở với phiên bản tiếng Trung. Đối tượng phục vụ là Laptop và máy tính bàn. Trong đó, phiên bản đầu tiên được ra mắt vào ngày 25/04/2013. Hiện nay, Kylin đã có bộ gõ tiếng Hán, lịch Trung Quốc, thanh thông tin thời tiết và âm nhạc trực tuyến. Ngoài ra, nhóm phát triển kết hợp cùng Sogou để tạo bộ gõ Sogou Input Method dành cho Linux. Hãy cùng chờ đợi những tiện ích hữu dụng và đầy hứa hẹn trong tương lai gần. 5 lý do nên sử dụng hệ điều hành Ubuntu? Khi tìm hiểu Ubuntu là phần mềm gì, bạn chắc chắn không thể bỏ qua những lợi ích mang lại. Các đặc điểm được chỉ ra dưới đây sẽ khiến người sử dụng cảm thấy hài lòng. Hoàn toàn miễn phí Ubuntu là hệ điều hành hoàn toàn không phải trả phí. Bạn có thể vào trực tiếp trang chủ và tải về một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, cách cài đặt cũng tương đối nhanh chóng. Đặc biệt, người dùng được quyền tùy ý chỉnh sửa, sao chép hoặc cải tiến với giấy phép từ GNU GPL. Nếu đã biết Ubuntu là gì, bạn sẽ thấy cơ hội tiếp cận vô cùng dễ dàng. Ít tài nguyên phần cứng Khả năng hoạt động của Ubuntu vừa hiệu quả lại tiêu tốn cực ít dung lượng phần cứng. Nhờ đó, khả năng xử lý của máy và hiệu suất được gia tăng đáng kể. Nếu đang sở hữu một chiếc laptop hoặc desktop có cấu hình yếu, bạn cũng không cần lo lắng. Chỉ cần sử dụng hệ điều hành Ubuntu, mọi nhu cầu đều được đáp ứng. Tính bảo mật cao Chắc chắn bạn cần phải biết đến điều này khi tìm hiểu đặc trưng của Ubuntu là gì? Tính bảo mật cao của hệ điều hành đã được các chuyên gia đánh giá và công nhận. [caption id="attachment_29280" align="aligncenter" width="800"] Bảo mật tốt khiến người dùng hài lòng khi tìm hiểu Ubuntu là gì[/caption] Thậm chí, Ubuntu còn thắng thế Windows khi xét về khía cạnh này. Bất kỳ lỗ hổng nào cũng được vá lỗi, khắc phục trong thời gian ngắn. Khả năng tương thích Khi cài đặt Ubuntu, bạn được cung cấp gần như toàn bộ Driver cần thiết. Nhờ vậy, máy tính đảm bảo luôn hoạt động trong tình trạng ổn định nhất. Khi gặp vấn đề trên Drive, người dùng có thể khắc phục lỗi thông qua các bản update thường xuyên. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội khai thác kho ứng dụng cực kỳ lớn. Một số lượng lớn đều miễn phí. Chạy tốt trên nhiều ứng dụng Điều được người dùng thích nhất ở Ubuntu là gì? Đó là hệ điều hành tương thích với khá nhiều phần mềm, tựa game trên Windows. Ví dụ điển hình là Photoshop, game Dota,… Tuy tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng quá trình trải nghiệm ở mức ổn định. Đồng thời, các tiện ích sẽ còn mở rộng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. >>> Có thể bạn quan tâm: Symfony là gì? Cấu trúc của Symfony và so sánh với Laravel So sánh Ubuntu và Windows Sự khác biệt giữa Windows và Ubuntu là gì và đối tượng nào chiếm ưu thế? Qua những phân tích dưới đây, bạn cũng biết được đâu là sự lựa chọn dành cho mình. Giao diện Giao diện của Windows đẹp mắt, có độ tùy biến cao. Bên cạnh đó là các ưu điểm như dễ dàng thao tác và điều khiển. [caption id="attachment_29282" align="aligncenter" width="800"] Giao diện của Ubuntu khác biệt hơn so với Windows[/caption] Trong khi đó, điều dễ dàng nhận thấy từ Ubuntu là gì? Hệ điều hành khá truyền thống và đơn giản. Vị trí thanh launcher nằm bên trái và taskbar ở phía trên màn hình máy tính. Ngoài ra, nhà phát triển dường như rất lắng nghe ý kiến đóng góp. Bằng chứng là họ đưa ra nhiều lựa chọn thay đổi giao diện. Bạn dễ dàng thấy được điều này qua từng phiên bản cập nhật. Khả năng hỗ trợ phần mềm – an toàn hệ thống Hiện này, hầu hết phần mềm trên thế giới tạo ra để hỗ trợ cho Windows. Không thể phủ nhận đây là điểm cộng lớn, khiến người dùng hào hứng. Tuy nhiên cũng chính điều này làm cho hệ điều hành trở nên kém an toàn. Tính phổ biến rộng rãi khiến máy tính dễ nhiễm phần mềm độc hại. Điển hình như Trojan, Virus, Keylogger, Adware,… Microsoft đã cố gắng cải thiện điểm yếu bằng Windows Defender. Thế nhưng, theo đánh giá, công cụ này vẫn chưa đủ mạnh mẽ. Để an toàn, người dùng phải cài thêm phần mềm diệt virus của bên thứ ba. Trái lại, điều này lại được hạn chế khi bạn biết đến Ubuntu là gì. Có rất ít phần mềm chứa virus có thể chạy được trên hệ điều hành này. Tính bảo mật, an toàn dữ liệu nâng cao đáng kể. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng Ubuntu không hỗ trợ cài đặt nhiều software. Bạn khó lòng sử dụng bản gốc với ứng dụng như Cốc Cốc, Youtube Video Downloader, game Truy Kích,… Quá trình cài đặt Khi cài đặt Windows xong, bạn còn phải tải thêm nhiều tiện ích, phần mềm đi kèm khác như driver phần cứng, diệt virus,… Công đoạn này tiêu tốn nhiều thời gian, công sức cho người dùng. [caption id="attachment_29284" align="aligncenter" width="800"] Sau khi cài đặt Ubuntu, bạn có thể đi vào sử dụng tức thì[/caption] Trong khi đó, hoạt động diễn ra trên Ubuntu rất đơn giản. Bạn có thể lập tức sử dụng máy sau khi quá trình cài đặt hoàn tất. Mức độ tiêu hao tài nguyên phần cứng Nếu đã biết Ubuntu là gì, bạn sẽ thấy hệ điều hành lại chiếm ưu thế lần nữa về khía cạnh này. Nền tảng tiêu hao ít tài nguyên hơn hẳn so với Windows. Bên cạnh đó là ưu điểm trong khả năng nâng cao hiệu suất khi làm việc cùng hệ thống. Điều này hạn chế tình trạng máy bị treo, gián đoạn quá trình vận hành. Bản quyền – chi phí Windows đã là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới nhưng mức giá khá cao. Để cài Win 10, bạn cần đầu tư một khoản là 119 USD. Chính vì thế, nhiều người lựa chọn bản Crack để tiết kiệm hầu bao. [caption id="attachment_29286" align="aligncenter" width="800"] Khi tìm hiểu Ubuntu là gì, bạn chắc chắn đã biết có thể sử dụng với chi phí bằng 0[/caption] Thế nhưng đi kèm theo đó là rủi ro về bảo mật, virus tấn công. Vậy sự khác biệt đến từ Ubuntu là gì? Công cụ không yêu cầu người dùng trả phí bản quyền. Chính vì thế, không có lý do gì để bạn phải dùng bản Crack. Thâm chí, nhà phát triển còn tạo ra mã nguồn mở. Nhờ vậy, người dùng có thể tự chỉnh sửa hệ điều hành theo mong muốn của mình. Trên đây là những điều bạn cần biết nếu đang tìm cho mình một hệ điều hành để cài đặt. Với gợi ý trong bài viết, người dùng dễ dàng nhận ra lợi thế khác biệt. Đặc trưng nhất chính là khả năng bảo mật, an toàn hệ thống và miễn phí. Vì thế, FPT Cloud mong rằng sau khi hiểu Ubuntu là gì, bạn sẽ cân nhắc đến việc sử dụng. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

TTL là gì? Cách thức hoạt động & tạo bản ghi CNAME từ A – Z

10:26 22/07/2022
TTL là gì? Đây là một thuật ngữ công nghệ, tạm dịch dịch là Time–to–live (thời gian tồn tại). Khái niệm cụ thể sẽ được làm rõ qua kiến thức FPT Cloud chia sẻ sau đây. Bên cạnh đó, bạn còn biết đến cách thức hoạt động của TTL trong thực tế. Cuối cùng, phần kiến thức mở rộng đề cập đến vai trò bổ sung nhưng không kém quan trọng. TTL là gì? Để làm quen, bạn cần biết chính xác câu trả lời TTL là gì? Đây là thời gian bản ghi cấu hình tên miền để có thể tồn tại trên Internet. Quy trình xử lý bằng máy chủ DNS trung gian hoặc Router ghi nhớ. [caption id="attachment_29260" align="aligncenter" width="800"] TTL dùng để chỉ thời gian của một bản ghi cấu hình tên miền[/caption] Khái niệm TTL còn được dùng đồng thời trong hoạt động CDN Caching và DNS Caching. Giá trị của “thời gian tồn tại” tính bằng giây. Theo đó, con số càng lớn chứng tỏ máy chủ ghi nhớ thông tin trong khoảng lâu hơn. Điều này đồng nghĩa với tác động khi đổi tên miền website trên DNS chính. Cụ thể, thời gian cập nhật thông tin trên máy chủ DNS trung gian sẽ bị chậm đi. >>> Có thể bạn quan tâm: Symfony là gì? Cấu trúc của Symfony và so sánh với Laravel Các khái niệm khác liên quan đến TTL Bên cạnh việc tìm hiểu TTL là gì, bạn cần biết đến các thuật ngữ liên quan. Đây là những kiến thức bổ sung, xuất hiện nhiều trong quá trình nghiên cứu. CNAME là gì? CNAME là gì? Thuật ngữ là tên viết tắt của Canonical name record – bản ghi bí danh. Công cụ này có khả năng gắn nhiều tên miền vào cùng một Server. [caption id="attachment_29263" align="aligncenter" width="800"] CNAME là bản ghi bí danh, liên quan trực tiếp đến hoạt động gán tên miền[/caption] Nói một cách dễ hiểu hơn, CNAME hỗ trợ một địa chỉ IP được nhiều tên miền trỏ về cùng lúc. Mỗi máy tính có thể sở hữu số lượng bí danh không giới hạn. Tuy nhiên, bản ghi CNAME riêng biệt phải nằm trong cơ sở dữ liệu của mỗi bí danh. Nhờ vậy, nhiều máy chủ như FTP hay WEB đều chạy được các port khác nhau từ cùng địa chỉ IP duy nhất. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng CNAME cho nhiều máy chủ HTTP trên cùng port, tên khác nhau. Lợi ích chính có thể thấy trong trường hợp thay đổi IP của bản ghi A. Lúc này, bất kỳ bản CNAME nào trở về host cũng được chuyển đổi tương ứng. DomainKeys Khi nghiên cứu TTL là gì, bạn cũng nên biết khái niệm về DomainKeys. Đây là dạng Email chứng thực, được hệ thống tạo ra với mục đích xác minh DNS tên miền của một Email. Sau đó, quy trình tiếp tục bằng cách gửi đi tin nhắn tích hợp. Thông qua hệ thống Internet Mail, những đặc điểm của DomainKeys sử dụng để tạo ra giao thức DKIM. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa, vai trò trong phần dưới đây. DKIM DKIM là viết tắt của DomainKeys Identified Mail – phương thức xác thực Email. Qua đó, bạn có thể thêm chữ ký điện tử kỹ thuật số vào thư. Nhờ vậy, tin nhắn đảm bảo đến từ nguồn đáng tin cậy. DKIM giữ trạng thái Email không bị thay đổi hay giả mạo trong quá trình chuyển đổi giữa Server gửi và nhận. Khi thư gửi đi, cặp khóa riêng tư/công khai được tạo ra. Khóa riêng từ sử dụng để ký Email. Khóa công khai publish lên DNS của Domain bằng cách sử dụng TXT records. Đây là loại DNS Entry chứa thông tin cho nguồn bên ngoài Domain. DKIM record được dùng bởi Server người nhận. Lưu ý, công cụ chỉ có tác dụng chứng thực bức thư là thật và không thể chống spam. Cách thức hoạt động của TTL Trong thực tế, cách thức hoạt động của TTL là gì? Như đã biết, một gói thông tin được tạo và gửi qua mạng Internet. Nguy cơ cao là sẽ tiếp tục truyền từ router này sang router khác vô thời hạn. [caption id="attachment_29267" align="aligncenter" width="800"] Cách thức hoạt động của TTL giống như cơ chế đếm ngược thời gian[/caption] Để giảm thiểu vấn đề này, các gói thiết kế với giới hạn thời gian nhất định. Đây chính là phát minh cho bạn biết TTL là gì. Packet TTL hữu dụng trong việc thời gian một gói được lưu hành. Người gửi được nhận thông tin về đường dẫn Packet thông qua Internet. Mỗi gói chứa một giá trị số, quy định thời lượng di chuyển trong mạng. Mỗi khi router nhận được Packet sẽ tự động trừ đi thời gian Time–to–live và chuyển đến router tiếp theo. Hoạt động này cứ diễn ra như vậy đến khi TTL bằng 0. Lúc đó, router sẽ loại bỏ gói và gửi tin nhắn ICMP cho máy chủ DNS chính. Ngoài ra, khi tìm hiểu TTL là gì, bạn cũng cần quan tâm đến hai network command(lệnh). Yếu tố này sử dụng phổ biến trong môi trường Internet là ping và traceroute. Khi dùng lệnh traceroute, một loạt các gói thông tin đi theo chuỗi tuần tự. Sau đó, dữ liệu được gửi tới đích thông qua mạng Internet. Mục đích khác khi sử dụng TTL Các ứng dụng khác đối với TTL là gì? Ngoài việc xác định Packet, yếu tố này còn dùng để lưu trữ thông tin trong khoảng nhất định. [caption id="attachment_29269" align="aligncenter" width="800"] Những vai trò khác của TTL liên quan đến hoạt động của DNS[/caption] Theo đó, CDN dùng TTL để xác định thời gian nội dung cất giữ trong bộ nhớ Cache. Điều này được tính toán đến khi một bản sao mới xuất hiện, cập nhật vào CDN từ Server gốc. Khi hiểu TTL là gì và thiết lập hợp lý, người dùng sẽ được nhận thông tin nhanh chóng. Trong khi đó, họ không cần gửi yêu cầu liên tục tới Server gốc. Tốc độ hiển thị trang cải thiện và giảm băng thông cho máy chủ là điều không thể phủ nhận. Khi được hỏi vai trò của TTL là gì, chưa dừng lại ở những điều trên. Time – to – live còn xác định một giá trị. Đó là thời gian máy chủ bộ nhớ đệm DNS ghi nhớ và lưu trữ bản ghi trước khi tiếp nhận thêm. Trên đây là những điều bạn cần biết nếu đang có nhu cầu cấu hình tên miền. Việc thiết lập đúng cách sẽ giúp kiểm soát dữ liệu truyền đi và đến trên Internet tốt hơn. Bên cạnh đó là những vai trò bổ sung rất hữu ích, có liên quan đến hoạt động CDN. FPT Cloud tin rằng hiểu TTL là gì giúp bạn có kiến thức toàn diện hơn về Domain và không gian mạng. >>> Có thể bạn quan tâm: SWAP RAM là gì? Kiến thức cần nắm về SWAP (RAM ảo) khi sử dụn Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Symfony là gì? Tìm hiểu cấu trúc của Symfony và so sánh với Laravel

10:15 22/07/2022
Symfony là một trong những Framework được sử dụng cho phát triển ứng dụng, thiết kế website. Bạn sẽ hiểu hơn khả năng khai thác trong thực tế qua bài viết của FPT Cloud. Phần đầu tiên đi vào tìm hiểu khái niệm và cấu trúc vận hành cơ bản. Tiếp đó là phân tích những đối tượng được hưởng nhiều giá trị nhất từ việc khai thác Symfony. Để có góc nhìn tổng quan nhất, kiến thức mở rộng hé lộ trong các phần cuối cùng. Symfony là gì? Symfony là gì? Đây là một trong những Framework mã nguồn mở, ứng dụng nhiều trong thiết kế web hay phát triển ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng là PHP5. [caption id="attachment_29244" align="aligncenter" width="800"] Framework hỗ trợ đắc lực trong việc thiết kế website và ứng dụng[/caption] Ngoài ra, công cụ được ưu ái sử dụng trong tạo dựng website bởi hai đặc điểm nổi bật. Đó chính là cộng đồng người tham gia đông đảo và khả năng triển khai tự do nhờ cấu trúc chặt chẽ, đáng tin cây. Một số thế mạnh khác nên tham khảo như là: Thao tác mở rộng dễ dàng, khả năng tích hợp với nhiều thư viện khác khá tốt. Dễ cài đặt, tương thích với hầu hết hệ điều hành. Vận hành độc lập với cơ sở dữ liệu. Ứng dụng rộng rãi kể cả trong những trường hợp phức tạp nhất. Hoạt động đi theo cấu hình định trước. Mã nguồn dễ đọc và sử dụng chú thích kiểu phpDocumentor. Khâu bảo trì diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chính sách, kiến thức liên quan đến công nghệ. Đảm bảo tính ổn định trong nhiều dự án dài hạn. Tuân theo hoạt động cũng như có mẫu thiết kế tốt. Với những ưu điểm trên, đủ để thấy Framework được chào đón như thế nào từ khi mới ra mắt. Đây vẫn tiếp tục là công cụ cần phải có trong thiết kế website, ứng dụng trong tương lai dài hạn. >>> Xem thêm: SWAP RAM là gì? Kiến thức cần nắm về SWAP (RAM ảo) khi sử dụng Cấu trúc cơ bản của Symfony Cấu trúc của Symfony được chia làm hai mục đích chính là làm việc và phục vụ project. Để cụ thể hóa hơn, trong từng phần sẽ tiếp tục được phân loại. Cấu trúc làm việc Cấu trúc làm việc của Symfony gồm có 3 bộ phận chính. Từ những loại này sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng Framework hiệu quả hơn. ✅Cấu trúc làm việc Vai trò ✅Cấu trúc ORM Thuộc loại Framework hướng đối tượng, cho phép người dùng thực hiện mọi thao tác với các objects. Thông tin về database đều được chuyển hóa thành object model qua ORM tool. Cơ chế hoạt động này ánh xạ các CSDL thành ngôn ngữ lập trình. ✅Cấu trúc Schema Có mối liên hệ trực tiếp với  quá trình ánh xạ các cơ sở dữ liệu. Để thực hiện, ORM cần thu thập thông tin từ Schema cho việc mô tả. Mục đích là tạo ra những class tương ứng.Khi có được mô tả cơ sở dữ liệu trong file schema.yml, lập trình viên dùng ORM và tạo những câu SQL cần thiết. ✅Cấu trúc Routing Đây là cấu trúc chuyên dùng để quản lý URL. Routing hỗ trợ kiểm soát các Internal và External URLS.Khi yêu cầu gửi đến, Routing tiến hành phân tích rồi chuyển đường dẫn sang dạng Internal. Cấu trúc Project Song hành cùng cấu trúc làm việc là dạng Project. Symfony đã dựa trên mô hình MVS design pattern như những Framework PHP khác. Trong đó tiếp tục được triển khai thành các phần với chức năng riêng biệt. [caption id="attachment_29246" align="aligncenter" width="800"] Để hoạt động được, các thành phần trong cấu trúc kết hợp chặt chẽ với nhau[/caption] Model: Chứa những lớp (class) mô tả nghiệp vụ, đối tượng làm việc trên ứng dụng, database. View: Bao gồm những thông tin đã tương tác với người dùng. Ví dụ như Template engine cũng là một trong những nhân tố của phần này. Controller: Thực hiện xử lý yêu cầu đầu vào, thu thập thông tin input của người dùng từ View. Dữ liệu sau đó sẽ chuyển qua xử lý trong Model và truyền đến View để cho ra kết quả. Hiểu đơn giản, Controller là cầu nối của hai phần còn lại. Để hoạt động Framework, cấu trúc không thể thiếu đi bất kỳ yếu tố nào. Cả 3 liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ qua các bước. Đối tượng sử dụng Symfony Symfony được đánh giá là Framework lý tưởng cho việc khai thác một cách triệt để tiềm năng của PHP. Vì thế, khả năng ứng dụng rộng rãi là điều dễ hiểu. Ước tính đến nay có khoảng 80% website đều sử dụng bộ khung này. Đối tượng được phục vụ nhiều như là: [caption id="attachment_29248" align="aligncenter" width="800"] Framework hoạt động tốt với dự án vừa và lớn, đổi mới nhanh chóng[/caption] Website lớn, có lưu lượng truy cập cao, cần mở rộng, đổi mới liên tục. Sự lựa chọn hỗ trợ đắc lực cho lập trình viên. Các doanh nghiệp triển khai dự án quy mô vừa và lớn, trong thời gian dài nên dùng. Framework đáp ứng được yêu cầu cấu trúc chặt chẽ, độ tin cậy cao. Có thể thấy rằng, tính ứng dụng của công cụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất lớn. Vì thế, bắt đầu tìm hiểu Framework này không bao giờ là thừa. Symfony hay Laravel tốt hơn? Cũng là một PHP Framework, Laravel khiến nhiều người nhầm lẫn với Symfony. Vì thế, phần dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt trên các tiêu chí. [caption id="attachment_29250" align="aligncenter" width="800"] Symfony và Laravel có sự khác biệt khi so sánh trên các tiêu chí[/caption] Ngôn ngữ lập trình: Cả hai đều xây dựng dựa trên PHP. Tuy nhiên, Symfony ở dạng phổ thông còn Laravel là cấu trúc đặc biệt. Ngoài ra, các câu lệnh và việc dùng code của Symfony đơn giản hơn rất nhiều. Cách truy cập database: Symfony dùng “Doctrine” để có thể truy cập CSDL còn Laravel dùng “Eloquent”. Việc tiếp cận vào khó hơn Laravel vì cần phải tạo repository function. Template engine: Symfony dùng Twig, trong khi Framwork còn lại sử dụng Blade. Twig chiếm ưu thế vì code đẹp, nhiều từ khóa bổ sung extension, cộng đồng lớn. Middleware: Cả hai đều được hỗ trợ, song Laravel dùng “decorator pattern”; Symfony lại nhờ vào “observer pattern”. Cache và performance: Đều có khả năng lưu trữ trong bộ nhớ Cache. Tuy nhiên, Laravel chưa dùng Cache vẫn hoạt động nhanh hơn. Công cụ phát triển và debug: Symfony có ưu thế hơn hẳn về mảng này. Framework sở hữu panel hiện đại, khái quát vấn đề tốt. Phần mềm của bên thứ ba: Các gói package bên thứ ba của Symfony như KnpLabs, Sonata, FOS, Liip Imagine,… Công cụ mang lại khả năng hoạt động mạnh mẽ. Qua đó đủ để thấy đây lại là khía cạnh Laravel yếu thế. Không có nhận định tuyệt đối nào về việc một trong hai Framework tốt hơn. Bạn cần dựa trên nhu cầu sử dụng trong từng trường hợp để khai thác đúng cách. >>> Xem thêm: SSD là gì? Tìm hiểu cách hoạt động & đặc điểm của SSD trước khi mua Câu hỏi thường gặp Khi tìm hiểu về khả năng ứng dụng của Symfony, không ít câu hỏi được đặt ra. Dưới đây là một trong số những điều được mọi người quan tâm nhất. [caption id="attachment_29252" align="aligncenter" width="800"] Khi thai thác, bạn sẽ thấy rất nhiều lợi ích đến từ Framework[/caption] Khi sử dụng Symfony sẽ nhận được gì? Đó là mã nguồn linh hoạt, tương thích với HTTP accelerator, Varnishd. Nhờ đó, hoạt động nâng cấp, bảo trì, tối ưu hiệu suất, tự do sáng tạo,… tốt hơn. PHP là gì? Đây là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Personal Home Page. Ngôn ngữ này được lập trình viên sử dụng để tạo ra phần mềm, ứng dụng máy tính. Trong thực tế, chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa những câu hỏi được đặt ra. Bạn có thể tham gia vào cộng đồng chung để tham khảo lời tư vấn, kiến thức bổ ích. Những bài viết liên quan: PHP FPM là gì? Cách thức hoạt động và đặc điểm của PHP – FPM MongoDB là gì? Tìm hiểu tính năng và trường hợp nên khai thác MongoDB Laravel là gì? Tìm hiểu các tính năng ưu việt & hướng dẫn cài đặt WordPress là gì? Hướng dẫn cài đặt WordPress cực đơn giản Trên đây là những điều bạn cần biết nếu đang đi tìm một Framework cho mình. Công cụ có ưu thế về nhiều khía cạnh kỹ thuật. Nhờ đó, dự án sớm hoàn thành hơn, thuận tiện khi có nhu cầu mở rộng trong tương lai. FPT Cloud tin rằng hiểu Symfony và biết cách vận dụng sẽ đem đến nhiều lợi thế.

SSD là gì? Tìm hiểu cách hoạt động & đặc điểm của SSD trước khi mua

15:26 21/07/2022
SSD là gì? Đây là một loại ổ cứng dùng để lưu trữ lượng dữ liệu lớn trên máy tính. Thế nhưng đặc điểm, thông tin liên quan nhiều hơn thế và không phải ai cũng biết. Vì thế, bài viết dưới đây của FPT Cloud hứa hẹn sẽ cung cấp kiến thức đầy đủ nhất. Bạn hiểu rõ hơn ổ SSD để làm gì, có mấy loại và yếu tố cần xem xét trước khi mua. Ổ SSD là gì? Bất kỳ ai cũng có thể hiểu ổ SSD là gì? Đây là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Solid-State Drive”. Ổ đĩa thể rắn này có chức năng tương tự như HDD nhưng không được phủ một lớp từ trên bề mặt đĩa cứng. [caption id="attachment_29208" align="aligncenter" width="800"] SSD là ổ đĩa thể rắn, dùng để lưu trữ dữ liệu lớn[/caption] Thay vào đó, dữ liệu cất giữ vào con chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau. Nhờ vậy, lượng dữ liệu khổng lồ được giữ lại ngay cả khi ổ không được cung cấp điện. >>> Có thể bạn quan tâm: Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket Có mấy loại SSD? Các loại ổ cứng SSD là gì? Xét về chức năng, bạn sẽ thấy có hai hình thức chuyên dụng là Enterprise và Consumer. SSD Consumer Xét trên hình thức Consumer, mục đích sử dụng bộ nhớ SSD là gì? Ổ dùng cho môi trường người tiêu dùng. Nghĩa là, thiết bị sẽ lắp đặt vào máy tính bàn hoặc laptop cá nhân. Trong thực tế, loại này tiếp tục được chia nhỏ thành các dạng khác nhau. ✅Các hình thức Vai trò ✅Form Factor Đây là dạng thức dùng để chỉ kết cấu vật lý của SSD. Trong đó, SATA và M.2 là các loại đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. ✅Connector Đó là dạng thức cổng kết nối của SSD. Chẳng hạn, SSD SATA phổ biến hiện nay được gắn kết với bo mạch chủ thông qua cổng SATA 3.0.Trong khi đó, SSD PCI Express Intel 750 gắn trực tiếp lên khe PCI Express của bo mạch chủ. ✅Interface Bạn sẽ thấy vai trò của Interface rất quan trọng khi tìm hiểu thẻ SSD là gì. Thuật ngữ dùng để chỉ cách SSD giao tiếp với ứng dụng và thành phần phần cứng qua bộ điều khiển Controller. Hoạt động này tương tự cách thức card mạng dùng để truyền dữ liệu. SSD Enterprise Khi được hỏi có mấy loại SSD, bạn không thể bỏ qua việc tìm hiểu dạng Enterprise. Đây là ổ chuyên dụng Server thường được test trên môi trường Datacenter. [caption id="attachment_29210" align="aligncenter" width="800"] SSD Enterprise dùng cho môi trường Server chuyên dụng[/caption] Để đảm bảo tốc độ xử lý, các công ty thường tìm đến đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín. Tại đó, bạn sẽ được tư vấn để có sự trang bị phù hợp nhất với mục đích sử dụng. So sánh SSD Consumer và Enterprise Sự khác nhau giữa các hình thức ổ SSD là gì? Bạn có thể dựa vào những đặc điểm so sánh dưới đây để đưa ra lựa chọn sử dụng thích hợp nhất. Sự bền bỉ Khi tìm hiểu hết các loại SSD là gì, bạn sẽ thấy Consumer chịu tải nhiệt kém hơn. Điều này là do chỉ dùng cho máy tính cá nhân còn hình thức Enterprise thì ngược lại. Khi sản xuất SSD, để tăng dung lượng ổ cứng cần phải bổ sung thêm bit trong mỗi cell. Việc đó dẫn đến mặt trái là rút ngắn tuổi thọ của thiết bị đáng kể. Thông thường, loại Consumer sử dụng chuẩn công nghệ TLC với 3 bit trên mỗi cell. Ngoài ra, với sự ứng dụng QLC sẽ là 4 bit tương ứng. Trong khi đó, Enterprise sử dụng SLC với 1 bit hoặc MLC 2 bit trên mỗi cell. Như vậy, bạn cần sử dụng đúng mục đích để không gây ra thiệt hại ngoài ý muốn. Hiệu suất – tốc độ Hiệu suất sẽ được thiết kế tương ứng với loại SSD là gì. Thông thường, chỉ số này của ổ cứng SSD Server sẽ cao hơn và sử dụng trong thời gian dài. [caption id="attachment_29213" align="aligncenter" width="800"] Enterprise đánh bật Consumer về tiêu chí hiệu suất - tốc độ[/caption] Xét về tốc độ, Consumer và Enterprise khác nhau. Server(Enterprise) có số chu trình cao hơn so với loại còn lại. Một phần dung lượng của Consumer được dùng, số còn lại đặt sang một bên cho bộ điều khiển flash. Phần này dành cho mục đích làm khi dự phòng, kéo dài tuổi thị của biến tần. Ổ cứng Server có khối lưu trữ dự phòng lớn hơn Consumer nên chắc chắn tốc độ xử lý nhanh hơn. Đặc biệt, loại tiêu thụ có speed giảm dần theo dung lượng đã dùng. Trong khi đó, Enterprise luôn duy trì ở mức ổn định nhất. Bảo mật Đây cũng là yếu tố được bàn đến rất nhiều khi tìm hiểu các loại SSD là gì? Tính năng bảo mật của Enterprise đánh giá tốt hơn so với Consumer. Ổ cứng SSD thường có vùng chứa bộ nhớ đệm nhỏ hoặc Cache để cất data trước khi lưu xuống đĩa. Dạng Enterprise có thể dành thời gian khôi phục lại khu vực bị mất khi dữ liệu ghi xuống. Đồng thời, khi này có một Sector không đọc được. Đây là hoạt động không phải ổ cứng Consumer nào cũng làm được. Nên sử dụng loại SSD nào? Vậy sự lựa chọn tối ưu dành cho ổ cứng SSD là gì? Câu trả lời tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn trong thực tế. Nếu muốn nâng cấp máy tính cá nhân, Consumer có giá thành thấp hơn, đáp ứng đầy đủ tiêu chí. [caption id="attachment_29215" align="aligncenter" width="800"] Việc sử dụng loại SSD nào tùy thuộc vào nhu cầu lưu trữ của cá nhân, tổ chức[/caption] Mặt khác, nếu bạn sở hữu máy chủ, Enterprise mới thực sự là giải pháp tối ưu. Việc dùng sai mục đích có thể ảnh hưởng đến dữ liệu lưu trữ. Ưu, nhược điểm của ổ cứng SSD là gì? Giống như bất kỳ thiết bị công nghệ nào, ổ cứng cũng có những điểm mạnh và sự hạn chế riêng. Điều quan trọng là tập trung vào ưu thế và biết cách khắc phục nhược điểm của SSD là gì. Ưu điểm Ưu điểm của ổ cứng SSD là gì – một câu hỏi phổ biến của nhiều người trước khi chọn mua. Khi so với HDD, loại thiết bị này đã có những nâng cấp đáng kể. Cụ thể, thời gian khởi động máy, ứng dụng hay phần mềm được giảm thiểu. [caption id="attachment_29217" align="aligncenter" width="800"] SSD chứng minh được sức mạnh toàn diện trên mọi khía cạnh kỹ thuật[/caption] Đó là bởi công nghệ tích hợp phía trong đã giúp tăng cường hiệu suất. Tốc độ ghi của ổ có thể đạt từ 550MB/s đến hàng nghìn MB/s. Ngoài ra, SSD được đánh giá là chống sốc tốt, vận hành ổn định. Tình trạng hư hỏng ít khi xảy ra nên các dữ liệu lưu trữ luôn an toàn. Ngay khi dùng, bạn còn thấy thiết bị không phát ra tiếng ồn, giảm tỏa nhiệt, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Nhược điểm Dù sở hữu những ưu điểm hấp dẫn nhưng SSD vẫn còn điểm hạn chế nhất định. Đầu tiên đây chính là giá thành cao. Nếu so sánh về yếu tố này, một ổ SSD dung lượng 128GB hoặc 256Gb giá tương đương HDD 512GB. Để tận dụng tốc độ ổ cứng SSD với ngân sách hạn chế, bạn nên đầu tư trước loại có dung lượng trung bình. Sau đó, hãy kết hợp với HDD đang có. Ngoài ra, lựa chọn thay thế là thiết kế ổ lưu trữ kép, cho tốc độ nhanh, giá thành hợp lý. >>> Có thể bạn quan tâm: Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Nguyên lý hoạt động của bộ nhớ SSD Từ hàng loạt phân tích về SSD là gì, bạn chắc chắn đã biết tác dụng chính là để lưu trữ dữ liệu thời gian dài. Thông tin khi vào ổ cứng sẽ không mất đi cả khi máy tính ngắt điện đột ngột. Để thực hiện chức năng gửi/nhận dữ liệu nhanh chóng, SSD sử dụng tấm có chứa nhiều điện. Những phần này được phân ra thứ được gọi là “trang”. Đó chính là nơi data cất giữ. Các trang thực hiện nhiệm vụ gộp lại với nhau để tạo thành nhiều khối. Ngoài ra, thiết bị thiết kế theo kiểu không có bộ phận chuyển động. Vì thế, ổ cứng SSD còn được gọi với tên khác là ổ cứng thể rắn. Ổ có khả năng ghi dữ liệu vào trang bất kỳ nào đó trong khối. Do vậy, người dùng không thể ghi đè thông tin lên từng trang riêng lẻ. Về chức năng xóa dữ liệu, cách thực hiện của SSD là gì? Thiết bị sẽ đánh giá chính xác đối tượng nào được đánh dấu không sử dụng. Tiếp đến, hệ thống sẽ chuyển thông tin đó sang khối riêng. SSD tiếp tục loại bỏ hoàn toàn khối đó. Đồng thời, hệ thống ngay lập tức xác định lại dữ liệu của bộ nhớ để trả lại block. Trang không cần dùng sẽ giữ ở trạng thái trống. So sánh ổ cứng SSD và HDD Những đặc điểm khác biệt giữa HDD và SSD là gì? Bạn sẽ biết cụ thể hơn thông qua một số tiêu chí so sánh trong bảng dưới đây. [caption id="attachment_29219" align="aligncenter" width="800"] Giữa SSD và HDD chắc chắn sẽ có những khác biệt rõ rệt[/caption] ✅Tiêu chí Giải thích ✅Tốc độ đọc ghi Tốc độ đọc ghi của ổ cứng HDD ghi nhận ở mức dưới 100MB/s. Trong khi đó, SSD ghi nhận đạt mức tối đa lên hơn 3500MB/s.Nếu so sánh cùng dung lượng, tốc độ của SSD nhanh gấp 2 lần HDD, thậm chí là cao hơn nữa. ✅Hiệu suất – độ thông dụng Về khía cạnh này, SSD tiếp tục chứng minh được mức độ ổn định của mình cao hơn. Ngoài ra, ổ còn được bổ sung khả năng chống sốc siêu tốt, mang đến độ bền cao.Thế nhưng, xét về mức độ thông dụng HDD lại chiếm ưu thế nhờ giá thành rẻ hơn, dung lượng lớn. ✅Tốc độ Đây là ưu điểm không thể bàn cãi khi tìm hiểu SSD là gì. Quá trình khởi động máy, ứng dụng, game, phần mềm đồ họa chỉ cần vài giây. Trong khi đó, hoạt động này có thể nhiều hơn 1 phút với HDD. ✅Độ bền HDD khó sánh được với SSD về độ bền. Đó là bởi SSD có cấu tạo cố định trong khi thiết bị còn lại phải vận hành trục quay, đĩa liên tục. ✅Tiếng ồn Khi lưu trữ hay xuất dữ liệu, HDD phát ra tiếng ồn, bị rung. Hoạt động tại SSD lại ghi nhận độ mượt mà và cực kỳ yên tĩnh. ✅Nhiệt độ SSD chịu nhiệt vào khoảng 0 – 70 độ C. Khoảng dao động của HDD nhỏ hơn, từ 5 – 55 độ C. ✅Phân mảnh dữ liệu SSD có cấu trúc mặt đĩa tròn nên dữ liệu có đặc điểm lớn và tập trung. Nhờ thế, thông tin cất giữ hay truy cập vào đều dễ dàng hơn.Trong khi đó, ổ HDD khiến dữ liệu dễ bị phân mảnh, tốn nhiều thời gian để lưu hoặc xuất. Mặt khác, SSD có cấu trúc các chip rời nên thông tin phân vùng theo khu vực. ✅Hình thức SSD linh hoạt trong thiết kế còn HDD buộc phải là dạng đĩa từ cùng với trục xoay. ✅Giá thành Đây có thể được coi là điểm hạn chế duy nhất khi tìm hiểu SSD là gì. Với cùng dung lượng 1TB, SSD có giá khoảng 10 triệu trong khi HDD chỉ tầm 1 triệu. Cách kiểm tra máy tính sử dụng ổ cứng SSD hay HDD Các bước kiểm tra để biết máy tính HDD hay SSD là gì? Bạn có thể thực hành ngay trên thiết bị của mình với hướng dẫn sau: [caption id="attachment_29221" align="aligncenter" width="800"] Thông tin về ổ cứng được kiểm tra dễ dàng trên máy tính[/caption] Nhấn nút Start Menu rồi nhập cụm từ Optimize Drives vào ô tìm kiếm cuối màn hình. Tiếp đến, hãy chọn Defragment and Optimize drives. Tiếp đó, cửa sổ  Optimize drives xuất hiện. Bạn tìm đến cột Media type để biết thông tin là loại ổ địa nào. Trong trường hợp là Solid state drive, có nghĩa ổ SSD. Trái lại, máy đang dùng HDD nếu ghi là Hask disk drive. Đó là hai bước đơn giản giúp bạn nhanh chóng xác định thông tin ổ cứng. Điều này có thể được thực hiện tương tự trên bất kỳ loại máy tính nào. Một số yếu tố cần xem xét khi mua ổ SSD Những tiêu chí cần cân nhắc trước khi quyết định mua ổ SSD là gì? Dưới đây là những điều giúp bạn có sự lựa chọn tối ưu nhất. [caption id="attachment_29223" align="aligncenter" width="800"] Khi mua ổ SSD, bạn nên chọn những thương hiệu uy tín về công nghệ[/caption] Dung lượng lưu trữ: Nếu dữ liệu lớn, thường xuyên cập nhật, bạn chọn loại có dung lượng cao. Điều này giúp tận dụng tốc độ, khả năng lưu trữ, vận hành. Gắn trong hay gắn ngoài: Mỗi máy tính có tối thiểu 1 ổ địa vật lý gắn bên trong. Cài đặt này nhằm phục vụ nhu cầu thiết lập hệ điều hành, phần mềm, ứng dụng. Nếu muốn tăng dung lượng, bạn cần gắn thêm ổ SSD ngoài. Độ bền – tốc độ: Đây là yêu tố cần tìm hiểu về loại SSD là gì. Nếu ổ cứng chuyên dùng MLC, bạn nên lựa chọn Seagate. Bởi lẽ, độ bền cao kết hợp với khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu trong cell. Tiếp đến, loại SLC cũng rất đáng để bạn cân nhắc. Đặc điểm chính là tính ổn định cao nhất, siêu bền, tốc độ ghi xóa lên đến 100,000 lần. Đó là những tiêu chí kỹ thuật bạn cần tự mình trả lời để xác định nên mua loại SSD là gì. Ngoài ra, việc tìm đến những nơi uy tín cũng rất quan trọng. Để tránh hàng kém chất lượng, bạn chọn thương hiệu như Intel, Seagate, Samsung,… Trên đây là những điều cần biết với những ai đang cần nâng cấp ổ cứng cho máy tính. SSD chính là sự lựa chọn hoàn hảo, đảm bảo khả năng lưu trữ và vận hành tối ưu. Đây cũng là tiền đề giúp công việc trở nên thuận lợi hơn. Vì thế, FPT Cloud tin rằng bất kỳ ai cũng nên hiểu SSD là gì và sử dụng khi cần thiết. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket

15:08 21/07/2022
Socket được liên tưởng giống như ổ cắm điện vật lý vốn đã rất quen thuộc với mọi người. Để hiểu cụ thể, hãy cùng đến với phần tổng hợp kiến thức dưới đây của FPT Cloud. Bạn sẽ sớm nắm rõ Socket là gì cùng cách thức vận hành trong thực tế như thế nào. Bên cạnh đó là phân tích các ưu – nhược điểm giúp bạn ứng dụng trong thực tiễn chuẩn xác nhất. Socket là gì? Sockets là gì? Đây là điểm cuối endpoint trong liên kết truyền thông hai chiều, biểu diễn kết nối giữa Client và Server. Nếu còn cảm thấy xa lạ, bạn có thể liên tưởng đến ổ cắm điện vật lý. [caption id="attachment_29194" align="aligncenter" width="800"] Socket được ví như một ổ điện, nơi tiếp nhận các kết nối đến[/caption] Ổ cắm này là nơi tiếp xúc để nhận cáp điện. Tương tự như thế, một Socket Software cũng là điểm nhận. Thay vì cáp nguồn như ví dụ, công cụ sẽ được nhận kết nối từ máy tính khác. Các lớp đều ràng buộc thông qua một cổng (thể hiện bằng con số cụ thể). Dựa vào đó, các tầng TCP Socket Layer định danh ứng dụng có dữ liệu đã gửi tới. >>> Xem thêm: Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Tại sao cần sử dụng Socket? Khi sử dụng Socket, ưu điểm lớn nhất là khả năng hỗ trợ trên các hệ điều hành. Trong đó phải kể đến MS Windows, Linux,… Ngoài ra, sự tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình gồm C, C++, Java, Visual Basic, Visual C++,… cũng được đánh giá cao. Vì thế, hình thức này phù hợp với hầu hết mọi đối tượng người dùng với cấu hình máy tính khác nhau. Đặc biệt, bạn có thể chạy nhiều điểm Endpoint như vậy cùng lúc. Dẫn đến, hiệu suất làm việc cải thiện, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức. Cách thức Socket hoạt động Như đã biết, chức năng của Socket là kết nối Client và Server thông qua TCP/IP và UDP. Mục đích cho cách vận hành là để truyền và nhận dữ liệu qua Internet. Giao diện lập trình ứng dụng mạng chỉ hoạt động khi có: [caption id="attachment_29196" align="aligncenter" width="800"] Các kết nối giữa Client - Server diễn ra thông qua TCP/IP và UDP[/caption] - Thông số IP. - Số hiệu cổng của hai ứng dụng cần trao đổi dữ liệu với nhau. Ngoài ra, các các đối tượng tham gia truyền thông tin cần đáp ứng thêm các điều kiện khác. Khi đã thỏa mãn, Socket Server mới vận hành tốt: - Hai ứng dụng có thể trên cùng một máy hoặc hai máy khác nhau đều được. - Nếu cùng trên máy chung phải đảm bảo số hiệu cổng không trùng. Khi quá trình truyền dữ liệu không thành công, hệ thống sẽ báo lỗi, dữ liệu ngắt quãng. Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện kỹ thuật cho thiết bị, sự vận hành diễn ra đều đặn. Chỉ cần ghi nhớ những đặc điểm trên đủ để bạn hiểu Socket Server là gì. Các loại Socket phổ biến Trong kỹ thuật có các loại Socket khác nhau với cách định nghĩa và ưu – nhược điểm riêng biệt. Bạn sẽ nhận biết dễ dàng hơn thông qua phần dưới đây.        Stream Socket Tên gọi khác của loại này là Socket hướng kết nối, hoạt động thông qua giao thức TCP(Transmission Control Protocol). Quá trình vận hành diễn ra khi Server và Client đã kết nối với nhau. Hình thức này có ưu điểm là dữ liệu đảm bảo truyền đúng đến nơi nhận. Thứ tự và thời gian nhanh chóng, chuẩn xác. Mỗi thông điệp gửi đi đều có xác nhận trả về cho đối tượng thực hiện. Qua đó, người dùng được thông báo thông tin đầy đủ. Mặt khác, nhược điểm là giữa máy chủ và máy nhận chỉ có 1 IP. Vì thế khi kết nối, một máy phải chờ đến khi đối tượng kia chấp nhận connect. Datagram Socket Trong tài liệu tiếng Việt, loại này có tên gọi là Socket không hướng kết nối. Hình thức hoạt động với sự hỗ trợ của giao thức UDP (User Datagram Protocol). [caption id="attachment_29201" align="aligncenter" width="800"] Datagram Socket chưa được đánh giá cao về mức độ tin cậy[/caption] Datagram Socket hoạt động tốt ngay cả khi không thiết lập kết nối giữa hai máy với nhau. Ưu điểm là: Quá trình kết nối, truyền tải thông tin đơn giản, không yêu cầu quá nhiều thao tác. Thời gian truyền tải dữ liệu được đánh giá là cực nhanh chóng. Thế nhưng, một nhược điểm là quá trình truyền thông tin chưa đảm bảo độ tin cậy. Dữ liệu có thể đi theo thứ tự không như mong muốn hoặc bị lặp. Websocket Websocket là công cụ hỗ trợ kết nối qua lại giữa Client và Server trên Internet. Quy trình diễn ra nhanh chóng, hiệu quả nhờ việc sử dụng TCP Socket. Không chỉ dùng riêng cho ứng dụng web, loại này có thể áp dụng với bất kỳ mục đích trao đổi thông tin khác. Điều cần đảm bảo là hoạt động diễn ra trên không gian mạng. Ưu điểm như sau: Tăng cường tốc độ truyền tải thông tin giữa hai chiều. Khi phát hiện lỗi rất dễ phát hiện và xử lý. Cách sử dụng đơn giản, không cần cài đặt thêm các phần mềm bổ sung khác. Không cần dùng nhiều phương pháp hỗ trợ kết nối khác nhau. Trong khi đó, nhược điểm bạn cần lưu ý là chưa thể chạy trên tất cả trình duyệt. Điều tương tự xảy ra đối với dịch vụ có phạm vi yêu cầu, khó hỗ trợ hoàn toàn. >>> Xem thêm: PuTTY là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt PuTTY trên các hệ điều hành Unix Socket Đây là điểm giao tiếp, hỗ trợ trao đổi giữa các ứng dụng khác nhau ngay trên cùng máy tính. Mọi hoạt động được ghi nhận diễn ra ở nhân của hệ điều hành. Nhờ vậy, tốc độ kết nối, truyền tải nhanh, nhẹ, đảm bảo hiệu quả. [caption id="attachment_29203" align="aligncenter" width="800"] Unix Socket tăng cường tốc độ và giảm thiểu thời gian xử lý[/caption] Đặc điểm của Unix Socket là tránh được các bước kiểm tra hoặc Routing. Vì thế, quá trình truyền tin dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra, một số ưu điểm khác với dạng Endpoint này là: Có thể tăng cường tốc độ truy cập MySQL lên đến 30 – 50%. Giảm thời gian Latency xuống, từ 60ms chỉ còn 5ms. Tăng cường PostgreSQL lên hơn 30%. Tăng Redis lên 50%... Nhược điểm tồn tại trong trường hợp ứng dụng nằm trên những máy chủ khác nhau. Hệ thống sẽ không thể kết nối bằng Unix Socket. Ngoài ra, vấn đề phân quyền giữa các tập tin đôi khi vẫn xảy ra. Những bài viết liên quan: HTTP2 là gì? Tác động của HTTP2 đến hoạt động SEO Website Google API Maps là gì? Chức năng & cách lấy Google API Maps Key WLAN là gì? Kiến thức nền tảng về mạng WLAN IP là gì? Cách xem địa chỉ IP trên PC, laptop & điện thoại Trên đây là những thông tin không thể bỏ qua với các nhà tạo dựng trang web. Bằng việc ứng dụng, bạn có thể tạo ra Site với tốc độ tải nhanh, thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Để chọn đúng loại, bạn dựa trên cấu hình máy cũng như mục đích sử dụng. FPT Cloud tin rằng hiểu và khai thác Socket sẽ đem đến nhiều lợi thế khác biệt.