Blogs Tech

Comments WordPress là gì? Hướng dẫn khai thác và quản lý bình luận

13:59 23/05/2022
Comments WordPress là một phần không thể thiếu để tăng kết nối và sự tương tác trên website. Hãy cùng FPT Cloud khám phá cụ thể các tính năng hữu ích qua bài viết này. Trong phần mở đầu, bạn sẽ tìm hiểu khái niệm Comments WordPress là gì cùng các Plugin phổ biến. Tiếp đó sẽ dẫn tới hướng dẫn cấu hình, quản lý bình luận cũng như cách để tránh spam. Bạn nên đọc đến cuối để có hướng sử dụng hiệu quả nhất. Comments WordPress là gì? Comments WordPress là nơi để bạn thiết lập, quản lý và cấu hình hiển thị cho các bình luận trên website. Bằng cách này, độc giả và tác giả bài viết dễ dàng tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin. [caption id="attachment_26924" align="aligncenter" width="800"] Phần bình luận trên WordPress là nơi tương tác, trao đổi thông tin[/caption] Tuy nhiên, khi không được cấu hình và cài đặt đúng cách rất dễ dẫn đến tình trạng spam. Vì thế, bạn cần tìm hiểu hướng dẫn cụ thể quy trình này cùng việc sử dụng linh hoạt. >>> Có thể bạn quan tâm: Cloud Hosting là gì? Tìm hiểu thông tin Cloud Hosting từ A – Z Các Plugin Comments WordPress phổ biến nhất Để đến gần hơn với Comments WordPress, bạn nên làm quen với các Plugin hỗ trợ chức năng này. Jetpack Comments Jetpack tích hợp nhiều chức năng thú vị, đảm bảo bạn không cần đến Plugin phụ nào khác. Tính năng Comments WordPress trong công cụ giúp quản lý từng bài đăng dễ dàng và nhanh chóng. [caption id="attachment_26930" align="aligncenter" width="800"] Jetpack quản lý từng bài đăng dễ dàng, nhanh chóng[/caption] Khách truy cập được bình luận bằng chính tài khoản mạng xã hội của họ như Facebook hoặc Twitter. Tuy vậy, chức năng cao cấp như lọc spam, scanning bảo mật,…chỉ sử dụng được khi mua gói $39/năm. Disqus Comment System Disqus là một trong các Comments WordPress phổ biến nhất thay thế cho phần bình luận nguyên gốc. Tính năng nổi bật là cho phép bình luận từ nền tảng Blog và những nơi sử dụng dữ liệu WXR XML. Tuy nhiên, nếu sử dụng, trang của bạn sẽ thường xuất hiện các quảng cáo khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa, tải trang chậm hơn. WpDiscuz WpDiscuz là hệ thống bình luận theo thời gian thực. Plugin được thiết kế để tăng cường chức năng của Comments WordPress gốc. Một số ưu điểm không nên bỏ lỡ như: - Giao diện gọn gàng. - Khả năng tích hợp đầy đủ với mạng xã hội đang hiện hành. - Hệ thống chuyển đổi từ URL sang Image trong chuyên mục bình luận. Từng gói tiện ích được cung cấp với mức giá khác nhau, dao động từ $9 đến $125. Để tiết kiệm, bạn nên sử dụng package bổ trợ $99 với nhiều chức năng và đặc quyền bổ sung. Postmatic Việc trả lời bình luận của ai đó về bài đăng thường mất rất nhiều thời gian. Postmatic là Plugin cung cấp cách tiếp cận độc giả tốt hơn. Bạn tùy chọn để phản hồi ngay trên trang hoặc thông qua Email. Điều cần làm chỉ là mở Email, viết và nhấn nút trả lời. Nhờ đó, khách truy cập cũng không phải quay lại bài đăng, nối dài sợi dây tương tác trong tương lai. Lazy Load for Comments Lazy Load vốn được biết đến là Plugin giúp tăng tốc thời gian tải trang. Bên cạnh đó, công cụ cũng cung cấp chức năng cho hoạt động bình luận. Hệ thống Comments WordPress mặc định nhẹ và nhanh hơn. [caption id="attachment_26934" align="aligncenter" width="800"] Lazy Load hỗ trợ tính năng dịch tự động và tăng tốc độ tải[/caption] Đây là sự lựa chọn cho những ai ưu tiên yếu tố Loading hơn chức năng bổ sung như Emojis, Memes,… Plugin cũng hỗ trợ tính năng dịch tự động để thuận tiện hơn trong quá trình tương tác. De:comments Đây là Plugin Comments WordPress tuyệt vời, cho phép lưu trữ bình luận trong tên miền riêng. Giải pháp này được đánh giá khá an toàn vì không phụ thuộc vào bên thứ ba. Song hành cùng đó là các đặc tính như: - Dễ dàng tùy chỉnh thiết kế để thích ứng nhanh với màn hình thiết bị di động. - Cho phép người dùng đăng nhập bằng các tài khoản mạng xã hội thông dụng. - Cho phép giới hạn bình luận được hiển thị trong một bài đăng. Người dùng cuộn xuống để xem Comments cũ hơn. - Cung cấp tính năng nội địa hóa ngôn ngữ. - Hỗ trợ tệp đính kèm và hệ thống vote. Plugin này chính xác là sự lựa chọn phù hợp với hàng ngàn tính năng và tùy chỉnh linh hoạt. Nhà quản trị website nên tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn. Akismet Akismet được biết đến là dịch vụ lọc spam cho Comments WordPress. Plugin sử dụng thuật toán có thể phát hiện, xử lý bình luận trên Blog và Pingback spam. Điều này có được nhờ khả năng học lỗi và hành động từ các trang web tham gia. Vì thế, phần bình luận sẽ trở nên gọn gàng hơn. GraphComment GraphVer là Plugin có khả năng thay đổi hệ thống WordPress comment nguyên gốc. Phần này sẽ được biến thành nhóm thảo luận xã hội trực tuyến. Mặc dù có nhiều chức năng khác nhau nhưng công cụ gồm hai phần chính: - Bubble Flow: Hệ thống kiểm duyệt thông minh, dùng để xử lý tương tác của người dùng. Các cuộc thảo luận hiển thị theo thời gian thực. - Bubble Rank: Ngăn chặn các cuộc tấn công spam bằng thuật toán đặc biệt. Nhìn chung, đây là Plugin phù hợp để xử lý lượng khách truy cập quá lớn. Bạn có thể mở rộng không gian thảo luận trên web nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Yoast Comment Hacks Yoast là một trong những Plugin để SEO tốt nhất hiện nay. Khác Comments WordPress thông thường, công cụ này không thay thế hệ thống nguyên gốc. Thay vào đó, các chức năng mặc định được tối ưu nhờ việc “hack” một chút vào WordPress core. Do đó, bạn có thể tìm thấy một số tính năng tùy chỉnh thường không tồn tại trong bản gốc. Tiêu biểu như chuyển hướng người dùng đến trang đặc biệt, truyền tin tức đến mọi người đã bình luận qua Email,… CommentLuv Có thể nói rằng, đây là Plugin Comments WordPress độc nhất. Bởi vì, công cụ thiết kế đặc biệt để tăng Traffic bằng cách cung cấp Backlinks. Trong đó, hệ thống Dofollow sẽ tự động tạo liên kết ngược khi để lại bình luận. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc để không bị Google xem là spam vì quá nhiều External Link. Simple Comment Editing Đây là sự lựa chọn dành cho những ai đang tìm kiếm Comments WordPress nhẹ, đơn giản. Plugin cho phép người dùng chỉnh sửa bình luận tối đa 5 phút sau khi đăng. Phương pháp này cung cấp cơ hội kiểm tra lỗi chính tả, thông tin bị sai. [caption id="attachment_26938" align="aligncenter" width="800"] Simple Comment Editing là Plugin nhẹ và đơn giản[/caption] Bạn chỉ cần cài đặt, quy trình còn lại sẽ tự động chạy. Để sở hữu nhiều đặc quyền hơn, người dùng có thể sử dụng phiên bản trả phí. >>> Có thể bạn quan tâm: Certificate Authority là gì? Vai trò & Quy trình đăng ký SSL với CA Hướng dẫn cấu hình và quản lý Comments Để bắt đầu cấu hình Comments WordPress cần truy cập trang quản trị. Khi đã đăng nhập, bạn đi tới Dashboard, tìm dòng Settings và ấn chọn Discussion. [caption id="attachment_26942" align="aligncenter" width="800"] Dựa trên nhu cầu, bạn sẽ có cách cấu hình WordPress khác nhau[/caption] Tại giao diện tùy chỉnh mặc định có thể tùy ý đánh dấu check vào tính năng mong muốn. Trong phần dưới đây, bạn sẽ hiểu ý nghĩa và thao tác thực hiện từng chức năng tốt hơn. ✅Chức năng Cách thực hiện ✅Tắt Comments cho page - Sau khi tạo Page mới, bạn truy cập trang quản lý tại Dashboard > Page.- Muốn tắt bình luận, hãy chọn Quick Edit, bỏ check tại ô “Allow Comments” và ấn Update. ✅Cấm Comments cho bài viết mới Đi tới Dashboard, chọn Setting > Discussions và bỏ tick “Allow people comments on new article”. ✅Tắt Comments cho post đã có - Truy cập mục Post, chọn Quick Edit ở bài viết bạn đang có ý định tắt chức năng bình luận.- Tiến hành bỏ check “Allow Comments” > Update. ✅Cấm Comments nhiều post - Để cấm bình luận trên nhiều Post đã tạo, hãy đánh dấu chọn bên trái tên các bài viết.- Chọn mục Edit từ menu đổ xuống > nhấn nút Apply bên cạnh.- Tại dòng Comments, chọn Do not allow và nhấn Update. ✅Xét duyệt phản hồi Bật tính năng xét duyệt để tránh tình trạng spam hoặc bình luận không phù hợp. Các bước như sau:- Tìm tới Dashboard > Setting > Discussion > check ô “Comment must be manually approved”.- Bạn bỏ chọn “Comment author must have a previously approved comment”. ✅Gửi thông báo khi có Comments - Comments WordPress hỗ trợ thông báo qua Email khi có bình luận mới hoặc cần xét duyệt.- Thực hiện bằng cách truy cập Dashboard > Setting > Discussion > tìm đến dòng “Email me whenever”. ✅Lọc đánh giá theo độ tuổi - Thông thường, mọi người chọn “G – phù hợp cho mọi đối tượng”.- Điều này chỉ ngoại trừ trong một số trường hợp đặc biệt do nội dung có quy định tuổi. ✅Avatar hiển thị - Để có Avatar hiển thị ở Comments WordPress, bạn cần đăng ký tài khoản tại https://gravatar.com. Một cách khác là đăng nhập bằng tài khoản WordPress.com.- Tiếp đó, bạn bổ sung thông tin địa chỉ Email muốn gắn Avatar và upload hình ảnh từ máy tính.- Lưu ý là tài khoản này cần trùng với Email dùng để bình luận.- Bạn có thể tắt tính năng hiển thị ảnh đại diện bằng cách check bỏ tại ô “Show Avatars”. Hướng dẫn sử dụng Plugin để tránh Spam Để tránh hiện tượng spam Comments WordPress, bạn sử dụng Plugin Akismet Anti Spam. Các bước như sau: [caption id="attachment_26946" align="aligncenter" width="800"] Người dùng nên ưu tiên Plugin Akismet để giảm tình trạng spam[/caption] - Đăng nhập vào trang quản trị của Plugin này. - Đi tới khu vực cài đặt Plugin, Dashboard > Plugins > Installed Plugins. Tại đây bạn sẽ tìm công cụ hỗ trợ từng cài đặt. Khi đã thấy, hãy nhấn Active để kích hoạt. - Tiếp tục chọn Settings. - Nhấn “Set up your Akismet account”. - Để khai thác tính năng trong gói miễn phí, bạn click vào “Get Personal” tại ô đầu tiên. - Kéo thanh trượt và điền đầy đủ thông tin vào các ô trống. Trong bước này cần sử dụng Email thật để nhận mã kích hoạt. Sau đó, bạn đánh dấu check 3 ô bên dưới và chọn “Continue with personal subscription”. - Mở hòm thư và lấy mã code. - Sau khi nhấn “Continue” sẽ có Email khác gửi đến cùng API key. - Bạn copy phần mã trên, trở lại phần Setting > Akismet Anti Spam. Tiếp theo, hãy chọn “Manually enter an API key” và dán key vào. Quy trình hoàn tất bằng cách nhấn “Connect with API key”. Đây là cách thiết lập quan trọng nếu trang của bạn có lượng tương tác lớn. Qua đó đảm bảo trải nghiệm người dùng và trở nên uy tín với Google. Cách tắt Comments WordPress Tại sao nên tìm hiểu cách tắt Comments Wordpress? Đây là phương pháp giúp hạn chế tối đa tình trạng spam bình luận. Quản trị web có thể thực hiện thông qua hai hình thức dưới đây. Tắt thủ công Để tắt thủ công, bạn truy cập theo hướng Dashboard > Settings > Discussion. Tiếp theo, hãy nhấn bỏ chọn dòng “Allow people to post comments on new articles”. Sau khi nhấn lưu thay đổi, tất cả bài viết không còn hiển thị khung bình luận. [caption id="attachment_26950" align="aligncenter" width="800"] Tắt Comments giúp ngăn chặn tuyệt đối hoạt động bình luận[/caption] Cách làm này rất đơn giản nhưng vẫn có hạn chế nhất định. Đó là không thể tắt Comments trong những bài viết cũ. Để triệt để hơn, bạn mở danh sách nội dung tại Post > All Posts. Việc cần làm là đánh dấu check các bài cũ cần tắt tính năng bình luận. Sau đó, hãy chọn Edit từ menu đổ xuống, nhấn Apply. Tại dòng Comments, bạn chọn “Do not allow”. Từ giờ, chức năng không còn xuất hiện nữa nhưng vẫn giữ nguyên phản hồi trước đó. Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn, bạn cần chọn Unapprove hoặc Move to Bin. Bằng Plugin Thao tác thủ công cần phải thực hiện quá nhiều giai đoạn để tắt triệt để. Giải pháp thay thế chính là sử dụng Plugin quản lý hệ thống Comments WordPress. Quy trình đơn giản, công dụng phát huy mạnh mẽ. [caption id="attachment_26954" align="aligncenter" width="800"] Quản trị web nên sử dụng Plugin để tắt bình luận nhanh hơn[/caption] - Disable Comments: Bạn có thể chọn tắt bình luận linh hoạt toàn bộ web hoặc một phần cố định. - Disable Comments For Any Post Types: Có khả năng quản lý Comments WordPress toàn web. Bên cạnh đó, Plugin hỗ trợ xóa External Link từ bình luận cũ. - No Page Comment: Tắt bình luận cho posts, pages và media, chỉnh sửa bình luận. Các công cụ không chỉ phục vụ cho mục đích quản lý Comments WordPress. Bạn còn có thể khai thác nhiều tính năng hữu ích khác cho trang và SEO. Ưu nhược điểm khi tắt Comments trên WordPress Tắt Comments WordPress có những ưu và nhược điểm nhất định. Bạn nên cân nhắc trước khi quyết định và tùy chỉnh cho hợp lý. ✅Phân tích đặc điểm Giải thích ✅Ưu điểm - Người quản trị tiết kiệm tương đối nhiều thời gian trong kiểm soát bình luận.- Không lo spam, quảng cáo,…xuất hiện trong Comments WordPress.- Tinh gọn, nội dung bài viết không bị ảnh hưởng từ các cuộc thảo luận đa chiều.- Cải thiện khả năng load trang nhờ giảm bớt phần tử hiển thị. ✅Nhược điểm - Mất đi một cách tương tác với khách truy cập.- Giảm khả năng lan tỏa nội dung.- Ảnh hưởng SEO. Trên đây là những điều cần có sự đầu tư nghiên cứu và đưa ra quyết định chính xác. Bởi lẽ, đó là khía cạnh tác động đến sự phát triển website cũng như trải nghiệm người dùng. Các nhà quản trị nên dựa trên lộ trình, mục tiêu trong từng giai đoạn để triển khai hiệu quả. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ tận dụng triệt để và biết cách cân bằng trạng thái bật, tắt Comments WordPress. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Cloud Hosting là gì? Tìm hiểu thông tin Cloud Hosting từ A – Z

11:09 23/05/2022
Cloud Hosting là hệ thống không thể bỏ qua với những nhà quản trị website. Các đặc tính vượt trội đến từ loại hình dịch vụ này sẽ được bật mí qua bài viết của FPT Cloud. Bên cạnh đó, bạn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn thông số kỹ thuật cũng như cách phân loại. Hãy tham khảo và sử dụng để sở hữu trang web mạnh mẽ cùng tính bảo mật cao. Cloud Hosting là gì? Cloud Hosting là gì? Đây là dịch vụ lưu trữ trang web trên máy chủ Windows hoặc Linux. Bên cạnh đó là sự kết hợp sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Hình thức này không chỉ có tác dụng lưu trữ thông tin khổng lồ. [caption id="attachment_26894" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ lưu trữ dữ liệu web hàng đầu này sử dụng công nghệ điện toán đám mây[/caption] Quan trọng hơn, người dùng cũng như chuyên gia đánh giá cao về mức độ bảo mật. Chính bởi những lợi ích lâu dài, mô hình ngày càng được dùng nhiều hơn. Thông tin bổ sung là hệ thống sử dụng DirectAdmin để quản lý. Tính năng mang lại như Hosting thường nhưng chạy trên máy chủ ảo Cloud. >>> Có thể bạn quan tâm: Certificate Authority là gì? Vai trò & Quy trình đăng ký SSL với CA Nguyên lý hoạt động trong Cloud Hosting Nguyên lý hoạt động của dạng Hosting này dựa vào hệ thống máy chủ Cloud. Cụ thể hơn, dịch vụ vận hành theo công nghệ điện toán đám mây từ các hãng lớn trên thế giới như Cisc. [caption id="attachment_26898" align="aligncenter" width="800"] Cách hoạt động của dạng Hosting mới này đem tới nhiều đột phá[/caption] Ngoài ra, Cloud Hosting tuân theo nguyên tắc phân tán lưu trữ dữ liệu trên hệ điều hành Linux. Nhà phát triển cũng kết hợp với cân bằng tải Load Balancing, giúp tối ưu tốc độ truy cập server. Đánh giá tổng thể cho thấy độ bảo mật cao hơn so với các Web Hosting thông thường. Đồng thời, đây cũng là biện pháp giảm khả năng downtime cho website. Khi sử dụng, bạn sẽ thấy không bị giới hạn số lượng máy chủ truy cập. Giờ đây, khả năng lưu trữ không còn là vấn đề cản trở quy trình truy cập dữ liệu. Khi so sánh với Web Hosting tiền nhiệm đã chỉ ra mức ổn định cao hơn tới 300%. Các thông số cần nắm rõ về Cloud Hosting Trước khi mua dịch vụ lưu trữ, điều bạn cần quan tâm chính là thông số kỹ thuật. Những yếu tố này giúp đánh giá chất lượng trên nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là báo cáo đến từ nhà phát triển. ✅Thông số Ý nghĩa ✅Disk Space - Thuật ngữ này dùng để chỉ sức chứa của hệ thống Cloud.- Tùy thuộc vào gói dịch vụ bạn chọn sẽ có mức độ Disk Space khác nhau.- Bạn được tải cũng như upload dữ liệu trong giới hạn cho phép của gói đăng ký. ✅Bandwidth - Bandwidth dùng để chỉ tổng số lưu lượng tải lên và xuống của Hosting.- Mỗi tháng chỉ có một lượng Bandwidth nhất định. Chính vì thế, bạn cần tính toán phù hợp để tránh báo lỗi 502 service temporarily overloaded vì quá tải. ✅Parked Domain - Parked Domain là tên miền chạy song song với tên miền chính của bạn.- Nhờ nguyên lý hoạt động trên nên sử dụng Domain nào cũng trỏ về một địa chỉ máy duy nhất. ✅Addon Domain - Thuật ngữ này còn được biết đến với tên gọi miền bổ sung. Chúng được chia nhỏ ra thành nhiều Hosting để đáp ứng nhu cầu.- Máy chủ truy cập phải đảm bảo tính ổn định và cấu hình tốt. Điều này nhằm tránh bị gián đoạn do dung lượng nâng cấp thêm. ✅Sub Domain Đây là miền con không giới hạn và có thể tùy chọn bao nhiêu cũng được. ✅Email - Bạn sẽ được cung cấp tên miền Email khả dụng khi mua gói dịch vụ Cloud.- Số lượng tùy thuộc vào package đã đăng ký sử dụng trước đó. Phân loại Cloud Hosting Những lợi ích hệ thống Cloud đem lại cho người dùng là không thể phủ nhận. Nhờ điện toán đám mây, quá trình truyền tải và lưu trữ diễn ra nhanh chóng hơn. Hiện nay đang có bốn mô hình dịch vụ phổ biến nhất. Public Cloud Đây là mô hình đám mây công cộng do bên thứ ba cung cấp. Họ là những nhân tố nằm bên ngoài tường lửa doanh nghiệp. Dịch vụ này đang đứng đầu về mức độ phổ biến. [caption id="attachment_26902" align="aligncenter" width="800"] Public Cloud là dịch vụ đứng đầu về mức độ phổ biến với người dùng[/caption] - Ưu điểm: Số lượng máy chủ truy cập vào hệ thống server không bị giới hạn. Các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí đáng kể cho hệ thống công cộng. - Nhược điểm: Mọi hoạt động đều phụ thuộc vào bên cung cấp thứ ba. Điều này dẫn đến cản trở trong việc lưu trữ dữ liệu nội bộ. Đây là sự lựa chọn cho doanh nghiệp mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Hầu hết những tổ chức không chuyên về công nghệ thường theo định hướng Hosting này. Private Cloud Mô hình “đám mây doanh nghiệp” được sử dụng trong nội bộ công ty với toàn quyền quản lý. Hình thức này tồn tại điểm mạnh và hạn chế nhất định trong dịch vụ lưu trữ. - Ưu điểm: Doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý, tối ưu cơ sở hạ tầng và bảo mật. - Nhược điểm: Dạng Hosting này cần đội ngũ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cùng phải cân nhắc đến chi phí khá tốn kém. Đối với những công ty chuyên về tài chính, dữ liệu,…rất cần có hệ thống Private Cloud. Dịch vụ giúp tránh rủi ro trong vấn đề bảo mật thông tin quan trọng. Hybrid Cloud Đây được xem như “con lai” giữa hai hình thức kể trên. Nhiệm vụ là giúp đồng bộ hóa việc quản lý của doanh nghiệp và nhà cung cấp. [caption id="attachment_26906" align="aligncenter" width="800"] Hybrid là dạng kết hợp giữa Private và Public[/caption] Ưu điểm là doanh nghiệp thoải mái khai thác dịch vụ, không bị giới hạn. Tuy nhiên, quá trình quản lý phức tạp, khó kiểm soát và cần ngân sách lớn lại là điểm còn hạn chế. Community Cloud Mô hình dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp cho cộng đồng có chung mục đích. Sức mạnh tập trung vào khả năng đáp ứng sự riêng tư, chính sách cộng đồng cũng tốt hơn Nhưng một lần nữa, sự tốn kém về mặt tài chính là điều bạn nên cân nhắc. Hơn thế, hệ thống Cloud Hosting này chưa thực sự tối ưu và phổ biến. >>> Có thể bạn quan tâm: CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả Ưu điểm của Cloud Hosting Tại thời điểm này, Cloud Hosting là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp. Hệ thống đem đến hiệu quả vượt bậc về không gian lưu trữ cùng như tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó còn là các ưu điểm tiêu biểu khác bạn không nên bỏ qua. Đây là dịch vụ Hosting cần có cho mọi doanh nghiệp: Ưu điểm Giải thích ✅Sẵn sàng 24/7 - Cloud Hosting giúp bạn xử lý, kiểm soát dữ liệu mọi lúc và mọi nơi.- Hệ thống cũng tự động nâng cấp và cập nhật liên tục. ✅Tính bảo mật - Đây là điều bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dạng dịch vụ này.- Cloud Hosting có khả năng tối ưu hóa an ninh cho toàn bộ hệ thống dữ liệu nội bộ. ✅Đa dạng lựa chọn về hiệu năng - Mô hình có khả năng biến đổi vô hạn và tính thích ứng cao.- Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn dễ dàng tùy chỉnh hiệu năng sao cho phù hợp. ✅Nâng cấp không giới hạn Người dùng dễ dàng nâng cấp, phát triển gói dịch vụ theo nhu cầu từng doanh nghiệp. ✅Đội ngũ chuyên nghiệp Cloud Hosting được vận hành bởi đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Doanh nghiệp được hỗ trợ trong bất kỳ thời điểm nào. ✅Sao lưu – dự phòng - Khi sử dụng, bạn hoàn toàn an tâm vì mọi dữ liệu đều được sao lưu, dự phòng. Hoạt động này rất cần thiết trong lúc gặp sự cố.- Máy chủ có thể tải ngay một phiên bản đầy đủ khác. Quy trình đảm bảo không gây ra bất kỳ sự trì trệ hoặc thiếu sót nào. Nhược điểm của Cloud Hosting Ở Cloud Hosting chỉ có một hạn chế duy nhất khiến bạn phải cân nhắc. Chi phí sử dụng và vận hành cao hơn các loại thông thường. Tuy vậy, người dùng sẽ nhận ra nhiều lợi ích hơn khi tính về dài lâu. Đây thực sự là khoản rất đáng để đầu tư trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Câu hỏi thường gặp Trước khi quyết định sử dụng Cloud Hosting thường có nhiều câu hỏi được đặt ra. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến cùng lời giải đáp dành cho bạn. [caption id="attachment_26910" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ Hosting mới nhận về nhiều sự quan tâm và câu hỏi[/caption] - Ai nên dùng Cloud Hosting? Đây là sự lựa chọn dành cho tổ chức cần thời gian hoạt động gần như hoàn hảo. Vận hành máy chủ nhanh chóng trong bất cứ thời điểm nào. Khả năng bảo mật và hiệu suất vượt trội hơn loại thông thường. - Sự khác nhau giữa Cloud Hosting và Hosting nằm ở đâu? Điểm cần so sánh chính là vị trí của máy chủ đang chạy dịch vụ. Hosting là thuật ngữ chung cho dịch vụ công nghệ. Cơ sở hạ tầng nằm ngoài địa điểm thực của người nhận service. Bên cạnh đó còn nhiều câu hỏi khác đến từ các nhà quản trị web. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì hệ thống luôn có đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ. Đây là những kiến thức mới, cần được cập nhật về mảng dịch vụ lưu trữ dữ liệu web. Nếu bạn đang cần một giải pháp toàn diện, đừng bỏ qua hình thức vận hành này. FPT Cloud tin rằng sớm áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất về nhiều mặt. Hãy trải nghiệm Cloud Hosting để thấy sự đầu tư là hoàn toàn xứng đáng. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Platform là gì? Tổng hợp 10 mô hình Platform nổi bật

10:09 23/05/2022
Platform như một nền tảng vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và đổi mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tiềm năng phát triển to lớn trong tương lai, Platform sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết này, FPT Cloud sẽ giúp người dùng “khai mở” nhiều thông tin hữu ích về 10 mô hình platform nổi bật nhất hiện nay.   1. Platform là gì?   Platform (nền tảng) là một hệ thống hoặc cơ sở hạ tầng kỹ thuật kết nối các công nghệ nhằm tạo ra môi trường thực thi cụ thể. Nền tảng Platform là một quy trình cần thiết trong mọi ứng dụng phát triển phần mềm. Từ Apple cho đến Android và nhiều ứng dụng phần mềm khác đều cần có Platform. Ví dụ như Platform của Apple sẽ bao gồm Macbook, IMAC, Iphone.  Một Platform (nền tảng) thông thường bao gồm phần cứng, hệ điều hành (HĐH) và các chương trình điều phối sử dụng tập lệnh cho một bộ xử lý.  Khi mua phần mềm, điều quan trọng là phải biết phần mềm được viết cho nền tảng nào. Một số phần mềm có nền tảng cụ thể, có nghĩa là các nhà phát triển đã phát triển rõ ràng chương trình ứng dụng của họ để chạy trên một nền tảng - chẳng hạn như Windows hoặc Mac. Phần mềm cũng có thể đa nền tảng, có nghĩa là mã đối tượng có thể chạy trên nhiều nền tảng, ví dụ như cả Windows và Mac.  [caption id="attachment_54274" align="aligncenter" width="800"] Platform mang đến sự hiệu quả tối đa trong học tập và công việc[/caption] 2. Ưu và nhược điểm của Platform  Ưu điểm Mô hình platform phát triển vượt trội và mạnh mẽ nhờ các ưu điểm của nó. Cụ thể là: Tăng tính tương tác: Mô hình Platform tạo ra một môi trường tương tác giữa nhiều bên tham gia, từ đó tạo ra cơ hội tạo ra giá trị thông qua việc chia sẻ dữ liệu, ý tưởng và tạo ra một môi trường đổi mới. Tạo ra cộng đồng mạnh mẽ: Ứng dụng hệ sinh thái dựa trên Platform thường tạo ra một cộng đồng sôi nổi, một môi trường thúc đẩy sự tương tác và hợp tác. Linh hoạt và đổi mới: Mô hình Platform cho phép các bên tham gia linh hoạt trong việc phát triển và triển khai các giải pháp mới, từ đó tạo ra cơ hội đổi mới liên tục. Dễ dàng mở rộng và tích hợp: Hệ sinh thái dựa trên Platform thường dễ dàng mở rộng và tích hợp với các bên thứ ba, từ đó tạo ra sự linh hoạt và khả năng tương tác lớn. Nhược điểm Dù có nhiều ưu điểm nhưng điều đó không có nghĩa là platform thật sự hoàn hảo. Theo đó, các điểm sáng của mô hình kinh doanh truyền thống cũng chính là nhược điểm của platform.  Không phù hợp để phục vụ các nhóm người tiêu dùng cụ thể vì khả năng quản lý chuỗi giá trị kém.  Không thể quản trị trải nghiệm khách hàng đầu cuối một cách hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp như các mô hình kinh doanh truyền thống. Phụ thuộc vào các bên thứ ba. Quá trình quản lý mối quan hệ này có thể tạo ra những rủi ro về sự phát triển của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh giữa các bên tham gia rất lớn, đòi hỏi người dùng cần kiểm soát cẩn thận để đảm bảo sự công bằng và minh bạch.  Việc quản lý và bảo vệ dữ liệu khi chia sẻ trên một hệ sinh thái dựa trên Platform khá phức tạp, dễ bị lộ thông tin cá nhân. [caption id="attachment_54266" align="aligncenter" width="800"] Tận hưởng trải nghiệm liền mạch, dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng platform[/caption] >>> Xem thêm: RSS là gì? Cách hoạt động và hướng dẫn sử dụng RSS  3. Các mô hình Platform phổ biến  Có rất nhiều mô hình Platform khác nhau, mỗi mô hình có những đặc điểm và ứng dụng riêng. Dưới đây là một số mô hình Platform phổ biến nhất: 3.1. Hardware Platform Mô hình Hardware Platform là nền tảng phần cứng cơ bản cho phép các phần mềm và ứng dụng khác có thể hoạt động. Nó bao gồm các thành phần vật lý như vi xử lý, bộ nhớ, cổng kết nối, card mạng và các linh kiện khác. Ví dụ: Máy tính cá nhân: Bao gồm CPU, RAM, ổ cứng, card màn hình, card mạng,...  Điện thoại thông minh: Bao gồm CPU, RAM, bộ nhớ trong, màn hình cảm ứng, camera,... Máy chủ: Bao gồm nhiều CPU, RAM lớn, ổ cứng dung lượng cao,... Thiết bị IoT: Bao gồm vi điều khiển, cảm biến, bộ truyền động,....  [caption id="attachment_54267" align="aligncenter" width="800"] Nền tảng phần cứng cụ thể của máy tính sẽ xác định phần mềm nào có thể chạy[/caption] 3.2. Software Đây là nền tảng cung cấp môi trường để phát triển và chạy các ứng dụng phần mềm. Nó bao gồm các thành phần phần mềm như hệ điều hành, thư viện, framework, API và các công cụ khác. Ví dụ: Microsoft Windows: Hệ điều hành phổ biến cho máy tính cá nhân, cung cấp môi trường phát triển cho các ứng dụng Windows. macOS: Hệ điều hành cho máy tính Mac, cung cấp môi trường phát triển cho các ứng dụng macOS. Linux: Hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến, cung cấp nhiều bản phân phối khác nhau với các môi trường phát triển khác nhau. Android: Hệ điều hành cho thiết bị di động, cung cấp môi trường phát triển cho các ứng dụng Android. iOS: Hệ điều hành cho thiết bị di động của Apple, cung cấp môi trường phát triển cho các ứng dụng iOS. [caption id="attachment_54276" align="aligncenter" width="800"] Software Platform cho phép tăng trưởng thông qua kết nối công cụ, nhóm, dữ liệu[/caption] 3.3. Cloud Computing Mô hình này cung cấp môi trường để phát triển, triển khai và quản lý các ứng dụng phần mềm mà không cần phải lo lắng về cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm. Ví dụ: Amazon Web Services (AWS) Elastic Beanstalk: Dịch vụ PaaS phổ biến cho phép các nhà phát triển triển khai và quản lý các ứng dụng Java, .NET và PHP. Microsoft Azure App Service: Dịch vụ PaaS cung cấp môi trường để phát triển và triển khai các ứng dụng web và di động. Google App Engine: Dịch vụ PaaS cho phép các nhà phát triển triển khai các ứng dụng Python và Java trên nền tảng Google Cloud. Heroku: Nền tảng PaaS phổ biến cho phép các nhà phát triển triển khai các ứng dụng web bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. [caption id="attachment_54270" align="aligncenter" width="800"] Điện toán đám mây có khả năng truy cập theo yêu cầu vào các tài nguyên điện toán qua internet[/caption] 3.4. Social Mô hình Platform Social, hay còn gọi là mạng xã hội, là nền tảng trực tuyến cho phép người dùng kết nối, chia sẻ thông tin và tương tác với nhau. Nó bao gồm các trang web và ứng dụng di động cung cấp các tính năng như:  Tạo hồ sơ: Người dùng có thể tạo hồ sơ cá nhân để giới thiệu bản thân, chia sẻ sở thích và kết nối với bạn bè. Chia sẻ nội dung: Người dùng có thể chia sẻ nội dung như văn bản, hình ảnh, video và liên kết với những người khác. Tương tác: Người dùng có thể thích, bình luận và chia sẻ nội dung của người khác, cũng như tham gia vào các nhóm và diễn đàn. Gửi tin nhắn: Người dùng có thể gửi tin nhắn riêng tư cho nhau. Quảng cáo: Các doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ. [caption id="attachment_54268" align="aligncenter" width="800"] Nền tảng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người[/caption] Ví dụ: Facebook: Mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Instagram: Mạng xã hội tập trung vào chia sẻ hình ảnh và video. Twitter: Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ tin nhắn ngắn (tweet) với tối đa 280 ký tự. LinkedIn: Mạng xã hội dành cho các chuyên gia và doanh nghiệp. YouTube: Nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới. 3.5. Business Service Platform Business Service (BSP) là mô hình kinh doanh cung cấp các dịch vụ kinh doanh thông qua một nền tảng kỹ thuật số. BSP thường tập trung vào việc tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh cung cấp nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm khác nhau từ giao diện chung hoặc một hệ thống tích hợp. [caption id="attachment_54277" align="aligncenter" width="800"] Business Service là một danh mục rộng lớn các dịch vụ vô hình[/caption] Ví dụ: Grab, Gojek,... cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn, thanh toán di động, giao hàng và nhiều dịch vụ khác. Shopee, Lazada, Tiki,.. cung cấp nền tảng cho các dịch vụ thương mại điện tử, thanh toán di động và dịch vụ logistics. >>> Xem thêm: Proxy là gì? Tính năng, cách hoạt động và cài đặt Proxy 3.6. Digital Marketing Đây là hệ thống hoặc phần mềm được sử dụng để quản lý, triển khai và theo dõi các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số. Nền tảng này cung cấp công cụ cho các nhà tiếp thị để tạo, quản lý và theo dõi các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, email marketing, SEO, content marketing, social media marketing,...  [caption id="attachment_54271" align="aligncenter" width="800"] Digital Marketing giúp doanh nghiệp quản lý các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số của mình[/caption]  Ví dụ: Google Marketing Platform: Bao gồm các công cụ như Google Ads, Google Analytics, Google Tag Manager, Google Optimize,...  Adobe Marketing Cloud bao gồm: Adobe Analytics, Adobe Experience Manager, Adobe Target, Adobe Campaign,...  Salesforce Marketing Cloud bao gồm: Salesforce Pardot, Salesforce Marketing Cloud Social, Salesforce Marketing Cloud Email,...  HubSpot Marketing Hub bao gồm: HubSpot Marketing Automation, HubSpot CRM, HubSpot SEO, HubSpot Social,...  3.7. Customer Data Platform (CDP) Customer Data Platform (CDP) là một nền tảng phần mềm tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một hồ sơ khách hàng thống nhất. Hồ sơ này sau đó có thể được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cải thiện hiệu quả tiếp thị và tăng doanh thu. [caption id="attachment_54275" align="aligncenter" width="800"] CDP là một giải pháp phần mềm hợp nhất dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau[/caption]  Ví dụ: Adobe Customer Data Platform: Adobe Customer Data Platform là một giải pháp CDP toàn diện cung cấp tất cả các tính năng cần thiết để thu thập, hợp nhất, quản lý, phân tích và kích hoạt dữ liệu khách hàng. Oracle Customer Data Platform: Cung cấp khả năng tích hợp dữ liệu sâu rộng và các công cụ phân tích tiên tiến. Segment Customer Data Platform: Có khả năng thu thập dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau. Treasure Data Customer Data Platform: Cung cấp khả năng mở rộng cao và khả năng tích hợp với nhiều hệ thống khác nhau. 3.8. AI Platform AI là nền tảng cung cấp các công cụ và dịch vụ để phát triển và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Nó giúp các nhà phát triển AI dễ dàng tạo ra các mô hình AI, đào tạo chúng trên dữ liệu lớn và triển khai chúng vào các ứng dụng thực tế. [caption id="attachment_54273" align="aligncenter" width="800"] Platform AI là một nền tảng mô hình AI không cần mã hóa[/caption] Ví dụ: Google AI Platform bao gồm TensorFlow, Cloud TPUs và AI Hub. Amazon SageMaker bao gồm SageMaker Studio, SageMaker Autopilot và SageMaker Canvas. Microsoft Azure AI bao gồm Cognitive Services, Azure Machine Learning và Azure Databricks. 3.9. IoT Platform IoT là một nền tảng phần mềm cung cấp các dịch vụ và công cụ để quản lý và vận hành các thiết bị IoT. Nó đóng vai trò quan trọng trong trung tâm trong hệ sinh thái IoT, giúp kết nối các thiết bị, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và cung cấp các dịch vụ giá trị cho người dùng. [caption id="attachment_54278" align="aligncenter" width="800"] IoT cho phép các thiết bị thu thập và chia sẻ dữ liệu về môi trường của chúng[/caption] Ví dụ: Amazon Web Services (AWS) IoT Core: Cung cấp các dịch vụ IoT toàn diện như kết nối, quản lý thiết bị, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và dịch vụ. Microsoft Azure IoT Hub: Cung cấp các dịch vụ IoT tương tự như AWS IoT Core. Google Cloud IoT Core: Cung cấp các dịch vụ IoT tích hợp với các dịch vụ đám mây khác của Google. ThingsBoard: Là một platform IoT mã nguồn mở cung cấp các dịch vụ IoT toàn diện. Kaa: Là một platform IoT mã nguồn mở khác cung cấp các dịch vụ IoT linh hoạt và có thể tùy chỉnh. 3.10. Blockchain Mô hình Platform này mới được ra mắt trong vài năm qua và được ứng dụng trong việc quản lý các dữ liệu dưới dạng chuỗi khối. Blockchain Platform cũng có cấu trúc tương tự hệ điều hành iOS hay Android.  [caption id="attachment_54265" align="aligncenter" width="800"] Blockchain là một công nghệ sổ cái phân tán làm nền tảng cho các loại tiền điện tử[/caption]  Ví dụ: Ethereum: Là Platform Blockchain phổ biến nhất hiện nay, cung cấp môi trường phát triển linh hoạt và hỗ trợ nhiều DApps đa dạng. Hyperledger Fabric: Là Platform Blockchain tập trung vào doanh nghiệp, cung cấp tính bảo mật và quyền riêng tư cao cho các DApps. Corda: Là Platform Blockchain được thiết kế cho các ứng dụng tài chính, cung cấp tính minh bạch và hiệu quả cho các giao dịch tài chính. EOS: Là Platform Blockchain có khả năng mở rộng cao, có thể hỗ trợ lượng lớn người dùng và giao dịch. 4. Phân biệt mô hình Platform và Pipeline (mô hình kinh doanh truyền thống) Mô hình Platform và mô hình Pipeline là hai mô hình kinh doanh khác nhau với những đặc điểm và cách thức hoạt động riêng biệt. Dưới đây là bảng so sánh giúp người dùng dễ dàng phân biệt hai mô hình này:  Tiêu chí  Platform Pipeline Định nghĩa  Là mô hình kinh doanh tạo ra một môi trường kết nối người mua và người bán, nơi giá trị được tạo ra thông qua sự tương tác giữa các bên tham gia trên nền tảng. Doanh nghiệp kiếm tiền bằng cách thu phí hoa hồng từ các giao dịch diễn ra trên nền tảng. Là mô hình kinh doanh truyền thống, nơi doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ bán trực tiếp cho khách hàng. Giá trị được tạo ra theo một "dòng chảy tuyến tính", từ đầu vào (sản xuất) đến đầu ra (bán hàng). Doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu trong chuỗi giá trị. Khả năng mở rộng quy mô  Nhanh chóng, dễ dàng.  Ví dụ: Các hãng taxi công nghệ chỉ cần kết nối với người đã có xe với người có nhu cầu dùng dịch vụ. Khó khăn do các vấn đề về tài chính và rào cản địa lý.  Ví dụ: Chợ truyền thống thì chỉ thu hút được những người xung quanh khu vực đó. Cộng đồng người dùng  Rộng lớn xuyên quốc gia  Hạn chế  Giá trị cốt lõi  Tạo ra môi trường kết nối để các bên tham gia (người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển) tương tác và tạo ra giá trị cho nhau. Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể cho khách hàng. Rủi ro  Rủi ro cao do phụ thuộc vào sự tương tác và tạo ra giá trị của các bên tham gia trên nền tảng. Rủi ro thấp hơn do có mô hình kinh doanh rõ ràng và dễ dự đoán hơn. Doanh thu Thu phí giao dịch, hoa hồng, phí quảng cáo,... từ các bên tham gia trên nền tảng. Thu lợi nhuận từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Ví dụ  Facebook, Google, Amazon, Shopee, Lazada. Apple, Samsung, Toyota, Coca-Cola, Unilever. [caption id="attachment_54269" align="aligncenter" width="800"] Mô hình Platform nổi bật khả năng kết nối và tương tác giữa người dùng[/caption] 5. Ứng dụng Platform trong lĩnh vực Mobile Platform trong lĩnh vực Mobile thường được hiểu là các hệ điều hành di động, cung cấp nền tảng cho các nhà phát triển để tạo ra các ứng dụng di động. Một số hệ điều hành di động phổ biến nhất hiện nay là: iOS của Apple: iOS là hệ điều hành di động của Apple được sử dụng trên iPhone, iPad và iPod Touch. Đây cũng là nền tảng cho việc phát triển ứng dụng trên App Store. Android của Google: Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng trên nhiều loại thiết bị di động từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Google Play Store là nền tảng phát triển chính cho ứng dụng Android. Windows Mobile của Microsoft: Mặc dù không còn được phát triển và hỗ trợ, Windows Mobile trước đây là một nền tảng quan trọng trong lĩnh vực di động. Nền tảng Cross-Platform: Nền tảng này cho phép phát triển ứng dụng để chạy trên nhiều hệ điều hành di động khác nhau, bao gồm Xamarin, React Native và Flutter. [caption id="attachment_54272" align="aligncenter" width="800"] Platform giúp các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng di động đáp ứng nhu cầu của người dùng[/caption] Bài viết liên quan: Reboot là gì? Hướng dẫn cách Reboot đơn giản Backend là gì? Vai trò và cách trở thành lập trình Backend Platform là một mô hình kinh doanh và công nghệ quan trọng trong thời đại số, có tiềm năng to lớn trong việc thay đổi cách thức chúng ta sống, làm việc và tương tác với nhau. Nền tảng mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, FPT Cloud khuyên bạn lưu ý đến những hạn chế và rủi ro tiềm ẩn của mô hình này trước khi quyết định áp dụng.

Ghost windows là gì? Cách Ghost & Phần mềm Ghost Win hiệu quả

14:19 22/05/2022
Ghost windows là một thuật ngữ không còn xa lạ trong giới công nghệ thông tin. Nói một cách đơn giản đây là việc sao lưu dữ liệu của ổ cứng máy tính. Trong bài viết dưới đây của FPT Cloud sẽ hướng dẫn các bạn cách ghost win đơn giản và hiệu quả nhất. Ghost win là gì? Ghost Windows là quá trình sao lưu một phân vùng ổ cứng và nén tất cả dữ liệu thành một tập tin để người dùng có thể khôi phục lại khi cần thiết. Đây là một thủ thuật cơ bản, dễ dàng thực hiện để sao lưu hệ điều hành khi cần cài đặt lại Windows hoặc thiết lập Windows trên một máy tính mới. Về bản chất việc ghost lại windows là tạo ra một bản sao cho windows vào một thời điểm thường nhất định như là máy vừa được cài đặt lại windows để phục hồi lại nguyên trạng nếu có xảy ra lỗi win. [caption id="attachment_36971" align="aligncenter" width="800"] Ghost win là gì?[/caption] >>> Xem thêm: 7+ Cách kiểm tra tốc độ đánh máy tính 10 ngón chuẩn 2023 Khi nào thì cần Ghost win? Người dùng có thể ghost máy của mình khi bị dính virus nghiêm trọng hoặc khi không hài lòng với trải nghiệm phiên bản mới của máy tính mình. Thậm chí bạn có thể ghost win khi nhận thấy máy có dấu hiệu đơ hoặc chậm. Theo lời khuyên của các chuyên gia công nghệ, người dùng nên tự tạo cho mình một bản ghost bởi bản ghost đó sẽ mang tính cá nhân hóa tương thích với máy tính và sử dụng ổn định hơn. [caption id="attachment_36972" align="aligncenter" width="800"] Khi nào thì cần Ghost win[/caption] Lưu ý: Bạn nên chọn lọc kỹ lưỡng và cẩn thận với những bản ghost trôi nổi trên mạng. Bởi không phải bản ghost nào cũng tương thích windows dẫn đến tình trạng máy tính chạy ì ạch. Đồng thời có nguy cơ nhiễm virus rất cao. Hướng dẫn cách Ghost Windows đơn giản, hiệu quả Bước 1: Chuẩn bị ghost windows USB 1Gb trở lên Phần mềm Hiren BootCD (với mọi phiên bản) Phần mềm Grub4dos Bước 2: Cài đặt Hiren Boot lên USB Cài đặt Hiren Boot lên USB bằng Grub4dos (bên cạnh Grub4dos bạn có thể sử dụng nhiều chương trình khác hỗ trợ cài đặt và tạo USB Boot). Trong Hiren Boot đã bao gồm công cụ Norton Ghost để bạn ghost Windows 10. Bước 3: Ghost Windows bằng USB Sau khi hoàn thành bước trên, bạn thực hiện lần lượt theo hướng dẫn sau để truy cập vào Norton Ghost: Chọn Dos Programs [caption id="attachment_36973" align="aligncenter" width="800"] Ghost Windows bằng USB[/caption] Sau đó chọn Backup Tools .... [caption id="attachment_36974" align="aligncenter" width="800"] Backup Tools[/caption] Chọn Norton Ghost 11.5.1... [caption id="attachment_36975" align="aligncenter" width="800"] Chọn Norton Ghost 11.5.1[/caption] Chọn Ghost (Normal) [caption id="attachment_36976" align="aligncenter" width="800"] Chọn Ghost (Normal)[/caption] Chọn OK [caption id="attachment_36977" align="aligncenter" width="800"] Chọn OK[/caption] Tiếp đến bạn nhấn chọn Local > Partition > From Image như trong hình. [caption id="attachment_36978" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chọn Local > Partition > From Image[/caption] Tại bước này bạn chọn đường dẫn tới file ghost Win 10 đã lưu trên máy rồi bấm Open để mở. Chọn ổ cứng để bung file ghost [caption id="attachment_36979" align="aligncenter" width="800"] Chọn ổ cứng để bung file ghost[/caption] Tiếp đến bạn chọn phân vùng để bung file ghost. Lưu ý không chọn phân vùng lưu trữ dữ liệu vì sẽ mất hết dữ liệu sau khi ghost. [caption id="attachment_36980" align="aligncenter" width="800"] Chọn phân vùng để bung file ghost[/caption] Bấm Yes để tiếp tục Quá trình bung file ghost sẽ diễn ra. Sau khi ghost thành công, Norton Ghost sẽ hiển thị bảng thông báo. Chọn Reset Computer để khởi động lại máy tính. Chọn Reset Computer để khởi động lại máy tính [caption id="attachment_36981" align="aligncenter" width="800"] Quá trình bung file ghost sẽ diễn ra[/caption] [caption id="attachment_36982" align="aligncenter" width="800"] Chọn Reset Computer để khởi động lại máy tính[/caption] Với hướng dẫn chi tiết có kèm hình ảnh minh họa trên, người dùng dễ dàng theo dõi và thực hiện thành công ngay trong lần đầu tiên. >>> Xem thêm: VMware Workstation là gì? Thông tin mới nhất về VMware Workstation Phần mềm ghost win phổ biến nhất hiện nay Nhắc đến ghost win thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến những phần mềm quen thuộc như Onekey Ghost, Terabyte. Đây đều là các phần mềm ghost win hữu ích trong việc sao lưu và phục hồi lại hệ điều hành khi bị lỗi. Ghost win bằng phần mềm Onekey Ghost [caption id="attachment_36983" align="aligncenter" width="800"] Ghost win bằng phần mềm Onekey Ghost[/caption] Onekey Ghost là một phần mềm miễn phí hoàn toàn, được phát triển dựa trên giao diện của Symantec Norton Ghost 11.x. Với Onekey Ghost, bạn có thể sao lưu và khôi phục bất kỳ ổ đĩa nào, bao gồm cả 32 bit, 64 bit, WinPE và DOS. Đặc biệt, bạn có thể sao lưu và khôi phục các ổ đĩa chứa hệ điều hành chỉ với một cú nhấp chuột. Khi sử dụng Onekey Ghost, bạn có thể tạo bản Ghost từ chính hệ điều hành đang sử dụng, bất kể là Windows 98, XP, Windows 7, Windows 8, 8.1 hay Windows 10. Chỉ cần vài cú nhấp chuột, bạn đã có thể cài đặt lại hệ điều hành cho máy tính của mình. Ghost win bằng phần mềm Terabyte [caption id="attachment_36984" align="aligncenter" width="800"] Ghost win bằng phần mềm Terabyte[/caption] Một phần mềm ghost windows khác cũng được sử dụng rất phổ biến là Terabyte với dung lượng nhỏ gọn chỉ > 1MB một chút. Thời gian tạo file ghost và bung file ghost nhanh chóng. Giao diện thiết kế đơn giản, thân thiện với người dùng. Terabyte hỗ trợ backup lại file ghost trên cả 2 chuẩn UEFI và LEGACY. Bạn có thể sử dụng TeraByte trực tiếp trên hệ điều hành windows hoặc thông qua Win PêE. Cách 1: Tải phần mềm Terabyte về để chạy trực tiếp trên hệ điều hành Windows. Nếu bạn đã có sẵn USB BOOT thì có thể boot vào Mini Windows để sử dụng phần mềm này. Cách 2: Tạo USB BOOT bằng công cụ Anhdv Boot. Sau đó truy cập Mini Win để sử dụng bởi phần mềm TeraByte đã được tích hợp sẵn trong đó rồi. Điểm khác biệt ghost win và cài lại win Hiện nay vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫm giữa “ghost win” và “cài lại win”. Để làm rõ sự khác biệt của 2 thủ thuật này, tham khảo thông tin trong bảng dưới đây! Tiêu chí Ghost Win Cài Lại Win Mục đích Restore lại máy với các thiết lập, phần mềm và dữ liệu giống hệt như lúc tạo file ghost trên máy Khôi phục cài đặt mặc định của nhà sản xuất. Thời gian Thực hiện nhanh chóng chỉ từ 20 - 30 tùy vào dung lượng của file ghost. Thời gian thực hiện lâu hơn. Cần ít nhất là 1 - 2 tiếng máy tính có thể hoạt động tốt. Những bài viết liên quan: Docker là gì? Tìm hiểu về dự án mã nguồn mở Docker từ A – Z Bluestacks Tweaker là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt chi tiết 1gb bằng bao nhiêu MB data Viettel, Vinaphone? Cách quy đổi CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất Trên đây là thông tin chia sẻ về Ghost windows, hy vọng bạn đã tìm được lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức cập nhật mới nhất về thế giới công nghệ đổi mới mỗi ngày.

CDN là gì? Tìm hiểu về hệ thống CDN từ A đến Z

14:40 20/05/2022
CDN là thuật ngữ không nên bỏ qua đối với những ai thường xuyên làm việc với website. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng thông qua bài viết của FPT Cloud. Phần tiếp theo chỉ ra hệ thống CDN phục vụ tốt nhất cho đối tượng và nhiệm vụ nào. Hãy tham khảo tới cuối để biết cách kết nối, lan tỏa thương hiệu trên quy mô toàn cầu. CDN là gì? Đối với những ai mới tiếp cận, bài viết sẽ giải thích CDN là gì theo cách dễ hiểu nhất. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này có tên gọi là Content Delivery Network. Đó là một nhóm server đặt tại nhiều vị trí khác nhau. [caption id="attachment_26714" align="aligncenter" width="800"] Hệ thống truyền tải thông tin vận hành nhờ nhóm server đặt tại nhiều vị trí[/caption] Cách hoạt động như vậy nhằm hỗ trợ nội dung được trải dài trên đa dạng khu vực địa lý. Điều đó thực hiện thông qua ý tưởng tạo nhiều điểm truy cập (Point of Presence – PoPs) ngoài server gốc. Khi áp dụng thực tế cho thấy website quản lý lưu lượng truy cập tốt hơn. Điều đó thúc đẩy từ quy trình xử lý yêu cầu người dùng nhanh chóng, tăng độ thỏa mãn trong trải nghiệm. Hàng ngày, bạn đang sử dụng hệ thống Content Delivery Network trong nhiều hoạt động. Ví dụ như truy cập vào website E - Commerce có lượng Traffic khổng lồ. Minh họa cũng rất phổ biến chính là liên lạc với bạn bè trên Facebook. Những data center của các web nằm ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng kết nối và tạo ra điểm truy cập gần nhất dựa trên định vị của người dùng. Nguyên lý này đã xóa bỏ những ràng buộc trong việc đặt website gốc ở đâu. >>> Có thể bạn quan tâm: CC là gì? Cách sử dụng CC Email chính xác và hiệu quả CDN hoạt động như thế nào? Sau khi tìm hiểu thuật ngữ CDN server là gì, hãy tìm hiểu về cách thức hoạt động. Phần dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích các kiểu nội dung và hình thức phân phối. Các kiểu nội dung phân phối bởi CDN  Trước tiên, bạn cần nắm được các dạng nội dung được phân phối trong Content Delivery Network là gì. Đó là những yếu tố liên quan đến chữ và hình ảnh website, cụ thể như: Văn bản. Files. Audio. Videos… [caption id="attachment_26718" align="aligncenter" width="800"] Nội dung được phân làm hai loại chính là động và tĩnh[/caption] Nhìn một cách tổng thể, nội dung phân ra làm hai loại chính, bao gồm động và tĩnh. Để dễ so sánh đặc điểm nhận biệt giữa các kiểu Content này, hãy đến với bảng phân tích sau đây. ✅Nội dung tĩnh ✅Nội dung động Đây là những Content ban đầu (input) và cũng chính là nội dung cuối cùng người khác nhìn thấy (output). Được biết đến với tên khác là Dynamic Content. Thuật ngữ đề cập đến nội dung sẽ thay đổi dựa trên dữ liệu đầu vào. Chúng bất biến theo thời gian, không bị ảnh hưởng bởi tác động đến từ người dùng.Với cùng một dữ liệu, server sẽ truyền cho tất cả mọi người. Khi khách truy cập yêu cầu file A, web server sẽ trả lại chính tệp đó. Chúng được cá nhân hóa trên từng trang, tùy thuộc vào dữ liệu do người dùng nhập vào.Ví dụ, nội dung động là các Product Page. Trong đó có chứa tên, mô tả, giá và hình ảnh sản phẩm.Một trường hợp điển hình khác là trang web tương tác trực tiếp với người dùng. Qua đó, họ nhận được những thông tin liên quan. Cách thức CDN hoạt động để phân phối nội dung Sau khi đã hiểu các loại nội dung, bạn sẽ đi sâu vào cách chúng được phân phối trong CDN. Trong quá trình này không thể bỏ qua thuật ngữ Cyberspace – không gian số. Để dễ hình dung hơn, hãy đến với phần minh họa ngay sau đây. [caption id="attachment_26722" align="aligncenter" width="800"] Với Content Delivery Network, nội dung được cung cấp kịp thời[/caption] Bạn ngồi ở nhà, tại Sài Gòn và gõ thông tin vào công cụ tìm kiếm hoặc địa chỉ website. Việc còn lại là nhấn Enter và ngồi chờ trong vòng chưa đến 1 giây. Từ một nơi xa, bạn không hay biết, yêu cầu sẽ được ghi nhận. Hàng tỷ bit thông tin được phân phối, truyền đi từ server gốc tới máy tính hoặc điện thoại người dùng. Hầu hết trang web đều chứa hàng trăm yếu tố. Trong đó gồm văn bản thuần túy đến nội dung đa phương tiện. Chúng có tính tương tác cao, đang chuẩn bị được truyền đi trên Internet. Vì thế, bạn sẽ nhận được thông tin nhanh hơn nếu có nguồn phát ở gần mình. Trong mạng lưới CDN, server gần nhất với máy tính phát yêu cầu sẽ đảm nhiệm việc xử lý request. Cách này làm giảm vấn đề phát sinh như thời gian tải chậm, trình duyệt bị treo, gián đoạn dịch vụ,… Top lợi ích khi dùng CDN Ưu điểm của Content Delivery Network sẽ phát huy tùy thuộc vào một số yếu tố quan trọng. Tiêu biểu nhất chính là: Độ lớn của website. Vị trí tương đối so với data gốc. Lượng Traffic tạo ra. Một doanh nghiệp bán hàng tại chỗ, phục vụ cho người mua gần đó sẽ không hưởng nhiều lợi ích từ CDN. Trái lại, khả năng tiếp cận là rất lớn đối với những sàn thương mại điện tử E - Commerce. Họ muốn tương tác với nhiều người ở các nơi khác nhau. Để cụ thể hơn, dưới đây là những vai trò quan trọng đến từ Content Delivery Network. Từng lợi ích tác động lẫn nhau, giảm thiểu vấn đề phát sinh từ nội dung phức tạp, Traffic lớn. Gia tăng bảo mật Khi không có Content Delivery Network, mọi dữ liệu đều được xử lý tại một máy chủ duy nhất. Hệ thống dễ bị tổn thương hơn khi gặp các kiểu tấn công như Ddos – từ chối dịch vụ,… Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng truyền thông tin đến nhiều người và địa điểm cùng lúc. [caption id="attachment_26728" align="aligncenter" width="800"] Content Delivery Network có khả năng chống lại các cuộc tấn công[/caption] Mục đích của hoạt động là khiến server quá tải, dẫn đến sập do Traffic quá lớn. Tình trạng kéo dài trong vài giờ hoặc thậm chí là nhiều ngày. Những tình huống xấu như này sẽ hạn chế tối đa tại Content Delivery Network. Bên cạnh đó, Content Delivery Network có khả năng chống lại hacker tiếp cận thông tin nhạy cảm. Kết quả này nhờ CDN liên tục làm mới TLS/SSL certificates. Hệ thống tạo ra độ chứng thực và mã hóa cao hơn. Đẩy mạnh phân phối nội dung Lưu lượng truy cập lớn trong khi phần cứng không ổn định sẽ rất dễ gây ra downtime. Tình trạng này dẫn đến rủi ro và thiệt hại lớn cho hầu hết website. Bằng cách phân tán nội dung, bạn sẽ phải gánh ít Traffic truyền qua hơn. Thông tin đến nhanh chóng, không tắc nghẽn hoặc sập trên diện rộng. Giảm tỷ lệ rời bỏ trang Tổng thời gian cần để tải nội dung về là một trong những yếu tố quyết định Bounce Rate. Khảo sát của Web Performance Today chỉ ra 57% khách hàng trực tuyến rời bỏ website tốn hơn 3s để tải. [caption id="attachment_26732" align="aligncenter" width="800"] Ứng dụng Content Delivery Network là cách giảm tỷ lệ thoát trang[/caption] Kết nối giữa người dùng và website sẽ mạnh mẽ hơn nhờ sử dụng Content Delivery Network. Đó cũng là cơ sở dẫn đến khả năng cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp dễ chạm đích đến cuối cùng trong gia tăng đơn hàng, trải nghiệm khách hàng tổng thể. Tiết kiệm chi phí băng thông  CDN có khả năng xử lý lượng lớn băng thông bằng cách chia nhỏ các điểm truy cập ra. Chính nhờ thế, chi phí cho việc duy trì tính ổn định cũng giảm xuống. Để có thành quả này là bởi các công cụ tối ưu hệ thống như Caching. Dữ liệu được đặt vào khu vực lưu trữ tạm ở các máy và thiết bị khác nhau. >>> Có thể bạn quan tâm: Captcha là gì? Những lợi ích sử dụng mã Captcha Những loại Website nào cần sử dụng CDN Dưới đây là những loại website khai thác triệt để lợi ích đến từ Content Delivery Network. Hãy cùng tham khảo để biết bạn có nên ứng dụng ngay không nhé! Trang E-Commerce Như trong phần giải thích về CDN đã nhắc tới E – Commerce với lượng Traffic lớn, đến từ khắp nơi. Sản phẩm cần giới thiệu rất đa dạng trong khi quỹ thời gian của người dùng hạn hẹp. [caption id="attachment_26736" align="aligncenter" width="800"] Các trang thương mại điện tử cần đáp ứng nhu cầu khách hàng tức thì[/caption] Họ sẽ rời đi nếu web không đáp ứng được đầy đủ thông tin cần thiết trong vòng 1 giây. Những trang này cần Content Delivery Network để xử lý request từ nhiều nguồn khác nhau. Hình thức là lưu nội dung sẵn ở một địa điểm gần nhất. Trang Game Online  Các trang Game Online cần rất nhiều tài nguyên. Vấn đề này chính là thách thức lớn trong nền công nghiệp trò chơi trực tuyến. Họ mong muốn truyền tải những nội dung tốt nhất đồng thời tránh các tình trạng giật lag. Công nghệ CDN là nền tảng giúp Game Online có một “vùng đệm”. Các lập trình viên chứa toàn bộ trò chơi trên server. Nhờ đó, yêu cầu trực tiếp lên máy chủ gốc không còn cần hoặc được hạn chế tối đa. Trang cung cấp nhiều hình thức dịch vụ giải trí Nội dung chính là yếu tố cốt lõi của nền công nghiệp giải trí, truyền thông. Việc quan trọng hơn là làm thế nào để những giá trị này chạy hoàn hảo trên website. Một lần nữa, Content Delivery Network lại cứu cánh, đảm bảo dịch vụ mượt mà, không bị gián đoạn. Bản copy lưu trong nhiều server sẵn sàng được truyền đi theo vị trí địa lý thực. Công ty quảng cáo  Để lan tỏa tính hiệu quả, dịch vụ quảng cáo cần sử dụng nhiều phương tiện truyền thông số. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tính hấp dẫn, nhiều thông tin và mang tính cá nhân. [caption id="attachment_26740" align="aligncenter" width="800"] Các công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo số nên sử dụng CDN[/caption] Tuy vậy, vấn đề đặt ra là Multimedia File chiếm rất nhiều nguồn tài nguyên. Với CDN, các nội dung lưu tạm tại server gần nhất để truyền tải nhanh chóng đến người dùng. Thời gian thu hẹp đến mức tối thiểu và hiệu năng web tăng lên. Mục tiêu của bất kỳ website nào cũng cần hướng đến tăng lưu lượng truy cập và quản lý hiệu quả. Với Content Delivery Network, bạn dễ dàng đạt được những kỳ vọng như vậy. FPT Cloud tin rằng CDN chính là hệ thống không thể thiếu trong thế kỷ 21. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Captcha là gì? Những lợi ích sử dụng mã Captcha

14:15 20/05/2022
Captcha hẳn đã không còn xa lạ với những người thường xuyên dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, mấy ai thực sự biết được Captcha là gì và lợi ích nó đem lại. Bạn cũng nằm trong số đó, vậy hãy cùng FPT Cloud tham khảo ngay những chia sẻ bên dưới. Những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về mã Captcha. Captcha là gì? Captcha là hình ảnh có chứa đoạn mã gồm cụm từ nào đó hay 5 số hoặc chữ liền kề nhau. Tuy nhiên, do cách sắp xếp méo mó, nên chúng sẽ khá khó đọc. [caption id="attachment_26654" align="aligncenter" width="912"] Captcha là hình ảnh có chứa đoạn mã gồm cụm từ nào đó hay 5 số hoặc chữ liền kề nhau[/caption] Đoạn mã này giống như phép thử về độ chính xác của sự phản hồi. Nó giúp phân biệt người đang truy cập trang web nào đó là máy tính hay con người. Hay nói cách khác, mã Captcha chính là phiên bản nâng cấp từ những bài Test Turing. Đây là bài test xác định tính con người của những người làm bài kiểm tra đó. Cơ hội trả lời đúng test khi nhập Captcha lên đến 80%. Nhưng nếu là PC, không được lập trình đúng cách, thì chỉ có 0.1% cơ hội trả lời đúng. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn bạn cách kiểm tra Website lừa đảo chuẩn xác Những lợi ích của mã Captcha  Vậy lợi ích của việc dùng mã Captcha là gì? Captcha giúp ngăn chặn Spam trong Website Forum, đảm bảo an ninh bảo mật thông tin dữ liệu, lượng tương tác thật và ngăn chặn sự tấn công với mật khẩu, tạo độ tin cậy cho các thăm dò trực tuyến. Cụ thể: [caption id="attachment_26658" align="aligncenter" width="1004"] Captcha giúp ngăn chặn Spam trong Website  Forum, đảm bảo an ninh bảo mật thông tin[/caption] ✅Lợi ích Chi tiết ✅Ngăn chặn Spam trong Website  Forum, Blog Comment giả, không có thật hẳn đã quá quen thuộc với những Blogger. Những comment này giúp các chương trình của họ nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm (Website Forum, Blog). Đây chính là hình thức Spam nhận xét.Mã Captcha đã ngăn chặn việc Spam trong Website Forum, Blog hiệu quả. Khi sử dụng mã này, chỉ có con người mới nhập được nhận xét trên Blog mà không cần sign up trước khi comment. Đặc biệt, Captcha còn đảm bảo các ý kiến hợp pháp sẽ không bị xóa. ✅Đảm Đảm bảo an ninh bảo mật thông tin dữ liệu Yahoo!, Google, Microsoft,… đều là những ông lớn chuyên cung cấp dịch vụ tạo Email hoàn toàn miễn phí. Nhưng, dịch vụ này đều chịu một số tấn công. Cụ thể là những con “bots” có khả năng đăng ký hàng ngàn tài khoản Email trong mỗi phút.Captcha được ví là chìa khóa giúp bảo đảm chỉ có con người mới tạo được tài khoản miễn phí này. Đồng thời với các tập lệnh tự động, nó còn ngăn chặn sự lạm dụng đối với tài khoản Email. ✅Đảm bảo lượng tương tác thật Nếu máy tính thực hiện kết quả khi khảo sát thì chắc chắn kết quả sẽ có sai lệnh. Tất nhiên, khi số lượng lớn PC xâm nhập như vậy, web có thể sẽ bị chậm lại nếu như chúng ta truy cập.Mã Captcha giúp đảm bảo lượng tương tác trên các web là thật.   ✅Ngăn chặn sự tấn công với mật khẩu Ngoài ra, Captcha còn có thể để ngăn chặn hiệu quả những cuộc tấn công từ điển trong mật khẩu.Cụ thể, nó ngăn chặn không cho PC lặp lại toàn bộ mật khẩu. Việc này sẽ tốt hơn nếu như áp dụng cách tiếp cận cổ điển của việc khóa tài khoản khi không đăng nhập thành côn. Bởi lỗ hổng của cách cũ là cho phép kẻ xấu có thể khóa được tài khoản theo ý muốn. ✅Tạo độ tin cậy cho các thăm dò trực tuyến Trong những cuộc thăm dò trực tuyến, các địa chỉ IP của người vote hầu hết đều được ghi lại. Mục đích của việc này là ngăn không cho người dùng bỏ phiếu nhiều lần. Tuy nhiên, nhiều cuộc thăm dò hiện nay trở thành cuộc bỏ phiếu dành cho “bots”. Mã Captcha đã ngăn chặn được sự gian lận trong kết quả bình chọn. Đồng thời tạo độ tin cậy cho những cuộc thăm dò trực tuyến. Tìm hiểu về các loại Captcha Dù đem đến nhiều lợi ích thiết thực, góp phần tạo môi trường web sạch, nhưng do robot tự động và mã độc ngày một tinh vi hơn. Vậy nên Captcha luôn được cải tiến để có thể thực hiện tốt nhất các tính năng của nó. Thực tế, các loại Captcha truyền thống(kí tự méo mó) đã bị Spammer, Hacker qua mặt. Vậy nên, sự ra đời của những bản nâng cấp No-Captcha và ReCaptcha là điều tất yếu. ReCaptcha  Đây chính là phiên bản cải tiến đầu tiên của Captcha cùng công nghệ scan. Không như bản truyền thống, yêu cầu người sử dụng nhập ký tự méo mó, bản Re-Captcha dùng hình ảnh có số cùng chữ mờ. Đồng thời yêu cầu người dùng công nhận những ký tự này. Những chữ cái, chữ số ở dưới hình ảnh thực tế chỉ có con người mới đọc được. [caption id="attachment_26664" align="aligncenter" width="893"] ReCaptcha - phiên bản cải tiến đầu tiên của Captcha cùng công nghệ scan[/caption] Dù vậy, mãi tới năm 2014, khi công nghệ phát triển, Google đã minh chứng được trí tuệ nhân tạo có thể công nhận cả Captcha truyền thống và Re-Captcha, cho ra kết quả có độ chính xác gần như tuyệt đối. Chính vì vậy, bản No-Captcha đã được ra mắt để lấp những lỗ hỏng 2 bản trước không thể vượt qua. No-Captcha phiên bản tiến hóa của ReCaptcha  Đối với No-Captcha, bạn sẽ không cần phải tiến hành xác minh ký tự quan trọng. Lúc này, người dùng chỉ cần nhấn chọn ô “I’m not a robot”(tức là tôi không phải là người máy). Hẳn không ít người cho rằng nó qua mặt dễ hơn Captcha và ReCaptcha khi mới nhìn thấy. [caption id="attachment_26668" align="aligncenter" width="889"] No-Captcha phiên bản tiến hóa của ReCaptcha[/caption] Đây là loại mã Captcha mới, nó không dùng con số hay chữ số để test người dùng giống bản truyền thống. Bạn chỉ cần tạo cho mình tài khoản Gmail, rồi click chọn “I’m not a robot” là xong. Dễ thấy, thao tác người dùng của bản Captcha mới này đã được NPT đơn giản hóa rất nhiều. Nhưng liệu điều này có ảnh hưởng tới việc phân biệt máy với người không?  Tất nhiên là không rồi. Bởi Google đã ứng dụng No-Captcha, hệ thống đánh giá, theo dõi hành vi của người sử dụng. Đồng thời nó còn có thể lọc được kết quả, chỉ ra là đâu là máy, đâu là người thật. Thậm chí để tránh bị nghi ngờ, Google đã dùng công cụ nhận biết hình ảnh. Tức là bạn cần phải chọn bức ảnh giống với dự liệu hệ thống đưa ra. Tất cả những thao tác này thực hiện dễ dàng và nhanh hơn mã Captcha truyền thống. Tuy nhiên, nó vẫn bảo đảm tính an toàn trước những hacker cũng như tấn công của máy tính. >>> Có thể bạn quan tâm: Cache là gì? Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ Cache chi tiết Cách lấy mã Captcha phổ biến Có 2 cách lấy mã Captcha phổ biến, đó là: Lấy mã Captcha kí tự và bằng hình ảnh. Cụ thể: [caption id="attachment_26672" align="aligncenter" width="888"] Mã Captcha bằng kí tự[/caption] Lấy mã Captcha ký tự Đầu tiên bạn hãy gõ mã Captcha khoảng 15 giây, sau đó nhấn chọn Enter. Gõ ký tự số từ 0 → 9, chữ từ a→z. Nếu mã Captcha không nhìn rõ, lỗi hoặc gõ không kịp thời gian yêu cầu, bạn hãy gõ dấu “?” Loại mã này gồm nhiều chữ nhỏ, vì thế chúng ta chỉ cần gõ chữ hiện lên. Đối với Captcha ở dạng phép tính và chứa dấu bằng, bạn chỉ cần kết quả của phép toán. Còn mã ở dạng tiếng Hàn, Trung, Nhật thì gõ dấu “?”. Lấy mã Captcha bằng hình ảnh Bạn hãy nhìn kỹ yêu cầu hệ thống đưa ra, sau đó nhấn vào hình đúng. Trong trường hợp chọn sai, bạn hãy nhấn thêm lần nữa vào ảnh đó để bỏ. Cách này bạn nên thực hiện không quá 15 giây, không nên nhập sai nhiều lần. [caption id="attachment_26676" align="aligncenter" width="994"] Mã Captcha bằng hình ảnh[/caption] Nếu như không chọn được Captcha hình ảnh, bạn hãy nhấn ô “Don’t know” để yêu cầu hệ thống đưa mã tiếp theo. Khi loại hình ảnh bị lỗi không thể nào chọn được, bạn hãy đợi mã tiếp theo hiển thị. Trên đây là những chia sẻ của FPT Cloud về Captcha, hẳn bạn đã biết được loại mã này là gì và lợi ích nó đem lại. Bạn có thấy mã Captcha hữu ích không? Đừng quên theo dõi trang để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Cache là gì? Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ Cache chi tiết

11:45 20/05/2022
Cache được biết đến là tác nhân giảm bộ nhớ điện thoại, máy tính khá nhanh. Vậy mỗi khi cần dọn dẹp kho lưu trữ, chúng ta sẽ xóa Cache như thế nào? Bài viết sau đây từ FPT Cloud sẽ hướng dẫn bạn thực hiện chi tiết. Cache là gì? Cache còn gọi là bộ nhớ đệm, vùng lưu dữ liệu tạm thời của một thiết bị. Cụ thể nó được tích hợp trên các trang Web, trình duyệt hoặc các ứng dụng. Mục đích giúp tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ hoạt động và giảm dữ liệu cần xử lý khi dùng. [caption id="attachment_26596" align="aligncenter" width="800"] Cache sinh ra nhằm mục đích lưu trữ dữ liệu tạm thời[/caption] Caching là lưu trữ data vào Cache dưới dạng mã nhị phân. Hầu hết các Workload của ứng dụng đều sẽ phụ thuộc vào tốc độ đầu vào hoặc đầu ra. Riêng Cache được dùng để cải thiện hiệu suất cho các ứng dụng, Website có lượt truy cập cao. >>> Xem thêm: Cách tối ưu hóa hình ảnh cho website đơn giản & hiệu quả nhất Cache được sử dụng ở đâu? Cache có thể là phần cứng hoặc phần mềm tích hợp trên máy tính, ứng dụng Mobile. Nó được sử dụng tại các phần như sau: Cache bộ nhớ trên thiết bị phần cứng CPU CPU là thành phần cốt lõi chịu trách nhiệm xử lý thông tin từ phần mềm trong máy tính. Cache như một khối bộ nhớ nhỏ giúp CPU dễ dàng truy xuất thông tin sử dụng thường xuyên.  Quá trình diễn ra với một tốc độ rất nhanh nhằm theo kịp với tốc độ xử lý của CPU. Nó lưu trữ dữ liệu từ bộ nhớ chính để thực hiện các lệnh nhanh hơn . Cache dùng trong phần mềm máy tính và ứng dụng Mobile Các ứng dụng trên Mobile hay phần mềm máy tính cũng thường xuyên duy trì bộ nhớ đệm. Nó lưu các tệp hay dữ liệu quan trọng hoặc thường xuyên sử dụng nhất. Mục đích để khi CPU cần là sẽ có ngay truy xuất và xử lý. Loại dữ liệu lưu trữ trong Cache phần mềm máy tính và ứng dụng khác nhau. Đó có thể là file, hình ảnh thu nhỏ, lịch sử tìm kiếm, tùy chọn người dùng khác… Bộ nhớ đệm Cache dùng trong trình duyệt Website Mọi trình duyệt Web đều duy trì bộ nhớ Cache riêng. Nó lưu trữ các tệp cần thiết và hiển thị trang Web bạn truy cập. Cụ thể bao gồm tập tin HTML, Cookie hoặc hình ảnh. [caption id="attachment_26600" align="aligncenter" width="800"] Web cache lưu trữ tạm thời các nội dung tĩnh thường được người dùng truy cập.[/caption] Ví dụ khi bạn truy cập trang mua sắm Tiki, Cache sẽ tải xuống tất cả những gì Website Tiki cung cấp. Chẳng hạn như hình ảnh, tệp HTML các thành phần trình bày và tạo tương tác, lịch sử tìm kiếm.  Đó là lý do nếu bạn xóa Cache Web, đồng nghĩa lịch sử tìm kiếm biến mất. Tình huống này bạn phải chờ lâu hơn vì trang Web cần phải tải lại và hiển thị trên trình duyệt. Vì sao nên xóa Cache? Việc xóa Cache nhằm giúp ứng dụng trở về trạng thái mặc định khi có khó khăn trong quá trình sử dụng. Hoặc trường hợp ứng dụng bị lỗi clear Cache cũng là giải pháp cần thực hiện. Bên cạnh đó, hành động xóa bộ nhớ đệm còn để tiết kiệm không gian lưu trữ.  Thực tế có một số ứng dụng tốn đến hàng GB  để lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, bạn không cần sử dụng, việc xóa chúng sẽ giải phóng dung lượng bộ nhớ máy. Ngoài ra, với các trường hợp sau đây, clear Cache là việc nên làm: Cần bảo mật sự riêng tư, phải Delete các File có chứa thông tin cá nhân. Ứng dụng bị lỗi, hoạt động không đúng cách. Sắp hết dung lượng lưu trữ trên điện thoại khi không muốn xóa ảnh Video hay ứng dụng. Tóm lại, việc xóa Cache sẽ không gây ra bất kỳ trở ngại, lỗi gì. Tuy nhiên, đừng vì thế bạn thực hiện điều này một cách thường xuyên không có lý do cần thiết. Nếu bạn xóa bộ nhớ đệm, khi thiết bị cần, hệ thống sẽ phải khởi tạo lần nữa những File này.  Hướng dẫn chi tiết cách xóa Cache trình duyệt máy tính Mỗi trình duyệt tương ứng với những cách xóa cache khác nhau. Dưới đây, chuyên trang  sẽ hướng dẫn bạn cách xóa bộ nhớ Cache trên: Chrome, Firefox, Safari và Microsoft Edge. [caption id="attachment_26606" align="aligncenter" width="800"] Việc xóa bộ nhớ đệm Cache cho Chrome, FireFox, Safari giúp trình duyệt đạt tốc độ trong tích tắc[/caption] ✅Trình duyệt Web Các bước thực hiện ✅Cách xóa Cache trên Chrome Chrome là trình duyệt Web sử dụng phổ biến, được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn. Để thực hiện xóa Cache máy tính trình duyệt Chrome, bạn thực hiện theo các bước sau đây:Bước 1: Trên thanh Menu, bạn nhấp chuột vào biểu biểu tượng dấu 3 chấm dọc. Tiếp đến chọn mục History và History thêm lần nữa.Bước 2: Bấm chọn mục Clear Browsing Data.Bước 3: Tại đây hãy tùy ý chọn mốc thời gian và dữ liệu muốn xóa. Bước 4: Cuối cùng bạn chọn nút Clear Data để hoàn tất nhiệm vụ xóa dữ liệu. ✅Cách xóa Cache trên Firefox Đối với trình duyệt Firefox khi cần xóa dữ liệu bộ nhớ đệm, bạn sẽ tiến hành cũng rất dễ dàng. Cụ thể qua một số bước như sau:Bước 1: Bạn bấm chọn vào biểu tượng 3 gạch trên thanh Menu, vào Library, click History  và nhấp Clear Recent History.Bước 2: Chọn thời gian và các loại dữ liệu muốn thực hiện xóaBước 3: Nhấn vào lệnh “Clear Now” để xóa dữ liệu Cache. ✅ Cách xóa bộ nhớ đệm Cache trên Safari Bước 1: Bạn di chuyển chuột đến tab History trong thanh Menu và Chọn Clear History.Bước 2: Chọn thời gian, trường hợp khi muốn xóa hết toàn bộ dữ liệu, bấm vào All history.Bước 3: Nhấn nút lệnh Clear History để hoàn tất việc xóa Data. Bạn hãy lưu ý với Safari sẽ không cho phép lựa chọn loại dữ liệu. Trình duyệt này bắt buộc User phải xóa tất cả lịch sử, Cache, Cookies.  ✅ Hướng dẫn cách xóa Cache trình duyệt Microsoft Edge Bước 1: Bạn click vào biểu tượng dấu 3 chấm trên thanh menu, chọn mục History -> Clear History.Bước 2: Lướt chọn các mục dữ liệu muốn xóa bên dưới tab Clear browsing Data.Bước 3: Bấm nút Clear để tiến hành xóa dữ liệu.Bạn có thể bật nút On chế độ “Always clear this when I close the browser”. Mục đích để hệ thống tự động xóa Cache mỗi khi trình duyệt đóng lại. Hướng dẫn cách xóa Cache trình duyệt di động Cách xóa bộ nhớ đệm trên thiết bị di động cũng tương tự như Desktop. Dưới đây sẽ là các hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu:  [caption id="attachment_26610" align="aligncenter" width="800"] Việc xóa Cache trên Hệ điều hành Android, iOS giúp tiết kiệm không gian lưu trữ[/caption] ✅Trình duyệt di động Các bước thực hiện ✅Xóa Cache trên Google Chrome iOS, Android Cách xóa Cache trình duyệt Google Chrome trên hệ điều hành Android. Bước 1: Bạn tiến hành mở trình duyệt Chrome, nhấn vào biểu tượng 3 chấm dọc trên thanh Menu -> History.Bước 2: Click chọn vào Clear Browsing Data.Bước 3: Bạn chọn thời gian kèm những dữ liệu cần xóa như History, Cookies, Cache.Bước 4: Hãy nhấn nút Clear Data để xóa dữ liệu.Hướng dẫn xóa Cache trình duyệt Google Chrome hệ điều hành iOS cũng tương tự như trên Android. Tuy nhiên khác một chút là với iOS, Chrome không cho lựa chọn phạm vi thời gian lưu trữ.Đầu tiên, bạn cũng thực hiện thao tác bước 1 và 2 như trên hệ điều hành Android.  Hệ thống sau đó xuất hiện Pop-up xác nhận về việc xóa dữ liệu. Lúc này, bạn chỉ việc nhấn nút OK để hoàn tất.  ✅ Cách xóa Cache trình duyệt Mozilla FireFox iOS, Android Cách xóa Cache trình duyệt Mozilla FireFox trên di động Android được thực hiện như sau:Bước 1: Nhấn vào biểu tượng 3 chấm dọc tại thanh Menu, bạn chọn mục History.Bước 2: Tiếp đến nhấn nút Clear Browsing History ngay phía dưới màn hình.Bước 3: Hệ thống hiển thị một Popup cần bạn xác nhận có muốn xóa dữ liệu không. Nếu đồng ý, User hãy nhấn nút OK. ✅ Cách xóa bộ nhớ Cache Safari iOS Bước 1: Bạn vào phần Cài đặt hay Setting của thiết bị di động.Bước 2: Tìm và mở mục Safari.Bước 3: Tiếp đến Click chọn mục Clear History and Website Data ở phía dướiBước 4: Hệ thống hiển thị Pop-up thông báo, hãy nhấn nút Clear History and Data để xác nhận xóa Cache. Bạn nên lưu ý rằng không cần phải thực hiện xóa bộ nhớ đệm hằng ngày. Lý do là vì Browser có khả năng ghi đè Cache tự động.  Trường hợp trình duyệt chạy chậm, Website không hiển thị đúng nội dung yêu cầu mới cần phải xóa Cache. >> Xem thêm: Hướng dẫn chỉnh sửa Theme Wordpress từ cơ bản đến nâng cao Hướng dẫn chi tiết cách xóa Cache Web WordPress Như đã đề cập, mục đích của Cache là để tăng tốc trang Web và cải thiện trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, điều này khiến bạn không thấy được những thay đổi bản thân đã thực hiện ngay lập tức.  Để giải quyết, bạn sẽ cần xóa bộ nhớ đệm để xem trực tiếp tất cả. Sau đây, chuyên trang sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện cho tiết  trong WordPress:  Cách xóa bộ nhớ Cache trong WordPress Rocket WP Rocket được người dùng đánh giá là Plugin Cache WordPress tốt nhất trên thị trường. Nó có thể chủ động tạo bộ nhớ đệm của bạn trong Background. Vì vậy, những người truy cập vào Website doanh nghiệp luôn được cung cấp phiên bản đã được lưu trong Cache.  [caption id="attachment_26614" align="aligncenter" width="800"] Web caching giúp cải thiện tốc độ truy cập Website cho người dùng[/caption] Để thực hiện loại bỏ bộ nhớ đệm trong WP Rocket, bạn chỉ cần đăng nhập trang quản trị. Bước tiếp đến hãy vào phần Settings, nhấp chọn WP Rocket ở phía trên và chọn Clear Cache. Xóa bộ nhớ đệm trong WordPress Super Cache WP Super Cache có thể nói là Plugin lưu trữ WordPress được sử dụng phổ biến. Nó cho phép người dùng dọn dẹp, lọc tất cả nội dung trong bộ nhớ đệm chỉ bằng một cú nhấp chuột.  Để xóa Cache trong WP Super Cache, bạn chỉ cần đăng nhập trang quản trị. Bước tiếp đến là vào phần Settings, chọn WP Super Cache. Cuối cùng hãy nhấn nút Delete Cache dưới mục Delete Cached Pages. Xóa Cache trong W3 Total Cache W3 Total Cache cũng thuộc một trong những Plugin phổ biến. Nó có sẵn cài đặt giúp xóa Cache chỉ bằng một cú nhấp chuột.  Cách xóa bộ nhớ đệm trên W3 Total Cache rất đơn giản. Bạn đăng nhập vào trang quản trị, Chọn Performance, cuối cùng chọn  Purge All Caches.  Cách xóa bộ nhớ Cache trên WP Engine WP Engine được biết đến là một nhà cung cấp dịch vụ Managed WordPress Hosting. Họ chạy bộ nhớ đệm của riêng mình, vì vậy khách hàng không cần cài đặt Plugin Cache. Cách xóa bộ đệm WP Engine khỏi khu vực quản trị WordPress rất dễ dàng.  Đầu tiên, bạn click vào mục Menu WP Engine trong thanh quản trị. Sau đó, trong General Settings, người dùng hãy nhấn nút xóa tất cả bộ đệm. Vậy là hoàn thành, WPEngine sẽ bỏ tất cả bộ nhớ đệm được lưu trữ cho Website WordPress. Xóa Cache trên Bluehost Bluehost là một trong những công ty lưu trữ WordPress tốt nhất thuộc lĩnh vực kinh doanh. Họ cung cấp giải pháp bộ nhớ đệm tích hợp giúp cải thiện nhanh chóng hiệu suất và tốc độ WordPress. [caption id="attachment_26618" align="aligncenter" width="800"] Các User thực hiện việc xóa Cache Bluehost rất dễ dàng[/caption] Bạn có thể xóa bộ nhớ Cache Bluehost WP rất đơn giản. Đầu tiên hãy đăng nhập vào khu vực quản trị WordPress. Bạn sẽ thấy nút bộ nhớ đệm trên thanh công cụ Manage. Hãy kéo chuột qua và chọn "Xóa tất cả bộ nhớ Cache”. Những bài viết liên quan: Hướng dẫn trỏ tên miền về Blogger và khắc phục lỗi phát sinh Clienttransferprohibited là gì? Tìm hiểu cách xử lý trạng thái tên miền AppServ là gì? Trọn bộ hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng trên Windows Whois là gì? Hướng dẫn tra cứu thông tin Domain với Whois từ A-Z Thông qua nội dung trên, hy vọng bạn đã nắm được những kiến thức giải đáp cơ bản "Cache là gì". FPT Cloud chúc bạn áp dụng thành công để  đạt giá trị ứng dụng cao tới mức tối đa như mong muốn.

Hướng dẫn chỉnh sửa Theme WordPress từ cơ bản đến nâng cao

10:51 20/05/2022
Chỉnh sửa Theme WordPress là thao tác giúp Website nổi bật, ấn tượng, thu hút người xem. Tuy nhiên làm thế nào để chỉnh sửa Theme một cách dễ dàng, tạo nên Website đẹp như ý muốn? Bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ hướng dẫn bạn chi tiết những tùy chỉnh này.  Hướng dẫn chỉnh sửa Theme Wordpress dạng cơ bản Các chỉnh sửa Theme WordPress cụ thể bao gồm những gì? Đó là thay đổi Font chữ, màu nền, hình ảnh giao diện,... trên Website. Nhìn chung thao tác cũng rất dễ dàng, bạn có thể xem hướng dẫn sau: Các tùy chỉnh giao diện Wordpress chính  Customize Appearance là chức năng mặc định có sẵn trên WordPress. Người dùng dễ dàng điều chỉnh những mục cơ bản liên quan đến giao diện của Website. [caption id="attachment_26562" align="aligncenter" width="800"] Hiệu chỉnh giao diện đơn giản với Customize[/caption] Để bắt đầu việc chỉnh sửa, trước tiên bạn cần truy cập vào trang Dashboard của Web. Tại vị trí menu bên phải, nhấp chọn Appearance => Customize. Các mục chính dùng chỉnh sửa Theme WordPress hiện lên sẽ có sự khác nhau.  Chẳng hạn các giao diện miễn phí bao gồm tính năng tùy chỉnh cơ bản. Cụ thể gồm: Colors, Header Image, Background Image, Menus, Widgets, Homepage Setting, Additional CSS. Giao diện trả phí có bổ sung thêm nhiều tùy chỉnh giao diện WordPress khác. Ví dụ tùy chọn: General, Topbar, Logo and Header Option, Features Slider, Featured Video Background, Other Layout,… >>> Xem thêm: Cách tối ưu hóa hình ảnh cho website đơn giản & hiệu quả nhất Cách chỉnh sửa Identify của Theme Wordpress  Đây là hướng dẫn chỉnh sửa tên Website hay tagline - những mô tả ngắn phía dưới. Ngoài ra tại Identify, người dùng có thể upload, thay đổi hình ảnh logo trang Web. Ngay cả những Icon nhỏ trên trình duyệt cũng có thể tùy chỉnh. Tuy nhiên trong phần chỉnh sửa Theme WordPress này, bạn nên lưu ý kích thước  hình ảnh sử dụng. Tất cả phải theo gợi ý của hệ thống, ví dụ Icon phải có hình vuông, size tối thiểu 512px*512px. Cách chỉnh sửa Background Image  Để chỉnh sửa hình ảnh background cho Website người dùng xem phần hướng dẫn sau. Bạn sẽ có hai cách để thực hiện, bao gồm:  [caption id="attachment_26566" align="aligncenter" width="800"] Vài bước chỉnh sửa Background cơ bản trên WordPress[/caption] Chọn ảnh kích thước thật lớn để làm giao diện Website sẽ làm background trong nổi bật, tuy nhiên tốc độ load Web bị chậm. Chọn ảnh có kích thước nhỏ và ghép lại với nhau theo Pattern, Textures. So với cách trên sẽ hoàn trái ngược, tốc độ tải Web nhanh, tuy nhiên sẽ làm cho giao diện không hút mắt. Bạn có thể tham khảo tải ảnh Website chất lượng trên kho ảnh như: Pixabay, Awwwards, Topal,... Ở nội dung sửa Theme WordPress này hết sức đơn giản. Tùy vào nhu cầu sử dụng ảnh của mình, bạn linh hoạt thao tác.  Cách tùy chỉnh Menu và mục thông tin Widget  Đầu tiên, ở phần tùy chỉnh Menu, bạn sẽ làm việc với một số mục quan trọng như: [caption id="attachment_26572" align="aligncenter" width="800"] Các tùy chỉnh Menu và Widget trên WordPress đơn giản[/caption] Edit Menus là nơi bạn có thể chỉnh sửa Menu, thêm, xóa các liên kết và đề mục,... Manage Location tại đây người dùng tùy biến vị trí đặt Menu theo ý muốn bản thân. Nó có thể nằm bên trái hoặc phải, phía trên hoặc dưới chân trang. Select a menu to edit là phần bạn có thể tùy chọn loại menu mình yêu thích phù hợp với Website. Người dùng chỉ cần nhấp vào menu đó, chọn Select bên cạnh, như vậy đã chỉnh sửa thành công. Thứ 2, chúng ta hãy đến phần tùy chỉnh Widget - mục bổ sung thông tin cho Website. Với mỗi Theme khác nhau sẽ cung cấp kiểu Widget không giống nhau. Vậy để chỉnh sửa Theme WordPress Widget, đầu tiên bạn vào giao diện Dashboard. Sau đó, chọn Appearance => nhấp vào Widget, hệ thống sẽ hiển thị các tùy chọn để  hiệu chỉnh. Nhu cầu thay đổi Widget của bạn sẽ tương ứng với 3 mục cụ thể sau:   Available Widgets tức các Widget cung cấp sẵn trên Theme. Vị trí Widget sẽ được đặt trong trang, ví dụ: Sidebar – cột menu bên tay phải, bên trái hoặc phía chân trang. Inactive Widget - Đây là khu vực "tạm lưu" các Widget bạn đã tạo ra nhưng không muốn dùng nữa. WordPress sẽ ghi nhớ những thiết lập này. Bất cứ khi nào bạn muốn sử dụng lại, chỉ cần kéo thả Widget đó vào vị trí mong muốn. Cách chỉnh sửa Color trong Theme WordPress Khu vực này bạn dùng để tiến hành các thao tác hiệu chỉnh màu sắc của trang Web. Cụ thể như: Màu giao diện. Màu nền của trang Web. Màu sắc đường liên kết. Màu sắc chữ chính trên Website. Màu chữ phụ trên trang. Cách tùy chỉnh Header Image  Head Image là hình ảnh ở đầu trang Web, để chỉnh sửa phần này bạn cần chọn ảnh đúng kích thước. WordPress gợi ý kích thước tối ưu cần có là 1200px*280px.   [caption id="attachment_26576" align="aligncenter" width="800"] Cách chỉnh sửa Header Image in WordPress[/caption] Người dùng cần tuân thủ điều này để giữ tính thẩm mỹ của các tùy chỉnh chủ đề. Bạn có thể dùng Plugin nén ảnh đạt mức kích thước trên.  CSS chỉnh sửa vấn đề bên ngoài Wordpress CSS được dùng để chỉnh sửa những vấn đề bên ngoài của Website. Chẳng hạn như: Cỡ chữ, màu chữ, viền, màu nền,… Bạn có thể chỉnh sửa các vấn đề này như sau: Bước 1: Dò mã CSS của thành phần muốn điều chỉnh trên Website. Cách tiến hành đơn giản sử dụng tiện ích “Inspect” của Google Chrome. Cụ thể vào trang web muốn thay đổi giao diện => bạn nhấp chuột phải, chọn mục “Inspect”. Bước 2: Bấm vào biểu tượng dấu mũi tên ở góc phải cửa sổ Inspect. Bước 3: Nhấp vào đối tượng cần chỉnh sửa trên Website. CSS code sẽ hiện lên ở Tab Styles, hãy copy chúng. Một số thông số bạn có thể chỉnh sửa là: Font chữ, cỡ chữ, màu chữ, dạng chữ in hay thường. Bước 4: Thay đổi các thông số trên cửa sổ Inspect và xem lại để đảm bảo các chỉnh sửa đúng theo nhu cầu đang cần. Bước 5: Tùy chỉnh phần tử trên Website, tại giao diện Dashboard vào Appearance, chọn Customize => Additional CSS. Tìm đoạn CSS code của phần tử muốn thay đổi và dán code mới đã chỉnh sửa để thay thế. Cuối cùng bấm vào nút Publish khi thấy ưng ý. >>> Xem thêm: Cách thu hồi Email đã gửi trên Gmail và Outlook chi tiết Hướng dẫn tùy chỉnh giao diện Theme Wordpress nâng cao Đối với phần chỉnh sửa Theme WordPress nâng cao này bạn cần có kiến thức lập trình để thao tác. Lý do vì nó tác động tới Hosting và Server. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó quý độc giả cũng sẽ cần đến, do vậy hãy tham khảo hướng dẫn sau từ chuyên trang.  Tùy chỉnh Menu chính Menu chính là nơi chứa các danh mục lớn và quan trọng của trang. Để tùy chỉnh trên đây, đầu tiên bạn cần mở tệp header.php lên. Sau đó, tìm đoạn Code hiển thị menu chính đã được tạo sẵn: Tiếp theo cắt mã này, đặt ở vị trí ngoài thẻ div với class là wrapper. Mục đích nhằm đưa menu lên đầu trang và hiển thị full màn hình. Mở phần mã ở trên lên, thêm vào thẻ div với class là page-width để canh giữa Menu: Lưu lại sau khi hoàn thành thao tác vừa rồi. Trường hợp menu vẫn chưa được canh giữa, bạn mở tập tin “Custom-style.css” trong thư mục con, tìm “Class. wrapper”: Thêm class .page-width vào đoạn mã bên trên chung với class .wrapper: Tiếp đến, bạn có thể tạo Menu cấp 2 bằng cách dùng tính năng hiệu chỉnh Menu trên Dashboard. Sau đó, tìm trong tập tin custom-style.css dòng code sau: Thay nguyên đoạn Mã CSS bên trên bằng đoạn dưới đây: Như vậy, bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ tạo Menu cấp 2 cho Website WordPress. Tùy chỉnh những hiển thị khi xem bài viết Đầu tiên, hãy mở tập tin “index.php” và xóa dòng mã như bên dưới đây: Tiếp theo, bạn mở tệp Custom-style.css lên, tìm đoạn code sau:  Một lần nữa sửa đoạn mã trên theo như bên dưới để hiển thị lại tiêu đề khi người dùng vào xem nội dung: Sau đó, hãy tùy chỉnh khung bình luận trang hiển thị bài viết trông bắt mắt hơn. Cách làm, bạn mở tập tin custom-style.css và thêm vào đoạn mã sau: Định dạng Sidebar và các thẻ HTML Với định dạng Sidebar và các thẻ HTML, bạn không cần đụng tới nhiều trong file Code. Công việc chính là chỉ thêm một số đoạn mã CSS để Sidebar hiển thị gọn gàng, đẹp mắt. Thao tác vô cùng đơn giản qua 2 bước sau: Mở tập tin custom-style.css và thêm vào đoạn mã sau: Cuối cùng, để định dạng CSS cho các thẻ HTML, bạn cần thêm vào đầu tập tin custom-style.css Những bài viết liên quan: Cách sửa lỗi “Server Execution Failed” Đơn Giản & Hiệu Quả IDS là gì? Phân tích so sánh IDS, IPS và tường lửa chi tiết Website là gì? Toàn tập kiến thức về website từ A – Z RSS là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng RSS mới nhất Trên đây là các hướng dẫn chỉnh sửa Theme WordPress đầy đủ dành cho người dùng Website. Hy vọng với nội dung FPT Cloud chia sẻ, bạn có thể tự tạo một giao diện đơn giản, đẹp mắt.