Blogs Tech

RSS là gì? Cách hoạt động và hướng dẫn sử dụng RSS 

15:04 18/03/2022
RSS là một tệp văn bản XML được sử dụng để tạo kênh thông tin giúp người dùng dễ tiếp cận và tìm kiếm nội dung cần thiết. Để hiểu hơn RSS là gì và cách hoạt động cũng như lợi ích của RSS, khách hàng hãy cùng FPT Cloud theo dõi nội dung được tổng hợp dưới đây. 1. RSS là gì? RSS (Really Simple Syndication/Rich Site Summary) là một tệp văn bản XML giúp người dùng tạo kênh tóm tắt thông tin trên trang web để người đọc tiếp cận, tìm kiếm và truy cập, theo dõi nội dung dễ dàng hơn.  Tệp văn bản XML (eXtensible Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng có khả năng truyền và đọc dữ liệu thường được sử dụng để trao đổi thông tin và tương tác giữa các trang web. RSS cho phép các blogger, nhà sản xuất nội dung tự động cung cấp thông tin, nội dung để mọi người đọc trên feed reader, trong email hoặc các thiết bị khác. Đồng thời người dùng có thể theo dõi các website yêu thích mà không cần phải đánh dấu trang hay cập nhật thủ công. [caption id="attachment_54300" align="aligncenter" width="800"] RSS là tệp văn bản XML cung cấp nội dung mới nhất trên trang web giúp người dùng dễ tiếp cận[/caption] >>> Xem thêm: Proxy là gì? Tính năng, cách hoạt động và cài đặt Proxy 2. Cách hoạt động của RSS RSS hoạt động bằng cách tạo thông tin tóm tắt với văn bản định dạng XML có cấu trúc. Cách hoạt động của RSS đơn giản, rút gọn nội dung, thông tin trên các trang web điện tử và chỉ có các mục quan trọng gồm: tiêu đề, tác giả, ngày tháng, nội dung tóm tắt, đường dẫn đến bài viết đầy đủ. RSS sẽ loại bỏ các yếu tố không cần thiết như định dạng trang trí, hình ảnh, video,... Các nội dung này chỉ được theo dõi khi người đọc truy cập bài viết đầy đủ. Ngoài ra, RSS cho phép người dùng gắn thẻ các trang web khác vào trang chủ. [caption id="attachment_54299" align="aligncenter" width="800"] RSS hoạt động bằng các bảng tin tóm tắt và cho phép người dùng gắn link trở về trang gốc[/caption] 3. Lợi ích của RSS đối với người dùng website Việc sử dụng RSS sẽ mang đến cho người dùng web nhiều lợi ích như: Tiết kiệm thời gian Khi đăng ký các kênh RSS của các trang web, người dùng sẽ nhận thông tin mới nhất trực tiếp trên điện thoại và máy tính mà không cần phải truy cập trực tiếp vào các trang tin để kiểm tra. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian truy cập và tìm kiếm thông tin. Cập nhật thông tin nhanh chóng Thông tin mới nhất được cập nhật tự động trên RSS mỗi khi trang web có nội dung mới được đưa lên. Nhờ đó, người dùng sẽ không bị bỏ qua thông tin quan trọng nào từ các trang web yêu thích của mình. [caption id="attachment_54303" align="aligncenter" width="800"] Thông tin được cập nhật nhanh chóng, tự động trên RSS Feed[/caption] Chỉnh sửa nội dung Khi sử dụng RSS, người dùng có thể điều chỉnh nội dung theo nhu cầu và sở thích của cá nhân. Chỉ cần đăng ký các kênh RSS trên web quan tâm, người dùng sẽ chỉ nhận các thông tin được cập nhật mới nhất về chủ đề đó.  Đồng thời, người dùng có thể loại bỏ các thông tin không liên quan, không quan trọng đối với mình để tập trung vào những nội dung cần thiết. Tiết kiệm lưu lượng 4G, băng thông Người dùng chỉ cần tải các nội dung mới được cập nhật trên RSS mà không cần phải tải các trang web đầy đủ để tìm kiếm và theo dõi thông tin mới. Điều này giúp người dùng tiết kiệm được lưu lượng 4G trên điện thoại và băng thông. Hỗ trợ việc SEO Các kênh RSS liên kết trực tiếp với bài viết của trang web sẽ tăng kết quả tìm kiếm và khả năng xuất hiện của của trang web trên Google. Nhờ đó, lượng truy cập website, blog tăng lên giúp người dùng có nhiều cơ hội tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng mới. [caption id="attachment_54305" align="aligncenter" width="800"] RSS giúp người dùng tiết kiệm thời gian truy cập và hỗ trợ cho việc SEO[/caption] >>> Xem thêm: Platform là gì? Tổng hợp 10 mô hình Platform nổi bật 4. Cách sử dụng RSS chi tiết Để sử dụng RSS phát triển trang web, người dùng hãy tham khảo 2 cách sử dụng RSS dưới đây. 4.1. Hướng dẫn sử dụng RSS  Khi sử dụng RSS, khách hàng cần thực hiện theo hướng dẫn sau: Bước 1: Tải RSS Feed Reader từ cửa hàng Chrome và cài đặt [caption id="attachment_54304" align="aligncenter" width="800"] Cài đặt RSS Feed Reader tại cửa hàng Chrome[/caption] Bước 2: Thêm RSS lên thanh công cụ Chrome để thao tác dễ dàng, đơn giản hơn Bước 3: Truy cập vào website muốn bật RSS để cập nhật thông tin Bước 4: Ấn chọn biểu tượng RSS, chọn (+) (Add feed) để thêm vào RSS Feed Reader [caption id="attachment_54302" align="aligncenter" width="800"] Chọn Add feed để thêm vào RSS Feed Reader[/caption] Bước 5: Chọn Follow Bước 6: Chọn Settings để cài đặt thời gian thông báo gồm 30 phút, 1 tiếng hoặc hơn. Lưu ý: Các thông báo sẽ được hiển thị dưới dạng pop-up qua Google Chrome hoặc người dùng có thể chọn RSS để xem toàn bộ tất cả các thông báo mới nhất. 4.2. Cách sử dụng RSS cho Wordpress Để dụng sử RSS cho Wordpress, người dũng cần thực hiện theo 4 bước cơ bản dưới đây: Bước 1: Truy cập và trang web yêu thích Bước 2: Chọn Subscribe website trên phần mềm Feed Reader Bước 3: Cấu hình lại Feed Reader để thông báo nội dung mới được cập nhật tự động thông qua điện thoại hoặc email Bước 4: Mở Feed Reader xem nội dung mới nhất [caption id="attachment_54301" align="aligncenter" width="800"] Sử dụng RSS trên Wordpress, người dùng cần đăng nhập vào trang web yêu thích đầu tiên[/caption] Bài viết liên quan: Reboot là gì? Hướng dẫn cách Reboot đơn giản Backend là gì? Vai trò và cách trở thành lập trình Backend Với những thông tin trên đây, FPT Cloud mong rằng khách hàng đã có lời giải đáp RSS là gì. RSS là một công cụ tiện lợi giúp người dùng theo dõi, truy cập các nội dung mới nhất từ các trang web yêu thích của mình từ nhiều người khác nhau. 

React Native là gì? Kiến thức cần biết về mã nguồn mở React Native

16:24 16/03/2022
React Native là gì? Đây là công nghệ đã được tạo ra bởi Facebook và cho phép những dev dùng JavaScript để có thể làm mobile apps trên cả iOS và Android mượt mà như native. Chính vì vậy mã nguồn mở này hiện tại đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Để hiểu rõ hơn về khái niệm React Native là gì cũng như nguyên tắc hoạt động của nó, hãy cùng theo dõi bài viết sau. React Native là gì? React Native là gì? Hiện tại đây đang là 1 framework mã nguồn mở và đã được sáng tạo nên bởi Facebook, được dùng để có thể phát triển ứng dụng Web, UWP, iOS và Android bằng cách cho phép những nhà phát triển dùng React cùng môi trường ứng dụng gốc. Vậy là sự ra đời của React Native là gì? [caption id="attachment_24174" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu khái niệm React Native là gì?[/caption] React Native ra đời như thế? Với những thông tin trên về khái niệm React Native là gì, vậy hiện tại React Native được ra đời như thế nào? Theo đó, Mark Zuckerberg vào năm 2012 đã phát biểu rằng: Sai lầm lớn nhất khi làm công ty đó chính là dựa vào quá nhiều HTML hơn so với môi trường phát triển gốc. Chính vì vậy, ông đã hứa rằng Facebook sớm sẽ cung cấp những trải nghiệm di động hữu ích và tốt hơn.  Jordan Walke kỹ sư tại Facebook cũng đã tìm ra được cách thức xây dựng những thành phần UI dành cho iOS bằng 1 luồng JavaScript. Do đó, họ đã quyết định tổ chức nên một cuộc thi Hackathon để có thể hoàn thiện được nguyên mẫu hệ thống nhằm xây dựng những ứng dụng di động gốc bằng công nghệ này. [caption id="attachment_24178" align="aligncenter" width="771"] Facebook sau nhiều tháng phát triển vào năm 2015 đã phát hành ra phiên bản đầu tiên [/caption] Facebook sau nhiều tháng phát triển vào năm 2015 đã phát hành ra phiên bản đầu tiên dành cho React Native. Trong 1 cuộc hội thảo công nghệ thì Christopher Chedeau đã cho biết rằng Facebook đã dùng React Native trong quá trình phát triển nên ứng dụng nhóm cũng như ứng dụng trong quản lí quảng cáo. Với lịch sử hình thành và phát triển trên, hiện tại nguyên tắc hoạt động của React Native là gì? >>> Có thể bạn quan tâm: Socket là gì? Kiến thức nền tảng về giao thức TCP/IP và UDP Nguyên tắc hoạt động của React Native Nguyên tắc hoạt động của React Native là gì? Về nguyên tắc hoạt động thì nó gần như giống với React trừ việc React Native hiện tại không thao tác cùng với DOM qua DOM ảo. Nó đang chạy 1 quá trình xử lý nền (Được phiên dịch JavaScript và viết bởi những nhà phát triển) trực tiếp ngay trên thiết bị đầu cuối cũng như giao tiếp cùng với nền tảng góp phần qua một cầu trung gian, theo đợt và bất đồng bộ.  [caption id="attachment_24184" align="aligncenter" width="771"] React Native hiện tại không thao tác cùng với DOM qua DOM ảo[/caption] Những thành phần React sẽ bao bọc mã gốc cũng như tương tác cùng với API gốc thông qua mô hình Javascript và UI khai báo của React. Chính điều này đã giúp cho quá trình phát triển ứng dụng dành cho nhiều nền tảng trở nên nhanh hơn.  Hiện tại React Native sẽ không dùng HTML mà thay vào đó sẽ sử dụng những thành phần khác nhờ vào luồng Javascript. Vậy hiện tại điểm hấp dẫn của React Native là gì? React Native có gì hấp dẫn? Với những thông tin tổng quan về khái niệm React Native vậy hiện tại điểm hấp dẫn của React Native là gì? Theo đó hiện tại nó có rất nhiều những đặc điểm vô cùng hấp dẫn và hữu ích cho người dùng, có thể kể tới như: [caption id="attachment_24188" align="aligncenter" width="771"] React Native có gì hấp dẫn?[/caption] Thời gian học ngắn React Native là gì? Một trong những lý do khiến cho lập trình mobile app tốn nhiều thời gian và rất khó khăn là do thực tế cần phải tìm hiểu về hai hệ sinh thái khác biệt hoàn toàn. Nếu như muốn lập trình app iOS thì cần phải học Cocoa Pods, Objective-C hoặc Swift. Nếu như muốn lập trình app Android thì cần phải học Android SDK và Kotlin hoặc Java. Đối với những ai đã từng trải nghiệm viết code cùng với 3 ngôn ngữ này sẽ biết được rằng không có bất cứ một ngôn ngữ nào đang hoạt động tốt hơn.  Nhưng trên thực tế có thể kết luận rằng chúng hoàn toàn khác nhau cũng như việc học mỗi một ngôn ngữ sẽ tốn nhiều thời gian của bạn. Và đặc biệt điều tương tự hiện tại cũng đang xảy ra cùng với những frameworks: Android SDK cũng như Cocoa Touch. Điều hiển nhiên là mỗi một frameworks sẽ luôn có một gói những công cụ ví dụ như packages, những libs và công cụ testing,... và việc những dev phải cập nhật những tính năng của mỗi một hệ sinh thái mới nhất là điều không thể nào bàn cãi. Mặt khác nếu như lựa chọn lập trình dựa trên React Native, thì phần lớn thời gian của bạn chỉ cần phải học một bộ công cụ. Theo đó, có rất nhiều thử để có thể làm quen ví dụ như React Native, Node hay JavaScript,... tuy nhiên trên thực tế chỉ có một công cụ duy nhất phải học.  [caption id="attachment_24192" align="aligncenter" width="771"] Nếu như muốn lập trình app iOS thì cần phải học Cocoa Pods, Objective-C hoặc Swift[/caption] Có thể sử dụng lại mã Khả năng dùng lại code đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lập trình phần mềm, vì vậy khi có thể dùng lại code React Native sẽ là công cụ tốt. Nhưng trên thực tế sẽ luôn có một vài UI code thông dụng được chia sẻ chung cùng toàn bộ logic. “Có thể chia sẻ code” là tính năng có nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể tới như: những tính năng trong cả hai platforms cũng sẽ tương tự như nhau, ít bugs hơn, duy trì ít code hơn, tận dụng tốt nguồn nhân lực hơn,... Viết một lần, ứng dụng nhiều nơi React Native là gì? Ngay sau khi Facebook tạo ra React Native, thì mục tiêu của họ đó chính là giúp cho những dev chỉ cần học một lần duy nhất nhưng có thể dùng được cho tất cả mọi platform.  [caption id="attachment_24196" align="aligncenter" width="771"] Mục tiêu của họ đó chính là giúp cho những dev chỉ cần học một lần duy nhất[/caption] Do đó tất cả những code của iOS và Android đang sử dụng chung một bộ công cụ nên tránh ý tưởng có 1 team dev làm app dành cho hai platform là hoàn toàn thực hiện được – 1 điều rất ít khi xảy ra khi đang có ít dev lập trình cả 2 platform Android và iOS. Ngày càng có tính phổ biến Vậy hiện tại điểm hấp dẫn của React Native là gì? React Native đang ngày càng trở nên phổ biến và rất nhiều những developer đã đóng góp để có thể làm React Native được tốt hơn. Đặc biệt nó đã được hỗ trợ cũng như tạo ra bởi Facebook.  Đây là một cộng đồng đang phát triển rất mạnh mẽ trên thị trường và cũng rất lớn. Chính vì vậy rất nhiều vấn đề đã được giải quyết cũng như người dùng không cần tốn quá nhiều thời gian để có thể nghiên cứu lại trong quá trình học cũng như làm việc cùng với khái niệm React Native là gì này. Tự động tải lại đơn giản Thông thường thói quen của dev khi thực hiện code đó chính là test những thay đổi mỗi một lần code được viết. Để có thể thực hiện được điều này thì app cần được đóng gói lại cũng như cài đặt hay trong một simulator hay một thiết bị thật sự. [caption id="attachment_24200" align="aligncenter" width="771"] Thói quen của dev khi thực hiện code đó chính là test những thay đổi mỗi một lần code[/caption] Đối với React Native thì phần lớn thời gian của bạn không cần tổng hợp lại app mỗi một lần có sự thay đổi. Theo đó bạn chỉ phải làm mới lại app trong emulator, simulator, hay thiết bị. Và thậm chí còn có tính năng đó chính là Live Reload để refresh app tự động mỗi lần phát hiện trong code có một thay đổi.  Mã nguồn mở React Native là gì? Nó hiện tại vẫn là một công nghệ được nhiều người dùng sử dụng. Tuy vẫn còn khá nhiều lỗi nhưng trên thực tế nhìn chung thì những lập trình viên vẫn hoàn toàn có thể dùng nó vào trong giai đoạn production tại hầu hết những mobile app. Bên cạnh đó vẫn còn có một số những tính năng có sẵn trong những lập trình native và vẫn chưa sử dụng được cùng với React Native. Tuy nhiên thì đây không phải là một vấn đề lớn. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với việc lập trình native thì chắc chắn rằng đây sẽ là một điều vô cùng đơn giản. React Native đang là một giải pháp vô cùng tuyệt vời dành cho phát triển ứng dụng ngay trên điện thoại di động. Nhưng trên thực tế tới thời điểm hiện tại thì vẫn còn tồn tại 1 số những khuyết điểm nhất định mà bạn cần phải lưu ý. Vậy một vài hạn chế trên thị trường hiện nay của React Native là gì? >>> Có thể bạn quan tâm: MySQL là gì? Cơ chế hoạt động và cách thức cài đặt MySQL Một vài hạn chế của React Native [caption id="attachment_24204" align="aligncenter" width="771"] Một vài hạn chế trên thị trường hiện nay của React Native là gì? [/caption] Vẫn còn đang thiếu những component quan trọng, tuy nhiên sau đó cũng đã dần có thêm những cập nhật mới. Không build ứng dụng iOS trên Linux và Window được: vì theo như yêu cầu từ iOS thì tất cả mọi ứng dụng iOS cần phải được dùng nhiều cert, native libs,... từ Xcode. React Native hiện tại không thể nào build được những ứng dụng “quá phức tạp” trong trường hợp nếu như không biết Objecive-C/ Swift. Cụ thể tính phức tạp ở đây đó chính là ứng dụng cần chỉnh sửa những component. Để có thể viết được một ứng dụng native nhờ vào javascript thì phải có sẵn những component được viết từ Objecive-C/ Swift (iOS) cũng như Java (Android) để sử dụng. Đối với trường hợp nếu như muốn chỉnh sửa một component cần phải thay đổi thành phần hay thêm API thì phải tự viết bằng ngôn ngữ tương ứng của Android hoặc iOS. Nhờ vào cộng đồng lớn do đó có rất nhiều những lập trình viên đã viết component cần thiết cho ứng dụng. Không thể sử dụng để biết game vì cách chơi phức tạp và có tính đồ họa.  Sử dụng ES2015/ES6 do đó từ năm 2015 đây cũng là cấu trúc mới dành cho Javascript. Vì khá mới nên các cấu trúc người dùng có thể sẽ chưa quen và dẫn đến tình trạng khó khăn trong quá trình tiếp cận.  Như vậy qua bài viết trên FPT Cloud đã cung cấp tất cả những thông tin liên quan tới khái niệm React Native là gì trên thị trường hiện nay dành cho các bạn độc giả. Có thể thấy rằng đây đang là công nghệ cho phép những dev dùng JavaScript để có thể làm mobile apps trên cả iOS và Android mượt mà như native. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về React Native cũng như có được một lộ trình học đạt hiệu quả cao.   Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

MariaDB là gì? Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt MariaDB

15:16 16/03/2022
MariaDB là gì? Hệ cơ sở quản trị dữ liệu MariaDB bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2008. MariaDB ghi điểm với người dùng nhờ vào việc không tính phí người dùng, hạn chế tốt nhược điểm của MySQL, hỗ trợ cả tiếng Việt,... Cùng tìm hiểu các thông tin liên quan tới MariaDB cùng FPT Cloud nhé! MariaDB là gì?  MariaDB là gì? MariaDB - hệ quản trị cơ sở quản trị dữ liệu hoàn toàn miễn phí, phát triển từ mã nguồn gốc MySQL. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này được xem như lựa chọn thay thế hoàn hảo cho MySQL, bởi MariaDB sở hữu khả năng tương thích và hiệu suất hoạt động tốt hơn nhiều so với MySQL. [caption id="attachment_23974" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu MariaDB là gì?[/caption] Michael chính là người giữ vai trò phát triển hệ quản trị cơ sở dữ liệu MariaDB. Lợi thế dễ nhận thấy của hệ quản trị cơ sở dữ liệu này nằm ở khả năng tương thích hệ điều hành Windows, Ubuntu, Linux,..  MariaDB ra đời như thế nào? Michael được xem như người đặt nền móng cho MariaDB. Ông chính là người dẫn dắt MySQL AB. Đến năm 2008, Michael chính thức nói lời chia tay với dự án MySQL AB để chuyển sang nghiên cứu hệ cơ sở dữ liệu mới. [caption id="attachment_23978" align="aligncenter" width="771"] Michael chính là người giữ vai trò phát triển hệ quản trị cơ sở dữ liệu MariaDB[/caption] Khoảng đầu năm 2009, ông hợp tác với một vài đồng nghiệp để triển khai dự án hoàn thiện bộ công cụ lưu trữ MySQL. Đây chính là tiền thân của MariaDB. Đặc biệt, tên gọi MariaDB được Michael lấy theo tên của cô con gái út Maria. Sau một số lần nâng cấp, phiên bản MariaDB 10.1 hiện đã chính thức phát hành. >>> Xem thêm: Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt Localhost cực đơn giản Vì sao nên sử dụng MariaDB? Bạn sẽ hiểu một cách chính xác hơn MariaDB là gì khi theo dõi phần phân tích ưu điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu này. Không cần trả phí MariaDB xây dựng dựa trên nền tảng MySQL. Do đó, nó kế thừa hầu như phần lớn chức năng cơ bản có trên MySQL. Song song với đó, MariaDB cũng sở hữu khá nhiều chức năng mới mẻ, tối ưu hóa quy trình lưu trữ. [caption id="attachment_23986" align="aligncenter" width="771"] MariaDB hiện đã có bản miễn phí[/caption] Hiện tại, MariaDB cung cấp đến người dùng cả bản trả phí và miễn phí. Nếu chỉ có nhu cầu sử dụng chức năng cơ bản, bạn hãy lựa chọn bản không trả phí. Dù không cân bỏ tiền mua bản quyền nhưng bạn vẫn có cơ hội khi tiếp cận đầy đủ chức năng chính của MariaDB. Khắc phục tốt những hạn chế tồn tại của MySQL Nên nhớ rằng MariaDB hình thành từ mã nguồn gốc MySQL, sở hữu đầy đủ ưu điểm vượt trội của nền tảng gốc. Nếu đang sử dụng MySQL, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi sang MariaDB mà không cần lo lắng hệ thống có thể bị ảnh hưởng. [caption id="attachment_23990" align="aligncenter" width="771"] MariaDB khắc phục tốt nhiều hạn chế còn tồn tại ở MySQL[/caption]   MariaDB khắc phục tốt những yếu điểm còn tồn tại trên MySQL. Khi chuyển đổ sang MariaDB, tốc độ vật từ hệ thống lập tức có thể cải thiện từ 3 - 5%. Bên cạnh đó, hệ quản trị MariaDB còn hỗ trợ cải thiện nâng hiệu năng sử dụng lên đáng kể. Tích hợp đa dạng Engine  Hệ cơ sở dữ liệu MariaDB đã phát triển bổ sung thêm nhiều Engine mới. Nổi bật phải kể đến như FederatedX, SphinxSE, Spider,... Chúng hỗ trợ vô cùng đắc lực cho quá trình quản lý, xử lý dữ liệu. Kế thừa ưu điểm của SQL và NoSQL Lâu nay, MariaDB vẫn được xem như sự kế thừa hoàn hảo của 2 người tiền nhiệm SQL và NoSQL. Nó sở hữu đặc tính nổi bật của cả SQL và NoSQL, hình thành một cơ sở dữ liệu mang tính đa nhiệm. Có hỗ trợ tiếng Việt MariaDB là một trong số ít cơ sở dữ liệu có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy rằng bản dịch chưa mượt cho lắm nhưng nó cũng giúp người dùng thuận tiện hơn, đặc biệt là với người dùng mới. Điểm khác biệt giữa MariaDB và MySQL [caption id="attachment_23994" align="aligncenter" width="771"] So sánh MariaDB và MySQL[/caption] MariaDB và MySQL là hai hệ quản trị dữ liệu khá tương đồng. Thế nhưng nếu nghiên cứu kỹ càng, chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Tiêu chí so sánh  MariaDB MySQL Lịch sử hình thành  Chính thức ra mắt từ năm 2009 Giới thiệu lần đầu vào năm 1995 Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ  Tương tự như MySQL, ngoại trừ ngôn ngữ lập trình Delphi Ada, C++, Delphi, Java,.. Công cụ lưu trữ Đa dạng hơn so với MySQL Kém đa dạng hơn so với MariaDB Mã nguồn  Mã nguồn mở  Mã nguồn đóng  Bảng so sánh điểm khác biệt giữa MariaDB và MySQL Rõ ràng MariaDB có phần ưu việt hơn so với MySQL. Hệ cơ sở dữ liệu này phát triển sau nên cũng không có gì khó hiểu khi các chức năng hoàn thiện hơn người tiền nhiệm. Hướng dẫn cài đặt MariaDB trên Center và Windows  MariaDB có thể cài đặt trên cả Center và Windows. Cách thức cài đặt cũng không đến nỗi quá phức tạp. Cài đặt trên Center  Bước 1: Tiến hành bổ sung repository vào hệ thống bằng câu lệnh dưới đây. [caption id="attachment_23998" align="aligncenter" width="771"] Câu lệnh bổ sung repository[/caption] Bước 2: Khi cần xóa Cache, bạn cần sử dụng đến câu lệnh "yum clean all". Bước 3: Trường hợp cần bổ sung Yum, bạn cần cập nhật qua package thông qua câu lệnh "yum update". Bước 4: Tiến hành cài đặt MariaDB thông qua câu lệnh "service mysql start". Bước 5: Sau bước cài đặt, bạn cần khởi động hệ cơ sở quản trị dữ liệu bằng cách nhập câu lệnh "service mysql start". Bước 6: Bổ sung MYSQL vào list ứng dụng bằng cách khởi động reboot. Lúc này, bạn hãy sử dụng câu lệnh "chkconfig --levels 150 mysql on". Bước 7: Tiến hành tạo mật khẩu cho robot. Cụ thể bạn cần nhập câu lệnh "mysql_secure_installation". Bước 8: Bạn hãy đăng nhập vào tài khoản MariaDB thông qua câu lệnh "mysql -u root -p". Sau đó hãy tiến hành nhập mật khẩu đã đổi. Cài đặt trên Windows  Bước 1: Trước tiên, bạn hãy download file cài đặt theo đường dẫn https://mariadb.com/downloads/mariadb-tx. Lựa chọn phiên bản phù hợp và tiến hành tải về. [caption id="attachment_24002" align="aligncenter" width="771"] Lựa chọn phiên bản phù hợp và tiến hành tải về[/caption] Bước 2: Khi phần mềm đã tải về hoàn tất, bạn cần di chuyển đến file tải về, nháy đúp chuột và chọn Next để khởi động cài đặt. [caption id="attachment_24006" align="aligncenter" width="771"] Khởi động quá trình cài đặt[/caption] Bước 3: Đồng ý với các điều khoản sử dụng hệ thống đưa ra bằng cách tick chọn "I accept,.." và nhấn Next để tiếp tục. [caption id="attachment_24010" align="aligncenter" width="771"] Tick chọn đồng ý với điều khoản sử dụng[/caption] Bước 4: Bạn có thể để mặc định thư mục cài đặt tại Brown, sau đó nhấn Next. [caption id="attachment_24014" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập thư mục cài đặt[/caption] Bước 5:  Tiến hành nhập mật khẩu tại phần đăng nhập vào tài khoản root, sau đó nhấn Next. [caption id="attachment_24018" align="aligncenter" width="771"] Nhập mật khẩu tại phần đăng nhập vào tài khoản root[/caption] Bước 6: Ở bước này, bạn cần đặt tên cho Server. Tên tương ứng là MYSQL, TCP Port đổi thành 3307. Xác nhận bằng cách nhấn Next. [caption id="attachment_24022" align="aligncenter" width="771"] Đặt lại tên cho MYSQL và nhập mã 3307[/caption] Bước 7: Một cửa hàng cài đặt mới bắt đầu hiện lên. Lúc này, bạn cần bấm Next. Bước 8: Nếu thấy một giao diện mới hiển thị, bạn kích hoạt cài đặt tự động bằng cách nhấn Install. [caption id="attachment_24026" align="aligncenter" width="771"] Kích hoạt chế độ cài đặt[/caption] Bước 9: Sau khi chương trình cài đặt hoàn tất, bạn hãy bấm chọn Finish. >>> Xem thêm: NAT là gì? Toàn tập kiến thức về NAT từ A đến Z Hướng dẫn kết nối MariaDB trên Windows Sau quy trình cài đặt MariaDB trên Windows, bạn đã chuyển sang giai đoạn kết nối cơ sở dữ liệu này. Bước 1: Để kết nối với MariaDB, bạn cần sử dụng một trong các phần mềm HeidiSQL, SQL Workbench,.. Ở đây, FPT Cloud sẽ lựa chọn phần mềm HeidiSQL. [caption id="attachment_24030" align="aligncenter" width="771"] Mở phần mềm kết nối HeidiSQL[/caption] Bước 2: Tại mục Setting, bạn hãy thiết lập các thông số cơ bản dưới đây. Network Type: Thiết lập MySQL (TCP/IP) Hostname/IP: Kiểm tra IP đã chứa MariaDB hay chưa User: Tiến hành chọn Root Port: Cấu hình cố định là MariaDB (3307) Khi thiết lập đầy các thông số cơ bản, bạn bấm Open để xác nhận hoàn thành. [caption id="attachment_24034" align="aligncenter" width="771"] Bấm Open để xác nhận hoàn thành[/caption] Bước 3: Sau khi hoàn thành khâu kết nối, giao diện làm việc chính sẽ hiển thị như hình minh họa. [caption id="attachment_24038" align="aligncenter" width="771"] Giao diện làm việc chính[/caption] Những bài viết liên quan: Trigger trong SQL là gì? Cách tạo & xóa Trigger trong SQL “Giải ngố” về SQL Server – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốt nhất Dropbox Là Gì? Hướng dẫn sử dụng Dropbox lưu trữ, sao lưu Google Web Store là gì? Cách cài đặt & quản lý tiện ích trên Web Store MariaDB là gì? MariaDB đơn giản là hệ quản trị cơ sở dữ liệu kế thường đặc tính vốn có của MySQL. Tuy nhiên, MariaDB lại khắc phục tốt nhược điểm của người tiền nhiệm, hỗ trợ cả bản không trả phí. Phiên bản đầu tiên của hệ cơ sở dữ liệu này được phát hành từ năm 2009. Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn có thể hiểu chính xác hơn khái niệm MariaDB là gì! 

Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt Localhost cực đơn giản

14:40 16/03/2022
Localhost là gì? Thuật ngữ Localhost có lẽ đã khá quen thuộc với dân lập trình website. Tiện ích này cho phép nhà quản trị dễ dàng theo dõi, kiểm tra server ngay trên máy tính cá nhân. Vậy những tính năng chính của Localhost là gì? Làm thế nào để cài đặt và sử dụng Localhost? Localhost là gì?  Localhost là gì? - Localhost cấu thành bởi từ "local" - máy tính của bạn và từ "host" - máy chủ. Như vậy, thuật ngữ này dùng địa chỉ máy chủ hoạt động trên máy tính cá nhân. Nó giống như một cổng giao tiếp liên kết với server gốc. [caption id="attachment_23908" align="aligncenter" width="771"] Localhost là gì?[/caption] Hiện nay, Localhost được ứng dụng phổ biến để truy cập đến dịch vụ mạng hoạt động trên PC ứng với cổng mạng loopback. Thông qua kiểu kết nối này, người ta hoàn toàn không cần dùng đến cổng mạng vật lý. Giờ đây, máy tính cá nhân có khả năng hoạt động trong mạng ảo được cài đặt trong nó. Có thể xem Localhost giống như một phiên bản web server tích hợp hệ quản trị cơ sở dữ liệu như PHP, MySQL, Apache,... Trường hợp muốn tạo website riêng nhưng lại chưa thể sở hữu ngay một website, bạn nên tìm đến một chương trình hỗ trợ chứa ứng dụng website ngay trên thiết bị cá nhân. Localhost là lựa chọn phù hợp nếu bạn cần chạy máy chủ trên máy tính cá nhân. Localhost hỗ trợ đắc lực cho quá trình xử lý dữ liệu, rút ngắn thời gian kết nối online với hosting. Chính bởi cài đặt trên máy tính nên Localhost chỉ hỗ trợ nhà quản trị theo dõi website, còn những người khác sẽ không thể xem được. >>> Xem thêm: NAT là gì? Toàn tập kiến thức về NAT từ A đến Z Chức năng chính của Localhost Localhost có khả năng thực hiện chức năng kiểm tra phần mềm hoặc ứng dụng web, kiểm tra tốc độ mạng và chặn site.  [caption id="attachment_23912" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra tốc độ mạng bằng Localhost[/caption] Kiểm tra phần mềm hoặc ứng dụng website Ngày nay, Localhost được sử dụng phổ biến bởi giới lập trình viên. Đối với một hệ điều hành giả lập thành một máy chủ, nếu loopback đã kích hoạt, phần còn lại trong hệ thống cũng lập tức kết nối mạng. Với Localhost, người dùng có thể tiến hành tải phần mềm và kiểm tra chức năng của chúng. Kiểm tra tốc độ mạng Trên cương vị một nhà quản trị mạng, bạn cần đảm bảo rằng tất cả thiết bị và TCP / IP phải luôn vận hành ổn định. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy kiểm tra tình trạng kết nối thông qua việc gửi PING tới Localhost. Trường hợp máy tính chạy hệ điều hành Windows, bạn có thể mở công cụ Command Prompt. Sau đó, gõ "PING 127.0.0.1". Hệ thống khi đó bắt đầu thông báo tình trạng hoạt động. Chặn site Nếu cần chặn site, bạn có thể biến đổi IP của một tên miền sang dạng 127.0.0.1. Nếu như truy cập vào tên miền này, bạn chắc chắn sẽ không bị chuyển tới máy chủ gây hại. Đồng thời, trình duyệt lập tức trả ngược lại máy chủ của bạn. Phương pháp này dễ dàng giúp bạn chặn một số website không mong muốn. Phân loại Localhost [caption id="attachment_23916" align="aligncenter" width="771"] Trong mỗi Localhost luôn bao gồm nhiều ứng dụng[/caption] Như đã đề cập trong phần định nghĩa Localhost là gì, Localhost thực chất là một web server hoàn toàn miễn phí cài đặt trên máy tính chứa Wordpress. Trong mỗi Localhost luôn bao gồm nhiều ứng dụng, từng ứng dụng lại tương ứng với Localhost cụ thể. Chẳng hạn như: Apache: Ngôn ngữ phổ biến bậc nhất, dễ dàng sử dụng, tích hợp vô số chức năng hữu ích. PHP: Một phần mềm máy chủ web thực hiện công việc xử lý mã PHP, một ngôn ngữ ứng dụng trong phần lớn các Wordpress. MYSQL: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, hỗ trợ đắc lực quá trình xử lý và lưu trữ thông tin. PHPMyadmin: Công cụ chuyên biệt dành cho các nhà quản trị web, nó hỗ trợ theo dõi, quản lý dữ liệu có được từ MYSQL. Cơ chế hoạt động chung của Localhost Localhost thường kết hợp với hàng loạt ứng dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường gần tương tự hosting để chạy mã nguồn Wordpress trên máy tính. Thông thường nếu muốn xây dựng một website Wordpress, bạn chắc chắn phải thuê hosting hoặc đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp. [caption id="attachment_23922" align="aligncenter" width="771"] Localhost hoạt động như một hệ thống trả lập hosting[/caption] Còn với Localhost, dù vẫn có thể tạo web nhưng web này chỉ mang tính thử nghiệm. Tương tự như hosting, bạn phải cần đến một số ứng dụng và phần mềm (PHP, MySQL, PHPMyAdmin,..). Nếu đã cài đặt xong, bạn cần khởi động Apache sau đó truy cập đến http://localhost. Localhost hoạt động như một hệ thống trả lập hosting. Tuy vậy cần lưu ý rằng, bạn cần tiến hành kích hoạt ứng dụng hoạt động kèm theo Localhost. >>> Xem thêm: Telnet là gì? List 10+ lệnh Telnet quan trọng nhất Hướng dẫn cài đặt Localhost Để cài đặt Localhost, lập trình trên cần sử dụng phần mềm Xampp hoặc AppServ. Bạn chỉ việc sử dụng một trong hai phần mềm này. Trường hợp cả hai phần mềm, chúng dễ bị xung đột.  Cài đặt qua XAMPP XAMPP - trình tạo web chuyên biệt cho hệ điều hành Windows, Mac OS, Linux, Cross-platform và Solaris. Phần mềm XAMPP không thu phí người dùng, update thường xuyên, phù hợp để sử dụng để cài đặt Localhost. Bước 1: Tải phiên bản XAMPP phù hợp về thiết bị. Hiện nay, XAMPP đã có phiên bản 32 và 64 bit. Bước 2: Nếu phần mềm tải về hoàn tất, bạn cần mở file tải về, tiếp tục chuyển bước 3 và cách bấm chọn "Next". [caption id="attachment_23926" align="aligncenter" width="771"] Mở file tải về, tiếp tục chuyển bước 3 và cách bấm chọn "Next"[/caption] Bước 3: Tại cửa sổ Setup, lần lượt tick chọn vào mục mục theo như hình minh họa và xác nhận bằng cách bấm Next. [caption id="attachment_23930" align="aligncenter" width="771"] Tick chọn vào các mục và xác nhận bằng cách bấm Next[/caption] Bước 4: Trong thư mục cài đặt Xamp, bạn có thể mặc định khu vực lưu trữ C:xampp. Chuyển sang bước 5 bằng cách nối chọn Next. [caption id="attachment_23934" align="aligncenter" width="771"] Mặc định vị trí lưu trữ tại ổ C[/caption] Bước 5: Bỏ chọn ô Learn more about Bitnami for XAMPP. Chuyển sang bước 6 bằng cách bấm chọn Next. [caption id="attachment_23938" align="aligncenter" width="771"] Bỏ chọn ô Learn more about Bitnami for XAMPP[/caption] Bước 6: Chờ đợi để hệ thống tự cài đặt. Đến khi cài đặt xong, hãy khởi động lại thiết bị và di chuyển đến Start Localhost. Bước 7: Di chuyển đến ổ E:xamppxampp-panel.exe. Tiếp tục mở bảng điều khiển của phần mềm bằng cách vào cửa sổ Start, chọn mục All Program, dịch chuyển đến mục XAMPP và mở cửa sổ Xampp Control Panel. Tại mục Actions, bạn lần lượt chọn Apache và MySQL. [caption id="attachment_23942" align="aligncenter" width="771"] Khởi động một số chương trình trong XAMPP[/caption] Bước 8: Tiến hành kiểm tra Localhost ngay trên trình duyệt (Chrome, Firefox). [caption id="attachment_23946" align="aligncenter" width="771"] Tiến hành kiểm tra Localhost ngay trên trình duyệt[/caption] Bước 9: Thiết lập ngôn ngữ tiếng Anh để thuận lợi cho quá trình thao tác. Đến đây coi như bước cài đặt Localhost đã hoàn tất. Cài đặt qua AppServ Bên cạnh XAMPP, Localhost còn được hỗ trợ cài đặt thông qua phần mềm AppServ. Bước 1: Tải phần mềm AppServ về máy tính. Bước 2: Tìm đến file phần mềm vừa tải về, bắt đầu quá trình cài đặt bằng cách kích hoạt file appserv-win32-2.5.10.exe. [caption id="attachment_23950" align="aligncenter" width="771"] Bấm Next để kích hoạt thay cài đặt[/caption] Bước 3: Một cửa sổ thông báo điều khoản sử dụng hiện lên, nếu đồng ý bạn chỉ việc bấm chọn I Agree. [caption id="attachment_23954" align="aligncenter" width="771"] Bấm I Agree để đồng ý với điều khoản sử dụng[/caption] Bước 4: Trong thư mục cài đặt, bạn mặc định vị trí lưu trữ tại ổ C. Khi đó, phần mềm này không xóa ngay cả khi cài đặt lại hệ điều hành Windows. [caption id="attachment_23958" align="aligncenter" width="771"] Mặc định vị trí lưu trữ tại ổ C rồi bấm Next[/caption] Bước 5: Tick chọn lần lượt vào phần mềm cần cài đặt trong AppServ rồi bấm chọn Next. [caption id="attachment_23962" align="aligncenter" width="771"] Tick chọn lần lượt vào phần mềm cần cài đặt trong AppServ[/caption] Những bài viết liên quan: Bottleneck là gì? Xác định & gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp Dedicated Server là gì? 5 Biện pháp bảo trì Dedicated Server So sánh Windows Server và Linux Server chi tiết từ A đến Z Shell là gì? Chức năng, Phân biệt giữa Shell và Bash Localhost hoạt động tương tự như một trình giả lập hosting. Chức năng chính của nó là kiểm tra phần cứng và phần mềm website, kiểm tra tốc độ web và chặn website không mong muốn. Để cài đặt Localhost vào máy tính cá nhân, phải thực hiện thông qua phần mềm Xampp hoặc AppServ. Sau tất cả chia sẻ trên đây, mong rằng bạn sẽ định nghĩa chính xác Localhost là gì!

Telnet là gì? List 10+ lệnh Telnet quan trọng nhất

14:07 16/03/2022
Sự đời gần như đồng thời với mạng internet khiến giao thức Telnet trở nên vô cùng đặc biệt. Vậy nên trong quá trình tìm hiểu giao thức internet, bạn chắc chắn không nên bỏ qua Telnet. Vậy chính xác Telnet là gì? Cấu trúc và tính năng của giao thức này là gì? Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu sâu hơn về Telnet trong bài tổng hợp sau đây nhé! Telnet là gì? Telnet ra đời gần như cùng thời điểm với internet, đánh dấu khởi đầu cho sự phát triển của mạng lưới Internet hiện đại. Trong phần đầu tiên này, FPT Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao thức Telnet và Telnet Server. Khái niệm Telnet  Telnet - giao thức hỗ trợ kết nối internet và hệ thống mạng cục bộ LAN. Đây được xem như nền tảng của giao thức SSH. [caption id="attachment_23830" align="aligncenter" width="771"] Telnet - giao thức hỗ trợ kết nối internet và hệ thống mạng cục bộ LAN[/caption] Nếu định nghĩa một cách chính xác hơn, Telnet chính là giao thức dòng lệnh cho phép quản lý hệ máy chủ, Switch, Router,.. Giao thức đảm nhiệm chức năng điều khiển từ xa mạng lưới thiết bị theo ý muốn.  Telnet Server là gì?  Telnet Server đơn giản là giao thức mạng kèm chương trình phần mềm cho phép truy cập máy tính từ xa. Hoặc thiết bị đầu cuối trên nền tảng môi trường internet, mạng lưới máy tính TCP/ IP. Telnet luôn hoạt động trên một phần mềm liên kết máy chủ và máy khách. Ví dụ như khi muốn đăng nhập vào tài khoản, bạn cần nhập chính xác thông tin mật khẩu. Bên cạnh đó với Telnet Server, người dùng còn được hỗ trợ thực thi lệnh trên thiết bị đầu cuối ảo. Máy chủ Telnet Server cũng tích hợp chức năng tin nhắn nhưng không đảm bảo cơ chế bảo mật. Khi chạy hệ điều hành Windows, Telnet Server luôn tích hợp sẵn trong công cụ Command Prompt. Ngoài Windows, giao thức Telnet còn có thể triển khai trên thiết bị chạy Mac, Linux hoặc Unix. Mối liên hệ giữa Telnet và SSH Ngay thời điểm trình làng, mặc dù sở hữu nhiều điểm đột phá nhưng giao thức này lại tồn tại nhược điểm lớn về mặt bảo mật. Vì bên cạnh tên là giao dịch chỉ yêu cầu người dùng các tập dựa theo mật khẩu. Điều này vô tình trở thành kẽ hở để hacker lợi dụng. [caption id="attachment_23834" align="aligncenter" width="771"] Giao thức SSH khắc phục tốt nhược điểm bảo mật của Telnet[/caption] Tuy vậy nhờ vào tính đơn giản, giao thức Telnet đã nhanh chóng trở nên phổ biến. Nhằm khắc phục nhược điểm về mặt bảo mật, phía nhà phát bắt đầu nghiên cứu và tung ra thị trường giao thức SSH. Hiện nay, giao thức SSH hỗ trợ cục tốt cho quá trình quản lý máy tính từ xa chạy hệ điều hành Linux và Unix. SSH khắc phục tốt yếu điểm bảo mật của Telnet. Do đó, người dùng có thể lựa chọn SSH khi truyền tải dữ liệu. >>> Xem thêm: SDK là gì? Tiêu chí đánh giá SDK tốt? Phân biệt giữa SDK & API Telnet ra đời khi nào?  Giao thức Telnet từ trong mắt đầu năm 1969. Lúc bấy giờ, đây được xem như một dấu mốc nổi bật theo sự phát triển chung của ngành công nghệ. Giao thức này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của mạng máy tính. Telnet gần tương tự như giao thức TCP/ IP. Cấu trúc và tính năng của Telnet  Cấu trúc và tính năng cũng là một phần quan trọng khi bạn tìm hiểu về giao thức Telnet.   Cấu trúc Cấu trúc của Telnet tương đối đơn giản. Theo đó, tổ chức này có thể xuyên cập dữ liệu thông qua máy khách và máy chủ. Thông thường máy chủ luôn giữ nhiệm vụ cung cấp dịch tới ứng dụng trên máy khách. Tính năng chính Telnet là một trong những giao thức internet tiên phong. Mặc dù vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm nhưng Telnet vẫn đảm bảo tốt các tính năng cơ bản. Giao thức này có thể hỗ trợ quản lý, điều khiển hệ thống máy tính từ xa. Telnet tương thích với nhiều chủng loại thiết bị. Bao gồm PC, smartphone, Switch, camera,.. Cho phép tạo mạng LAN cục bộ cực đơn giản. Hạn chế về mặt bảo mật của Telnet  Hạn chế lớn nhất của giao thức Telnet chính là về vấn đề bảo mật. Cơ chế xác minh tài khoản Telnet chỉ dựa vào mật khẩu tới đây không còn an toàn với người dùng. Nó dễ dàng trở thành yếu điểm để hacker tấn công tài khoản. [caption id="attachment_23838" align="aligncenter" width="771"] Hạn chế về mặt bảo mật của Telnet[/caption] Chính bởi yếu điểm trên, ngày nay người ta nghiên cứu nhiều giao thức mới để thay thế cho Telnet.  Cơ chế mã hóa Telnet bằng Telnet/s Telnet có khả năng mã hóa lưu lượng của chính giao thức này. Vì thế, người dùng cần sử dụng đến Telnet/ s. Thế nhưng trong thực tế, nhiều tunnel TLS/SSL lại tạo và lưu Telnet / qua đường dẫn TLS/ SSL. Trên lý thuyết mặc dù có tồn tại nhưng ứng dụng của cơ chế mã hóa Telnet/ s lại vẫn còn rất hạn chế. Một số giao thức phù hợp thay thế cho Telnet  Chính bởi nhược điểm lớn về tính bảo mật nên Việt Nam một người dùng thường thường tìm đến các giao thức thay thế. Ví dụ như SSH, RDP, VNC, SNMP. SSH: Hỗ trợ đăng nhập vào máy chủ từ xa, cho phép người dùng tham gia kiểm soát cập nhật dữ liệu trên máy chủ. So với Telnet, SSH có tính bảo mật cao, khắc phục tốt nghiệp điểm về tốc độ. RDP: Yêu cầu nhiều băng thông hơn. Tuy nhiên bù lại, giao thức này cung cấp trải nghiệm mượt mà trên desktop, có tính toàn diện cao. SNMP: Giao thức SNMP là lực lượng phù hợp để thay thế. Tuy vậy, giao thức này ứng dụng chủ yếu trong hệ thống giám từ xa, còn trong các hệ thống khác SNMP chưa vượt trội cho lắm. VNC: Gần tương tự như giao thức RDP hỗ trợ điều khiển desktop từ xa cực mượt, mặc dù tốc độ không ngang bằng RDP. >>> Xem thêm: WordPress là gì? Hướng dẫn cài đặt Wordpress cực đơn giản List 10+ lệnh Telnet quan trọng cần biết  Telnet ứng dụng phổ biến trên thiết bị chạy hệ điều hành Unix/Linux. Trong quá trình sử dụng, bạn nên ghi nhớ list 10+ lệnh cơ bản sau đây. Lệnh CD: Cho phép chuyển từ folder sang các định dạng khác trong DOS. Lệnh PWD: Đây là lệnh thông báo cho người dùng biết vị trí file. Lệnh IS: Đây là lệnh dùng đến khi cần liệt kê danh sách file. Lệnh CAT: Hỗ trợ đọc file. Lệnh MKDIR: Hỗ trợ tạo hồ sơ mới. Lệnh CP: Dùng khi cần tạo bản sao chép mới. Lệnh RM: Sử dụng để xóa file hoặc folder. Lệnh TAR: Sử dụng để giải nén file. Lệnh ZIP: Chuyển đổi thành folder. Lệnh UNZIP: Nén file thành định dạng ZIP. Hướng dẫn cài đặt Telnet cho Windows 10 Telnet có thể dễ dàng cài đặt trên Windows 10 thông qua một vài bước đơn giản. Cụ thể bạn hãy theo dõi phần hướng dẫn sau đây nhé. Bước 1: Truy cập đến mục Server Manager. Ngay tại thành công cụ, bạn cần chọn Manage, sau đó click chọn Add Roles and Features. [caption id="attachment_23842" align="aligncenter" width="771"] Truy cập vào mục Server Manager[/caption] Bước 2: Trong cửa sổ menu bên tay trái, bạn chọn vào mục Installation Type. Khi màn hình xuất hiện tùy chọn, bạn tick vào tùy chọn Role-based or feature-base installation. Sau đó hãy bấm chọn "Next" [caption id="attachment_23846" align="aligncenter" width="771"] Tick vào tùy chọn Role-based or feature-base installation[/caption] Bước 3: Trong cửa sổ menu bên tay trái, bạn tiếp tục chọn mục Server Select. Phần máy chủ server, bạn để mặc định ở chế độ select a server from the server pool, xác nhận bằng cách bấm Next. [caption id="attachment_23850" align="aligncenter" width="771"] Chọn chế độ mặc định select a server from the server pool[/caption] Bước 4: Trong mục Features, hãy kéo chọn xuống bên dưới rồi lần lượt chọn Telnet Server và Telnet Client, sau đó xác nhận Next. [caption id="attachment_23854" align="aligncenter" width="771"] Lần lượt chọn Telnet Server và Telnet Client, sau đó xác nhận Next[/caption] Bước 5: Cuối cùng tại mục Confirmation, bạn chỉ việc click chọn nút Next. Đến khi hoàn tất các bước, bạn đóng lại tab cài đặt bằng cách bấm Close. Giao thức Telnet ra mắt cộng đồng người dùng lần đầu tiên vào năm 1969, gần như cùng thời điểm với mạng internet. Chính bởi ra đời khá sớm nên giao thức này vẫn còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt là về mặt bảo mật. Những bài viết liên quan: IP là gì? Cách xem địa chỉ IP trên PC, laptop & điện thoại XMLRPC là gì? Ứng dụng & cách vô hiệu hóa XMLRPC khi cần WLAN là gì? Kiến thức nền tảng về mạng WLAN Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn Tuy vậy, giao thức Telnet vẫn phù hợp ứng dụng trong bảng viễn thông, hệ thống điều khiển từ xa. Rất hy vọng bài viết trên đây của FPT Cloud bạn đã bổ sung được chút thông tin hữu ích về Telnet!

SDK là gì? Tiêu chí đánh giá SDK tốt? Phân biệt giữa SDK & API

14:18 15/03/2022
SDK là gì? Đây đang là 1 trong những công cụ cũng như phần mềm được sử dụng để phát triển 1 ứng dụng qua 1 nền tảng nhất định, giúp rút ngắn được chu kỳ bán hàng nhờ vào khả năng tích hợp nhanh. Để hiểu rõ hơn SDK là gì, tiêu chí đánh giá SDK tốt trên thị trường, hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. SDK là gì?  SDK là gì? Đây là từ viết tắt của cụm Software Development Kit. Như vậy SDK chính là những phần mềm và công cụ sử dụng để phát triển nên ứng dụng qua 1 nền tảng nhất định. [caption id="attachment_23718" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu khái niệm SDK là gì?[/caption] Vậy hiện tại SDK đang cung cấp cho người dùng công cụ gì? SDK đang cung cấp những tài liệu, thư viện, mẫu template, tiện ích gỡ rối (debugging), sample code, những ghi chú hỗ trợ (documentation) hay những tài liệu bổ sung,… để những nhà phát triển tích hợp thêm vào trong ứng dụng/ phần mềm của mình. Thông thường, chúng đa phần là chức năng push notification, hiển thị quảng cáo,...  SDK hiện tại cũng có thể chứa những API ở dạng thư viện hay 1 hệ thống phần cứng nào đó phức tạp. Thông thường SDK được tuỳ chỉnh cũng như xây dựng sao cho tương thích cùng với những đặc điểm tương ứng cũng như ngôn ngữ lập trình. Vậy hiện tại tiêu chí để đánh giá 1 SDK là gì? Thế nào là một SDK tốt? Với những thông tin về SDK là gì trên, vậy hiện tại thế nào là một SDK tốt? Hiện tại, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nhiều những đơn vị thứ ba cung cấp SDK dành cho lập trình phần mềm/ ứng dụng. 1 SDK tốt cần phải cung cấp các giá trị cần thiết tới cho những nhà phát triển và giúp cho họ xây dựng được ứng dụng/ phần mềm có ích. Để có thể đánh giá được một SDK tốt, đầu tiên nên xem xét những đặc điểm cơ bản sau đây:  Những nhà phát triển khác có thể sử dụng dễ dàng.  Có chi tiết tài liệu hướng dẫn để giải thích về cách thức hoạt động và mục đích,… của những đoạn mã code. Tích hợp tốt khi dùng với những SDK khác. Cung cấp chức năng tăng cường về giá trị sử dụng của những  ứng dụng khác đầy đủ. Không gây ra những ảnh hưởng xấu tới CPU, tiêu hao năng lượng hoặc pin của những thiết bị sử dụng. Vậy hiện tại phân loại của SDK là gì? [caption id="attachment_23722" align="aligncenter" width="771"] Thế nào là một SDK tốt trên thị trường?[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: WordPress là gì? Hướng dẫn cài đặt Wordpress cực đơn giản Phân loại SDK SDK là gì? Theo đó hiện tại nó đang được xây dựng tùy chỉnh để tương thích với những đặc điểm tương ứng và ngôn ngữ lập trình. Theo đó, người dùng sẽ gặp được những loại SDK phổ biến sau đây: Bộ công cụ SDK iOS: Dùng ngôn ngữ Swift và được sử dụng để hỗ trợ thực hiện lập trình ứng dụng ngay trên nền tảng iOS. Bộ công cụ SDK Android: Dùng ngôn ngữ Java và được sử dụng để lập trình những ứng dụng ngay trên nền tảng Android. Bộ công cụ SDK Windows: Hiện tại Windows đang yêu cầu bắt buộc phải có .NET Framework SDK để đi kèm cùng với .NET nhằm lập trình những phần mềm chuyên dụng. Bộ công cụ SDK của Bắc Âu: Được sử dụng nhằm hỗ trợ tạo ra những sản phẩm không dây hoặc Bluetooth.  Bộ công cụ SDK VMware: Nó đang được sử dụng để tích hợp cùng với nền tảng VMware (hiện đang cho phép ảo hóa ngay trên công nghệ về điện toán đám mây). Vậy hiện tại điểm khác biệt của API và SDK là gì? [caption id="attachment_23726" align="aligncenter" width="771"] Phân loại SDK phổ biến trên thị trường hiện nay[/caption] Phân biệt giữa API và SDK Đặc điểm Điểm khác biệt của API và SDK là gì? Theo đó API (Application Programming Interface) đang là một giao diện về lập trình ứng dụng. Đây là 1 phần mềm trung gian – nơi những ứng dụng/ chương trình có thể tương tác cùng với nhau. Nó cũng giống như việc bàn phím chính là một nơi kết nối để giúp cho người dùng có thể điều khiển và giao tiếp với máy tính.  SDK trong khi đó lại đảm nhiệm vai trò giống như 1 tập hợp những công cụ. Những chương trình khác nhau hoàn toàn có thể sử dụng để phát triển những ứng dụng/ phần mềm mới trên 1 nền tảng cụ thể nào đó. Điểm khác biệt của API và SDK là gì? [caption id="attachment_23730" align="aligncenter" width="771"] Phân biệt giữa API và SDK trên thị trường hiện nay[/caption] Hiện tại cả SDK và API đều hoàn toàn có thể kết nối những phần mềm cùng với nhau. Tuy nhiên cũng đừng nhầm lẫn vì giữa chúng đang có sự khác biệt về bản chất rất lớn.  Bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng tới việc nướng bánh. Cần một công thức để có thể chế biến nguyên liệu, trộn bột 1 cách chính xác nhất. API lúc này có thể được xem là những “công thức” giống như vậy. Tuy nhiên đôi khi, để có thể rút ngắn được thời gian, thì bạn có thể mua những hỗn hợp bánh đã trộn sẵn. Hỗn hợp này đã đầy đủ nguyên liệu chính, chỉ cần biến tấu và thêm vào 1 vài những thành phần phụ là đã đem đi nướng ngay được. SDK chính là hỗn hợp bánh này.  SDK sẽ cung cấp tới cho bạn toàn bộ những gì cần thiết. Gồm có những đoạn mã code để có thể xây dựng nên 1 phần mềm/ ứng dụng hoàn chỉnh. Phiên bản SDK hiện tại đơn giản nhất hoàn toàn có thể chỉ gồm có duy nhất 1 API. Vậy những lý do trong kinh doanh online nên sử dụng SDK là gì? >>> Có thể bạn quan tâm: SSL là gì? Kiến thức cần biết về chứng chỉ số SSL từ A - Z   Lý do nên ứng dụng SDK trong kinh doanh online? SDK là gì và những lý do trong kinh doanh online nên sử dụng SDK là gì? Theo đó SDK đang sở hữu rất nhiều lợi ích đa dạng khác nhau. Cụ thể dưới đây là tổng hợp 4 lợi ích cơ bản nhất trong kinh doanh online nên sử dụng.  [caption id="attachment_23734" align="aligncenter" width="771"] Lý do nên ứng dụng SDK trong kinh doanh online?[/caption] Rút ngắn thời gian bán hàng Những lý do trong kinh doanh online nên sử dụng SDK là gì? Khi thực hiện cùng 1 lúc nhiều giao dịch, SDK sẽ hỗ trợ tăng tốc cho toàn bộ chu kỳ này. Như vậy công cụ SDK sẽ có khả năng tích hợp cùng với những hệ điều hành, nền tảng và các phần mềm đi kèm (hay technical stack) cùng với nhau 1 cách nhanh chóng và từ đó giúp rút ngắn được chu kỳ bán hàng. Triển khai chiến dịch nhanh gọn  SDK là gì? Hiếm có 1 nhà phát triển về phần mềm nào trên thị trường hiện nay có đủ thời gian để thực hiện mã hóa tất cả mọi công cụ ngay từ đầu. 1 ứng dụng Android trung bình sẽ dùng khoảng từ 18,2 SDK của đơn vị thứ ba. Con số này thậm chí là có thể nhiều hơn nếu như ứng dụng mà những developer phát triển là những trò chơi ngay trên điện thoại di động. [caption id="attachment_23738" align="aligncenter" width="771"] SDK giúp triển khai chiến dịch một cách nhanh gọn [/caption] Ví dụ cần chia sẻ hình ảnh hoặc nội dung từ ứng dụng lên Facebook. Thay vì phải viết mã code ngay từ đầu, hãy tìm bộ công cụ SDK Android trên Facebook để có thể lấy mã hoạt động sao cho phù hợp với thiết bị di động. Chính điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như tăng tốc độ để triển khai ứng dụng lên một cách đáng kể. Tăng cường phạm vi ảnh hưởng của sản phẩm/ ứng dụng  Nếu như có 1 phần mềm/ ứng dụng giá trị thì những SDK đi kèm có thể tăng cường về phạm vi xuất hiện/ hoạt động cho sản phẩm. Theo đó đối với SDK, thì ứng dụng sẽ được tiếp xúc và tương tác rộng rãi cùng các phần mềm/ ứng dụng khác. Nhờ vào đó sẽ giúp cho khách hàng biết tới thương hiệu được nhiều hơn. Nhờ vào việc cho phép những nhà phát triển/ doanh nghiệp khác dùng công nghệ qua bộ công cụ SDK giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng được hơn, bên cạnh đó tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng hiệu quả.  [caption id="attachment_23742" align="aligncenter" width="771"] SDK giúp tăng cường phạm vi ảnh hưởng của sản phẩm / ứng dụng[/caption] Do đó những gì mà bạn cần phải làm lúc này đó chính là cung cấp 1 SDK có nhiều tính năng tốt nhất và phải tích hợp, triển khai hoàn hảo trên những ứng dụng khác để thu hút được càng nhiều developer/ doanh nghiệp sử dụng. Xây dựng và quản lý thương hiệu một cách hiệu quả  Lý do trong kinh doanh online nên sử dụng SDK là gì? SDK sẽ cho phép điều chỉnh về cách ứng dụng hiển thị trên những phần mềm tương tác. Theo đó việc kiểm soát không những cho phép thay đổi phương pháp về những sản phẩm tích hợp cùng những ứng dụng khác để phù hợp hơn mà hiện tại còn giúp tùy chỉnh giao diện trong khi đó vẫn đảm bảo được sự an toàn cho những chức năng quan trọng khác.  SDK là gì? Theo đó nó sẽ giúp phần mềm được an toàn hơn. Bên cạnh đó cũng không làm giảm sút giá trị quyết định tới chất lượng trải nghiệm người dùng. [caption id="attachment_23746" align="aligncenter" width="771"] SDK sẽ cho phép điều chỉnh về cách ứng dụng hiển thị trên những phần mềm tương tác[/caption] Như vậy trên đây là tất cả những thông tin được FPT Cloud cung cấp về khái niệm liên quan tới SDK là gì. Theo đó có thể thấy được rằng đây là 1 những phần mềm và công cụ được ứng dụng rất hiệu quả trong kinh doanh online. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SDK và đặc biệt là có thể xác định được một SDK tốt 1 cách dễ dàng. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

WordPress là gì? Hướng dẫn cài đặt WordPress cực đơn giản

14:07 15/03/2022
WordPress là một nền tảng thiết kế trang web đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Nếu như bạn đang muốn tạo lập một trang Web thì chắc chắn rằng công cụ này sẽ rất hữu ích. Vậy hiện tại WordPress là gì? Lý do vì sao nên sử dụng công cụ này để thiết kế trang Web? Hãy cùng FPT Cloud giải đáp chi tiết ngay sau đây. WordPress là gì?  WordPress là mã nguồn mở và được viết nên bằng dạng ngôn ngữ lập trình PHP cũng như dùng hệ quản trị về cơ sở dữ liệu MySQL. [caption id="attachment_23662" align="aligncenter" width="771"] WordPress là gì?[/caption] WordPress là một công cụ hỗ trợ tạo miễn phí trên Web và chỉ cần cài lên host là đã có ngay một trang Web. Nó hoàn toàn có thể cài Theme thay đổi giao diện cho Website. Nếu như muốn tối ưu hoạt động và tăng sự sinh động cho trang Web, bạn hoàn toàn có thể thay đổi Theme cũng như cài đặt một vài Plugin thêm.  Hiển nhiên là ngoài WordPress thì bạn hoàn toàn có thể chọn cách thức lập trang Web khác với một số những mã nguồn CMS trong đó có thể kể đến như Opencart, Drupal và Joomla cũng đang là sự lựa chọn khác tốt để thay thế cho WordPress.  Tuy nhiên mức có một công cụ nào bên cạnh những ưu điểm thì cũng có một số những hạn chế nhất định. Vậy ưu điểm và hạn chế của WordPress là gì? Ưu điểm và hạn chế của WordPress WordPress hiện tại là một hệ thống về mã nguồn mở sử dụng để xuất bản những blog hoặc website được nhiều người dùng yêu thích, lựa chọn. Vậy những ưu điểm và hạn chế của WordPress là gì? Ưu điểm  Những ưu điểm nổi bật của WordPress theo đó có thể kể đến như:  Dễ quản lý: Hệ thống quản trị rất dễ dàng, toàn bộ những mục ví dụ như giao diện, bài đăng và cài đặt,... Đang được sắp xếp vô cùng khoa học, dễ hiểu và rất thân thiện với tất cả người dùng. Dễ sử dụng: Thao tác dùng WordPress cũng vô cùng đơn giản, dễ hiểu đặc biệt là rất dễ vận hành. Vì vậy người dùng không cần phải biết quá nhiều những kiến thức lập trình nâng cao.  Tối ưu hóa SEO: Hiện tại nó đang có những công cụ mặc định để giúp cho SEO trang web nhanh hơn và dễ dàng hơn.  Thiết kế Website đa dạng: Rất nhiều những gói giao diện có sẵn và hệ thống Themes vô cùng đồ sộ hoàn toàn có thể làm được nhiều loại trang Web.  Hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ khác nhau: WordPress hiện tại đang hỗ trợ với tổng cộng là 52 ngôn ngữ đa dạng khác nhau và trong đó có cả tiếng Việt. [caption id="attachment_23666" align="aligncenter" width="771"] Ưu điểm của WordPress là hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ khác nhau[/caption] Có cộng đồng người dùng vô cùng rộng lớn: Hoàn toàn có thể học hỏi được những mẹo vặt cũng nhiều thủ thuật cho WordPress từ người khác trên Internet. Giúp tiết kiệm chi phí: Hiện tại đang có rất nhiều những themes miễn phí và đồng thời cũng có sẵn để người dùng sử dụng. Như vậy bạn hoàn toàn có thể thiết kế riêng một trang Web và không phải tốn bất cứ một chi phí nào.  Hạn chế  Tuy là 1 mã nguồn mở đang rất được yêu thích và nhiều người lựa chọn, nhưng WordPress hiện tại cũng có một số điểm hạn chế nhất định mà người dùng cần phải lưu ý. Cụ thể: Cài đặt plugin và template: Quá trình cài đặt không hề đơn giản và nếu như cài đặt không đúng cách thì rất có thể sẽ dẫn tới nhiều xung đột trong suốt quá trình sử dụng.  Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ: Với hiệu suất thấp trong quá trình xử lý những cơ sở dữ liệu có dung lượng lớn. Vì vậy sẽ không phù hợp cho những doanh nghiệp hiện tại đang có dung lượng của máy chủ lớn.  >>> Có thể bạn quan tâm: SSL là gì? Kiến thức cần biết về chứng chỉ số SSL từ A - Z Phân biệt giữa WordPress.org và WordPress.com Tuy nhiên hiện tại mã nguồn mở này trên thị trường đang có hai tên miền đó chính là WordPress.org và WordPress.com. Vậy điểm khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com là gì? WordPress.org Đối với WordPress.org thì bạn phải mua Hosting với khoảng 3.49$/tháng (tức là khoảng 81.000/đồng) cũng như tên miền là 10$/năm (tức là khoảng 231.000 đồng). Người dùng hoàn toàn có thể upload theme trả phí, miễn phí và theme tự chỉnh sửa. Ngoài ra cũng có thể tự chỉnh sửa theme của trang Web theo như ý muốn của bản thân. [caption id="attachment_23670" align="aligncenter" width="771"] Phân biệt giữa WordPress.org và WordPress.com[/caption] Người dùng phải tự chịu toàn bộ trách nhiệm về việc tối ưu, cập nhật, sao lưu, chống spam hay cũng có thể thuê bất cứ ai để thực hiện điều này.  Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng bất cứ plugin và cho phép bạn thêm bất cứ một tính năng hoặc thứ đặc biệt cho trang Web của bản thân.  Người dùng hoàn toàn có thể kiếm tiền từ trang Web thông qua việc đặt những banner quảng cáo hay affiliate link cũng như bất kỳ thứ gì mà bạn mong muốn.  WordPress.com WordPress.com về cơ bản là miễn phí tuy nhiên sẽ bị giới hạn về mặt dung lượng với 3GB đối với tên miền subdomain của .wordpress.com Người dùng không thể nào upload cũng như bị giới hạn về theme có thể dùng trên WordPress.com. Ngoài ra cũng phải trả thêm 30$/năm (tức là khoảng 693.000 đồng) để chỉnh sửa code. Người dùng không cần phải quan tâm tới quá trình bảo dưỡng do WordPress.com sẽ tự chịu trách nhiệm toàn bộ về tất cả mọi thứ sao lưu, cập nhật,... Người dùng không thể nào upload hoặc dùng plugin cũng như giới hạn một số nhận tính năng cố định hiện đang có sẵn ngay trên WordPress.com. Người dùng sẽ không được phép đặt banner ngay trên trang Web của bản thân cho tới khi đạt được 25.000 lượt xem/tháng. Ngoài ra cũng phải cần nộp một đơn xin phép.   Nên sử dụng WordPress.com hay WordPress.org Nếu là một blogger cá nhân, bạn không cần phải quan tâm tới việc kiếm tiền thông qua trang Web. Như vậy tốt nhất nên lựa chọn WordPress.com. Ngược lại nếu như bạn đang là một blogger cố gắng phát triển blog để trở thành một nghề nghiệp của bản thân thì khi đó nên dùng self host WordPress.org. [caption id="attachment_23674" align="aligncenter" width="771"] Nên sử dụng WordPress.com hay WordPress.org[/caption] Lý do nên sử dụng WordPress? Hầu hết bất cứ ai khi tạo trên một trang Web hoặc Blog cũng đều lựa chọn sử dụng mã nguồn mở WordPress này. Vậy những lý do nên sử dụng WordPress là gì? Hãy cùng điểm qua một số những yếu tố chính sau đây: Là một nền tảng CMS lớn và rất nổi tiếng Hiện tại WordPress đang đứng đầu về danh sách 3 gói xây dựng nên trang Web thường xuyên được sử dụng nhiều nhất trên khắp thế giới. Tiếp theo sau đó phải kể đến những cái tên như Drupal và Joomla.  Có tới hơn 29 % những trang Web hiện nay trên toàn cầu đang lựa chọn sử dụng WordPress và số lượng này cũng không ngừng tăng lên liên tục mỗi ngày.  Ngoài ra đây không những là một nền tảng blog đơn giản mà còn là hệ thống quản lý về nội dung vô cùng hiệu quả.  [caption id="attachment_23678" align="aligncenter" width="771"] Lý do nên sử dụng WordPress?[/caption] Có lịch sử hình thành lâu đời  WordPress đã được ra mắt chính thức trên thị trường vào năm 2003 và sau đó đã bắt đầu như 1 công cụ dành cho những blogger. Chỉ sau một thời gian mã nguồn này đã phát triển nhanh chóng và thu hút những doanh nghiệp tới những lập trình viên hiện đang có ít kinh nghiệm đối với nền tảng này.  Ở thời điểm hiện tại có không ít những hệ thống CMS mới được mọc lên, tuy nhiên vị trí WordPress vẫn cũng không bao giờ bị lung lay. Mỗi ngày có tới gần 500 những trang Web mới đã được tạo ra bằng WordPress. Có mã nguồn CMS mở Hiện tại mã nguồn mở đang cung cấp những tính năng tùy biến, tự quản lý, tự cài plugin và tự thay đổi theme. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo như ý muốn của bản thân và không cần phải dùng dịch vụ ở bất cứ một đơn vị nào khác.  [caption id="attachment_23682" align="aligncenter" width="771"] Hiện tại mã nguồn mở đang cung cấp những tính năng tùy biến, tự quản lý, tự cài plugin[/caption] Công việc của bạn lúc này đó chính là đăng ký 1 tên miền cũng như hosting để có thể chạy WordPress Dễ dàng sửa chữa, tùy chỉnh Khi lựa chọn sử dụng WordPress, vấn đề về giao diện sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Nhờ vào một kho Theme WordPress đa dạng chắc chắn sẽ giúp cho quá trình thực hiện những thiết kế được trở nên đơn giản và hấp dẫn hơn.  Nếu như đang có những kỹ thuật cơ bản cùng với 1 theme được thiết kế tốt thì khi đó bạn hoàn toàn có thể tự sửa đổi. Trong trường hợp nếu như không thể thì vẫn tự tìm kiếm thông qua internet hay nhờ những chuyên gia.  Thân thiện với một công cụ tìm kiếm WordPress hiện tại đang được thiết kế để có thể thân thiện cùng với SEO do nó gồm có nhiều những công cụ cũng như plugin nhằm tối ưu hóa nội dung dành cho SEO. Khi thiết kế Web nếu như sử dụng nó chắc chắn sẽ giúp cho trang web của bạn được trở nên thu hút với những công cụ tìm kiếm.  [caption id="attachment_23686" align="aligncenter" width="771"] WordPress hiện tại đang được thiết kế để có thể thân thiện cùng với SEO[/caption] Có cộng đồng lớn người dùng và sẵn sàng hỗ trợ WordPress hiện tại đang là địa điểm lưu trữ cho 1 diễn đàn cộng đồng vô cùng khổng lồ đang được kiểm duyệt bởi những nhân viên cũng như những ai yêu thích WordPress. Như vậy nếu như gặp khó khăn thì bạn hoàn toàn có thể lên mạng cũng như tìm kiếm cộng đồng WordPress. Chắc chắn rằng họ sẽ giúp cho bạn trả lời cũng vô giải đáp tất cả những vấn đề đang gặp phải.  Đa dạng themes và plugin  Đây hiện tại là một nền tảng thiết kế trang web đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Nếu như bạn đang muốn tạo lập một trang Web thì chắc chắn rằng công cụ này sẽ rất hữu ích. Đặc biệt là có đa dạng themes và plugin. Cụ thể Plugin mở rộng hiện tại là một thành phần được cài đặt thêm vào trong nó để có thể tăng thêm những tính năng cần thiết, và có rất nhiều những plugin miễn phí hoặc trả phí.  Nhờ vào số lượng người dùng đông đảo cũng như thư viện plugin và themes của WordPress vô cùng phong phú. Bạn hoàn toàn có thể thỏa thích lựa chọn themes và plugin phù hợp với mục đích lập trình trang Web của bản thân.  [caption id="attachment_23690" align="aligncenter" width="771"] Plugin mở rộng hiện tại là một thành phần được cài đặt thêm vào trong WordPress[/caption] Rất dễ dàng sử dụng Với bất cứ mọi Hosting nào thì hiện tại đây cũng đều có thể thiết lập một cách dễ dàng vì trên thực tế nó đã và đang cung cấp tới khoảng 60 % trên toàn bộ Web.  Ngoài ra bạn cũng sẽ có toàn quyền tự do quyết định địa điểm lưu trữ trang Web WordPress. Có tính bảo mật rất tốt WordPress hiện tại đang có tính bảo mật rất tốt cho tất cả trang web cũng như người dùng trên thị trường. Vì hiện tại đây đang là một nền tảng hỗ trợ xây dựng trang Web cũng như blog lớn nhất trên khắp thế giới. Điều quan trọng nhất đó chính là bảo vệ toàn bộ nội dung khỏi những cuộc tấn công spam.  Như vậy đảm bảo việc đầu tư vào 1 theme an toàn cũng như xem xét tới việc sử dụng những dịch vụ sau lưu có thể kể đến như VaultPress hay bất cứ một plugin sao lưu bảo mật khác. [caption id="attachment_23694" align="aligncenter" width="771"] WordPress đang là một nền tảng hỗ trợ xây dựng trang Web cũng như blog[/caption] Thoả mãn được trải nghiệm của người dùng WordPress hiện tại đang giúp thoả mãn được trải nghiệm của người dùng. Cụ thể khi tiến hành xây dựng thành công được một trang Web thì bước kế tiếp cần phải thực hiện đó chính là tiếp thị. Chính vì vậy SEO đã xuất hiện. Nhờ vào việc trực tiếp tạo CMS ngay từ ban đầu thì việc thiết kế web cũng như SEO bằng nó sẽ dễ dàng hơn và đặc biệt là ít tốn thời gian hơn.  >>> Có thể bạn quan tâm: Website là gì? Toàn tập kiến thức về website từ A - Z Các dạng website có thể tạo từ WordPress Hiện tại đây hoàn toàn có thể được dùng để khởi tạo hầu hết các loại trang Web điển hình trên thị trường có thể kể đến như: Blog Đây hiện tại đang được coi là một công cụ blogging. Do đó phần mềm này hiện vẫn được dùng nhiều nhất với mục đích là lập blog cá nhân. Người dùng hoàn toàn có thể bắt đầu blog miễn phí. Trong trường hợp nếu như muốn blog được biết tới nhiều hơn thì bạn hoàn toàn có thể dùng những gói có tính phí.  [caption id="attachment_23698" align="aligncenter" width="771"] Các dạng website có thể tạo từ WordPress hiện nay[/caption] Portfolios Danh mục sản phẩm hay Portfolios đang là một địa điểm mà những nhà thiết kế, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ và freelancers,… thể hiện sự sáng tạo để thu hút những nhà tuyển dụng và khách hàng. Rất nhiều người đã lựa chọn nó để làm nền tảng giúp thể hiện Portfolios do WordPress có chứa rất nhiều những giao diện phù hợp, bắt mắt.  Website doanh nghiệp Thật sự đây đang là một giải pháp vô cùng tuyệt vời dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với đó là chi phí khá rẻ. Những doanh nghiệp lớn hiện tại cũng đã dùng nó để có thể thiết lập trang Web nhờ vào kho plugin và tính năng vô cùng phong phú. Website từ thiện  WordPress hiện tại đang có một giao diện vô cùng thân thiện và dễ sử dụng, cùng với đó là giá thành khá thấp. Do đó những nhà thờ phải nhà từ thiện luôn lựa chọn nơi đây để thiết lập cũng như phát triển trang Web. Vì đây hiện tại đều là các tổ chức phi lợi nhuận. Nhờ vào sự hỗ trợ từ WordPress tối đa mà họ có thể dùng dịch vụ một cách hiệu quả và tiết kiệm.  Website bán hàng  [caption id="attachment_23702" align="aligncenter" width="771"] Người dùng hoàn toàn có thể tự mở shop online của riêng bản thân nhờ vào WordPress.[/caption] Theo đó hiện tại người dùng hoàn toàn có thể tự mở shop online của riêng bản thân nhờ vào WordPress. Tốt nhất là hãy cài đặt plugin thương mại điện tử là WooCommerce thêm trên WordPress của trang web. Plugin này hiện tại sẽ hỗ trợ với các tính năng thiết yếu dành cho một trang Web bán hàng có thể kể đến như click hoàn phí, thanh toán, quản lý đơn hàng và shopping carts,… Cách cài đặt WordPress  Để cài đặt WordPress thì bạn cần thực hiện theo những bước cơ bản sau đây: Bước 1: Cài đặt WordPress từ những mã nguồn đang chạy độc lập lên trên Hosting WordPress hay Hosting Linux đăng ký ở những nhà cung cấp hosting đảm bảo độ uy tín. Hay cũng có thể truy cập trực tiếp vào trang Web “https://wordpress.com/” để sử dụng và không cần phải cài lên host. Bước 2: Đăng ký 1 tài khoản miễn phí hay mua gói tính phí tại trang chủ của WordPress. Hay cũng có thể dùng WordPress Toolkit ngay trên Plesk nhằm thiết lập trang web nếu như cài hosting WordPress. Bước 3: Tạo những bài viết, quản lý hình ảnh, thư viện với Media, thiết lập những giao diện cùng với Appearance hay quản lý bình luận cùng với Comments tại giao diện Dashboard. [caption id="attachment_23706" align="aligncenter" width="771"] Tạo những bài viết, quản lý hình ảnh, thư viện với Media, thiết lập những giao diện[/caption] Như vậy qua bài viết trên có thể thấy được rằng WordPress hiện tại đang là một trong những công cụ tạo blog, trang Web được nhiều người sử dụng. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ vô cùng phổ biến này. Và đặc biệt là có thể tạo, quản lý trang Web dễ dàng hơn nhờ vào WordPress.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

SSL là gì? Kiến thức cần biết về chứng chỉ số SSL từ A – Z

13:57 15/03/2022
SSL là một giải pháp mang đến những trải nghiệm website an toàn hơn cho người dùng. SSL giúp bảo mật thông tin truyền đi cũng như nâng cao độ tin cậy của trang web. Để hiểu rõ hơn SSL là gì và cách thông tin khác liên quan đến SSL thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của FPT Cloud.  SSL là gì? SSL là gì? SSL có tên đầy đủ là Secure Sockets Layer. Đây là một tiêu chuẩn trong công nghệ bảo mật và truyền thông cho phép thiết lập kết nối được mã hóa an toàn giữa máy chủ web (host) và trình duyệt web (client). Tiêu chuẩn này hoạt động nhằm đảm bảo các dữ liệu được truyền từ máy chủ đến người dùng đều toàn vẹn và riêng tư. Hiện nay, SSL đang là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên thế giới.  [caption id="attachment_36707" align="aligncenter" width="800"] SSL là một tiêu chuẩn bảo mật cho phép thiết lập kết nối được mã hóa an toàn giữa máy chủ web và trình duyệt web[/caption] Tầm quan trọng của SSL SSL ra đời nhằm bảo vệ những thông tin riêng tư của khách hàng cũng như website khi chúng được truyền đi trong môi trường mạng. Vậy tầm quan trọng của SSL là gì? Mã hóa thông tin: SSL sẽ đảm bảo rằng mọi thông tin nhạy cảm được truyền đi sẽ được bảo vệ an toàn và chỉ có người nhận mới hiểu được. Qua đó, hacker sẽ không thể đọc và lấy trộm được thông tin của người dùng.  Cung cấp tính xác thực: SSL đảm bảo những thông tin mà bạn muốn gửi đi sẽ đến đúng máy chủ chứ không phải một kẻ mạo danh nào đó.  Mang đến sự tin cậy cho người dùng: Hacker sẽ khó có được một chứng chỉ số SSL. Do đó, nếu trang web của bạn có SSL thì tin tặc sẽ không thể tấn công website một cách hoàn hảo nhất từ đó giảm tỷ lệ người dùng sẽ bị lừa đảo. Đối với SEO: Những trang web sử dụng tiêu chuẩn bảo mật SSL sẽ được Google ưu tiên hơn so với các website cùng loại trong kết quả tìm kiếm.  [caption id="attachment_36708" align="aligncenter" width="800"] SSL bảo vệ dữ liệu truyền đi trong môi trường mạng[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Proxy là gì? Hướng dẫn kết nối và sử dụng Proxy chi tiết Cách thức hoạt động của SSL SSL hoạt động thông qua 2 quá trình đó là mã hóa, giải mã và xác thực chứng chỉ SSL. Cụ thể như sau:  Quá trình mã hóa và giải mã SSL sử dụng mật mã bất đối xứng có tên SSL handshake để xác minh máy chủ web, lấy khóa công khai và thiết lập kết nối an toàn trước khi bắt đầu truyền dữ liệu thực tế. Lúc này, máy khách và máy chủ sẽ gửi các thông báo về phiên bản SSL của máy khách/ máy chủ, cài đặt mật mã, dữ liệu theo phiên cụ thể và một số thông tin khác. Sau đó, giữa máy khách và máy chủ sẽ diễn ra quá trình xác thực chứng chỉ SSL.  Quá trình xác thực chứng chỉ SSL Trong quá trình SSL Handshake, máy khách sẽ xác minh chứng chỉ SSL của máy chủ từ CA (Certificate Authority) đồng thời xác thực máy chủ. Nếu xác thực không thành công, máy khách sẽ từ chối kết nối.  Trong trường hợp xác thực thành công, máy khách tạo một session key, mã hóa nó bằng khóa công khai của máy chủ và gửi đến máy chủ. Cuối cùng, máy chủ giải mã khóa phiên bằng khóa riêng của nó và gửi xác nhận đến máy khách được mã hóa bằng khóa phiên. [caption id="attachment_36709" align="aligncenter" width="800"] SSL hoạt động theo quy trình mã hóa, giải mã và xác thực chứng chỉ SSL[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý chất lượng cao FPT Cloud Lợi ích của SSL Việc cài đặt SSL là một cách để bảo vệ và nâng cao độ uy tín của trang web. Vì vậy, SSL hiện đang được cài đặt ở hầu hết các website trên thế giới. Vậy lợi ích của SSL là gì? Bảo mật thông tin truyền tải SSL hoạt động trên cơ chế mã hóa và giải mã. Do đó, mọi thông tin tin được truyền đi sẽ được mã hóa và chỉ những người chỉ định mới có thể hiểu được. Điều này góp phần bảo vệ thông tin riêng tư của khách hàng và website một cách tốt nhất.  Bên cạnh đó, SSL là một tiêu chuẩn bảo mật vô cùng linh hoạt và đa dạng. SSL gồm nhiều gói bảo mật khác nhau với mức độ từ thấp đến cao như chứng thực tên miền (DV), chứng thực doanh nghiệp (OV) và chứng thực mở rộng (EV),... Tùy thuộc vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được cấp chứng thực phù hợp để tiết kiệm chi phí và nâng cao tính bảo mật thông tin truyền tải.  [caption id="attachment_36710" align="aligncenter" width="800"] SSL giúp bảo mật thông tin truyền tải[/caption] Tăng độ tin cậy của website Một trong những cách mà rất nhiều website áp dụng để tăng độ tin cậy với người dùng đó là cài đặt SSL. SSL chính là một ổ khóa xanh được hiển thị bên cạnh tên miền. Khi nhìn thấy biểu tượng này, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn về tính bảo mật của trang web bởi khi website không sử dụng SSL sẽ hiển thị cụm kết nối không an toàn. Ngoài ra, chứng chỉ SSL sẽ cung cấp tính xác thực đến người truy cập, đảm bảo hacker không thể ăn cắp được thông tin. Đáp ứng yêu cầu của Google Hiện nay, https là một trong những tiêu chí để Google đánh giá và xếp hạng website. Do đó, nếu website của bạn được cài đặt SSL thì sẽ nhận được sự ưu ái của Google và thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.  [caption id="attachment_36711" align="aligncenter" width="800"] Google thường ưu tiên các trang web cài đặt SSL[/caption] Phân loại chứng chỉ SSL Hiện nay, chứng chỉ SSL được chia thành 5 loại chính gồm DV-SSL, OV-SSL, EV-SSL, Wildcard SSL và UC/SAN SSL. Đặc điểm cụ thể của mỗi loại như sau: DV-SSL DV-SSL là một Domain Validated SSL - chứng chỉ xác thực tên miền. DV-SSL thường được khách hàng cá nhân lựa chọn bởi có giá thành rẻ. Chứng chỉ SSL này có khả năng mã hóa cơ bản và chỉ yêu cầu xác minh về quyền sở hữu tên miền với thời gian nhanh chóng.  OV-SSL OV-SSL là một Organization Validation SSL - chứng chỉ xác thực về tổ chức. OV-SSL thường dành cho những doanh nghiệp hoặc tổ chức có độ uy tín cao. Chứng chỉ này có khả năng xác minh quyền sử hữu tên miền, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp đăng ký.  EV-SSL EV-SSL là một Extended Validation SSL - chứng chỉ xác thực về mở rộng. EV-SSL là chứng chỉ có độ uy tín cao nhất. Bởi vậy, chứng chỉ này áp dụng riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định thuộc tổ chức CA-Browser Forum trong suốt quá trình xác minh của doanh nghiệp.  [caption id="attachment_36712" align="aligncenter" width="800"] EV-SSL là một chứng chỉ xác thực về mở rộng[/caption] Wildcard SSL Wildcard SSL thường được các cổng thương mại điện tử lựa chọn. Chứng chỉ này có thể sử dụng cho cả tên miền chính và tên miền phụ. Wildcard SSL giúp người dùng quản lý số lượng subdomain được liên kết với domain của họ.  UC/SAN SSL UC/SAN SSL thường được dùng cho ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server, Microsoft Office Communications, Lync. Chứng chỉ này có tính bảo mật cao hơn Wildcard SSL và giúp tiết kiệm chi phí triển khai SSL tới tất cả các tên miền và máy chủ cần thiết. [caption id="attachment_36713" align="aligncenter" width="800"] UC/SAN SSL thường được dùng cho ứng dụng Communication của Microsoft[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Website là gì? Toàn tập kiến thức về website từ A – Z Cách cài đặt SSL cho website  Sau khi biết được SSL là gì và lợi ích của SSL thì bạn cần chần chừ gì nữa mà không cài đặt SSL cho website của mình. Dưới đây là cách cài đặt SSL cho web đúng chuẩn và chi tiết nhất: Chọn loại SSL phù hợp Mỗi loại chứng chỉ SSL sẽ có mức độ mã hóa riêng. Do vậy, khi mua SSL, bạn cần đảm bảo chọn đúng loại theo chức năng của trang web. Nếu không có quá nhiều kiến thức về chủ đề này thì bạn hãy nhờ nhà cung cấp SSL tư vấn.  Lựa chọn nhà cung cấp SSL Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp SSL ở Việt Nam. Tuy nhiên để chọn được một đơn vị cung cấp chất lượng thì bạn cần đánh giá tới một số yếu tố như chi phí, thời gian chứng thực phát hành, chính sách hoàn tiền, đổi trả, mức độ bảo mật, chính sách dùng thử,... Một số nhà cung cấp SSL khá uy tín hiện này mà bạn có thể tham khảo như Mona Media, Geotrust, Entrust,... [caption id="attachment_36714" align="aligncenter" width="800"] Cần lựa chọn nhà cung cấp SSL uy tín có chính sách bảo hành rõ ràng[/caption] Cài đặt SSL trên website  Để cài đặt SSL trên website một cách hiệu quả và an toàn thì bạn hãy làm theo các bước dưới đây: Bước 1: Cài đặt IP riêng cho máy chủ Bước 2: Kích hoạt chứng chỉ SSL Truy cập vào mục quản trị SSL/TLS và chọn Generate an SSL certificate and Signing Request, sau đó điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu Tại mục Host to make cert for nhập tên miền của bạn Sao chép khối văn bản đầu tiên Dán CSR của bạn vào các khung cần thiết và nhập email phê duyệt Bước 3: Cài đặt chứng chỉ trên website  Truy cập vào cPanel  Chọn SSL/TLS tại trình đơn của SECURITY Chọn vào Manage SSL sites Chọn tên miền muốn cài đặt chứng chỉ SSL Bước 4: Cấu hình lại website Hướng dẫn kiểm tra SSL đã cài đặt đúng hay chưa? Để kiểm tra SSL đã cài đặt đúng hay chưa, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây: Bước 1: Truy cập vào trang web của bạn Bước 2: Bấm vào biểu tượng khóa  Bước 3: Chọn Certificate Bước 4: Kiểm tra Issued for, Issued By Valid From and Valid To Bước 5: Tại Tab Details, bạn tiến hành kiểm tra tất cả chi tiết giá trị hiện tại có hay không [caption id="attachment_36715" align="aligncenter" width="800"] Cách kiểm tra SSL đã cài đặt đúng hay chưa[/caption] Thông qua bài viết trên, FPT đã giúp bạn hiểu được SSL là gì và cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến SSL. Đây là một tiêu chuẩn bảo mật giúp giúp nâng cao độ tin cậy và uy tín cho website. Đừng quên theo dõi FPT Cloud để biết thêm nhiều kiến thức hay khác về hệ thống mạng và digital marketing nhé. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399