Blogs Tech

Cloud Hosting là gì? Tìm hiểu thông tin Cloud Hosting từ A – Z

11:09 23/11/2024
Cloud Hosting là hệ thống không thể bỏ qua với những nhà quản trị website. Các đặc tính vượt trội đến từ loại hình dịch vụ này sẽ được bật mí qua bài viết của FPT Cloud. Bên cạnh đó, bạn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn thông số kỹ thuật cũng như cách phân loại. Hãy tham khảo và sử dụng để sở hữu trang web mạnh mẽ cùng tính bảo mật cao. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Cloud Hosting là gì? Đây là dịch vụ lưu trữ trang web trên máy chủ Windows hoặc Linux. Bên cạnh đó là sự kết hợp sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Hình thức này không chỉ có tác dụng lưu trữ thông tin khổng lồ. Quan trọng hơn, người dùng cũng như chuyên gia đánh giá cao về mức độ bảo mật. Chính bởi những lợi ích lâu dài, mô hình ngày càng được dùng nhiều hơn. Thông tin bổ sung là hệ thống sử dụng DirectAdmin để quản lý. Tính năng mang lại như Hosting thường nhưng chạy trên máy chủ ảo Cloud. [caption id="attachment_26894" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ lưu trữ dữ liệu web hàng đầu này sử dụng công nghệ điện toán đám mây[/caption] >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê Cloud Server Windows uy tín nhất hiện nay 2. Nguyên lý hoạt động trong Cloud Hosting Nguyên lý hoạt động của dạng Hosting này dựa vào hệ thống máy chủ Cloud. Cụ thể hơn, dịch vụ vận hành theo công nghệ điện toán đám mây từ các hãng lớn trên thế giới như Cisc. Ngoài ra, Cloud Hosting tuân theo nguyên tắc phân tán lưu trữ dữ liệu trên hệ điều hành Linux. Nhà phát triển cũng kết hợp với cân bằng tải Load Balancing, giúp tối ưu tốc độ truy cập server. Đánh giá tổng thể cho thấy độ bảo mật cao hơn so với các Web Hosting thông thường. Đồng thời, đây cũng là biện pháp giảm khả năng downtime cho website. Khi sử dụng, bạn sẽ thấy không bị giới hạn số lượng máy chủ truy cập. Giờ đây, khả năng lưu trữ không còn là vấn đề cản trở quy trình truy cập dữ liệu. Khi so sánh với Web Hosting tiền nhiệm đã chỉ ra mức ổn định cao hơn tới 300%. [caption id="attachment_26898" align="aligncenter" width="800"] Cách hoạt động của dạng Hosting mới này đem tới nhiều đột phá[/caption] 3. Các thông số cần nắm rõ về Cloud Hosting Trước khi mua dịch vụ lưu trữ, điều bạn cần quan tâm chính là thông số kỹ thuật. Những yếu tố này giúp đánh giá chất lượng trên nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là báo cáo đến từ nhà phát triển. Thông số Ý nghĩa Disk Space - Thuật ngữ này dùng để chỉ sức chứa của hệ thống Cloud.- Tùy thuộc vào gói dịch vụ bạn chọn sẽ có mức độ Disk Space khác nhau.- Bạn được tải cũng như upload dữ liệu trong giới hạn cho phép của gói đăng ký. Bandwidth - Bandwidth dùng để chỉ tổng số lưu lượng tải lên và xuống của Hosting.- Mỗi tháng chỉ có một lượng Bandwidth nhất định. Chính vì thế, bạn cần tính toán phù hợp để tránh báo lỗi 502 service temporarily overloaded vì quá tải. Parked Domain - Parked Domain là tên miền chạy song song với tên miền chính của bạn.- Nhờ nguyên lý hoạt động trên nên sử dụng Domain nào cũng trỏ về một địa chỉ máy duy nhất. Addon Domain - Thuật ngữ này còn được biết đến với tên gọi miền bổ sung. Chúng được chia nhỏ ra thành nhiều Hosting để đáp ứng nhu cầu.- Máy chủ truy cập phải đảm bảo tính ổn định và cấu hình tốt. Điều này nhằm tránh bị gián đoạn do dung lượng nâng cấp thêm. Sub Domain Đây là miền con không giới hạn và có thể tùy chọn bao nhiêu cũng được. Email - Bạn sẽ được cung cấp tên miền Email khả dụng khi mua gói dịch vụ Cloud.- Số lượng tùy thuộc vào package đã đăng ký sử dụng trước đó. 4. Phân loại Cloud Hosting Những lợi ích hệ thống Cloud đem lại cho người dùng là không thể phủ nhận. Nhờ điện toán đám mây, quá trình truyền tải và lưu trữ diễn ra nhanh chóng hơn. Hiện nay đang có bốn mô hình dịch vụ phổ biến nhất. 4.1 Public Cloud Đây là mô hình đám mây công cộng do bên thứ ba cung cấp. Họ là những nhân tố nằm bên ngoài tường lửa doanh nghiệp. Dịch vụ này đang đứng đầu về mức độ phổ biến. - Ưu điểm: Số lượng máy chủ truy cập vào hệ thống server không bị giới hạn. Các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí đáng kể cho hệ thống công cộng. - Nhược điểm: Mọi hoạt động đều phụ thuộc vào bên cung cấp thứ ba. Điều này dẫn đến cản trở trong việc lưu trữ dữ liệu nội bộ. Đây là sự lựa chọn cho doanh nghiệp mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Hầu hết những tổ chức không chuyên về công nghệ thường theo định hướng Hosting này. 4.2 Private Cloud Mô hình “đám mây doanh nghiệp” được sử dụng trong nội bộ công ty với toàn quyền quản lý. Hình thức này tồn tại điểm mạnh và hạn chế nhất định trong dịch vụ lưu trữ. - Ưu điểm: Doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý, tối ưu cơ sở hạ tầng và bảo mật. - Nhược điểm: Dạng Hosting này cần đội ngũ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cùng phải cân nhắc đến chi phí khá tốn kém. Đối với những công ty chuyên về tài chính, dữ liệu,…rất cần có hệ thống Private Cloud. Dịch vụ giúp tránh rủi ro trong vấn đề bảo mật thông tin quan trọng. 4.3 Hybrid Cloud Đây được xem như “con lai” giữa hai hình thức kể trên. Nhiệm vụ là giúp đồng bộ hóa việc quản lý của doanh nghiệp và nhà cung cấp. [caption id="attachment_26906" align="aligncenter" width="800"] Hybrid là dạng kết hợp giữa Private và Public[/caption] Ưu điểm là doanh nghiệp thoải mái khai thác dịch vụ, không bị giới hạn. Tuy nhiên, quá trình quản lý phức tạp, khó kiểm soát và cần ngân sách lớn lại là điểm còn hạn chế. 4.4 Community Cloud Mô hình dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp cho cộng đồng có chung mục đích. Sức mạnh tập trung vào khả năng đáp ứng sự riêng tư, chính sách cộng đồng cũng tốt hơn Nhưng một lần nữa, sự tốn kém về mặt tài chính là điều bạn nên cân nhắc. Hơn thế, hệ thống Cloud Hosting này chưa thực sự tối ưu và phổ biến. >>> Xem thêm: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server 5. Ưu điểm của Cloud Hosting Tại thời điểm này, Cloud Hosting là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp. Hệ thống đem đến hiệu quả vượt bậc về không gian lưu trữ cùng như tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó còn là các ưu điểm tiêu biểu khác bạn không nên bỏ qua. Đây là dịch vụ Hosting cần có cho mọi doanh nghiệp: Ưu điểm Giải thích Sẵn sàng 24/7 - Cloud Hosting giúp bạn xử lý, kiểm soát dữ liệu mọi lúc và mọi nơi.- Hệ thống cũng tự động nâng cấp và cập nhật liên tục. Tính bảo mật - Đây là điều bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dạng dịch vụ này.- Cloud Hosting có khả năng tối ưu hóa an ninh cho toàn bộ hệ thống dữ liệu nội bộ. Đa dạng lựa chọn về hiệu năng - Mô hình có khả năng biến đổi vô hạn và tính thích ứng cao.- Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn dễ dàng tùy chỉnh hiệu năng sao cho phù hợp. Nâng cấp không giới hạn Người dùng dễ dàng nâng cấp, phát triển gói dịch vụ theo nhu cầu từng doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên nghiệp Cloud Hosting được vận hành bởi đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Doanh nghiệp được hỗ trợ trong bất kỳ thời điểm nào. Sao lưu – dự phòng - Khi sử dụng, bạn hoàn toàn an tâm vì mọi dữ liệu đều được sao lưu, dự phòng. Hoạt động này rất cần thiết trong lúc gặp sự cố.- Máy chủ có thể tải ngay một phiên bản đầy đủ khác. Quy trình đảm bảo không gây ra bất kỳ sự trì trệ hoặc thiếu sót nào. 4. Câu hỏi thường gặp Cloud Hosting Trước khi quyết định sử dụng Cloud Hosting thường có nhiều câu hỏi được đặt ra. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến cùng lời giải đáp dành cho bạn. Ai nên dùng Cloud Hosting? Đây là sự lựa chọn dành cho tổ chức cần thời gian hoạt động gần như hoàn hảo. Vận hành máy chủ nhanh chóng trong bất cứ thời điểm nào. Khả năng bảo mật và hiệu suất vượt trội hơn loại thông thường. Sự khác nhau giữa Cloud Hosting và Hosting nằm ở đâu? Điểm cần so sánh chính là vị trí của máy chủ đang chạy dịch vụ. Hosting là thuật ngữ chung cho dịch vụ công nghệ. Cơ sở hạ tầng nằm ngoài địa điểm thực của người nhận service. Bên cạnh đó còn nhiều câu hỏi khác đến từ các nhà quản trị web. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì hệ thống luôn có đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ. Những bài viết liên quan: Dedicated Server là gì? 5 Biện pháp bảo trì Dedicated Server Cloud Hosting là gì? Tìm hiểu thông tin Cloud Hosting từ A – Z Downtime là gì? Cách giảm thiểu Downtime hết mức hiệu quả Server Rack là gì? Server Rack loại nào tốt nhất? Đây là những kiến thức mới, cần được cập nhật về mảng dịch vụ lưu trữ dữ liệu web. Nếu bạn đang cần một giải pháp toàn diện, đừng bỏ qua hình thức vận hành này. FPT Cloud tin rằng sớm áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất về nhiều mặt. Hãy trải nghiệm Cloud Hosting để thấy sự đầu tư là hoàn toàn xứng đáng.

Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A – Z

22:43 22/11/2024
Blade server đang là lựa chọn hàng đầu trong các trung tâm dữ liệu nhờ thiết kế nhỏ gọn và hiệu suất vượt trội. Vậy Blade Server là gì và tại sao nó lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng khám phá chi tiết về công nghệ này trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vai trò và lợi ích mà Blade Server mang lại! >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Blade Server là gì? Blade server còn thường được gọi với hai cái tên là máy chủ phiến và máy chủ mật độ cao. Đây là một thiết bị nhỏ gọn với một máy tính chủ được sử dụng để quản lý, điều hành và phân phối dữ liệu trong cả một hệ thống, máy tính, gọi là mạng. Hiểu đơn giản, máy chủ blade hoạt động giống như một loại ống dẫn giữa máy tính, các chương trình chạy, ứng dụng, hệ thống. Blade server có bao gồm một cấu trúc lớn, được ví như một chiếc hộp với kích thước lớn. Trong đó chứa rất nhiều bảng mạch điện tử dưới dạng mô-đun. Chúng có kích thước khá mỏng nên gọi là phiến máy chủ. [caption id="attachment_17374" align="aligncenter" width="771"] Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A - Z[/caption] 2. Lịch sử hình thành Blade Server Lịch sử hình thành Blade Server là gì? Chúng được hình thành như thế nào qua các năm? Những năm 1990: Đây là những năm các máy chủ đầu tiên được cung cấp. Sau đó, nhu cầu sử dụng những máy chủ chuyên dụng hơn bắt đầu xuất hiện. Cụ thể trong vấn đề quyền riêng tư, bảo mật và an toàn dữ liệu (ví dụ như chăm sóc sức khỏe). Sau nhiều năm, chúng được ứng dụng nhiều hơn trong những ngành công nghiệp khác. Nhất là khi những mối đe dọa bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như virus, bảo mật. Nhu cầu sử dụng máy chủ nhỏ hơn, nhanh hơn liên tục tăng dựa theo nhu cầu của từng công ty và sự cập nhật công nghệ mới. Những năm 2000: Đây là thời điểm máy chủ phiến được phát minh bởi Christopher Hipp và David Kirkeby tại RLX Technologies. Đây cũng là công ty của họ được đặt tại Houston. Cả hai đều đã từng làm nhân viên tại công ty Compaq - công ty đầu tiên bán những sản phẩm về máy tính. Đây cũng là bước tiến mới cho phát minh về máy chủ phiến. Năm 2001: Chiếc máy chủ phiến thương mại đầu tiên đã được ra đời. Chúng đáp ứng những nhu cầu cần thiết và quan trọng trong ngành công nghệ lưu trữ dữ liệu. Những thiết kế với khả năng lưu trữ giữ liệu nhỏ gọn và đem lại hiệu quả cao hơn. Sau đó, thiết kế máy chủ phiến được Hewlett Packard cùng những công ty khác mua lại để tiến hành sản xuất. [caption id="attachment_17378" align="aligncenter" width="771"] Blade Server là một thiết bị nhỏ gọn với một máy tính chủ được sử dụng để quản lý, điều hành và phân phối dữ liệu[/caption] >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê Cloud Server Windows UY TÍN nhất hiện nay 3. Thành phần cơ bản của Blade Server Thành phần cơ bản của máy chủ blade là gì? Dưới đây là những thành phần cơ bản sẽ có trong một hệ thống blade server. 3.1 Chassis Đây là phần vỏ ngoài của một hay nhiều blade server khác nhau. Được sử dụng để thực hiện lưu trữ mọi bộ phận. Chassis có kích thước và hình dáng nhỏ gọn 3.2 Blade Blade là những bộ phận cơ khí nhỏ trong đó có chứa máy chủ và hệ thống bộ nhớ. Được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, cung cấp thông tin cho cả một hệ thống máy tính trong mạng. Có hình dáng giống như những ngăn kéo mỏng được xếp đè lên nhau. 3.3 Server Đây là những máy chủ riêng lẻ của hệ thống blade server. Chúng được đặt trong khung, có chứa những bộ nhớ, bộ xử lý cùng các chương trình được dùng để thực hiện những chức năng cá nhân hóa. Những chức năng mà chúng được thiết kế để hoàn thành. 3.4 Rack Đây là bộ phận được dùng để lưu trữ rất nhiều blade server riêng lẻ tại vị trí vật lý. Điển hình như phòng máy chủ. [caption id="attachment_17386" align="aligncenter" width="771"] Rack được dùng để lưu trữ rất nhiều blade server riêng lẻ[/caption] 3.5 Backplane Backplane là vị trí của giá đỡ máy chủ có kết nối với mọi môđun và máy chủ riêng lẻ. Chúng được kết nối qua mạch điện, trong đó bao gồm ổ cắm, phích cắm, dây dẫn, công tắc điện, bảng mạch. 4. Blade Server hoạt động như thế nào? Blade server được thiết kế vô cùng độc đáo cùng những chương trình giúp tiết kiệm không gian, năng lượng. Cũng như giảm tải thời gian sửa chữa, tối đa hóa sức mạnh xử lý. Với kích thước nhỏ gọn, nên chúng thường sẽ chỉ được cung cấp cho những cấu hình blade server 1U hoặc 2U. Trong đó, số lượng của khung 1U hoặc 2U sẽ bị phụ thuộc vào những yêu cầu của từng chương trình hoặc từng ứng dụng của thể mà khách hàng mang đến. Tính chất giúp blade server dễ dàng kiểm tra, thay thế và tiến hành sửa chữa. Trong khi thực hiện những công việc đó, mọi blade server khác có trong vỏ máy vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Bên cạnh đó, máy chủ phiến còn có khả năng dùng bộ xử lý cao để tạo nên những cỗ máy xử lý khổng lồ. Chúng được kết hợp lại với nhau tại một hệ thống phiến. Bộ xử lý đó có thể nhắc đến rack server. [caption id="attachment_17382" align="aligncenter" width="771"] Máy chủ phiến dễ dàng kiểm tra, thay thế và tiến hành sửa chữa[/caption] 5. Lợi ích khi sử dụng Blade Server Blade server có tính chất sử dụng chuyên dụng, chúng tập trung vào duy nhất một ứng dụng. Từ đó giúp quản trị hệ thống một cách hiệu quả hơn. Để hiểu rõ về những lợi ích mà máy chủ phiến mang lại, cùng theo dõi ngay nội dung dưới đây nhé! Khả năng làm mát: Mỗi một blade đều sẽ được làm mát riêng bằng việc sử dụng một hệ thống quạt tản nhiệt. Bên cạnh đó, do tính xếp chồng lên nhau, nên các máy chủ sẽ được giữ trong điều kiện không khí được kiểm soát. Từ đó giúp các bộ phận ở trong nhiệt độ phù hợp. Tiêu thụ điện năng thấp: Những máy chủ có trong tủ rack sẽ chia sẻ một nguồn điện duy nhất. Đây là lý do giúp giảm thiểu chi phí điện năng hơn so với những loại máy chủ khác. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ gọn cũng giúp tiêu tốn ít năng lượng. Việc hạn chế mức tiêu thụ điện năng cũng là cách giúp tối đa hóa hiệu quả không gian của các nhóm. Lưu trữ hợp nhất: Thông thường, mỗi blade sẽ có ATA hoặc SCSI cục bộ được thiết kế đi kèm. Nếu muốn có thêm dung lượng lưu trữ, các blade có thể thực hiện kết nối với những nhóm lưu trữ được hỗ trợ bởi NAS, Fibre Channel hoặc iSCSI (SAN). Lợi thế hợp nhất không chỉ đến từ những máy chủ mà còn đến từ việc hợp nhất tài nguyên. Những tài nguyên này sẽ được hợp nhất vào một kiến trúc nhỏ hơn. Và được quản lý bằng một giao diện duy nhất. Kích thước nhỏ gọn: Khác với những máy chủ rack truyền thống, blade không có một kích thước tối thiểu nào. Bởi đây là một thiết bị được tạo ra từ yêu cầu về số lượng nhỏ nhất cần cho một thiết bị. Chúng được thiết kế để có thể phù hợp với không gian nhỏ hẹp mà vẫn hoạt động tốt trên cấu trúc tổng thể lớn hơn. Khả năng tương thích cao: Máy chủ vốn dĩ là có nhiệm vụ với khả năng cá nhân hóa cao. Điều này cũng giúp các công ty, tổ chức có thể dễ dàng dành một máy chủ duy nhất cho những ứng dụng quan trọng, chương trình và dự án không thể tồn tại. Có nhiều người giám sát và quản lý: Khác với những loại máy chủ khác, blade có thể được điều khiển, quản lý một cách song song với những đơn vị máy chủ khác đang tồn tại trong cùng một trung tâm dữ liệu/mạng. Người quản trị có thể cân bằng toàn bộ khối lượng công việc trên nhiều máy chủ riêng lẻ. Chuyển động liền mạch và hệ thống tối thiểu dây kết nối: Những doanh nghiệp sử dụng máy chủ phiến có thể giúp giảm thiểu số lượng cáp kết nối so với việc sử dụng những mô hình lớn hơn. Bởi vốn dĩ thiết kế của chúng là dạng mô đun, vô cùng nhỏ gọn. Những đơn vị riêng lẻ có thể rất dễ dàng di chuyển bên trong hoặc giữa những hệ thống với nhau. Thiết kế ít dây cáp cùng nhiều bộ phận cần xử lý hơn, từ đó những quản trị viên, chuyên gia có thể tốn ít thời gian để quản lý cơ sở hạ tầng, có nhiều thời gian hơn cho việc đảm bảo tính sẵn sàng cao, tối đa hóa khả năng hoạt động của máy chủ. [caption id="attachment_17390" align="aligncenter" width="771"] Sử dụng máy chủ phiến có thể giúp giảm thiểu số lượng cáp kết nối so với việc sử dụng những mô hình lớn hơn[/caption] >>> Xem thêm: Khả năng giám sát (Observability) là gì? 6. Các ứng dụng của Blade Server Những thông tin về khái niệm, thành phần, cách hoạt động và lợi ích của Blade Server đã được nhắc đến ở trên. Về ứng dụng của Blade, chúng ta có thể tóm gọn trong những ý sau: Chia sẻ File: Dễ dàng chia sẻ mọi sự truyền tải dữ liệu giữa một điểm, nhiều điểm hay những thiết bị kỹ thuật số. Mã hóa SSL: Để đảm bảo tính bảo mật của các thông tin, dữ liệu khi truyền qua kết nối Internet. Giúp chúng tránh khỏi những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng xấu như virus, kẻ tấn công mạng. Chuyển hoặc giải mã: Dễ dàng chuyển đổi mã của những nội dung trang web. Di chuyển được thực hiện liền mạch giữa những thiết bị có sự khác nhau về kích thước, hình dạng. Cũng có thể được thực hiện cho một mục đích chuyển đổi khác. Phục vụ và lưu trữ trang web: Những quy trình giúp khách hàng có thể truy cập, lưu trữ tạm thời các thông tin lên trên trang web. Cùng lúc đó, máy tính cũng có thể thực hiện truy cập để kéo lên và thu hồi một cách nhanh chóng. Nhằm giảm thiểu khoảng thời gian chờ đợi và trì trệ. Cân bằng tải (load balancing): Khá giống với những ứng dụng phân cụm, blade server có thể được dùng để cân bằng tải cũng như chuyển đổi dự phòng. Ảo hóa (Virtualization): Blade được sử dụng để tạo ra những phiên bản ảo hóa tại những ứng dụng/hoạt động thực tế ảo bằng việc sử dụng kỹ thuật số. Những bài viết liên quan: Lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất cPanel là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm cPanel từ A – Z Mẹo đổi Port Remote Desktop cực nhanh chỉ trong 15s So sánh Windows Server và Linux Server chi tiết từ A đến Z Bài viết trên đây là toàn tập kiến thức về Blade Server từ A - Z với khái niệm, lịch sử hình thành, thành phần, cách hoạt động, lợi ích và ứng dụng. Mong rằng những thông tin trên đã thật sự có ích cho bạn và doanh nghiệp.

RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất

15:42 22/11/2024
RAID là gì? Hiện tại RAID có chức năng là gia tăng khả năng truy xuất dữ liệu và đọc/ghi từ đĩa cứng rất hiệu quả. Đặc biệt đây còn là một phương án dự phòng nếu bị đánh cắp hệ thống lưu trữ và nhiều ưu điểm nổi bật khác. Để hiểu được rõ hơn về RAID là gì, lịch sử ra đời cũng như phương thức lưu trữ, hãy cùng điểm qua những thông tin chi tiết sau. 1. RAID là gì? RAID là từ viết tắt của cụm Redundant Arrays of Independent Disks. Vậy RAID là gì? Theo đó đây là hình thức gộp rất nhiều những ổ đĩa cứng vật lý trở thành 1 hệ thống ổ đĩa cứng với chức năng gia tăng khả năng truy xuất dữ liệu và đọc/ghi từ đĩa cứng. Để có thể gia tăng sự an toàn dữ liệu có trên hệ thống đĩa hay kết hợp cả 2 yếu tố nêu trên. [caption id="attachment_21574" align="aligncenter" width="771"] RAID là gì?[/caption] 2. Lịch sử ra đời của RAID Qua khái niệm RAID là gì trên có thể thấy rằng hiện thức này khá quan trọng. Theo đó để hiểu rõ hơn khái niệm RAID là gì này ra đời như thế nào, hãy cùng điểm qua lịch sử ra đời của RAID ngay sau đây. RAID lần đầu tiên được phát triển tại trường Đại học California vào năm 1987 ở Berkeley (Hoa Kỳ). Theo đó nó được phát triển nên với các đặc điểm chỉ ghép những phần đĩa cứng nhỏ hơn qua phần mềm nhằm tạo ra được 1 hệ thống đĩa với dung lượng lớn hơn để có thể thay thế cho những ổ cứng có dung lượng lớn và giá đắt vào thời bấy giờ. Dù ở thời điểm hiện tại, nó không còn tồn tại nữa, tuy nhiên RAB, viết tắt của RAID Advisory Board - Hội đồng tư vấn và phát triển RAID đã ra thành lập vào tháng 7/1992 nhằm lập ra, định hướng những tiêu chuẩn và định dạng cho RAID. Theo đó RAB đã phân ra những loại cấp độ RAID khác nhau, những tiêu chuẩn phần cứng dùng RAID. Hiện tại nó đã phân ra làm 7 loại cấp độ RAID khác nhau, từ cấp độ 0 tới 6. [caption id="attachment_21578" align="aligncenter" width="771"] RAID là gì, lịch sử ra đời của RAID là như thế nào?[/caption] 3. Phân loại RAID theo cấp độ RAID là gì? Phân loại RAID theo cấp độ là như thế nào? Theo RAB thì hiện tại RAID đang được chia làm 7 cấp độ (level) khác nhau, mỗi một cấp độ sẽ có những tính năng riêng và hầu hết chúng đều được xây dựng nên từ 2 cấp độ cơ bản đó chính là RAID 0 cũng như RAID 1. Cụ thể: 3.1 RAID 0 Tìm hiểu về RAID 0 phải có ít nhất là 2 ổ đĩa (cũng có thể dùng 1 ổ đĩa). Theo đó tổng quát ta sẽ có n ổ đĩa (n >= 2) và những đĩa phải cùng loại với nhau. Dữ liệu sẽ chia thành nhiều phần bằng với nhau. Ví dụ khi sử dụng 2 ổ cứng 80GB thì khi đó hệ thống đĩa sẽ là 160GB. Ưu điểm: Giúp tăng tốc độ ghi / đọc đĩa: mỗi một đĩa chỉ cần ghi  / đọc 1/n số lượng dữ liệu đã được yêu cầu.  Theo như lý thuyết thì tốc độ khi đó sẽ tăng lên n lần. Nhược điểm: Tuy nhiên tính an toàn sẽ thấp. Trong trường hợp nếu như 1 đĩa bị hư thì khi đó dữ liệu trên toàn bộ những đĩa còn lại sẽ không sử dụng được nữa. Như vậy xác suất mất dữ liệu sẽ tăng lên n lần so với việc sử dụng ổ đĩa đơn rất nhiều. [caption id="attachment_21582" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu về RAID 0 phải có ít nhất là 2 ổ đĩa[/caption] So với các hệ thống lưu trữ truyền thống, RAID thường được kết hợp với các ổ cứng hiện đại như SSD để tăng tốc độ truy xuất dữ liệu và cải thiện độ bền cho hệ thống. 3.2 RAID 1 Theo đó RAID 1 hiện tại đang là dạng cơ bản nhất và có khả năng đảm bảo được độ an toàn cho dữ liệu. Tương tự như RAID 0, hiện tại RAID 1 đòi hỏi có ít nhất 2 đĩa cứng để có thể làm việc. Dữ liệu sẽ được ghi trực tiếp vào 2 ổ giống hệt với nhau (Mirroring). Đối với trường hợp 1 ổ gặp trục trặc thì ổ còn lại sẽ hoạt động bình thường tiếp tục. Người dùng hoàn toàn có thể thay thế những ổ đĩa bị hỏng và không cần phải lo lắng tới tình trạng thông tin bị thất lạc. Với RAID 1 thì hiệu năng không là yếu tố hàng đầu do đó không quá ngạc nhiên nếu như đây không phải sự lựa chọn của những ai có niềm đam mê với tốc độ. Nhưng với nhà quản trị mạng hay đối với những ai phải quản lý thông tin quan trọng nhiều thì hệ thống này là thứ không thể nào thiếu. Hệ thống RAID 1 có dung lượng cuối cùng bằng với dung lượng của ổ đơn (với 2 ổ đĩa 80GB chạy RAID 1 này sẽ cho hệ thống thấy duy nhất 1 ổ đĩa  RAID 80GB). [caption id="attachment_21586" align="aligncenter" width="771"] RAID 1 hiện đang là dạng cơ bản nhất và có khả năng đảm bảo được độ an toàn cho dữ liệu[/caption] 3.3 RAID 2 Theo đó RAID 2 chính là cấp độ duy nhất không dùng 1 hay nhiều kỹ thuật “tiêu chuẩn” ví dụ như stripe, mirror và/hay parity (tính chẵn lẻ – chính là những dữ liệu bổ sung đã được dùng cho quá trình khôi phục). Hiện tại RAID 2 dùng 1 thứ giống như stripe có parity, tuy nhiên sẽ không giống với cách được sử dụng trong những cấp độ RAID là 3, 4, 5 và 6. Theo đó dữ liệu của RAID 2 hiện tại sẽ được stripe với cấp độ bit và phân bố thông qua nhiều những ổ đĩa dự phòng cũng như ổ đĩa dữ liệu. Những bit dự phòng sẽ được tính bằng mã Hamming. Đây là 1 dạng Mã Sửa Lỗi (Error Checking & Correcting hay Error Correcting Code - ECC). Ngay khi có những hoạt động stripe dữ liệu thì các mã này sẽ được tính toán cũng như ghi cùng dữ liệu lưu vào trong ổ đĩa ECC riêng biệt. Nếu như hoạt động đọc dữ liệu xuất hiện, các mã ECC sẽ được đọc nhằm xác nhận không có bất cứ lỗi nào xảy ra từ khi ghi dữ liệu. Nếu như 1 lỗi đơn xảy ra thì nó ngay lập tức sẽ được sửa. RAID 2 có khả năng chịu lỗi của 1 ổ đĩa. Nó đòi hỏi 1 bộ điều khiển đắt tiền, phức tạp và chuyên dụng. RAID 2 hiếm khi được dùng vì chi phí triển khai là quá lớn (1 hệ thống điển hình sẽ yêu cầu tới 4 ổ đĩa ECC và 10 ổ đĩa dữ liệu), có hiệu suất cũng không cao (vì stripe đang ở cấp độ bit). [caption id="attachment_21590" align="aligncenter" width="771"] RAID 2 hiếm khi được dùng vì chi phí triển khai là quá lớn[/caption] 3.4 RAID 3 Theo đó hiện tại RAID 5 chính là sự cải tiến hoàn hảo của RAID 0. Nó hiện đang cung cấp cơ chế về khôi phục dữ liệu, những Parity sử dụng để khôi phục những dữ liệu được phân bố 1 cách đồng đều trên toàn bộ những ổ đĩa cứng. Dữ liệu A giả sử được phân tách thành 3 thành phần là A1, A2 và A3 thì khi đó dữ liệu sẽ được phân chia thành 3 phần có chứa trên những ổ đĩa cứng 0, 1 và 2 (tương tự như RAID 0). Theo đó phần ổ đĩa cứng 3 sẽ chứa Parity của A1 A2 A3 nhằm khôi phục những dữ liệu có thể mất đi ở ổ đĩa cứng 0, 1 và 2. Dữ liệu B sẽ được chia B1 B2 B3, Parity của nó sẽ là Bp, với thứ tự là B1 B2 B3 lưu trữ ở ổ 0 1 3, còn Bp sẽ lưu trữ ở ổ 2. Những Parity sẽ được tuần tự lưu trữ tại những ổ đĩa cứng. RAID 5 sẽ cho phép có 1 ổ cứng tối đa bị chết ở 1 thời điểm, nếu như có nhiều hơn một ổ cứng ở một thời điểm bị chết thì tất cả dữ liệu sẽ mất hết. Ngoài ra RAID 5 hiện tại cũng yêu cầu những ổ cứng tham gia vào RAID bắt buộc có dung lượng bằng với nhau. Tính dung lượng chính xác của RAID 5 cuối cùng bằng cách sau: [(Số lượng những ổ cứng tham gia vào RAID) - 1] x (Dung lượng của một ổ cứng) Tối thiểu yêu cầu của RAID 5 phải có ít nhất là 3 ổ cứng. Vậy hiện tại phương thức lưu trữ cơ bản trong RAID là gì? [caption id="attachment_21594" align="aligncenter" width="771"] RAID 5 chính là sự cải tiến hoàn hảo của RAID 0[/caption] 4. Phương thức lưu trữ cơ bản trong RAID Hiện nay, có ba phương thức chính để lưu trữ dữ liệu trong hệ thống RAID: Phân chia dải (Striping): Dữ liệu được chia thành các khối có kích thước cố định, sau đó phân phối lần lượt các khối này lên từng ổ đĩa trong mảng RAID. Cách tổ chức và phân phối dữ liệu theo phương thức này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất truy xuất dữ liệu. Sao lưu đối xứng (Mirroring): Là kỹ thuật lưu trữ trong đó một bản sao y hệt của dữ liệu được ghi đồng thời lên nhiều ổ đĩa RAID. Vị trí lưu trữ bản sao sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng và khả năng phục hồi dữ liệu khi có lỗi xảy ra. Chẵn lẻ (Parity): Là kỹ thuật lưu trữ sử dụng các phép tính kiểm tra để tạo dữ liệu chẵn lẻ. Một hàm chẵn lẻ sẽ được áp dụng lên các khối dữ liệu nhằm tạo ra thông tin dự phòng. Khi một ổ đĩa bị lỗi, dữ liệu bị mất có thể được khôi phục lại từ thông tin chẵn lẻ này, giúp tăng khả năng chịu lỗi của hệ thống RAID. [caption id="attachment_21598" align="aligncenter" width="771"] Phương thức lưu trữ cơ bản trong RAID là gì?[/caption] Toàn bộ những loại RAID hiện đang có đều dựa vào phân dải, chẵn lẻ và mirroring. Hay kết hợp những kỹ thuật lưu trữ này. Với những thông tin về RAID là gì trên, vậy hiện tại cách thức triển khai RAID là gì? 5. Cách thức triển khai RAID Cách thức triển khai RAID là gì? Hiện tại RAID hoàn toàn có thể tạo được bằng 2 cách thức khác nhau là: Dùng trình điều khiển về hệ điều hành, gọi là software RAID; Dùng phần cứng đặc biệt, gọi là hardware RAID. 5.1 Triển khai phần cứng Nếu như có tìm hiểu RAID là gì thì bạn sẽ biết rằng hiện tại RAID phần cứng sẽ được tạo ra bằng phần cứng riêng. Theo đó về cơ bản sẽ có 2 lựa chọn là: Chip RAID rẻ tiền hoàn toàn có thể được tích hợp trực tiếp vào trong bo mạch chủ. Với tùy chọn đắt tiền hơn có bộ điều khiển RAID phức tạp độc lập. Những bộ điều khiển như thế này hoàn toàn có thể trang bị CPU riêng, bộ nhớ đệm sao lưu bằng pin và thông thường sẽ hỗ trợ trao đổi nóng. So với RAID phần mềm thì RAID phần cứng sẽ có 1 số những lợi thế so sau: Không dùng CPU máy chủ Xử lý lỗi tốt hơn, do giao tiếp với những thiết bị trực tiếp [caption id="attachment_21602" align="aligncenter" width="771"] RAID phần cứng sẽ được tạo ra bằng phần cứng riêng[/caption] Cho phép tất cả người dùng có thể tạo phân vùng khởi động Hỗ trợ trao đổi nóng. 5.2 Triển khai phần mềm Hiện tại phần mềm RAID là giải pháp RAID rẻ nhất. Theo đó hầu hết tất cả các hệ điều hành hiện nay đều có thể tích hợp nhằm tạo RAID. Chính vì vậy, phiên bản Windows Home sẽ cho phép tất cả người dùng chỉ tạo ra được RAID 0, trong khi đó RAID 1 cũng như RAID 5 chỉ được tạo với phiên bản máy chủ của Windows. Bố cục RAID sẽ được tạo ra bởi phương tiện Windows và được liên kết không tách rời được với hệ điều hành của máy chủ. Do đó hiện tại phân vùng của nó sẽ không thể nào được sử dụng. Hiện nay, RAID phần mềm được thiết lập và vận hành trực tiếp trên máy tính của người dùng, sử dụng tài nguyên CPU của hệ thống để xử lý. Đối với các cấp RAID đơn giản như RAID 0 hoặc RAID 1, mức độ tiêu tốn CPU là không đáng kể. Tuy nhiên, với các cấp RAID sử dụng cơ chế chẵn lẻ (như RAID 5 hoặc RAID 6), mức độ sử dụng CPU có thể dao động từ 1% đến 5%, tùy thuộc vào sức mạnh của CPU và số lượng ổ đĩa trong hệ thống. Dù vậy, mức tải này vẫn được xem là không đáng kể trong hầu hết các tình huống sử dụng thực tế. Để tận dụng hiệu quả công nghệ RAID trong thực tế, nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê Cloud VPS nhằm đảm bảo hiệu suất, độ ổn định và khả năng mở rộng cho hệ thống máy chủ của mình. Khi dùng RAID phần mềm để tiến hành khởi động hệ thống sẽ có 1 số những hạn chế nhất định. Chỉ RAID 1 mới có thể chứa được phân vùng khởi động và không thể nào khởi động hệ thống cùng phần mềm RAID 0 cũng như RAID 5. Vì vậy trong hầu hết những trường hợp thì phần mềm RAID sẽ không thực hiện việc trao hot swap, do đó không thể dùng phần mềm nếu cần tính liên tục. [caption id="attachment_21606" align="aligncenter" width="771"] Cách thức triển khai RAID là gì?[/caption] Bên cạnh ổ lưu trữ, hiệu suất của hệ thống RAID cũng phụ thuộc vào phần cứng như CPU – bộ xử lý trung tâm điều phối hoạt động đọc/ghi dữ liệu. 6. RAID có thể thay thế hoàn toàn cho back-up? RAID là gì và có thể thay thế hoàn toàn cho back-up không? Theo đó toàn bộ những cấp độ RAID trừ RAID 0 hiện tại đều có khả năng bảo vệ khỏi lỗi drive. Thậm chí hệ thống RAID 6 còn sống sót ngay khi 2 drive đồng thời chết. Để có thể bảo mật hoàn toàn thì bạn cũng cần phải back-up dữ liệu đã được lưu trữ tại hệ thống RAID. Theo đó việc back-up này sẽ có ích nếu như toàn bộ những ổ drive lỗi đồng thời vì điện năng tăng đột biến. Những bản sao lưu hoàn toàn có thể giữ bên ngoài cơ sở ở 1 địa điểm khác. Chính điều này sẽ hữu ích nếu như 1 hỏa hoạn hoặc thảm họa tự nhiên phá hủy địa điểm bạn làm việc. Phương án dự phòng nếu bị đánh cắp hệ thống lưu trữ. Để back-up với nhiều lớp dữ liệu lý do quan trọng nhất là vì lỗi của người dùng. Nếu như có ai vô tình xóa 1 số những dữ liệu quan trọng và đồng thời điều này trong vài ngày, vài giờ hoặc vài tuần không được thông báo, thì khi đó 1 tập hợp những bản back-up tốt sẽ đảm bảo rằng bạn vẫn hoàn toàn có thể truy xuất những file này. [caption id="attachment_21610" align="aligncenter" width="771"] RAID có thể thay thế hoàn toàn cho back-up?[/caption] Qua bài viết trên FPT Cloud đã cung cấp đầy đủ những thông tin chi tiết nhất về RAID là gì cho các bạn đọc giả. Theo đó có thể thấy rằng toàn bộ những cấp độ RAID trừ RAID 0 hiện tại đều có khả năng bảo vệ khỏi lỗi drive. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại RAID trên thị trường hiện nay.

SWAP RAM là gì? Điều cần biết trước khi sử dụng SWAP (RAM ảo)

10:05 22/11/2024
SWAP RAM là thiết bị ảo được sử dụng nhằm mục đích tăng dung lượng bộ nhớ đệm. Việc cài đặt trên hệ điều hành Linux còn hỗ trợ tăng độ an toàn của máy chủ vật lý. Trong bài viết dưới đây của FPT Cloud, bạn sẽ biết nhiều hơn về lý do nên sử dụng SWAP (RAM ảo). Bên cạnh đó là những kiến thức cần lưu ý khi quyết định cài đặt vào máy tính. >>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ thuê máy chủ vật lý chất lượng tại FPT CLOUD 1. SWAP RAM là gì? SWAP hay được mọi người gọi với tên thông dụng khác là RAM ảo. Mục đích sử dụng để hỗ trợ lưu trữ dữ liệu khi bộ nhớ vật lý đã đầy. Đôi khi, thiết bị cũng được dùng song song nhằm tăng dung lượng bộ nhớ đệm. Các hệ điều hành thích hợp để tích hợp SWAP RAM là Linux, Ubuntu hoặc CentOS. Tuy nhiên, tốc độ ghi nhận sẽ chậm hơn nhiều so với loại ổ cứng vật lý. [caption id="attachment_29229" align="aligncenter" width="800"] SWAP được sử dụng để hỗ trợ lưu trữ cho bộ nhớ vật lý trong máy tính[/caption] 2. Tại sao và khi nào nên sử dụng SWAP (RAM ảo)? Như trong phần trên đã đề cập, ổ này sử dụng khi RAM đã hết không gian trống lưu trữ. Theo đó, SWAP sẽ hạn chế sự cố liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin. Điều này đặc biệt phát huy tác dụng trên hệ điều hành Linux. [caption id="attachment_29232" align="aligncenter" width="800"] Hệ điều hành Ubuntu yêu cầu thêm SWAP cho chế độ ngủ đông[/caption] Thực tế sẽ rất khó để bạn ghi nhớ và kiểm soát chính xác tình trạng ổ cứng. Vì thế, khi đầy RAM hay điều gì đó khó dự đoán xảy ra, SWAP sẽ phát huy tác dụng. Công cụ ảo này làm nhiệm vụ duy trì tất cả hoạt động bình thường. Mặc dù, một điều phải thừa nhận là tốc độ xử lý có phần chậm hơn. Thế nhưng, phương án này vẫn tốt hơn là gián đoạn hệ thống khiến thông tin rò rỉ. SWAP RAM rất quan trọng với các hệ điều hành phổ biến hiện nay. Cụ thể hơn, các trường hợp nên tận dụng triệt để ổ lưu trữ ảo bao gồm: Dùng phần mềm yêu cầu hệ thống có hỗ trợ SWAP trong phần cài đặt, ví dụ như là Oracle. Sử dụng khi muốn bộ máy hoạt động ổn định hơn. Điều này đặc biệt cần thiết với hệ thống không có quá nhiều dung lượng RAM. Nếu đang dùng Ubuntu, hệ điều hành này sẽ yêu cầu SWAP cho chế độ ngủ đông. Qua đó, bạn thấy rằng có trường hợp bắt buộc dùng hoặc nên tận dụng. Điều này đều hướng đều mục đích duy trì tình trạng vận hành ổn định, bảo mật thông tin. >>> Xem thêm: Genymotion là gì? Hướng dẫn cài đặt cài trình giả lập Genymotion 3. Loại ổ cứng dùng SWAP RAM hiệu quả SWAP được lấy, đổi từ ổ cứng – nghĩa là sẽ chiếm đúng phần dung lượng trong ổ tương đương. Chẳng hạn, bạn đang có thiết bị lưu trữ dung lượng là 500GB và chọn RAM ảo 10GB. [caption id="attachment_29234" align="aligncenter" width="800"] Bạn nên tích hợp SWAP vào ổ cứng SSD để đảm bảo tính ổn định[/caption] Điều này nghĩa là ổ cứng vật lý chỉ còn có thể sử dụng tối đa 40GB. Vì vậy, khi dùng SWAP RAM, bạn nên chọn ổ cứng với tốc độ đọc, ghi nhanh. Nếu sử dụng các loại xử lý chậm sẽ làm mất đi tác dụng của SWAP. Thậm chí, hệ thống còn rơi vào tình trạng bị nghẽn. Hiện nay, cách được áp dụng nhiều nhất là dùng 1 ổ SSD riêng hoặc một phần dung lượng SSD làm SWAP RAM. Bởi lẽ, thiết bị ổ cứng này chiếm ưu thế về tốc độ đọc, ghi hơn hẳn so với ổ HDD truyền thống. 4. Kích thước SWAP là bao nhiêu? Nhìn chung, cài đặt SWAP là biện pháp dự phòng ghi hết RAM bất ngờ. Vì thế, bạn chỉ nên dành cho thiết bị ảo này số dung lượng bằng một nửa khả năng lưu của ổ vật lý. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là SWAP RAM có tốc độ xử lý chậm. Vì thế, nếu VPS hoặc Server của bạn đang lạm dụng quá nhiều, đó là dấu hiệu cảnh bảo cần nâng cấp RAM tức thì. Ngoài ra, khả năng đọc ghi cũng là yếu tố giảm hiệu năng, phí phạm tài nguyên. >>> Xem thêm: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server 5. Tần suất thực hiện SWAP lý tưởng Trên hệ điều hành Linux, bạn có thể thiết lập tần suất theo ý muốn của mình. Giá trị dao động trong khoảng từ 0 – 100. Giả sử, bạn set mức SWAP RAM thấp, hệ thống sẽ hiếm khi thực hiện Swapping. [caption id="attachment_29238" align="aligncenter" width="800"] Thiết lập giá trị Swapping, bạn cần dựa trên độ mạnh mẽ của ổ cứng vật lý[/caption] Điều này chỉ diễn ra khi bộ nhớ trên RAM vật lý còn rất ít. Trái lại, nếu đặt giá trị SWAP RAM cao, bộ máy thực hiện Swapping thường xuyên hơn dù ổ cứng còn nhiều dung lượng. Vì thế, để trả lời tần suất lý tưởng cho mọi trường hợp là bao nhiêu sẽ không có con số chính xác. Đối với máy chủ sử dụng ổ SSD gắn trực tiếp vào Server, tốc độ xử lý khá tốt. Bạn có thể set giá trị từ khoảng 20–60. Nếu là máy ảo, tốc độ ổ cứng được share cho nhiều thiết bị khác, Việc sử dụng dung lượng của SWAP RAM không đạt hiệu quả tốt. Vì thế, bạn chỉ nên thiết lập tần suất thấp khoảng 0–10. Tuy nhiên, dù là trường hợp nào, bạn cũng không được lạm dụng SWAP RAM. Đây chỉ được xem như phương án dự phòng khi bộ nhớ không đủ đáp ứng nữa. Cách khắc phục triệt để vẫn là nâng cấp hệ thống lưu trữ cho máy tính. Những bài viết liên quan: Apache là gì? Hướng dẫn cách cài đặt Apache chi tiết từ a-z VMware Workstation là gì? Thông tin mới nhất về VMware Workstation Public Cloud là gì? Phân biệt Public Cloud & Private Cloud từ A – Z Linux Mint là gì? Nên sử dụng Linux Mint hay Ubuntu? Trên đây là những điều bạn cần biết để phân bổ, lưu trữ dữ liệu khoa học. Ứng dụng khi cần thiết sẽ giúp thông tin không bị rò rỉ hay vận hành gián đoạn. Mặt khác, nếu dùng thiết bị ảo quá mức dễ dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất. Vì thế, bạn cần nắm rõ đặc trưng của SWAP RAM và khai thác đúng cách.

Docker là gì? Tìm hiểu cách hoạt động và cài đặt Docker

17:11 21/11/2024
Docker là gì? Đây là công cụ giúp lập trình viên đóng gói và triển khai ứng dụng một cách đơn giản, nhanh chóng và đồng nhất các môi trường trên nhiều server khác nhau. Đặc biệt trong các dự án phần mềm có nhiều thành phần và yêu cầu tính linh hoạt, hiệu suất cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm Docker, cách hoạt động và hướng dẫn cài đặt chi tiết nhé.  Docker là gì? Docker là một dự án mã nguồn mở hỗ trợ triển khai tự động các ứng dụng trên hệ điều hành Linux và Windows vào các container ảo hóa. Docker tạo ra một lớp trừu tượng cho phép ảo hóa hệ thống dựa trên Linux, từ đó hỗ trợ việc xây dựng (build), triển khai (deploy) và vận hành (run) ứng dụng dễ dàng, ổn định và nhất quán các môi trường trên nhiều Server khác nhau. [caption id="attachment_63290" align="aligncenter" width="800"] Docker là gì?[/caption] Lịch sử hình thành Docker Docker được tạo ra bởi Solomon Hykes vào năm 2013 khi ông đang làm việc tại công ty dotCloud ở Pháp. Ban đầu đầu đây chỉ là dự án nội bộ giải quyết vấn đề triển khai ứng dụng nhanh chóng và nhất quán giữa các môi trường.  13/3/2013: Khi nhận thấy tiềm năng to lớn ông đã quyết định chia sẻ công cụ này dạng mã nguồn mở. Docker nhanh chóng được chia sẻ và lan rộng trong cộng đồng lập trình, trở thành một trong top 20 những dự án nổi bật trên GitHub chỉ sau vài năm ra mắt với 6.800 fork và 11.00 lập trình viên. 2/2016: Docker được giới thiệu sản phẩm thương mại đầu tiên với tên gọi là Docker Enterprise Edition. Hiện nay, cộng đồng mã nguồn mở Docker bao gồm: Hơn 3.300 người đóng góp; hơn 43.000 lượt gắn sao; hơn 12.000 nhánh (forks). [caption id="attachment_63289" align="aligncenter" width="800"] Lịch sử hình thành Docker[/caption] Docker Container là gì? Tương tự như Kubernetes, Container là những gói phần mềm nhỏ gọn giúp đóng gói đầy đủ mọi thành phần cần thiết của ứng dụng như thư viện, mã nguồn và công cụ đồng nhất và chạy ổn định trên mọi môi trường. Dù cho cấu hình hay cài đặt của máy tính chạy trên Linux khác với máy được sử dụng viết code ban đầu thì ứng dụng vẫn có thể hoạt động bình thường. Ưu điểm của Docker [caption id="attachment_63287" align="aligncenter" width="800"] Ưu điểm của Docker[/caption] Docker sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật mang đến lợi ích vượt trội giúp đơn giản hóa việc phát triển và vận hành ứng dụng. Dự án mã nguồn mở này trở thành công cụ không thể thiếu trong thế giới công nghệ hiện đại: Tốc độ: Bạn có thể tạo và chạy container chỉ với vài giây bởi Docker container rất nhẹ và khởi tạo cực nhanh. Từ đó giúp đẩy nhanh quá trình phát triển và thử nghiệm phần mềm. Hiệu suất cao: Các container chia sẻ chung hệ điều hành Kernel nên sẽ giảm thiểu tài nguyên, tăng hiệu suất hơn khi sử dụng so với các máy ảo truyền thống trước đây là VMs. Tiết kiệm chi phí: Do sử dụng tài nguyên ít hơn, hiệu quả hơn và khởi tạo nhanh nên Docker giúp giảm thiểu chi phí hạ tầng đáng kể. Tính ứng dụng dễ dàng: Docker cho phép lập trình viên và quản trị viên hệ thống sử dụng dễ dàng, đóng gói ứng dụng trên máy tính cá nhân và chạy trên nhiều môi trường khác nhau. Môi trường mở rộng: Docker hỗ trợ chia nhỏ ứng dụng thành nhiều container riêng biệt với mỗi container chứa database, cache, ứng dụng. Sau đó Docker liên kết các container này lại tạo thành một ứng dụng giúp dễ dàng mở rộng, nâng cấp hoặc thay thế từng thành phần. Quản lý các phụ thuộc ứng dụng dễ dàng: Docker đảm bảo không có lỗi hay các xung đột phiên bản với nhau và chạy cực kỳ ổn định trên mọi môi trường. Cách hoạt động của Docker [caption id="attachment_63288" align="aligncenter" width="800"] Cách hoạt động của Docker[/caption] Quy trình Docker hoạt động được chia thành 3 bước chính từ lúc Build đến Push và Pull, Run ứng dụng:  Build Dockerfile Bạn cần tạo một tệp Dockerfile chính là code đã viết phần mềm. Sau đó, sử dụng máy tính đã cài đặt Docker Engine để Build Dockerfile. Kết quả sau khi Build ta có được Container chứa ứng dụng kèm bộ thư viện. Push Container Bước tiếp theo chúng ta Push Container đã Build này lên Cloud và lưu lại. Việc này giúp bạn lưu trữ và chia sẻ container dễ dàng hơn, đặc biệt là các dự án nhóm. Pull, Run Container Nếu như máy tính khác mà muốn sử dụng Container đã build này thì bạn cần thực hiện Pull Container này về máy tính đã được cài Docker Engine. Tiếp đến thực hiện Run Container bằng lệnh docker run là có thể khởi chạy ứng dụng với đầy đủ môi trường như ban đầu nhanh chóng, ổn định và đồng nhất. Hướng dẫn cài đặt Docker [caption id="attachment_63286" align="aligncenter" width="800"] Hướng dẫn cài đặt Docker[/caption] Việc cài đặt Docker khá đơn giản bởi công cụ này đã cung cấp bộ cài đặt riêng cho từng nền tảng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cài đặt Docker trên các hệ điều hành phổ biến như Windows, MacOS, Linux. Cài đặt Docker trên Windows Bước 1: Truy cập https://docs.docker.com/desktop/ Bước 2: Chọn Install Docker Desktop on Windows. [caption id="attachment_63285" align="aligncenter" width="800"] Cài đặt Docker trên Windows[/caption] Bước 3: Nhấn đúp vào file Docker Desktop Installer.exe đã tải về và cài đặt. Mặc định Docker sẽ được cài tại C:\Program Files\Docker\Docker. Bước 4: Nếu máy tính hỗ trợ cả WSL 2 và Hyper-V thì bạn nên chọn WSL 2 vì hiệu suất tốt hơn. Nếu không cho phép tùy chọn thì Docker sẽ tự động chọn Hyper - V. [caption id="attachment_63284" align="aligncenter" width="800"] Tùy chọn WSL 2 hoặc Hyper-V[/caption] Bước 5: Tiếp tục làm theo các hướng dẫn để hoàn tất cài đặt. Cài đặt Docker trên MacOS Bước 1: Truy cập https://docs.docker.com/desktop/ Bước 2: Chọn Install Docker Desktop on Mac. [caption id="attachment_63283" align="aligncenter" width="800"] Cài đặt Docker trên MacOS[/caption] Bước 3: Nhấn đúp vào file Docker.dmg đã tải và kéo biểu tượng Docker vào thư mục Applications để tiến hành cài đặt. Docker mặc định sẽ được lưu trong /Applications/Docker.app. [caption id="attachment_63282" align="aligncenter" width="800"] Kéo biểu tượng Docker vào thư mục Applications[/caption] Cài đặt Docker trên Linux Bước 1: Truy cập https://docs.docker.com/desktop/ Bước 2: Chọn Install Docker Desktop on Linux. Bước 3: Tải gói cài đặt phù hợp với bản phân phối Linux của bạn (Ubuntu, Fedora, Debian,...). Sau đó làm theo hướng dẫn cài đặt trên trang chính thức. Bước 4: Sau khi cài đặt xong khởi động Docker và kiểm tra trạng thái bằng lệnh sudo systemctl status docker đảm bảo Docker đang hoạt động. [caption id="attachment_63291" align="aligncenter" width="800"] Cài đặt Docker trên Linux[/caption] Để kiểm tra Docker đã cài đặt thành công hay chưa bạn cần mở command line và gõ lần lượt các câu lệnh: $ docker version Lệnh này hiển thị thông tin phiên bản Docker đã cài đặt. $ docker info Lệnh này cung cấp thông tin chi tiết về Docker Engine và cấu hình hiện tại. $ docker run hello-world Lệnh này sẽ tải về và chạy một container thử nghiệm nếu Docker hoạt động đúng sẽ thông báo chào mừng thành công. Một số khái niệm liên quan đến Docker [caption id="attachment_63281" align="aligncenter" width="800"] Một số khái niệm cần nắm về Docker[/caption] Để hiểu rõ được cách hoạt động Docker và ứng dụng trong thực tế hiệu quả hơn bạn cần nắm được một số các khái niệm dưới đây: Docker Engine: Thành phần cốt lõi của Docker giúp xây dựng, chạy và quản lý các container, đảm bảo tính nhất quán giữa các môi trường trên những server khác nhau. Docker Client: Công cụ kết nối người dùng với Docker Host sử dụng dòng lệnh CLI. Docker Daemon: Là tiến trình chạy ngầm tiếp nhận và xử lý các yêu cầu từ Docker Client. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý container, network, image và volumes thông qua REST API. Dockerfile: Là một tập tin hướng dẫn, mô tả cách để xây dựng một Docker Image như cài đặt gói, thiết lập môi trường, copy file,... Image: Là nền tảng quan trọng dùng để tạo Container. Container: Là một phiên bản đang hoạt động của Docker Image. Nó có thể được tạo, khởi động, dừng, xóa hoặc nhân bản thông qua API hoặc Docker CLI. Docker Volumes: Là phần dữ liệu được tạo ra khi chúng ta khởi tạo một container. Nó hoạt động theo cơ chế dữ liệu ngoài container nên giúp lưu giữ lại dữ liệu ngay cả khi container bị xóa hoặc khởi động lại. Docker Networking: Công cụ cho phép kết nối các container với nhau trên 1 host hoặc nhiều host. Docker Hub: Là kho lưu trữ hình ảnh Docker trực tuyến. Tại đây bạn có thể tìm kiếm, tải về hoặc đẩy lên các Docker Image nhanh chóng. Docker Repository: Là tập hợp các phiên bản khác Tag nhau của một Docker Image. Ví dụ như node:16-alpine, node:18. Docker Compose: Công cụ này có sẵn khi cài Docker cho phép chạy nhiều container cùng lúc và định nghĩa cấu hình các container thông qua các lệnh được viết trong file docker-compose.yml. Docker Services: Công cụ giúp quản lý nhiều container giống nhau trong Swarm. Định nghĩa cách chạy (image, port, số lượng bản sao container) và tự phục hồi khi có lỗi. Docker Swarm: Công cụ tích hợp giúp triển khai và quản lý cụm container trên nhiều node nhằm đảm bảo hiệu suất cao. Một số câu lệnh cơ bản trong Docker Dưới đây là một số câu lệnh Docker cơ bản mà bạn sẽ thường xuyên sử dụng khi làm việc, giúp bạn thao tác hiệu quả và vận hành ứng dụng bằng Docker dễ dàng, nhanh chóng: Câu lệnh Docker Chức năng $ docker ps –a Liệt kê tất cả container (kể cả đã dừng) $ docker image/container ls Liệt kê danh sách image / container đang hoạt động $ docker run –name <tên container> <tên image> Tạo container từ image, đặt tên cụ thể $ docker run -d <tên image> Tạo container chạy ngầm (background) $ docker stop <tên container> Dừng 1 container $ docker start <tên container> Khởi động container đã bị tạm dừng $ docker logs <tên container> Xem log container $ docker pull <tên image> Tải image từ Docker Hub $ docker build -t <tên container> . Build image từ Dockerfile $ docker image rm $(docker images –a –q) Xóa tất cả image $ docker stop $(docker ps –a –q) Dừng tất cả container $ docker rm $(docker ps –a –q) Xóa tất cả container   Docker giúp đơn giản hóa việc xây dựng và vận hành ứng dụng công nghệ Container. Hy vọng với những chia sẻ của FPT Cloud về khái niệm Docker là gì và tất cả các kiến thức liên quan đến Docker đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ ngay với FPT Cloud để được tư vấn và trải nghiệm nhé.

Dịch vụ cho thuê Cloud Server Windows uy tín nhất hiện nay

15:21 21/11/2024
Khác với dịch vụ Cloud server, dịch vụ Cloud Server Windows hiện nay vẫn còn quá xa lại với nhiều người. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm liên quan đến dịch vụ Cloud Server trên hệ điều hành Windows để biết được lý do tại sao dịch vụ này được ưa chuộng sử dụng, và các dịch vụ cho thuê đối với dịch vụ này nhé! 1. Cloud Server Windows là gì? Cloud Server Windows được biết đến là dịch vụ cho thuê vps (thuê máy chủ ảo), trên nền tảng điện toán đám mây sẽ được ảo hóa, được sử dụng trong hệ điều hành Windows. Dịch vụ này được sử dụng trên nhiều phiên bản khác nhau của windows, đây được xem là cách để bảo vệ, lưu trữ dữ liệu và hoàn toàn có thể truy cập dữ liệu ở khắp mọi nơi. >> Đọc thêm: Object Storage là gì? Tính năng chính và Trường hợp ứng dụng của Lưu trữ hướng đối tượng 2. Đặc điểm nổi bật của windows cloud server Ngày nay, windows cloud server được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Lý do không chỉ đến từ những chức năng tuyệt vời mà dịch vụ mang lại mà dịch vụ này còn mang đến cho người sử dụng những ưu điểm vô cùng nổi bật, có thể kể đến như sau: Về nguồn mở, hệ điều hành windows hỗ trợ tốt hơn so với hệ điều hành Linux. Tuy nhiên, windows phải chịu một khoản chi phí cao hơn do phải chi trả chi phí dịch vụ. Sử dụng dịch vụ này, các sản phẩm liên quan đến hệ điều hành Microsoft dễ dàng triển khai hơn. Dịch vụ  Windows Cloud Server mang đến cho người sử dụng những ứng dụng độc quyền với độ bảo mật cao, bên cạnh đó còn có nhiều tính năng sử dụng hơn so với hệ điều hành Linux. Windows được biết đến là giải pháp máy chủ hoàn chỉnh với sự thiết lập nhanh chóng. Nhờ đó mà người dùng hoàn toàn có thể truy cập từ xa bằng giao diện đồ họa trực quan. Dễ dàng cài đặt trình quản lý và được hỗ trợ tốt. [caption id="attachment_16456" align="aligncenter" width="771"] Những đặc điểm nổi bật có tại cloud server trên hệ điều hành windows[/caption]   3. So sánh giữa Cloud Server Windows và Linux Cloud Server Hiện nay, dịch vụ cho thuê server cloud trên Windows và Linux là hai dịch vụ phổ biến, được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Vậy hai dịch vụ có điểm giống nhau và có sự khác biệt như thế nào? 3.1 Giống nhau giữa dịch vụ cho thuê Cloud Server Windows & Linux Đây là hai dịch vụ đều sử dụng một hệ thống máy chủ được phát triển dựa trên nền tảng cloud, hay còn gọi là công nghệ điện toán đám mây, là hai hệ điều hành khá phổ biến với người dùng hiện nay. Hai dịch vụ này đều phục vụ người dùng một số chức năng như lưu trữ hosting, truy vấn dữ liệu,...   3.2 Sự khác nhau giữa dịch vụ thuê máy chủ cloud windows và Linux Server Cloud Sau đây là điểm khác nhau giữa Cloud Server trên hai hệ điều hành Windows và Linux. Tiêu chí so sánh Hệ điều hành Windows Hệ điều hành Linux Chi phí Sử dụng hệ điều hành khép kín.Không cho phép người dùng tùy biến nhiều.Chi phí cao hơn. Sử dụng hệ thống mã nguồn mở.Được tối ưu hóa cho cộng đồng.Tiết kiệm chi phí, an toàn, hoàn toàn có thể mở rộng. Hệ điều hành Được phát triển dựa trên hệ điều hành Windows. Được viết bằng các ngôn ngữ như ASP, ASP.net.Các web sẽ chạy mượt mà hơn trên hệ điều hành windows. Phát triển dựa trên hệ điều hành Linux.Được viết bằng các ngôn ngữ như HP, Python, Mysql và XML. Khả năng bảo mật Phải chờ đợi các phiên bản nâng cấp tiếp theo. Hệ điều hành mở, do đó có thể nhanh chóng truy cập các bản vá bởi người dùng cộng động. Khả năng chuyển đổi Windows không hỗ trợ chuyển đổi hệ điều hành, việc chuyển đổi khó khăn hơn. Dễ dàng chuyển đổi sang hệ điều hành Windows. [caption id="attachment_16466" align="aligncenter" width="771"] Sự khác biệt giữa cloud server windows với linux[/caption] >>> Xem thêm: XAMPP là gì? Hướng dẫn tải, cài đặt và sử dụng phần mềm XAMPP trên Windows & Linux 4. Bảng giá thuê Cloud Server Windows Hiện nay, các dịch vụ cho thuê cloud server windows đã trở nên phổ biến và được hỗ trợ bởi nhiều nhà mạng khác nhau. Dưới đây là bảng giá cho thuê cloud server windows tham khảo: Tài nguyên Dung lượng Vùng Chi phí theo giờ Chi phí theo tháng vCPU 1 HN và HCM 232 VND 150.000 VND RAM 1 ( GB) HN và HCM 248 VND 160.000 VND >>> Xem thêm: Top 12 dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây uy tín, bảo mật nhất 5. Tại sao nên chọn dịch vụ cho thuê Cloud Server Windows FPT Cloud? Hiện nay, có rất nhiều nhà mạng cung cấp dịch vụ cho thuê cloud server windows, trong đó FPT Cloud là nhà mạng được nhiều người lựa chọn để thuê dịch vụ nhất. Tại sao nhiều người lại lựa chọn FPT Cloud như vậy, chúng ta hãy cùng hiểu một vài thông tin về FPT Cloud nhé! 5.1 Giới thiệu FPT Cloud FPT Cloud, được viết tắt là FCI là một thành viên của tập đoàn FPT. Tại FCI cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây số một tại Việt Nam.  FCI được thành lập với mong muốn mang đến sứ mệnh phát triển một nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dịch vụ lưu trữ đám mây vươn tầm thế giới, với mong muốn tạo ra bước đột phá trong hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, FCI cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, trong đó cho thuê cloud server là một trong những dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng nhất tại FCI. [caption id="attachment_16470" align="aligncenter" width="771"] Tại sao doanh nghiệp nên chọn FPT Cloud cho dịch vụ thuê máy chủ cloud?[/caption] 5.2 Lợi ích khi thuê Cloud Server Windows Cloud Server là dịch vụ thuê máy chủ đám mây cho phép người dùng khai thác tối đa tài nguyên, bên cạnh đó còn chia sẻ thông tin và dữ liệu website của bạn đến với tất cả người dùng có kết nối internet. Nếu bạn không sử dụng dịch vụ này, ngoài việc truy cập và sử dụng website của chính bạn, bạn không thể làm điều gì khác. Do đó, đây là dịch vụ mà bạn cần thiết phải dùng khi sử dụng website, đặc biệt là các website phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, kinh doanh. Vậy khi thuê Cloud Server sẽ có những lợi ích gì? Sẵn sàng cao: Có hạ tầng ảo hóa đến từ các nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới như VMware, Cisco, Netapp, IBM,... mang đến cho bạn một cloud ổn định, mạnh mẽ. Dịch vụ backup dữ liệu: Với hệ thống lưu trữ dual controller SAN cùng với cơ chế sao lưu hàng ngày tại hai điểm onsite và offsite, nhờ đó mà dữ liệu luôn đảm bảo sẵn sàng và liên tục. Hệ điều hành mẫu đa dạng: Cloud Server của FPT tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau. Linh hoạt: Theo nhu cầu sử dụng thực tế của bạn để có thể chủ động lựa chọn cấu hình và sử dụng tài nguyên. Quản lý dễ dàng: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Có thể quản lý thông qua nhiều hình thức như cổng website, các giao thức API hay thông qua các ứng dụng di động. Cơ sở hạ tầng hiện đại: Cloud server của FPT sử dụng máy chủ mạnh nhất, hiện đại nhất cùng với khả năng cung cấp và dữ liệu lưu trữ cao. Cloud Server Windows mang đến giải pháp lưu trữ và vận hành mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp. Với hiệu năng ổn định, bảo mật cao và khả năng mở rộng linh hoạt, đây là lựa chọn lý tưởng cho các hệ thống hoạt động trên nền tảng Windows. Hy vọng bài viết FPT Cloud đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Cloud Server Windows và những lợi ích vượt trội mà nó mang lại!

Hướng dẫn cách cài đặt Ubuntu đơn giản, nhanh chóng từ A – Z

11:11 21/11/2024
Cài đặt Ubuntu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ubuntu là hệ điều hành dưới dạng một mã nguồn mở được rất nhiều developer sử dụng. Vậy làm thế nào để tải và cài đặt hệ điều hành này thành công? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách cài Ubuntu qua bài viết dưới đây của FPT Cloud. 1. Các cách cài đặt Ubuntu phổ biến Ubuntu là hệ điều hành hoàn toàn miễn phí. Người dùng có thể dễ dàng cài đặt Ubuntu và sử dụng hệ điều hành này để chạy nhiều ứng dụng trên windows. Đồng thời, Ubuntu cũng có rất nhiều cách cài đặt khác nhau. 1.1 4 cách cài đặt Ubuntu Hiện nay, để cài đặt Ubuntu, người dùng có thể thực hiện nhiều cách khác nhau. Trong đó, 4 cách thường được các developer lựa chọn và áp dụng phổ biến nhất bao gồm:  Cách 1: Cài đặt Ubuntu bên trong Virtualbox của Windows: đây là cách cài đặt Ubuntu thông qua một hệ thống ảo. Bạn có thể sử dụng Ubuntu mà không cần thay đổi hệ điều hành đang sử dụng. Ngoài VirtualBox, các developer cũng thường ưu tiên sử dụng máy chủ ảo hoặc lựa chọn cho thuê cloud VPS để thử nghiệm nhiều bản phân phối Linux mà không ảnh hưởng tới hệ điều hành chính. Cách 2: Sử dụng tính năng Bash trên Windows để cài Ubuntu trong Windows: cách cài đặt Ubuntu này áp dụng với Windows 10. Đây là một tính năng mở rộng giúp việc cài đặt Ubuntu của người dùng Windows dễ dàng và thuận tiện hơn. Cách 3: Sử dụng Dual Boot Ubuntu với Windows: đây là cách cài đặt để sử dụng Ubuntu song song với Windows. Bạn nên áp dụng cách cài đặt này cho các hệ điều hành Windows 7 và 8. Các hệ điều hành sẽ được sử dụng độc lập nên không ảnh hưởng tới nhau trong quá trình sử dụng.  Cách 4: Thay thế windows bằng Ubuntu bằng cách xóa hoàn toàn khỏi hệ thống: Đây là cách cài đặt được nhiều người áp dụng nhất khi lựa chọn sử dụng Ubuntu. Khi áp dụng cách cài đặt này, bạn cần chuẩn bị các công cụ sao lưu để tránh tình trạng mất các dữ liệu quan trọng. [caption id="attachment_16300" align="aligncenter" width="771"] Có 4 cách cài đặt Ubuntu phổ biến nhất hiện nay[/caption] 1.2 Cách cài đặt Ubuntu phổ biến nhất Cách cài đặt Ubuntu  nào phổ biến nhất, được nhiều developers lựa chọn sử dụng nhất? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong 4 cách cài đặt, sử dụng cách 4 là được đánh giá là cách hiệu quả, phổ biến nhất. Vì khi thay thế windows bằng Ubuntu, bạn sẽ không cần lo lắng đến việc tạo phân vùng. Sau khi thành công tải Ubuntu, phân vùng EPS và UEFI sẽ được tạo ra và bạn không cần tạo thêm phân vùng nào khác nữa. Trong quá trình cài đặt và sử dụng, Ubuntu sẽ sử dụng phần còn trống của ổ đĩa. Từ đó tạo ra một vùng Root khoảng 2 GB. Vì thế, với cách 4, bạn không cần tạo ra một phân vùng riêng biệt. Trong trường hợp cần tạo vùng swap, bạn có thể tăng kích thước của Swapfile một cách dễ dàng. [caption id="attachment_16272" align="aligncenter" width="771"] Cách cài đặt Ubuntu phổ biến nhất là cách thay thế Windows bằng Ubuntu[/caption] Phân vùng Root của Ubuntu chứa các thư mục khởi động. Đồng thời, thư mục này cũng có các tệp liên quan tới grub. Phân vùng này cũng có vai trò cực kỳ quan trọng khi chứa các thư mục chính và được sử dụng để lưu trữ các file của người dùng. Chẳng hạn như File tài liệu, clip hay các hình ảnh.  Cách cài đặt Ubuntu thứ 4 phù hợp với những người muốn sử dụng duy nhất 01 bản phân phối, được phân phối bởi Linux. Nếu không muốn phải chuyển đổi các bản phân phối hoặc bản đang sử dụng có thông tin quan trọng, bạn nên lựa chọn cách thay thế windows bằng Ubuntu. Với nhu cầu triển khai Ubuntu phục vụ chạy ứng dụng thực tế, nhiều doanh nghiệp còn ưu tiên chọn dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý để đảm bảo hiệu năng ổn định và toàn quyền kiểm soát hạ tầng. >>> Xem thêm: Firebase là gì? Ưu nhược điểm & Các dịch vụ của Firebase 2. Chuẩn bị trước khi cài đặt Ubuntu Để cài đặt Ubuntu thành công, trước khi cài đặt, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các công cụ sau: 1 USB có dung lượng tối thiểu là 4GB. Nếu không có USB, bạn có thể thay bằng đĩa DVD có dung lượng tương đương. Máy tính có kết nối internet. Bạn sẽ cần sử dụng internet để tải Ubuntu và công cụ để tạo USB trực tiếp. Sau khi đã tải thành công, bạn có thể cài đặt Ubuntu mà không cần có kết nối mạng. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm 1 USB ngoài để khi cần thiết có thể sao lưu các dữ liệu quan trọng hiện có.  Ngoài ra, để cài Ubuntu GNOMe mặc định, bạn cần chuẩn bị một hệ thống: Có bộ xử lý lõi kép tối thiểu 2GHz Có dung lượng tối thiểu 4GB.  Ổ cứng còn trống dung lượng, tối thiểu 25GB.  Trước khi cài đặt, bạn cần lưu ý, sau khi cài đặt Ubuntu, mọi dữ liệu hiện có ở hệ điều hành sẽ bị xóa hoàn toàn. Đồng thời, hệ điều hành đang sử dụng cũng sẽ bị xóa toàn bộ. Vì thế, bạn cần chuẩn bị phương án lưu trữ thông tin, các tệp, tài liệu, hình ảnh. Bạn có thể lưu trữ trên USB hoặc lưu trữ trực tuyến trên Cloud.  Hiện nay, lưu trữ dữ liệu trên cloud đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Việc lưu trữ online giúp bạn tiết kiệm không gian lưu trữ và thuận tiện hơn trong việc sử dụng.  3. Hướng dẫn cài đặt Ubuntu chi tiết, nhanh chóng Ubuntu là một hệ điều hành cực kỳ thông dụng. Đặc biệt là với các developer, những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ubuntu thường xuyên cập nhật các phiên bản mới nhằm mục tiêu đem tới cho người dùng những trải nghiệm ấn tượng nhất. [caption id="attachment_16308" align="aligncenter" width="771"] Để cài đặt Ubuntu thành công, trước khi cài đặt, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các công cụ[/caption] Cách cài đặt Ubuntu rất đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng hướng dẫn cài đặt Ubuntu với 4 bước dưới đây: 3.1 Bước 1: Download Ubuntu Bước đầu tiên cần thực hiện trong việc cài đặt Ubuntu đó là download hệ điều hành này. Bạn nên tải Ubuntu ở dạng IOS. Kích thước của Ubuntu ở dạng ISO vào khoảng 2GB. Sau khi download về máy tính, bạn sẽ thấy một tệp ISO cơ bản gồm 1 ổ đĩa được minh họa dưới dạng hình ảnh. Bạn cần tiến hành giải nén tệp ISO. Bạn có thể giải nén ISO trên USB hoặc DVD đã được chuẩn bị từ trước.  3.2 Bước 2: Tạo USB Live Sau khi đã giải nén thành công, bạn đã có một file Ubuntu trong máy. Lúc này, để cài đặt Ubuntu, bạn cần tạo một USB live của hệ điều hành này. USB live là ứng dụng cho phép bạn root Ubuntu từ USB vào máy tính. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng kiểm tra mà không cần cài đặt Ubuntu trên hệ thống máy tính hiện tại.  Bạn có thể tạo Ubuntu Live qua nhiều công cụ miễn phí. Một số công cụ được nhiều người sử dụng có thể kể tới như: Etcher Rufus Unetbootin Universal USB installer… Người dùng có thể dễ dàng lựa chọn công cụ quen thuộc và phù hợp nhất để tạo một Ubuntu Live. Các Ubuntu Live tương tự sẽ cho phép bạn dễ dàng cài đặt hệ điều hành Ubuntu. Nếu đang có sẵn các bản phân phối của Linux, bạn có thể sử dụng công cụ Etcher. Đây là công cụ hỗ trợ cài đặt Ubuntu cực kỳ phù hợp với các bản phân phối của Linux.  3.3 Bước 3: Boot từ USB trực tiếp Sau khi tạo thành các bản Ubuntu Live, bạn cần cắm USB vào hệ thống. Bạn cần lưu ý để đảm bảo máy tính sử dụng USB/DVD thay vì ổ đĩa cứng có sẵn. Bạn cũng có thể di chuyển USB theo thứ tự khởi động của hệ thống.  Sau khi cắm USB, bạn hãy tiến hành khởi động lại hệ thống của mình để cài đặt Ubuntu. Hãy chờ đợi hệ thống khởi động thành công. Đến khi thấy xuất hiện logo của nhà sản xuất máy tính như Dell, Asus, Acer… bạn tiến hành nhấn F2/F10 hoặc F12 tùy từng dòng máy tính. Tiếp theo truy cập vào màn hình BIOS và hoàn tất việc cài đặt hệ điều hành Ubuntu.  >>> Xem thêm: GitLab là gì? Cách cài đặt, sử dụng GitLab trên các hệ điều hành 3.4 Bước 4: Cài đặt Ubuntu Tại giao diện BIOS, bạn tiến hành cài đặt Boot vào Ubuntu Live. Màn hình sẽ hiện ra các tùy chọn để bạn cài đặt hoặc lựa chọn dùng thử Ubuntu. Nếu muốn dùng thử hệ điều hành này trước khi cài đặt, lựa chọn mục “Try Ubuntu Without installing”. [caption id="attachment_16296" align="aligncenter" width="771"] Chọn Try Ubuntu Without installing để dùng thử[/caption] Chờ khoảng 10 – 20s để truy cập vào Ubuntu. Sau đó nhấn vào icon Ubuntu ở màn hình.  Tùy chọn ngôn ngữ, layout bàn phím sao cho phù hợp nhất. [caption id="attachment_16292" align="aligncenter" width="771"] Chọn ngôn ngữ sử dụng hệ điều hành[/caption] Tiếp theo chọn cài đặt. Bạn nên chọn cài đặt bình thường vì Ubuntu sẽ được tích hợp với một số phần mềm cơ bản như nghe nhạc, chơi game, video… Nếu máy tính có kết nối internet, bạn có thể tải thêm các ứng dụng trong quá trình cài đặt hoặc nếu internet không quá tốt, bạn có thể bỏ qua để quay lại cài đặt trong các lần tiếp theo.  [caption id="attachment_16280" align="aligncenter" width="771"] Chọn continue[/caption] Sau đó chọn Erase disk and install Ubuntu để cài đặt Ubuntu trở thành hiện điều hành duy nhất. [caption id="attachment_16284" align="aligncenter" width="771"] Tiếp theo chọn Install now.[/caption]   [caption id="attachment_16288" align="aligncenter" width="771"] Chọn múi giờ hiện tại.[/caption] Tạo tên đăng nhập, hostname và mật khẩu cho hệ thống của bạn. [caption id="attachment_16304" align="aligncenter" width="771"] Đăng nhập tài khoản và mật khẩu[/caption] Sau đó hệ thống sẽ tự động hiện slide giới thiệu các tính năng của hệ điều hành. Để hoàn tất việc cài đặt, bạn cần khởi động lại hệ thống. [caption id="attachment_16312" align="aligncenter" width="771"] Hệ thống chạy và khởi động lại[/caption] Cuối cùng gỡ bỏ USB và nhấn Enter để kết thúc việc cài đặt. Nếu bạn triển khai Ubuntu để chạy container hoặc môi trường DevOps, đừng quên tìm hiểu Kubernetes (K8S) để quản lý và mở rộng cụm container (cluster cotainer) hiệu quả hơn. Trên đây FPT Cloud đã hướng dẫn chỉ với 4 bước đơn giản, bạn đã tiến hành cài đặt Ubuntu thành công. Đây là hệ điều hành có nhiều ưu điểm nổi trội. Ubuntu sử dụng các mã nguồn tự do, có tính bảo mật cao, chạy được nhiều ứng dụng. Vì thế, bạn cần lưu ý tìm hiểu hướng dẫn cài ubuntu thật kỹ để việc cài đặt hệ điều hành này thành công và việc sử dụng đạt hiệu quả cao nhất nhé.

Kubernetes Là Gì? Chức Năng Và Cơ Chế Hoạt Động Của Kubernetes (K8s)

10:14 21/11/2024
Kubernetes, hay còn được gọi là K8s, đây là một trong những nền tảng quản lý container phổ biến nhất hiện nay. Kubernetes K8s là một hệ thống mã nguồn mở (open source) được ứng dụng trong việc tự động triển khai, mở rộng quy mô và quản lý ứng dụng trong container. Cùng FPT Cloud, tìm hiểu chi tiết về khái niệm, chức năng, cơ chế hoạt động và dịch vụ Kubernetes Engine của chúng tôi! 1. Kubernetes là gì? Kubernetes (K8s hay Kubernetes K8s) là một nền tảng mã nguồn mở, có khả năng di động và mở rộng, dùng để quản lý khối lượng công việc và dịch vụ được đóng gói trong container. K8s hỗ trợ cấu hình khai báo và tự động hóa. Ngoài ra, nền tảng này còn được gọi là công cụ điều phối container (container orchestration engine). [caption id="attachment_63723" align="aligncenter" width="800"] Kubernetes là gì?[/caption]   Thông tin về Kubernetes (K8s) Thuộc tính Giá trị Tác giả ban đầu Google Nhà phát triển Cloud Native Computing Foundation (CNCF) Phiên bản đầu tiên 0.2/Ngày 9 tháng 9 năm 2014 Phiên bản ổn định mới nhất 1.33.2/Ngày 18 tháng 6 năm 2025 Kho mã nguồn github.com/kubernetes/kubernetes Ngôn ngữ lập trình Go Loại phần mềm Phần mềm quản lý cụm (Cluster management software) Giấy phép Apache License 2.0 Website kubernetes.io Các hệ thống cung cấp Kubernetes cài đặt sẵn https://cloud.google.com/container-engine/ https://coreos.com/tectonic/ https://www.openshift.com/ Các sản phẩm dựa trên Kubernetes https://www.openshift.org/ https://deis.com/paas/ http://rancher.com/rancher/ Download Kubernetes cho các HĐH Windows, Linux, Darwin và macOS https://kubernetes.io/vi/releases/download/ Bảng 1: Bảng tổng hợp thông tin về Kubernetes (K8s) 2. Các chức năng của Kubernetes K8s Kubernetes (K8s) bao gồm 10 chức năng chính: Dịch vụ cân bằng tải Điều phối lưu trữ Tự động triển khai và hoàn nguyên Tối ưu hóa phân bổ tài nguyên Tự động phục hồi Quản lý cấu hình và thông tin nhạy cảm Xử lý theo lô Tự động mở rộng ngang Hỗ trợ dual-stack IPv4/IPv6 Thiết kế mở rộng [caption id="attachment_63724" align="aligncenter" width="1000"] Chức năng của Kubernetes (K8s)[/caption]   2.1. Dịch vụ cân bằng tải (Service discovery and load balancing) K8s có thể công khai một container thông qua tên DNS (Domain Name System) hoặc địa chỉ IP riêng. Nếu lưu lượng truy cập cao, Kubernetes K8s có thể cân bằng tải (load balancing) để đảm bảo tính ổn định của hệ thống. 2.2. Điều phối lưu trữ (Storage orchestration) Kubernetes K8S cho phép tự động gắn kết các hệ thống lưu trữ, bao gồm ổ cứng cục bộ (local storage system), các dịch vụ lưu trữ từ nhà cung cấp đám mây công cộng, hoặc hệ thống lưu trữ được triển khai trên cloud server. 2.3. Tự động triển khai và hoàn nguyên (Automated rollouts and rollbacks) Chỉ cần bạn mô tả trạng thái mong muốn của hệ thống. Kubernetes k8s sẽ tự động điều chỉnh trạng thái thực tế thành trạng thái mong muốn theo một tốc độ có thể kiểm soát được. 2.4. Tối ưu hóa phân bổ tài nguyên (Automatic bin packing) Bạn có thể cung cấp cho kubernetes (K8s) một cụm các nodes, đồng thời chỉ định lượng CPU và RAM cho mỗi container. Kubernetes sẽ tự động phân bổ container vào các node để tối ưu tài nguyên cho hệ thống. [caption id="attachment_63725" align="aligncenter" width="1000"] K8 Nodes - Master Node - Worker Node[/caption]   2.5. Tự động phục hồi (Self-healing) Kubernetes tự động khởi động lại các container bị lỗi, thay thế container, loại bỏ những container không phản hồi và chỉ quảng bá container sẵn sàng đến client. [caption id="attachment_63726" align="aligncenter" width="790"] K8s giám sát các container và thực hiện self-healing[/caption] >>> Xem thêm: Phục hồi sau thảm họa là gì? Tầm quan trọng và Kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan) 2.6. Quản lý cấu hình và thông tin nhạy cảm (Secret and configuration management) Kubernetes cho phép bạn lưu trữ và quản lý các thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như mật khẩu, token OAuth và khóa SSH. Bạn có thể triển khai và cập nhật thông tin nhạy cảm và cấu hình ứng dụng mà không cần xây dựng lại image của container, và không làm lộ thông tin trong cấu hình stack của bạn. 2.7. Xử lý theo lô (Batch execution) Ngoài các chức năng trên, Kubernetes có thể quản lý các tác vụ xử lý theo lô và CI (Tích hợp liên tục) của bạn, thay thế các container bị lỗi nếu thật sự cần thiết. 2.8. Tự động mở rộng ngang (Horizontal scaling) K8s cho phép việc tăng hoặc giảm số lượng container thông qua dòng lệnh, giao diện người dùng (UI) hoặc tự động dựa trên mức sử dụng CPU. 2.9. Hỗ trợ dual-stack IPv4/IPv6 (IPv4/IPv6 dual-stack) Cấp phát địa chỉ IPv4 và IPv6 cho Pod và Service. 2.10. Thiết kế mở rộng (Designed for extensibility) Thêm các tính năng vào Kubernetes Cluster của bạn mà không cần thay đổi mã nguồn gốc (upstream). 3. Cơ chế hoạt động của Kubernetes K8s Cách thức hoạt động của Kubernetes dựa trên một cụm máy chủ (cluster) để tự động hóa hoàn toàn việc quản lý các ứng dụng container. K8s sẽ lên lịch chạy container trên các máy trạm (worker nodes) nhằm tối ưu tài nguyên, liên tục theo dõi và tự động phục hồi khi có xảy ra sự cố. Đồng thời, Kubernetes K8s có thể tự mở rộng quy mô theo nhu cầu và quản lý kết nối mạng ổn định, giúp loại bỏ các tác vụ thủ công phức tạp. >> Xem thêm: Máy chủ ảo là gì? Tại sao doanh nghiệp nên thuê VPS? 4. Ưu điểm và Nhược điểm của Kubernetes 4.1. Lợi ích của Kubernetes Khả năng mở rộng linh hoạt: Kubernetes cho phép bạn dễ dàng tăng hoặc giảm số lượng container theo nhu cầu. Nó tự động cân bằng tải để phân phối lưu lượng, đảm bảo hệ thống luôn ổn định. Tự động và linh hoạt: Ứng dụng được đóng gói trong containers có thể chạy nhất quán trên mọi môi trường, từ máy chủ vật lý đến các nền tảng đám mây. Nhờ ưu điểm này của K8s, việc di chuyển ứng dụng trở nên cực kỳ đơn giản. Ngoài ra, Kubernetes còn tự động khởi động, theo dõi và khắc phục sự cố của các container. >> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê server vật lý (máy chủ riêng) của FPT Cloud Sử dụng tài nguyên hiệu quả: K8s phân bổ tài nguyên máy chủ như: CPU, RAM một cách thông minh và linh hoạt, đảm bảo mỗi ứng dụng chỉ dùng đúng phần tài nguyên cần thiết. Nhờ đó, bạn có thể tận dụng tối đa hạ tầng và tiết kiệm chi phí. Triển khai nhanh chóng: K8s chuẩn hóa quy trình đóng gói ứng dụng, tăng tính di động và nhất quán, giúp triển khai nhanh hơn và tiết kiệm công sức. [caption id="attachment_63729" align="aligncenter" width="800"] Kubernetes cho phép dễ dàng tăng giảm số lượng container mà không gián đoạn hệ thống[/caption] >> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê server cloud (máy chủ đám mây) của FPT Cloud 4.2. Nhược điểm cua K8s Kiến trúc phức tạp: Kubernetes bao gồm rất nhiều thành phần và khái niệm trừu tượng, phức tạp (như Pods, Services, Ingress, Deployments). Điều này đòi hỏi cá nhân, doanh nghiệp phải đầu tư thời gian đáng kể để học hỏi và nắm vững cách chúng tương tác với nhau. [caption id="attachment_63728" align="aligncenter" width="1400"] Kiến trúc của Kubernetes K8s[/caption] Khó khăn trong cấu hình và quản lý: Việc thiết lập một cụm kubernetes (kubernetes cluster) từ đầu, cấu hình mạng, lưu trữ và bảo mật là một công việc phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao và có thể gây nhiều khó khăn cho các đội ngũ chưa có kinh nghiệm. Cấu hình mặc định chưa an toàn: Bảo mật không phải là thứ có sẵn trong Kubernetes. Các cấu hình sai (misconfiguration) về quyền truy cập (RBAC), chính sách mạng (Network Policies), hay quản lý bí mật (Secrets) có thể tạo ra những lỗ hổng nghiêm trọng. Rủi ro từ tầng container: An ninh của toàn bộ hệ thống phụ thuộc vào việc bảo mật từng image của container. Nếu các image chứa lỗ hổng hoặc không được cập nhật thường xuyên, chúng có thể trở thành cửa ngõ cho các cuộc tấn công. Tiêu tốn tài nguyên hệ thống: Bản thân Kubernetes cần một lượng tài nguyên CPU, RAM nhất định để chạy các thành phần điều khiển (control plane). Chi phí ẩn này có thể làm tăng tổng chi phí hạ tầng, đặc biệt với các hệ thống nhỏ. Yêu cầu quản lý chuyên sâu: Để tối ưu hóa chi phí và hiệu suất, cụm Kubernetes cần được theo dõi và quản lý liên tục. Nếu không được quản lý hợp lý, chi phí vận hành có thể tăng cao hơn so với các giải pháp đơn giản hơn. >>> Xem thêm: Cloud Computing là gì? Phân loại, cách thức hoạt động 5. Các thuật ngữ phổ biến trong Kubernetes K8S Thuật ngữ Khái niệm Master Node  Là các server điều khiển hoạt động của Kubernetes Worker. Nút điều khiển bao gồm các thành phần: API Server (giao tiếp giữa các thành phần), Scheduler (thiết lập lịch làm việc), Controller Manager (quản lý Worker) và Etcd (cơ sở dữ liệu chính). Worker Node Là các server thực hiện tất cả các tác vụ được giao bởi Master Node. Các nodes này chịu sự điều khiển từ Master Node. Pod  Là tập hợp một hoặc nhiều container triển khai trên một nút. Tất cả container trong Pod chia sẻ địa chỉ IP, IPC, hostname và các tài nguyên khác. Pod tách network và storage ra khỏi container bên dưới, giúp dễ dàng di chuyển container trong cụm. Deployment Giúp triển khai, cập nhật và quản lý các Pod dễ dàng hơn trong Kubernetes Engine. Replication Controller Quản lý số lượng bản sao của một Pod trên cluster, đảm bảo có đủ số bản sao hoạt động theo yêu cầu. Service Tách work definitions khỏi các Pod. Service proxies trong K8s tự động định tuyến các yêu cầu đến pod phù hợp, bất kể pod được di chuyển hay thay thế. Kubelet Chạy trên các Nodes, đọc tệp kê khai container và đảm bảo các container xác định được khởi động và chạy. Kubelet liên kết với API Server để duy trì hoạt động trơn tru của hệ thống. Kubectl Là công cụ cấu hình dòng lệnh cho Kubernetes, được cài đặt trên máy trạm để triển khai và quản lý các thành phần bên trong Kubernetes. Image Là phần mềm được đóng gói để chạy dưới dạng container. Pod trong Kubernetes sẽ lấy các Images để chạy, các Image thường được quản lý từ kho lưu trữ tập trung như Docker Hub. Label Được sử dụng để phân loại và quản lý các Pod, giúp gắn nhãn theo frontend, backend trên nền dev, qc, uat, production. Bảng 2: Các thuật ngữ quan trọng về Kubernetes K8s 6. Dịch vụ FPT Kubernetes Engine của FPT Cloud Dịch vụ Kubernetes Engine của FPT Cloud giúp tối ưu hóa và triển khai các ứng dụng trên Cloud Native, FKE (FPT Kubernetes Engine) được tích hợp đầy đủ các thành phần: Container Orchestration, Storage, Networking, Security, PaaS nhằm mang đến cho khách hàng một môi trường tốt nhất để phát triển và triển khai các ứng dụng của mình trên môi trường máy chủ đám mây (cloud server). [caption id="attachment_63096" align="aligncenter" width="2560"] FPT Kubernetes Engine (FKE) hỗ trợ tự động mở rộng giúp cluster có thể autoscale thêm worker nodes[/caption] FKE K8s là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp với những lợi thế nổi bật: Tối ưu chất lượng (Sản phẩm được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây tiên tiến, tương tích với các nền tảng public cloud), Khả năng mở rộng nhanh chóng - linh hoạt, Tối ưu hiệu năng (Tích hợp với FPT Cloud IaaS) và Hệ thống luôn đảm bảo được phục hồi khi gặp sự cố. FKE K8s thường được các doanh nghiệp ứng dụng trong các nghiệp vụ: Chuyển đổi ứng dụng lên nền tảng container với FKE và Hỗ trợ tự động mở rộng cho ứng dụng.