Blogs Tech

Điểm giao thoa giữa Điện toán đám mây và Dữ liệu lớn

11:21 16/06/2021
Hai xu hướng lớn nhất của trung tâm dữ liệu hiện nay là điện toán đám mây (cloud) và dữ liệu lớn (big data), và bài viết này FPT Cloud sẽ đi sâu vào việc kiểm chứng sự giao nhau giữa chúng.  Đối với người dùng, big data sử dụng các bộ dữ liệu lớn từ những nguồn mới và đa dạng để cung cấp những thông tin hữu ích và thiết thực về cách mọi thứ trên thế giới vận hành. Ví dụ, Netflix có thể sử dụng dữ liệu của khách hàng để sản xuất các chương trình đặc trưng thích ứng với từng đối tượng người xem. Đối với nhà sản xuất, mặc dù vậy, big data là công nghệ không thể thiếu để xử lý những tập hợp dữ liệu lớn, đa dạng. Nhà sản xuất mô tả đặc điểm của big data dưới góc độ cường độ, các hình thức khác nhau sự đa dạng và tốc độ. Có bao nhiêu lượng dữ liệu ở đó, dữ liệu thuộc dạng nào và mất bao lâu để chúng ta có thể khai thác được từ đó? Các xu hướng vĩ mô của dữ liệu lớn Tương tự như đám mây (cloud) có xu hướng macro đằng sau nó là việc tiếp cận theo định hướng dịch vụ, big data cũng có một số xu hướng macro. Xu hướng đầu tiên là Tiêu thụ (Consumption) – Chúng ta tiêu thụ dữ liệu như một phần của các hoạt động cá nhân cũng như làm việc thường ngày. Từ việc đặt chuyến bay, tìm một người cộng sự, chẩn đoán bệnh tật, dữ liệu đang chi phối ngày càng nhiều quyết định hơn trước kia. Chúng ta sống trong một bối cảnh xã hội đang không ngừng thay đổi, nơi con người luôn muốn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Xu hướng thứ hai là Trang bị (Instrumentation). Chúng ta luôn thu thập dữ liệu trong từng hoạt động của mình, và phần việc này được thực hiện một phần lớn là bởi máy móc, thay vì con người. Từ những dây chuyền cung ứng đến Fitbits, chúng ta thu thập thông tin về hoạt động của chính mình với mục đích đo lường và phân tích chúng. Xu hướng thứ ba là Khám phá (Exploration).  Việc truy cập khá đơn giản vào kho dữ liệu khổng lồ này đồng nghĩa với thực tế chúng ta có thể sử dụng chúng để xây dựng, thử nghiệm, và tiến hành những thí nghiệm mà trước đây tưởng chừng như không khả thi. Sau cùng, big data đem đến điểm mới trong mối quan hệ giữa chúng ta và dữ liệu, và theo ý tưởng cụ thể trong bài viết này, điểm mới đó được nhìn nhận so với công nghệ đám mây. Có thể bạn quan tâm: Ước tính định giá Cloud với API của Azure và GCP Mối quan hệ giữa Dữ liệu lớn và điện toán đám mây Vậy mối quan hệ giữa big data và đám mây là gì? Big data lấy xuất phát điểm từ đám mây. Apache Hadoop, một trong những công nghệ big data phổ biến nhất hiện nay, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu từ phía Google và triển khai lần đầu tại Yahoo. Ban đầu, Google sáng tạo ra công nghệ này bởi việc biên soạn lập chỉ mục các trang Web là bất khả thi với hệ thống sẵn có lúc bấy giờ. Giờ đây các công ty sử dụng Hadoop đang đưa kiến trúc đám mây vào các trung tâm dữ liệu của họ. Sự trỗi dậy đồng thời của cả đám mây và big data không hẳn là trùng hợp. Trên thực tế, chúng yểm trợ và hoàn thiện lẫn nhau. Sự mở rộng của đám mây không ngừng thúc đẩy khởi tạo và vận hành những công nghệ big data mới thông qua việc tiết kiệm và đơn giản hóa truy cập hệ thống lưu trữ và tài nguyên máy tính. Các kiến trúc big data cũng đóng một vai trò quan trọng trong xu thế này. Một ví dụ cụ thể có thể kể đến những cải tiến gần đây của hệ sinh thái Apache Hadoop đã cho phép một lượng lớn công việc được chia sẻ và thực thi trên cùng một cluster. Người dùng sẽ có thể chạy nhiều dạng thức kiến trúc trên cùng một Hadoop cluster, còn cluster này sẽ được khởi chạy trên một kiến trúc đám mây. Trong hoàn cảnh các kiến trúc big data đang dần trở nên tương đồng hơn, kiến trúc đám mây sẽ bổ sung được nhiều dịch vụ chuyên dụng cho lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu. Việc kết hợp giữa big data, điện toán đám mây và các thuật toán, kỹ thuật mới trong biểu thị thông tin làm cho hoạt động phân tích hội tụ – tiến hành phân tích trên dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trở nên khả thi. Những kỹ thuật mới hỗ trợ vận chuyển và quản lý dữ liệu này cũng cho phép phát triển Analytics as a service (AaaS) dựa trên nền tảng đám mây. Từ mô hình bảo mật và riêng tư tới mô hình định giá, sự kết hợp giữa big data và điện toán đám mây còn tác động không nhỏ tới những khía cạnh ngoài công nghệ của cuộc sống. Tồn tại một sự mâu thuẫn giữa mong muốn phân tích hội tụ và điện toán đám mây, bởi cloud thiên nhiều hơn về chia sẻ nhiều dữ liệu và tài nguyên máy tính đa dạng hơn về người truy cập, và nhu cầu kiểm soát bảo mật cá nhân và bảo mật dữ liệu dữ liệu chặt chẽ hơn. Mô hình định giá dựa trên thói quen sử dụng đang hướng chúng ta đến suy nghĩ khác về cách sản xuất và sử dụng công nghệ. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ xem xét những ứng dụng trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị được phát triển từ những bước tiến hiện đại trong công nghệ này. Không chỉ thế, nghiên cứu tới đây sẽ kiểm nghiệm cách thức con người vận dụng kết hợp những xu thế này với nhau, sự phát triển của big data trên nền tảng đám mây, và cách mà chúng ta đang dùng data để cải tiến tối ưu đám mây. Có thể bạn quan tâm: Điểm khởi đầu trong chuỗi giá trị của điện toán đám mây Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Ước tính định giá Cloud với API của Azure và GCP

10:48 16/06/2021
Đa số các nhà cung cấp dịch vụ Cloud đều phát hành thêm các API giúp thu thập thông tin định giá, ví dụ như về chi phí sử dụng máy ảo (virtual machine) hoặc lưu trữ trên Cloud. Bài viết này sẽ đi sâu vào API Resource RateCard của Azure và API Cloud Billing Catalog của Nền tảng Cloud Google (GCP). Azure’s Resource RateCard API API Resource RateCard được Azure phát triển như một phần trong số các API Lập hóa đơn (Billing API) của hãng. Trong bản hướng dẫn của API này, Azure đã giải thích rất kỹ càng về các vùng và giá trị trong yêu cầu và phản hồi. Tuy nhiên, hãng lại không nhắc nhiều tới các setup ban đầu trước khi bắt đầu sử dụng được API này, mà thay vào đó chỉ yêu cần người dùng sở hữu một bearer token OAuth lấy từ Azure Active Directory. Đây cũng chính là lý do tại sao ta có thể cần tới vài tiếng đồng hồ để tạo được cài đặt phù hợp. Hẳn là chẳng ai muốn phí thời gian cho bước “của nợ” này, và vì vậy, bài viết này đã ra đời với từng bước cụ thể, giúp bạn biết được cách sử dụng API Resource RateCard để lấy các thông tin ước tính định giá cho những dịch vụ của Azure. Trước hết, ta sẽ bắt đầu thực hiện các bước để truy cập được API RateCard này, giả sử rằng ta đang dùng một tài khoản Azure mới. Cài đặt ban đầu Bước 1: Cài đặt Azure CLI Trước hết, hãy làm theo các chỉ dẫn trong link này để cài đặt Azure CLI. Ta cũng có thể sử dụng cổng Azure để thay thế, nhưng cá nhân tôi thích sử dụng CLI hơn. Sau đó, ta sẽ cần lấy được chứng nhận admin: $ az login Bước 2: Đăng ký nhà cung cấp tài nguyên Từ bản hướng dẫn có thể thấy rằng, API RateCard có nhà cung cấp tài nguyên là “Microsoft.Commerce” (Chi tiết tại: Các nhà cung cấp và kiểu tài nguyên Azure) Ta sẽ thực hiện đăng ký “Microsoft.Commerce” thông qua lệnh sau: $ az provider register --namespace Microsoft.Commerce Lưu ý: Một số bài viết sẽ yêu cầu bạn phải đăng ký một số nhà cung cấp khác như: Microsoft.Compute, Microsoft.Resources, Microsoft.ContainerService… Song tôi khẳng định rằng ta chỉ cần đăng ký cho “Microsoft.Commerce”. Bước 3: Tạo định nghĩa vai trò tùy chỉnh Trong bước này, ta sẽ tạo một vai trò với các quyền cần thiết. (Chi tiết có thể xem tại vai trò tùy chỉnh trên Azure). Tạo một tệp JSON có chứa định nghĩa vai trò, đặt tên tệp này là ratecard-role.json (Nhớ thay thế {SUBSCRIPTION_ID} bằng ID tài khoản của bạn): ratecard-role.json {   "Name": "MyRateCardAPIRole",   "IsCustom": true,   "Description": "Role for RateCardAPI",   "Actions": [     "Microsoft.Commerce/RateCard/read"   ],   "AssignableScopes": [     "/subscriptions/{SUBSCRIPTION_ID}"   ] } Sau đó hãy đăng ký định nghĩa vai trò sau: $ az role definition create --verbose --role-definition @ratecard-role.json {   "assignableScopes": [     "/subscriptions/{SUBSCRIPTION_ID}"   ],   "description": "Role for RateCardAPI",   "id": "/subscriptions/{SUBSCRIPTION_ID}/providers/Microsoft.Authorization/roleDefinitions/{ID}",   "name": "{ID}",   "permissions": [     {       "actions": [         "Microsoft.Commerce/RateCard/read"       ],       "dataActions": [],       "notActions": [],       "notDataActions": []     }   ],   "roleName": "MyRateCardAPIRole",   "roleType": "CustomRole",   "type": "Microsoft.Authorization/roleDefinitions" } Lưu ý: Giống như ở bước 2, một số bài viết sẽ yêu cầu vai trò tùy chỉnh phải có nhiều loại quyền. Cũng như ở trên, tôi khẳng định rằng chúng ta chỉ cần tới quyền “Microsoft.Commerce/RateCard/read”, ta không muốn cấp quá nhiều quyền khi không cần thiết. Bước 4: Đăng ký ứng dụng Tiếp theo, chúng ta đăng ký một ứng dụng và liên hệ nó với vai trò vừa được tạo ở bước 3: $ az ad sp create-for-rbac --name "MyRateCardAPIApp" --role "MyRateCardAPIRole" --sdk-auth true > my_credentials.jsons Đổi "MyRateCardAPIApp" một URL hợp lệ có dạng "http://MyRateCardAPIApp", cũng là định dạng được quy định cho các tên dịch vụ chính. Tạo phân bổ vai trò dưới dạng "/subscriptions/{SUBSCRIPTION_ID}"   Thử lại việc tạo phân bổ vai trò : 1/36 Các chứng nhận sẽ được lưa trong tệp my_credentials.json, và sẽ được sử dụng như sau: my_credentails.json {   "clientId": "{CLIENT_ID}",   "clientSecret": "{CLIENT_SECRET}",   "subscriptionId": "{SUBSCRIPTION_ID}",   "tenantId": "{TENANT_ID}",   "activeDirectoryEndpointUrl": "https://login.microsoftonline.com",   "resourceManagerEndpointUrl": "https://management.azure.com/",   "activeDirectoryGraphResourceId": "https://graph.windows.net/",   "sqlManagementEndpointUrl": "https://management.core.windows.net:8443/",   "galleryEndpointUrl": "https://gallery.azure.com/",   "managementEndpointUrl": "https://management.core.windows.net/" Gọi API Để thực hiện gọi API tới API RateCard, ta sẽ thực hiện các bước được trình bày trong sơ đồ dưới đây: Bước 1: Lấy access token (token truy cập) từ Azure Active Directory (Bước 1 & 2 trong sơ đồ) Azure không cung cấp SDK cho API RateCard, vì vậy ta sẽ cần sử dụng một khách hàng REST để thực hiện gọi API. Dưới đây là một minh họa đơn giản sử dụng cURL. Theo sơ đồ bên trên, ta sẽ trước hết cần thực hiện một cuộc gọi client_credential tới Azure Active Directory để lấy access token. $ curl https://login.microsoftonline.com/{TENANT_ID}/oauth2/token \   -F grant_type=client_credentials \   -F resource=https://management.core.windows.net/ \   -F client_id={CLIENT_ID} \   -F client_secret={CLIENT_SECRET} {   "token_type": "Bearer",   "expires_in": "3600",   "ext_expires_in": "3600",   "expires_on": "1576495607",   "not_before": "1576491707",   "resource": "https://management.core.windows.net/",   "access_token": "{ACCESS_TOKEN}" } Ta có thể lấy {TENANT_ID}, {CLIENT_ID}, {CLIENT_SECRET” từ tệp my_credentials.json đã được tổng hợp ở phần trước. Bước 2: Gọi API RateCard (Bước 3 & 4 trong sơ đồ) Ở bước trước, ta đã thu được access token. Bây giờ ta sẽ sử dụng access token này để gọi API RateCard: $ curl -L \ "https://management.azure.com/subscriptions/YOUR_SUBSCRIPTION_ID/providers/Microsoft.Commerce/RateCard?api-version=2016-08-31-preview&%24filter=OfferDurableId+eq+'MS-AZR-0003P'+and+Currency+eq+'USD'+and+Locale+eq+'en-US'+and+RegionInfo+eq+'US'" \ -H 'Authorization: Bearer {ACCESS_TOKEN}' > output.json Hãy lưu ý rằng trong lệnh phía trên, giá trị của OfferDurableId được định là “MS-AZR-0003P”, mà đây lại là Offer ID – một hình thức trả phí Azure theo nhu cầu sử dụng (Để lấy Offer ID tương ứng với gói Azure bạn đang sử dụng, hãy truy cập Chi tiết gói dịch vụ Microsoft Azure). Gói Doanh nghiệp (Enterprise) hiện không hỗ trợ API RateCard, và hướng dẫn trên cũng chỉ ra rằng, tài khoản thuộc gói này không có Offer ID. Cuộc gọi có thể tốn tới vài giây để hoàn thành, do phản hồi lên tới khoảng 16MB. Tuy rằng API đã tồn tại được nhiều năm, tới nay ta vẫn chỉ tìm kiếm được một số thông tin cần thiết trong tệp lớn này. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ xuất hiện một cơ chế tương tự như API Price List của AWS. Quay lại với cuộc gọi, kết quả sẽ được hiển thị trong tệp output.json: output.json {   "OfferTerms": [],   "Meters": [     {       "EffectiveDate": "2020-05-01T00:00:00Z",       "IncludedQuantity": 0.0,       "MeterCategory": "Virtual Machines",       "MeterId": "cd2d7ca5-2d4c-5f93-94d0-8cee0662c71c",       "MeterName": "E20 v4",       "MeterRates": {         "0": 1.52       },       "MeterRegion": "AP Southeast",       "MeterStatus": "Active",       "MeterSubCategory": "Ev4 Series",       "MeterTags": [],       "Unit": "1 Hour",     }     .     .     .     .     .   ] } Có thể thấy rằng, kết quả chứa rất nhiều loại Meter, mà mỗi Meter lại là một đối tượng trong JSON. Điều này có nghĩa là, Azure đã tổng hợp cho chúng ta một đối tượng JSON khổng lồ nặng tới 16MB. Do vậy, ta sẽ phải thực hiện lọc đối tượng này để tìm thấy các nhóm giá hoặc tài nguyên cụ thể mà ta đang cần. Dưới đây là một số gợi ý về các loại Meter hữu ích cho việc lọc: MeterRegion (Meter khu vực): Khu vực có hỗ trợ dịch vụ Azure. MeterCategory (Meter phân loại): Phân loại của meter (“Máy ảo” (Virtual Machine), “Mạng ảo” (Virtual Network)…) MeterSubCategory (Meter phân loại phụ): Phân loại phụ của Meter (“Series Ev4” (Ev4 Series), “Địa chỉ IP” (IP Addresses)…) MeterName (Meter tên): Tên của Meter bên trong một phân loại meter cho trước. Ngoài ra, “MeterId” (yếu tố định danh riêng của tài nguyên) sẽ dẫn chúng ta tới đích xác sản phẩm mà ta cần. Bạn có thể chọn bất cứ Meter nào, miễn là chúng thỏa mãn các nhu cầu của bạn. Cuối cùng, hãy xem xét kết quả. Ví dụ một đối tượng Meter như sau: {   "EffectiveDate": "2020-03-01T00:00:00Z",   "IncludedQuantity": 0.0,   "MeterCategory": "Storage",   "MeterId": "fae5184f-e8d4-4864-ad02-5853d49b3403",   "MeterName": "Hot LRS Data Stored",   "MeterRates": {     "0": 0.021,     "51200.0000000000": 0.02,     "512000.0000000000": 0.0191   },   "MeterRegion": "US North Central",   "MeterStatus": "Active",   "MeterSubCategory": "General Block Blob v2 Hierarchical Namespace",   "MeterTags": [],   "Unit": "1 GB/Month" }, Quan sát các mục Meter Rates (Tỷ số Meter) và Unit (Đơn vị), ta sẽ có được giá ước tính của General Block Blob v2 Hierarchical Namespace trong khu vực US North Central (Trung tâm Bắc Mỹ) như sau: 51200Gb đầu: 0,021USD/tháng 52100 – 512000Gb: 0,02USD/tháng > 512000Gb: 0,0191USD/tháng API Cloud Billing Catalog của GCP API Cloud Billing Catalog là một phần Dịch vụ Cloud Billing của GCP. Bảng hướng dẫn của GPC về API này rõ ràng hơn rất nhiều và cũng đơn giản hơn, trong đó chỉ ra 3 cách gọi API: Qua SDK Qua RESTAPI Qua RPC API Tương tự như đa số các nhà phát triển, ta sẽ đi thẳng vào phương pháp sử dụng SDK. Hướng dẫn về RESTAPI đã rất rõ ràng, còn nếu bạn muốn dùng RPC, thì bài viết sau về cách sử dụng API RPC của GCP sẽ rất hữu ích cho bạn. Bước 1: Xác thực Trước hết, ta cần xác thực yêu cầu để có thể sử dụng các API của GCP. (Chi tiết được nêu trong: Tổng quan Xác thực Google Cloud). Trong phần này, ta sẽ sử dụng API key để xác thực. Ta có thể tạo một tài khoản dịch vụ trên trang Google Cloud Console > Chứng nhận (Credentials): Bước 2: Lấy danh sách các dịch vụ Trong bước này, ta sẽ lấy một danh sách các dịch vụ công của GCP (Compute Engine, Cloud Storage…) với {API_KEY} là API key mà ta tổng hợp được trong bước phía trước: package main import (    "context"    "encoding/json"    "fmt"    "google.golang.org/api/cloudbilling/v1"    "google.golang.org/api/option" ) func main() {    ctx := context.Background()    cloudbillingService, err := cloudbilling.NewService(ctx, option.WithAPIKey("{API_KEY}"))    if err != nil {       panic(err)    }    rsp, err := cloudbillingService.Services.List().PageToken("").Do()    if err != nil {       panic(err)    }       rs, _ := json.Marshal(rsp)    fmt.Println(string(rs)) } Ở đây ta sẽ thu được kết quả sau: {   "services": [     {       "name": "services/6F81-5844-456A",       "serviceId": "6F81-5844-456A",       "displayName": "Compute Engine",       "businessEntityName": "businessEntities/GCP"     },     .     .     .   ],   "nextPageToken": "" } Trong đó: name: tên tài nguyên cho dịch vụ. serviceId: yếu tố định danh dịch vụ. displayName: tên hiển thị của dịch vụ mà con người có thể đọc được. Ta sẽ cần sử dụng name cho bước tiếp theo. Hãy lưu ý rằng mỗi cuộc gọi chỉ trả một số dịch vụ. Ta sẽ cần đi qua nextPageToken để đến code, rồi thực hiện gọi liên tục cho tới khi nextPageToken trống để lấy được danh sách dịch vụ đầy đủ. Bước 3: Lấy danh sách SKU Bây giờ ta sẽ cần thấy được giá ước tính cho dịch vụ của GCP, với {API_KEY} ở bước 1 và {SERVICE_NAME} - name trong bước 2: package main import (    "context"    "encoding/json"    "fmt"    "google.golang.org/api/cloudbilling/v1"    "google.golang.org/api/option" ) func main() {    ctx := context.Background()    cloudbillingService, err := cloudbilling.NewService(ctx, option.WithAPIKey("{API_KEY}"))    if err != nil {       panic(err)    }    rsp, err := cloudbillingService.Services.Skus.List("{SERVICE_NAME}").Do()    if err != nil {       panic(err)    }    rs, _ := json.Marshal(rsp)    fmt.Println(string(rs)) } Thay thế {SERVICE_NAME} với name trong bước 2. Ví dụ: thay {SERVICE_NAME} thành “services/6F81-5844-456A”, tức tên của dịch vụ Compute Engine, và ta sẽ có kết quả sau: {   "skus": [     {       "name": "services/6F81-5844-456A/skus/B698-B91F-65F3",       "skuId": "B698-B91F-65F3",       "description": "Preemptible Compute optimized Ram running in Frankfurt",       "category": {         "serviceDisplayName": "Compute Engine",         "resourceFamily": "Compute",         "resourceGroup": "RAM",         "usageType": "Preemptible"       },       "serviceRegions": [         "europe-west3"       ],       "pricingInfo": [         {           "summary": "",           "pricingExpression": {             "usageUnit": "GiBy.h",             "usageUnitDescription": "gibibyte hour",             "baseUnit": "By.s",             "baseUnitDescription": "byte second",             "baseUnitConversionFactor": 3865470566400,             "displayQuantity": 1,             "tieredRates": [               {                 "startUsageAmount": 0,                 "unitPrice": {                   "currencyCode": "USD",                   "units": "0",                   "nanos": 1347000                 }               }             ]           },           "currencyConversionRate": 1,           "effectiveTime": "2020-08-18T22:12:14.341Z"         }       ],       "serviceProviderName": "Google",       "geoTaxonomy": {         "type": "REGIONAL",         "regions": [           "europe-west3"         ]       }     },     .     .     .   ],   "nextPageToken": "" } Cũng tương tự như API RateCard, kết quả sẽ chứa nhiều dạng skus (thay cho các dạng Meter), với mỗi sku là một đối tượng JSON. Tiếp tục gọi liên tục cho tới khi nextPageToken trở lên trống để lấy được danh sách đầy đủ (tương tự như trong bước 2). GCP đã phân nhóm các skus theo service, tức phản hồi đã nhỏ hơn rất nhiều, song ta vẫn cần thực hiện bước lọc. Dưới đây là một số loại sku sẽ hữu ích cho việc lọc này: serviceRegions: khu vực có hỗ trợ SKU. description: mô tả về SKU mà con người có thể đọc được. resourceGroup: một nhóm các phân loại có liên quan tới SKU ("RAM, "GPU", "InterregionEgress",…) Cũng giống như “MeterID”, “skuId” (yếu tố định danh SKU) sẽ dẫn ta tới đích xác sản phẩm đang cần. Cuối cùng, hãy xem xét kết quả. Ví dụ một đối tượng SKU như sau: {   "name": "services/6F81-5844-456A/skus/B62C-9514-EC43",   "skuId": "B62C-9514-EC43",   "description": "Network Inter Region Egress from Americas to Sao Paulo",   "category": {     "serviceDisplayName": "Compute Engine",     "resourceFamily": "Network",     "resourceGroup": "InterregionEgress",     "usageType": "OnDemand"   },   "serviceRegions": [     "us-central1",     "us-east1",     "us-west1"   ],   "pricingInfo": [     {       "summary": "",       "pricingExpression": {         "usageUnit": "GiBy",         "usageUnitDescription": "gibibyte",         "baseUnit": "By",         "baseUnitDescription": "byte",         "baseUnitConversionFactor": 1073741824,         "displayQuantity": 1,         "tieredRates": [           {             "startUsageAmount": 0,             "unitPrice": {               "currencyCode": "USD",               "units": "0",               "nanos": 0             }           },           {             "startUsageAmount": 1,             "unitPrice": {               "currencyCode": "USD",               "units": "0",               "nanos": 80000000             }           }         ]       },       "aggregationInfo": {         "aggregationLevel": "ACCOUNT",         "aggregationInterval": "MONTHLY",         "aggregationCount": 1       },       "currencyConversionRate": 1,       "effectiveTime": "2020-08-18T22:12:14.341Z"     }   ],   "serviceProviderName": "Google" } Quan sát các miền usageUnit, units, nanos và aggregationInterval ta sẽ thấy giá ước tính của Network Inter Region Egress from Americas to Sao Paulo (Mạng xuyên khu vực từ Mỹ tới Sao Paulo) như sau: 1GB đầu: 0USD/tháng >1Gb: 80000000/10^9 = 0,08USD/tháng Kết luận Cả API RateCard và API Cloud Billing Catalog đều trả kết quả là một đối tượng JSON khổng lồ cần được xử lý thêm. Bài viết cũng đã gợi ý một số vùng trong đối tượng JSON hữu ích cho quá trình lọc. Qua bài viết, hi vọng bạn có thể sử dụng API RateCard và API Cloud Billing Catalog dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn khi khám phá các API này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Câu chuyện một bước lên mây của Adobe

17:19 15/06/2021
Adobe là một case-study đáng học hỏi khi chuyển đổi thành công từ một công ty phần mềm truyền thống trở thành một trong những công ty SaaS dựa trên Cloud lớn mạnh nhất hiện nay. Năm 2007, doanh thu toàn cầu từ các ứng dụng doanh nghiệp SaaS là ​​khoảng 5,1 tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng trưởng hơn 100% trong suốt vài năm tới. Vì thế, để tồn tại, Adobe cũng sẽ phải “unlock” mô hình kinh doanh của mình. Khi Cloud trở thành cơ hội không thể bỏ lỡ Di chuyển lên Cloud mang đến cơ hội cho Adobe tự bảo vệ mình trước các sản phẩm cạnh tranh. Giải pháp điện toán đám mây cũng có thể tung ra các bản cập nhật và cải tiến bất cứ khi nào, trái ngược với chu kỳ truyền thống phát hành sản phẩm 18-24 tháng của Adobe. [caption id="attachment_6142" align="aligncenter" width="624"] Giao diện thiết kế của Adobe thời kỳ đầu.[/caption] Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Adobe lúc đó đã quan ngại về rủi ro doanh thu, lợi nhuận và giá cổ phiếu giảm trong giai đoạn chuyển đổi. Họ lo lắng rằng cả khách hàng và cổ đông sẽ không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Adobe thực hiện chuyển đổi. Họ sẽ mất niềm tin vào thành công của công ty, và tài chính của công ty sẽ vượt quá khả năng phục hồi. Khủng hoảng tài chính và bước ngoặt mang tính lịch sử Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã mở ra nhiều thời cơ và thách thức, khi Adobe nhận ra rằng họ có rất ít rào cản về tài chính và cần phải thực hiện động thái này ngày lập tức để bảo vệ công ty và khách hàng của họ. Trong thời điểm nhạy cảm, Adobe đã chọn con đường mạo hiểm là chuyển thành một công ty SaaS: Một là, trở thành doanh nghiệpdẫn đầu về điện toán đám mây.Hai là, “bốc hơi” trở thành “đám mây”.  Có thể bạn quan tâm: Điểm giao thoa giữa Điện toán đám mây và Dữ liệu lớn Những dấu mốc quan trọng của Adobe 2007: Chaianu Narayen đảm nhận vị trí CEO Adobe lúc bấy giờ đã đưa ra một quyết sách táo bạo để phá vỡ hiện trạng tại Adobe bằng việc xây dựng thêm các dịch vụ tiếp thị và digital marketing để tích cực mở rộng ứng dụng của mình.      2008: Adobe phát hành Photoshop Express, cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh, tạo album và chia sẻ chúng với người khác. Chứng tỏ rằng Adobe đã nắm bắt được xu hướng tương lai bằng cách tạo ra một sản phẩm trên nền tảng web hướng tới người tiêu dùng và khả năng tiếp cận mạng xã hội trên thế giới. 2009: Adobe mua lại công ty phân tích doanh nghiệp hàng đầu Omnatio. Nó cho phép Adobe cung cấp các công nghệ phân tích, đo lường và tối ưu hóa ứng dụng trên nền tảng web cho người dùng. 2010: Adobe phát hành eSignatures, một công cụ chữ ký dựa trên Cloud cho thấy công ty đang thực hiện nhiều bước hơn để xây dựng hệ thống điện toán đám mây. Khi họ phát hành công cụ này, họ nói rằng nhiệm vụ đằng sau nó là xây dựng một thứ gì đó nhanh chóng và dễ sử dụng. Đồng thời, bất cứ ai cũng có thể truy cập được và sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.2011: Adobe đã lên kế hoạch tập trung nhiều hơn vào HTML5, thứ mà lĩnh vực công nghệ đang làm, cũng như, để cung cấp cho họ nhiều cơ hội hơn trên các trình duyệt web và di động. Nó thực sự cần thiết, bởi vì trong hệ sinh thái công nghệ phức tạp, các công ty phần mềm cần phải điều chỉnh linh hoạt hơn để cạnh tranh với các công ty phần cứng. 2013: Đây là bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử Adobekhi phát hành Creative Cloud (CC) để thay thế Creative Suite (CS). Họ thông báo rằng, trong tương lai, tất cả các phiên bản ứng dụng CS, thông qua dịch vụ dựa trên giấy phép bản quyền sẽ chuyển lên Cloud. Dịch vụ của họ đã chuyển từ giao dịch mua một lần từ $1800 (CS) đến $50/tháng cho toàn bộ CC (hoặc $19/tháng cho một ứng dụng). Ngày nay, Adobe luôn được nhắc đến là một case-study điển hình trong việc chuyển đổi thành công lên Điện toán đám mây. Giờ đây, Adobe vẫn đang phát triển mạnh mẽ dòng sản phẩm của họ nhờ vào các dịch vụ Cloud. Doanh thu của Adobe tăng 23,71% trong năm 2019 (so với năm tài chính 2018) lên thành 11,17 tỷ đô và thu nhập ròng tăng 13,92 % lên thành 2,95 tỷ đô. Có thể bạn quan tâm: Ước tính định giá Cloud với API của Azure và GCP Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Cloud và DevOps – Sự kết hợp trong tương lai

14:49 15/06/2021
Mối quan hệ giữa điện toán đám mây và DevOps là gì? Liệu DevOps có thực sự chỉ là “Công nghệ thông tin của đám mây”? Liệu bạn có thể chỉ làm DevOps ở đám mây? Câu trả lời cho cả ba câu hỏi này là “ không thể”. Cloud và DevOps hoàn toàn độc lập nhưng lại cùng nhau củng cố những chiến lược cho việc trao đổi các giá trị kinh doanh thông qua nền tảng công nghệ thông tin. Sự đổi mới kinh tế số Để thực sự hiểu rõ về mối quan hệ giữa Cloud và DevOps, chúng ta nên nhìn lại và cùng xem bức tranh tổng quát về những gì đang diễn ra với cả hai. Cloud và DevOps đã phát triển cùng với ba sự thay đổi lớn mang tính xã hội. Đầu tiên, chúng ta đang trong giai đoạn chuyển mình từ nền kinh tế sản xuất sang ngành kinh tế dịch vụ. Con người đang ngày càng tập trung vào trải nghiệm hơn là vào sự vật. Trong khi các công ty thì vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm, họ cùng lúc đóng gói chúng trong những hình thức dịch vụ. Sự thay đổi từ sản xuất sang dịch vụ cũng tác động phần nào tới sự cung cấp phần mềm. Trước đây các công ty sản xuất và phát triển phần mềm thì cung cấp dịch vụ tới tay người dùng, đồng thời chịu trách nhiệm cho việc lắp đặt và vận hành. Với sự ra đời của “đám mây”, phần lớn các công ty xâu dụng phần mềm đã thay mặt khách hàng của mình vận hành nó. Từ khoá “as-a-service” hiện rất phổ biến tại nhiều lớp của IT stack, chúng ta có thể gọi nó là IaaS, PaaS, SaaS, BPaaS, DbaaS. Tại mỗi mức độ, nhà cung cấp sẽ cho phép người dùng sử dụng dịch vụ dựa vào nhu cầu đồng thời trả tiền cho họ dựa vào mức độ tiêu thụ, và thoái thác trách nhiệm quản lí cho nhà cung cấp. Thứ hai, môi trường kinh doanh của thế kỉ 21 đang buộc các công ty phải thay đổi quan điểm của họ từ sự ổn định và hiệu quả để chuyển qua tính nhanh nhẹn và sáng tạo. Tốc độ này thì ngày càng tăng tốc. Để thay đổi bộ mặt với thị trường, các công ty rất cần phải thay đổi cách tiếp cận với công việc của họ. Họ cần rút ngắn lại chu kì làm việc, tăng tần suất giao hàng, và áp dụng một thái độ thử nghiệm liên tục. Mạng xã hội cũng đang dần dần chuyển giao sức mạnh từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. Tiếp thị đang thay đổi từ hành vi điều khiển đến việc đáp ứng như cầu của nó. Từ các công ty như một toàn thể xuống đến từng nhân viên, các công ty cần phải trao quyền cho các phản ứng sáng tạo, và giảm thiểu những sự lãng phí sẽ cản trở khả năng hoạt động trên đó. Thứ ba, chiều kỹ thuật số đang hoàn toàn có ảnh hưởng tới chiều vật lý. Truyền kỹ thuật số tăng đáng kể cổ phần cho công nghệ thông tin. Chúng ta đang dần dần đạt tới một thời điểm khi mà bất cứ một hành vi hàng ngày nào cũng gắn liền với hoạt động của công nghệ số. Rất nhiều công ty phụ thuộc vào công nghệ thông tin cho sự sống còn của mình. Công nghệ thông tin, do đó, không thể thất bại ở việc cung cấp một nền tảng vững chắc cho một nền kinh tế mang tính thích nghi cao. Có thể bạn quan tâm: Câu chuyện một bước lên mây của Adobe Cho phép tính nhanh gọn Những thay đổi này sẽ phải làm gì với Cloud và DevOps? Cloud là một sự phản ánh trực tiếp đến nhu cầu của sự linh hoạt. Trước đây thì mọi người chỉ xem Cloud đơn giản là một cách tiết kiệm tiền và di chuyển từ CapEx tới OpEx. Dần dần thì họ đã nhận ra rằng giá trị thực sự nằm ở việc cắt giảm những lãng phí, thất thoát sẽ kìm hãm tốc độ và giảm năng suất. Rất ít công ty sẽ xác định hoạt động trung tâm dữ liệu như là một phần của việc đề xuất giá trị cốt lõi của họ. Sự chuyển mình từ mô hình kinh tế sản xuất sang mô hình dịch vụ, cùng với đường tuyền kĩ thuật số, cũng đồng nghĩa với việc nhiều công ty trở thành nhà cung cấp dịch vụ phần mềm cũng như người tiêu dùng. Điện toán đám mây cho phép các hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh  và hiệu quả hơn bằng cách làm cho cơ sở hạ tầng CNTT linh hoạt hơn. Tuy nhiên, điện toán đám mây cũng chỉ là một phần nào đó của câu trả lời cho câu hỏi liệu công nghệ thông tin sẽ cho phép doanh nghiệp thích ứng tới đâu. Cho dù một tổ chức CNTT có chạy các ứng dụng của một công ty về phần cứng trung tâm dữ liệu, hoặc trên một đám mây riêng hoặc công cộng, nó vẫn cần phải đồng bộ  chính nó với các nhu cầu của doanh nghiệp , thay vì buộc các doanh nghiệp liên kết chính nó với của CNTT. Những tổ chức có nền tảng Silo và các quy trình thủ công vẫn gây ra lãng phí nên đã cản trở khả năng để cung cấp liên tục thay đổi và tiến hành các thí nghiệm. DevOps – Từ chức năng tới khả năng tương thích Nhìn từ góc độ DevOps, ứng dụng quan trọng nhất mà Software-as-Service mang lại là cách nó đã phá bỏ khoảng cách giữa việc ứng dụng và vận hành. Người dùng nay đã có thể trải nghiệm chúng như những khía cạnh liền mạch của một thể thống nhất. Cùng lúc, họ có thể kì vọng vào một mức độ cao hơn chất lượng của việc việc ứng dụng và vận hành, và trông đợi người cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp sự thay đổi liên tục trên nền tảng chất lượng. Những kỳ vọng này đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau để cung cấp phần mềm. Chức năng hoạt động + bản đồ vận hành sẽ dẫn tới sự phát triển + sự vận hành. DevOps chính xác như vậy. DevOps đại diện cho một nỗ lực để hoàn thành các mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau cùng cho Software-as-Service như Agile đã làm cho phần mềm của sản phẩm. Agile đã dạy rằng phát triển phải di chuyển cùng tốc độ và sự linh hoạt giống như trong kinh doanh; từ đó DevOps luôn nỗ lực để vận hành cùng tốc độ và sự linh hoạt như khả năng phát triển. Có thể bạn quan tâm: Điểm giao thoa giữa Điện toán đám mây và Dữ liệu lớn Ứng dụng đám mây và DevOps – Không thể chờ đợi lâu hơn nữa Cũng giống như việc kinh doanh, CNTT cần phải tham gia vào các thử nghiệm liên tục. Đám mây công cộng như AWS đang kéo sự kinh doanh ngày càng xa với các bộ phận IT nội bộ. Đã qua rồi những ngày đấu tranh để duy trì sự quản lí đó. CNTT cần sự thay đổi, ngay lập tức. Điện toán đám mây và DevOps thì đều đang giúp CNTT chỉ ra được những thay đổi chuyển hoá từ nền kinh tế sả xuất sang nền kinh tế dịch vụ, với  sự gián đoạn liên tục và đường truyền kĩ thuật số – những thứ đang chèo lái nền kinh tế trong thế kỉ 21. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Nâng cấp các hệ thống doanh nghiệp lên đám mây

14:24 15/06/2021
Chuyển dịch lên điện toán đám mây (Cloud Transformation) là việc chuyển đổi các hệ thống lỗi thời (các nền tảng cũ như IBM Lotus Note) thành điện toán đám mây (như Office 365), hay thay thế tài nguyên xử lý từ trung tâm dữ liệu hiện có, bằng tài nguyên trên các nền tảng điện toán đám mây (Amazon Web Services, hay Microsoft Azure…). Mục tiêu của bài viết là cung cấp một góc nhìn thực tế về quy trình Cloud Transformation (tạm dịch là: chuyển đổi lên đám mây), dựa trên những trải nghiệm thực tế trong việc hỗ trợ khách hàng chuyển đổi các từ hệ thống lỗi thời (như nền tảng hợp tác và liên lạc IBM Lotus Notes) sang Cloud. Đây là một quá trình bao gồm 4 giai đoạn: Nhận dạng, Thẩm định, Chuyển đổi, và Đánh giá. 1. Nhận dạng Nâng cao năng suất hoạt động, giảm thời gian phát triển, và thúc đẩy đổi mới công nghệ trong tổ chức vẫn luôn là những mục tiêu thiết yếu cho việc chuyển đổi những hệ thống lâu đời. Nhìn chung, những mục tiêu này tập trung vào hai yếu tố chính: Đó là tính Kinh tế và Năng suất. Tính Kinh tế Trước hết, cần phải giúp khách hàng có một khái niệm rõ ràng về cách điện toán đám mây có thể chuyển đổi mô hình đầu tư của doanh nghiệp từ CAPEX (chi phí đầu tư) sang OPEX (chi phí hoạt động). Về cơ bản, đây là mô hình định giá theo hướng dung bao nhiêu trả bấy nhiêu. Thông qua đó, doanh nghiệp không phải đầu tư vào các cơ sở dữ liệu đắt đỏ, trả các chi phí điện, hệ thống làm mát, nhân công hoạt động 24/7, nhà kho, bảo mật, backup,… giúp giảm tới 80% chi phí sở hữu. Cũng như loại bỏ phần chi phí khấu hao khỏi bảng cân đối tài chính. Năng suất Trong một hệ thống IT thông thường, các yêu cầu về tài nguyên có thể mất tới hàng tuần, hay thậm chí hàng tháng để được xử lý, làm cản trở quá trình doanh nghiệp mở rông/ nâng cấp hay đổi mới hệ thống. Với điện toán đám mây, vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng, và bộ phận IT có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống, cũng như mở ra những khả năng rộng mở hơn thông qua việc cung cấp tài nguyên theo nhu cầu (on demand). Khả năng cho Dev/Test Cung cấp môi trường dev/ test mới qua các template hoặc một vài thao tác đơn giản trên cổng quản lý. Nâng cấp các template có sẵn. Thanh toán ngay theo nhu cầu . Quy mô toàn cầu và đa mô hình Hỗ trợ triển khai các mô hình Master/slave và CDN để tăng khả năng cung cấp nội dung đến người dùng cuối. Mở rộng trung tâm dữ liệu hiện có thông qua việc tạo liên kết trực tiếp đến môi trường Cloud. Dễ dàng triển khai và quản lý Tận dụng các bộ công cụ quản lý hiện đại, được hỗ trợ và cập nhật liên tục bởi nhà cung cấp dịch vụ Cloud. Loại bỏ các công việc mang tính lặp lại cũng như thời gian chờ đợi trong việc xây dựng và triển khai mã nguồn với ứng dụng nền tảng CI/CD. Và đương nhiên, không cần phải lo về việc mua mới cơ sở hạ tầng. Các phương án mua bản quyền và thanh toán linh hoạt. Hỗ trợ nhiều mô hình bản quyền khác nhau. Ví dụ: Tận dụng sức mạnh của điện toán đám mây trong phát triển hệ thống. Lấy bối cảnh một doanh nghiệp bán ô tô đã qua sử dụng như một ví dụ cơ bản về nâng cao trải nghiệm khách hàng nhờ Cloud Transformation. Ngay khi khách hàng tới cửa hàng, camera tại bãi đỗ xe sẽ quét biển số xe, và nhận dạng khách hàng thông qua hệ thống dữ liệu khách hàng. Từ đó, hệ thống cũng đồng thời cho biết các hành vi tiêu dùng, yêu cầu, và cả các hành vi trên mạng xã hội, và cử ra một nhân viên bán hàng phù hợp. Những xử lý trên, nếu không thông qua Cloud, sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi doanh nghiệp muốn triển khai trên quy mô toàn cầu. Giờ đây với Cloud, quá trình triển khai hệ thống chỉ mất vài giờ, thay vì vài tháng như trước đây. Có thể bạn quan tâm: Cloud và DevOps – Sự kết hợp trong tương lai 2. Thẩm định Chọn đúng hướng đi Trong một dự án chuyển đổi, điều quan trọng là phải chọn đúng hướng. Với điện đoán đám mây, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn về mặt kiến trúc hệ thống, như: IaaS (Infrastracture as a Service), PaaS (Platform as a Service), SaaS (Software as a Service), hay các thiết kế hỗn hợp. Trong thực tế, đa số quá trình chuyển đổi đều sử dụng phối hợp các dịch vụ khác nhau: Phối hợp SharePoint 2013 và SharePoint Online sẽ giúp nâng cao khả năng truy cập, trong khi vẫn bảo mật các dữ liệu nhạy cảm. Đây cũng là một ví dụ cho hiệu quả của việc mở rộng trung tâm dữ liệu bằng Cloud (hybrid cloud). Trong đó, chúng ta khả năng duy trì các hệ thống cũ trong quá trình chờ đủ nguồn lực để chuyển hóa chúng hoàn toàn sang đám mây. Các lựa chọn có thể bao gồm: Public Cloud, Hybrid Cloud, Private Cloud, tùy thuộc vào ngân sách và yêu cầu bảo mật cho các hệ thống. Tổng kết lại, chúng ta có biểu đồ sau. 4. Chuyển đổi và Đánh giá “Của người dùng, cho người dùng, bởi người dùng” Mục đích cuối cùng của hệ thống là để phục vụ người dùng. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công của mọi dự án là những thay đổi về mặt quản lý, được thực hiện thông qua các buổi workshop kín hoặc các thông báo cập nhật. Qua 10 năm kinh nghiệm, một kết luận cuối cùng về thành công của các dự án được rút ra, đó là: mọi quá trình được thực hiện đều phải có sự kết nối chặt chẽ giữa đội dự án và người dùng. Trong đó, những người dùng khác nhau sẽ cần những nội dung, kênh kết nối khác nhau. Do đó, trong triển khai các dự án, người dùng sẽ được phân chia thành các nhóm theo nhu cầu. Một dự án Cloud Transformation không chỉ kết thúc với một hệ thống mới. Để thực sự đạt được thành công, ta cần duy trì sự thay đổi, tạo động lực đổi mới, cũng như tập trung xử lý các phản hồi của người dùng qua các kênh khác nhau. Để có một hệ thống phản hồi chủ động, cần ứng dụng phương thức phát triển Agile. Trong phương thức này, mọi phản hồi cần được xử lý cẩn thận, và duy trì tính cẩn thận trong dài hạn. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát hiện những kỹ năng và năng lực cần thiết kịp thời để duy trì tính mới của hệ thống. Có thể bạn quan tâm: Câu chuyện một bước lên mây của Adobe 5. Tiềm năng “Giống loài sinh tồn tốt nhất không phải là giống loài mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là loài có khả năng thích nghi tốt nhất” (Charles Darwin). Trong một thế giới luôn thay đổi và liên kết, nơi mà mọi dữ liệu cần được phân tích và xử lý, những chuẩn mực doanh nghiệp cũ đã trở nên thực sự lỗi thời. Việc nâng cấp hệ thống lên đám mây, cũng như tăng sự linh hoạt trong quá trình phát triển, sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động, tăng tiềm năng phát triển, và tìm kiếm được những nguồn vốn mới. Chính vì vậy, cần phải nhận dạng và sử dụng một cách tối ưu các cơ hội như điện toán đám mây để có thể dẫn trước đối thủ. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Nhập môn về Cloud – Những điều bạn cần biết

17:16 03/06/2021
Cloud không phải là đám mây lơ lửng trên trời, nói một cách ngắn gọn, thì đó là hệ thống máy chủ của người khác mà chúng ta trả tiền để được “xài ké”. Khi bạn dùng dịch vụ của Azure tức là bạn đang dùng ké máy chủ trong host database, host app của Microsoft. Khi bạn dùng dịch vụ Google Cloud tức là bạn đang dùng máy chủ trong data center của Google. Các khái niệm cơ bản trong Cloud Computing Nói về Điện toán đám mây, ta thường nghe nhắc tới IAAS, PAAS, SAAS. Đây là 3 khái niệm quan trọng cho những ai muốn đi tìm hiểu về Cloud Compute. Hiểu một cách ngắn gọn thì đây là 3 hình thức cung cấp dịch vụ trong Cloud. IaaS (Infrastructure as a Service): Công ty như FPT Cloud, Azure, Google… sẽ cho bạn thuê cơ sở hạ tầng (infrastucture) của họ bao gồm server, ổ cứng, mạng để bạn có thể chạy code, quản lí hệ thống hoặc làm bất cứ điều gì bạn muốn, việc của bạn chỉ là đóng tiền sử dụng hàng tháng theo nhu cầu sử dụng. PaaS (Platform as a Service): Bạn sẽ được cung cấp các nền tảng để phát triển ứng dụng từ OS (Windows hoặc  Linux) cho tới Runtime (Docker, NodeJS, C#, Java), bạn chỉ cần đưa code vào chạy là được. SaaS (Software as a Service): là sản phẩm phần mềm (software) mà các công ty phần mềm cung cấp dưới dạng dịch vụ như Gmail, Dropbox, Salesforce… Đa phần khi các công ty công nghệ/công ty phần mềm sẽ dùng IaaS, hoặc PaaS để deploy sản phẩm. Các công ty startup, công ty vừa và nhỏ thường dùng IaaS hoặc PaaS do Google, Amazon, Azure cung cấp để đỡ tốn chi phí cho IT. Hiện nay, phần lớn các công ty đều sử dụng SaaS cho các hoạt động thường ngày thay vì tự phát triển, ví dụ như: Slack để giao tiếp giữa các thành viên. Jira để quản lý task. Confluence hoặc Google Docs để quản lý document. Microsoft Teams để họp online, tổ chức webinar. Có thể bạn quan tâm đến Bảng Giá Thuê Cloud Server - Máy Chủ Ảo Đám Mây Tốc Độ Cao chi tiết tại đây: Giá thuê server Cloud khác gì so với hosting hay VPS? Không phải ngẫu nhiên mà Cloud nổi lên như một hiện tượng trong thời đại số, có một số điểm “hay ho” khiến cho Cloud ngày càng được nhiều người dùng để mắt tới. Tính linh hoạt cao: Với hosting, bạn thường thuê một host, tính tiền theo tháng. Nếu muốn nâng cấp host, bạn thường phải chờ đến cuối tháng hoặc hết ngày. Với Cloud, lượng tài nguyên lớn được tạo nên bởi một loạt các server mẹ nên hệ thống Cloud lúc nào cũng dư thừa tài nguyên, đảm bảo việc nâng cấp không chỉ dễ dàng mà còn nhanh chóng. Tiết kiệm chi phí: Do tính linh hoạt của Cloud, bạn có thể scale up, tăng thêm máy vào những giờ cao điểm, sau đó giảm bớt vào giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí. Có cung cấp API: Các nhà cung cấp Cloud thì có API, SDK để các bạn sử dụng, nhằm tích hợp vào hệ thống. Các API này giúp ta dễ dàng build tool để làm việc với Cloud. Đa dạng dịch vụ: So với hosting, các nhà cung cấp Cloud cung cấp nhiều dịch vụ hơn nhiều. Từ Virtual Machine (VPS), Database, Message Queue, lưu trữ file, Load Balancer, cho tới Git Repo hoặc các tool để analytic, profile performance hệ thống. Có thể bạn quan tâm: Nâng cấp các hệ thống doanh nghiệp lên đám mây Kết luận Nếu bạn muốn dấn thân vào con đường làm DevOps hay muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn như Software Architect thì việc có kiến thức về Cloud là rất cần thiết. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Điện toán đám mây – Công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0

14:57 02/06/2021
Các báo cáo công nghiệp trên toàn thế giới đều cho rằng: Công nghệ Cloud (Điện toán đám mây) chính là nền tảng cho cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng công nghiệp bắt đầu, kéo theo là sự hỗ trợ hiệu quả của Cloud với các phát triển trong công nghệ Internet vạn vật (IoT), tự động hóa, và robot. Khi các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi quy trình sang các hạ tầng riêng tư (private), công cộng (public), và lai (hybrid), họ sẽ cần tới các kỹ sư Cloud. Dựa trên các ý kiến chuyên gia và những nghiên cứu mới nhất, Rashi Aditi Ghosh của Elets News Network (ENN) đã khám phá những cách mà công nghệ Cloud giúp nâng cao hiệu quả các quy trình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đi sâu vào cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào thế kỷ 18 đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới thông qua các động cơ thủy lực và hơi nước, giúp việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai lại phát sinh từ các dây chuyền sản xuất hàng loạt. Công nghệ thông tin giúp tự động hóa sản xuất đã khởi đầu cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Giờ đây, ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những tiến bộ rõ rệt đến từ công nghệ Internet vạn vật (IoT), Tự động hóa, và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Những công nghệ này, song song với dữ liệu lớn (Big data) và phân tích (Analytics), là những yếu tố chính thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã đem lại nhiều sự phát triển xuyên suốt cho mọi lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất là các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính, và bảo hiểm. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, tự động hóa được ứng dụng trong việc xử lý lượng dữ liệu ngày một tăng, giúp hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như một số tác vụ khác. Có thể bạn quan tâm: Nhập môn về Cloud – Những điều bạn cần biết Vai trò của điện toán đám mây trong việc thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 Cho dù bạn đang làm việc tại lĩnh vực nào thì công nghệ Cloud vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp này, bằng cách cung cấp nền tảng cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Theo một báo cáo của Oracle mang tên “Cloud: Opening up the road to Industry 4.0” (tạm dịch: Cloud: Mở đường tới Công nghiệp 4.0), trong số 1.200 người ra quyết định trong lĩnh vực công nghiệp của doanh nghiệp, có tới 60% bày tỏ quan điểm tích cực về việc tích hợp công nghệ Cloud, đồng thời họ cho rằng Cloud sẽ mở khóa cho tiềm năng của các công nghệ đột phá như robot và AI. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng công nghệ Cloud sẽ thúc đẩy sự phát triển trong mọi ngành nghề, thông qua việc cung cấp nền tảng cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển, Tiềm năng thật sự của Cloud trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chỉ có thể được xác định thông qua việc tích hợp dịch vụ máy tính trên nền tảng Cloud. Chỉ khi tận dụng được năng lực của các dịch vụ này thì nền tảng Cloud mới có thể đem lại những ứng dụng mới mẻ và đột phá. Tại sao điện toán đám mây quan trọng đối với lĩnh vực BFSI tại Ấn Độ? Nghiên cứu của Dịch vụ phân tích đánh giá kinh doanh Harvard đã cho thấy, 74% doanh nghiệp tin rằng công nghệ Cloud sẽ mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 60% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng tích hợp Cloud sẽ “mở khóa tiềm năng” cho những công nghệ đột phá. “Theo IDC, tính tới năm 2022, dù các phần mềm truyền thống sẽ vẫn tăng trưởng, tỷ lệ tăng sẽ chỉ đạt 11%. Trong khi đó, hạ tầng Cloud và các ứng dụng sử dụng Cloud sẽ tăng vượt mức 150%, tuy vẫn có những khó khăn riêng”. Gulshan Chhabra – Giám đốc Quốc gia của công ty Snow Software Further nhận định: Ấn Độ có khả năng cao sẽ đi đầu thế giới trong việc ứng dụng Cloud Hybrid trong thời gian tới, dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi Nutanix. Cụ thể, tỷ lệ ứng dụng Cloud Hybrid tại Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần, từ mức 13% ở năm 2018 lên tới 43% trong vòng 24 tháng tới. Diwakar Nigam, Giám đốc của Newgen Software lại tin rằng, lĩnh vực ngân hàng vốn luôn ở tuyến đầu trong viêc ứng dụng công nghệ Cloud, bởi công nghệ này dễ mở rộng quy mô, yêu cầu ít chi phí vốn, dễ vận hành và sử dụng được lâu dài. “Điện toán đám mây chắc chắn đã mang tới nhiều khía cạnh hơn trong các phương thức vận hành doanh nghiệp. Các tổ chức cũng cần tận dụng được năng lực của một nền tảng ít code thông qua các mô hình linh hoạt, dễ mở rộng, và nhanh nhạy. Việc triển khai Cloud sẽ giải quyết được mọi yếu tố nêu trên, thông qua việc giảm chi phí phân phối và triển khai phần mềm…” Nigam chia sẻ. Trên thực tế, thị trường Cloud toàn cầu đang được dự tính sẽ tăng từ 272 tỷ USD vào năm 2018 tới 623 tỷ USD vào năm 2023. NASSCOM cũng chia sẻ rằng, thị trường Cloud tại Ấn Độ đang phát triển rất nhanh, dự tính sẽ đạt 7,2 tỷ USD trong năm 2022. Thị trường dịch vụ tài chính đang nhanh chóng ứng dụng công nghệ này. Giải thích sâu hơn về sự ứng dụng các dịch vụ Cloud, Zulkernain Kanjariwala, Giám đốc CNTT của Ngân hàng Doha đã chia sẻ: “Mỗi tổ chức tài chính tại Ấn Độ đều có quan điểm riêng về việc ứng dụng công nghệ Cloud tại doanh nghiệp của họ. Với mức độ số hóa hiện tại của Ấn Độ, ta có thể thấy rõ ràng vai trò của việc ứng dụng các quyết định công nghệ và Cloud trong quá trình chuyển đối.” Lợi ích của công nghệ điện toán đám mây trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Công nghệ điện toán đám mây và tầm ảnh hưởng ngày một gia tăng của nó đã len lỏi tới mọi nền công nghiệp chủ chốt của thế giới, đặc biệt là ở lĩnh vực tài chính. Với những lợi điểm về hiệu quả kinh tế, độ đáng tin, độ linh hoạt, và rất nhiều yếu tố khác, công nghệ điện toán đám mây (Cloud) đã giải quyết được rất nhiều vấn đề thường gặp trong các ngân hàng và tổ chức tài chính. 1. Hiệu quả kinh tế Điện toán đám mây giúp nhân viên ngân hàng và các cơ sở tài chính tiết kiệm vốn đầu tư cho việc thiết lập các hạ tầng CNTT cần thiết. Thay vào đó, khi ứng dụng Cloud, khoản vốn đầu tư này sẽ được sử dụng cho các công tác vận thành thông thường, giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính tập trung hơn vào những quy trình cốt lõi của mình. 2. Độ đáng tin Hạ tầng Cloud thường có độ đáng tin cậy cao. Các ngân hàng có thể bảo vệ dữ liệu bằng cách sử dụng các mô hình Cloud riêng tư hoặc hybrid, trong khi vẫn đảm bảo tốc độ và tính linh hoạt của công nghệ này. Còn ở Cloud công cộng, dữ liệu sẽ được mã hóa với nhiều lớp bảo mật khác như cấp quyền truy cập, nhằm đảm bảo bảo mật cấp độ cao. 3. Độ linh hoạt Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phổ cập của Cloud là mô hình trả theo nhu cầu sử dụng, tức người dùng chỉ cần trả tương ứng với khối lượng dịch họ đã sử dụng. Qua đó, các ngân hàng và cơ sở tài chính có thể dễ dàng quản lý nhu cầu sử dụng gia tăng mà không cần phải đầu tư thêm cho các hạ tầng điện toán nội bộ – mà thường sẽ không được sử dụng tới trong điều kiện thông thường. Trong khi đó, với Cloud, ta có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các ứng dụng với độ linh hoạt cao. Có thể bạn quan tâm: Nâng cấp các hệ thống doanh nghiệp lên đám mây Các ứng dụng hàng đầu của công nghệ điện toán đám mây cho lĩnh vực BFSI Điện toán đám mây đã tồn tại từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, những phát triển đột phá của nó lại chỉ diễn ra kể từ năm 2002, khi Amazon Web Services (AWS) xuất hiện. Có rất nhiều ứng dụng web được phân phối thông qua Cloud, và sau đây là một số ứng dụng như vậy trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính: 1. Lưu trữ Nhằm đảm bảo độ bảo mật giao dịch và mang lại các trải nghiệm khách hàng hiệu quả, ngân hàng cần máy chủ hoạt động toàn thời gian. Trong khi đó, các hệ thống CNTT tại doanh nghiệp luôn cần bảo trì sau các khoảng thời gian cụ thể, và không thể được duy trì liên tục theo yêu cầu. Cloud thì có thể hoạt động 99,999% thời gian, hỗ trợ máy chủ 24/7, kể cả khi cần bảo trì. Việc lưu trữ web, ứng dụng, và di động cũng đảm bảo tốc độ truy cập cho người dùng. Tham khảo Dịch vụ lưu trữ đám mây (Object Storage) Tiết Kiệm & An toàn 2. Cổng thanh toán Các đơn vị cho vay từ lâu đã triển khai công nghệ Cloud trong thực hiện thanh toán và chuyển tiền, do công nghệ này có độ bảo mật cao hơn và đem lại trải nghiệm đồng nhất hơn cho khách hàng. Khả năng hoạt động không gián đoạn mà công nghê này đem lại cũng giúp đảm bảo rằng các thanh toán được thực hiện một cách đảm bảo, không đứt quãng. 3. ERP và CRM Các phần mềm Phân phối tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là những ứng dụng phổ biến nhất mà Cloud đem lại. Cụ thể, SaaS (phần mềm như dịch vụ) là phương thức có nhu cầu sử dụng cao nhất của công nghệ Cloud, chiếm tới 50% ứng dụng công nghệ này. Phương thức này giúp các nhà phân phối quản lý ứng dụng và hỗ trợ người dùng tốt hơn. Với người dùng, SaaS đem lại khả năng truy cập từ xa và sự tiện lợi trong cài đặt. Kết luận Tuy đa số chuyên gia đều đồng ý rằng công nghệ điện toán đám mây (Cloud) có khả năng chuyển đổi lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đồng thời thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ này một cách đảm bảo, tuân thủ quy định và nhất quán với nhu cầu kinh doanh. Những chuyên gia trong lĩnh vực BFSI cũng tin rằng, chỉ nên thực hiện triển khai các dịch vụ Cloud thông qua các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu và đáng tin cậy. Tiềm năng của công nghệ này sẽ không chỉ bị giới hạn trong độ tin cậy, khả năng mở rộng quy mô, và lưu trữ (cũng như chi phí thấp đi kèm), mà còn có thể đi xa hơn vậy trong nền công nghiệp 4.0 hiện tại. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

FPT khởi công Trung tâm Dữ liệu lớn nhất Việt Nam

14:48 24/05/2021
Sáng 4/5/2020, Trung tâm dữ liệu (Data Center) lớn nhất Việt Nam của FPT đã khởi công tại Khu Công nghệ cao, quận 9, TP HCM. Data Center (diện tích 10.000 m2 và cung cấp 3.600 Rack - tủ chứa các thiết bị mạng) do FPT khởi công tại Khu Công nghệ cao TP HCM là trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam thiết kế theo chuẩn Leed Certification - hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh. Trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ Drups mới nhất, đang được áp dụng tại các Data Center hiện đại trên thế giới, không sử dụng ắc quy nên góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo độ tin cậy cao cho các hệ thống điện toán đám mây quan trọng. CEO FPT Nguyễn Văn Khoa và các lãnh đạo nhà F cùng khách mời thực hiện nghi thức trước lễ khởi công xây dựng Data Center mới. Đây sẽ là Data Center lớn nhất Việt Nam sau khi hoàn thành. "Chúng tôi tin tưởng Data Center lớn nhất Việt Nam sẽ giúp những dữ liệu của Việt Nam ở lại Việt Nam mà không cần lưu trữ ở nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu cũng như thúc đẩy thị trường, FPT đã đầu tư và đưa ra thị trường các dịch vụ Cloud, các Data Center mới có thể hỗ trợ tối đa các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi về hạ tầng, ứng dụng, quản lý, an toàn thông tin…", Chủ tịch FPT Telecom - anh Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại buổi khởi công. "Với kinh nghiệm hợp tác cùng Tập đoàn FPT, tôi tự tin đây không chỉ là công trình chất lượng mà còn đẹp, mang tính biểu tượng và sẽ hoàn thành đúng tiến độ", ông Nguyễn Thành Vinh (CEO Tập đoàn Delta, đơn vị thi công) chia sẻ. Các thành viên của Tập đoàn FPT, nhà thầu Delta Group và đại diện Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM thực hiện nghi thức xúc cát khởi công.Trung tâm dữ liệu mới của FPT sẽ đạt chứng chỉ Uptime Tier III, đây là hệ thống tiêu chuẩn đánh giá danh giá nhất trên thế giới dành cho việc thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý và sự ổn định về dịch vụ của Data Center gồm các cấp độ từ thấp đến cao (Tier I, Tier II, Tier III và Tier IV).Nền tảng điện toán đám mây vững mạnh là hạ tầng cơ bản cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam. Ngoài sự phát triển về hạ tầng Internet, để đáp ứng nhu cầu cũng như thúc đẩy thị trường, FPT đã đầu tư và đưa ra thị trường hàng loạt dịch vụ Cloud, đồng thời cũng là chủ sở hữu hệ thống Data Center lớn nhất tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tối đa các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi về: hạ tầng, ứng dụng, quản lý, an toàn thông tin…  Các trang thiết bị của tập đoàn xây dựng Delta tiến hành động thổ ngay sau lễ khởi công. Data Center tại Khu Công nghệ cao TP HCM có quy mô thiết kế 8 tầng, xây dựng trên diện tích 10.000 m2 và cung cấp 3.600 Rack (tủ chứa các thiết bị mạng), tuân thủ nghiêm ngặt các chứng chỉ quản lý, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Công trình dự kiến hoàn thành sau 305 ngày (quý I/2021). FPT hiện có 2 Trung tâm dữ liệu (Data Center) quy mô lớn tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt trong quản lý, vận hành Data Center tại Hà Nội và TP HCM. Dự kiến FPT khai trương thêm 2 Data Center mới tại Hà Nội và TP HCM với khả năng cung cấp hạ tầng trong giai đoạn đầu là 1.250 rack tại Hà Nội và 1.000 rack tại TP HCM. Việc đưa vào vận hành 2 Data Center sắp tới sẽ đưa FPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ Data Center lớn nhất tại Việt Nam. Tháng 11/2019, Tổ chức nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan vừa tôn vinh các công ty hàng đầu châu Á tổ chức tại Singapore. FPT đã được trao giải “Nhà cung cấp Dịch vụ Trung tâm dữ liệu Việt Nam năm 2019”. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399