Blogs Tech

Tên miền được phân cách bởi dấu gì và có những loại nào?

16:19 13/07/2022
Tên miền được phân cách bởi dấu gì là câu hỏi của nhiều người mới làm quen với website. Lời giải đáp chi tiết sẽ có ngay trong bài viết tổng hợp kiến thức của FPT Cloud. Bên cạnh đó, bạn còn biết loại tên miền phù hợp với website mình đang hướng đến. Chính vì thế, hãy tham khảo đến cuối để đặt nền tảng vững chắc trong xây dựng website. Tìm hiểu về tên miền Để biết tên miền được phân cách bởi dấu gì và ý nghĩa phía sau, bạn cần bắt đầu từ định nghĩa. Những kiến thức căn bản dưới đây giúp định hình rõ nét về đối tượng hướng đến. Tên miền là gì? Tên miền còn được gọi với tên khác trong thuật ngữ chuyên ngành là Domain. Đây chính là địa chỉ trang web, xuất hiện trong thanh URL của trình duyệt. Mọi người cũng hay gõ vào đó để nhanh chóng đi đến nơi mình muốn trên Internet. [caption id="attachment_28752" align="aligncenter" width="800"] Tên miền xuất hiện trên thanh URL để người dùng truy cập đến trang đích[/caption] Bạn có thể coi website của mình như một ngôi nhà. Nếu vậy, tên miền chính là địa chỉ dẫn mọi người tìm đến vị trí chính xác. Đối với hầu hết người dùng mạng, chắc chắn đều đã quen thuộc với Domain. Vì thế, tên miền được ngăn cách bởi dấu gì là câu hỏi không khó trả lời. Chỉ cần quan sát một chút, bạn sẽ tìm thấy lời giải đáp cho riêng mình. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams và chia sẻ đến người tham gia Mục đích sử dụng Domain Với cách giải thích trên, bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa của tên miền. Trong phần dưới đây sẽ giải thích mục đích sử dụng Domain dưới góc nhìn kỹ thuật. Domain mang vai trò cung cấp một hình thức đại diện. Người dùng sử dụng như những định danh để thay thế cho các tài nguyên Internet, vốn được đánh số. Quy mô có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một hệ thống mạng hẹp hơn. Các loại tên miền thường thấy Không quá khó để liệt kê ra những loại tên miền thường thấy nhất hiện nay. Mỗi loại Domain sẽ được quy định sử dụng cho mục đích khác nhau. Phổ biến nhất là: [caption id="attachment_28755" align="aligncenter" width="800"] Trong thực tế, người dùng có thể chọn nhiều loại Domain khác nhau[/caption] .com. .net. .gov. .edu. .info… Với sự khác nhau như trên, các trường trong tên miền được phân cách bởi dấu gì? Sự thay đổi về hình thức Domain có dẫn đến ký tự riêng biệt hay không? Bạn sẽ có cho mình câu trả lời cụ thể hơn ngay trong phần dưới đây. Tìm hiểu tên miền được phân cách bởi dấu gì Như đã gợi ý, rất dễ để bạn biết tên miền được phân cách bởi dấu gì. Domain được cấu tạo từ nhiều thành phần, đặt cạnh nhau theo quy định. Ở giữa các thành tố này sẽ có dấu chấm. Giả sử như: [caption id="attachment_28757" align="aligncenter" width="800"] Bất kể tên miền nào cũng được phân cách bởi dấu chấm[/caption] www.google.com www.youtube.com Sẽ ra sao nếu tên miền được phân cách bởi dấu chấm không được thỏa mãn. Bạn không thể truy cập chính xác website mình mong muốn. Trong ví dụ trên, Google là thường là tên của máy chủ. Trong khi đó, .com là thành phần tên miền mức một. Ngoài ra, các cấp độ khác cũng cần lưu ý. Qua đó, giúp bạn định hình trước tên miền được phân cách bởi dấu và cấu thành từ yếu tố nào. Tên miền mức cao nhất Khi tìm hiểu hình thức tên miền được phân cách bởi dấu gì, bạn thường thấy Domain mức cao nhất này. Đây là thành phần mở rộng, nằm sau dấu chấm cuối cùng của tên miền. Trong quy định của tổ chức có thẩm quyền, tên miền mức cao nhất được chia làm hai loại. Cụ thể như sau: ✅Loại tên miền Ý nghĩa ✅Tên miền – ccTLD - Trong tiếng Anh, ccTLD được hiểu là country code top level domain. Đây là loại tên miền cao cấp nhất, phân loại theo quốc gia.- Như vậy, tên miền được phân cách bởi dấu chấm, có hậu tố cuối cùng là mã quốc gia của nước tham gia hệ thống Internet.- Phần này thường được quy định tạo nên từ hai chữ cái theo tiêu chuẩn của ISO – 3116. Ví dụ như Việt Nam sẽ là “.vn”, trong khi “.uk” là đại diện Anh Quốc. ✅Tên miền – gTLD - Thuật ngữ gTLD được viết tắt bởi từ generic top level domain. Ý nghĩa khi nhìn thấy tên miền được phân cách bởi dấu chấm, kết hợp gLTD phía sau là gì? Qua đó chứng tỏ website thuộc về lĩnh vực đặc thù nào đó. Giả sử như kinh doanh, giáo dục, chính trị…- Hiểu đơn giản, các tên miền này không phụ thuộc vào quốc gia. Thay vào đó, người truy cập phân biệt theo ngành nghề.- Một số ví dụ như: “.edu” – giáo dục, “.org” – tổ chức phi lợi nhuận… >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách MySQL reset Root Password trên các hệ điều hành Tên miền mức hai Tên miền được phân cách bởi dấu chấm có gì khác biệt nếu là cấp độ hai? Đây là những Domain phát hành bởi tổ chức quản lý mạng của quốc gia sở tại. [caption id="attachment_28759" align="aligncenter" width="800"] Tên miền cấp hai được cấp bởi cơ quan thẩm quyền nước sở tại[/caption] Tại Việt Nam, cơ quan này có tên là trung tâm Internet Việt Nam, trực thuộc bộ thông tin và quản lý truyền thông. Với mức hai, hình thức xuất hiện như: .com.vn, .net.vn hoặc .org.vn… Trên đây là điều cần biết với nhiều đối tượng khác nhau. Đó có thể là người đang bắt đầu lên ý tưởng tạo ra website của mình. Đơn giản hơn, người truy cập Internet mỗi ngày cũng nên nắm bắt. Qua đó, bạn phần nào đánh giá được mức độ hợp lệ, uy tín của website. FPT Cloud tin chắc rằng bạn đã biết tên miền được phân cách bởi dấu gì thông qua bài viết. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Telnet là gì? List 10+ lệnh Telnet quan trọng nhất

14:07 16/03/2022
Sự đời gần như đồng thời với mạng internet khiến giao thức Telnet trở nên vô cùng đặc biệt. Vậy nên trong quá trình tìm hiểu giao thức internet, bạn chắc chắn không nên bỏ qua Telnet. Vậy chính xác Telnet là gì? Cấu trúc và tính năng của giao thức này là gì? Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu sâu hơn về Telnet trong bài tổng hợp sau đây nhé! Telnet là gì? Telnet ra đời gần như cùng thời điểm với internet, đánh dấu khởi đầu cho sự phát triển của mạng lưới Internet hiện đại. Trong phần đầu tiên này, FPT Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao thức Telnet và Telnet Server. Khái niệm Telnet  Telnet - giao thức hỗ trợ kết nối internet và hệ thống mạng cục bộ LAN. Đây được xem như nền tảng của giao thức SSH. [caption id="attachment_23830" align="aligncenter" width="771"] Telnet - giao thức hỗ trợ kết nối internet và hệ thống mạng cục bộ LAN[/caption] Nếu định nghĩa một cách chính xác hơn, Telnet chính là giao thức dòng lệnh cho phép quản lý hệ máy chủ, Switch, Router,.. Giao thức đảm nhiệm chức năng điều khiển từ xa mạng lưới thiết bị theo ý muốn.  Telnet Server là gì?  Telnet Server đơn giản là giao thức mạng kèm chương trình phần mềm cho phép truy cập máy tính từ xa. Hoặc thiết bị đầu cuối trên nền tảng môi trường internet, mạng lưới máy tính TCP/ IP. Telnet luôn hoạt động trên một phần mềm liên kết máy chủ và máy khách. Ví dụ như khi muốn đăng nhập vào tài khoản, bạn cần nhập chính xác thông tin mật khẩu. Bên cạnh đó với Telnet Server, người dùng còn được hỗ trợ thực thi lệnh trên thiết bị đầu cuối ảo. Máy chủ Telnet Server cũng tích hợp chức năng tin nhắn nhưng không đảm bảo cơ chế bảo mật. Khi chạy hệ điều hành Windows, Telnet Server luôn tích hợp sẵn trong công cụ Command Prompt. Ngoài Windows, giao thức Telnet còn có thể triển khai trên thiết bị chạy Mac, Linux hoặc Unix. >> Có thể bạn quan tâm: SDK là gì? Tiêu chí đánh giá SDK tốt? Phân biệt giữa SDK & API Mối liên hệ giữa Telnet và SSH Ngay thời điểm trình làng, mặc dù sở hữu nhiều điểm đột phá nhưng giao thức này lại tồn tại nhược điểm lớn về mặt bảo mật. Vì bên cạnh tên là giao dịch chỉ yêu cầu người dùng các tập dựa theo mật khẩu. Điều này vô tình trở thành kẽ hở để hacker lợi dụng. [caption id="attachment_23834" align="aligncenter" width="771"] Giao thức SSH khắc phục tốt nhược điểm bảo mật của Telnet[/caption] Tuy vậy nhờ vào tính đơn giản, giao thức Telnet đã nhanh chóng trở nên phổ biến. Nhằm khắc phục nhược điểm về mặt bảo mật, phía nhà phát bắt đầu nghiên cứu và tung ra thị trường giao thức SSH. Hiện nay, giao thức SSH hỗ trợ cục tốt cho quá trình quản lý máy tính từ xa chạy hệ điều hành Linux và Unix. SSH khắc phục tốt yếu điểm bảo mật của Telnet. Do đó, người dùng có thể lựa chọn SSH khi truyền tải dữ liệu. Telnet ra đời khi nào?  Giao thức Telnet từ trong mắt đầu năm 1969. Lúc bấy giờ, đây được xem như một dấu mốc nổi bật theo sự phát triển chung của ngành công nghệ. Giao thức này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của mạng máy tính. Telnet gần tương tự như giao thức TCP/ IP. Cấu trúc và tính năng của Telnet  Cấu trúc và tính năng cũng là một phần quan trọng khi bạn tìm hiểu về giao thức Telnet.   Cấu trúc Cấu trúc của Telnet tương đối đơn giản. Theo đó, tổ chức này có thể xuyên cập dữ liệu thông qua máy khách và máy chủ. Thông thường máy chủ luôn giữ nhiệm vụ cung cấp dịch tới ứng dụng trên máy khách. Tính năng chính Telnet là một trong những giao thức internet tiên phong. Mặc dù vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm nhưng Telnet vẫn đảm bảo tốt các tính năng cơ bản. Giao thức này có thể hỗ trợ quản lý, điều khiển hệ thống máy tính từ xa. Telnet tương thích với nhiều chủng loại thiết bị. Bao gồm PC, smartphone, Switch, camera,.. Cho phép tạo mạng LAN cục bộ cực đơn giản. Hạn chế về mặt bảo mật của Telnet  Hạn chế lớn nhất của giao thức Telnet chính là về vấn đề bảo mật. Cơ chế xác minh tài khoản Telnet chỉ dựa vào mật khẩu tới đây không còn an toàn với người dùng. Nó dễ dàng trở thành yếu điểm để hacker tấn công tài khoản. [caption id="attachment_23838" align="aligncenter" width="771"] Hạn chế về mặt bảo mật của Telnet[/caption] Chính bởi yếu điểm trên, ngày nay người ta nghiên cứu nhiều giao thức mới để thay thế cho Telnet.  Cơ chế mã hóa Telnet bằng Telnet/s Telnet có khả năng mã hóa lưu lượng của chính giao thức này. Vì thế, người dùng cần sử dụng đến Telnet/ s. Thế nhưng trong thực tế, nhiều tunnel TLS/SSL lại tạo và lưu Telnet / qua đường dẫn TLS/ SSL. Trên lý thuyết mặc dù có tồn tại nhưng ứng dụng của cơ chế mã hóa Telnet/ s lại vẫn còn rất hạn chế. Một số giao thức phù hợp thay thế cho Telnet  Chính bởi nhược điểm lớn về tính bảo mật nên Việt Nam một người dùng thường thường tìm đến các giao thức thay thế. Ví dụ như SSH, RDP, VNC, SNMP. SSH: Hỗ trợ đăng nhập vào máy chủ từ xa, cho phép người dùng tham gia kiểm soát cập nhật dữ liệu trên máy chủ. So với Telnet, SSH có tính bảo mật cao, khắc phục tốt nghiệp điểm về tốc độ. RDP: Yêu cầu nhiều băng thông hơn. Tuy nhiên bù lại, giao thức này cung cấp trải nghiệm mượt mà trên desktop, có tính toàn diện cao. SNMP: Giao thức SNMP là lực lượng phù hợp để thay thế. Tuy vậy, giao thức này ứng dụng chủ yếu trong hệ thống giám từ xa, còn trong các hệ thống khác SNMP chưa vượt trội cho lắm. VNC: Gần tương tự như giao thức RDP hỗ trợ điều khiển desktop từ xa cực mượt, mặc dù tốc độ không ngang bằng RDP. >> Có thể bạn quan tâm: WordPress là gì? Hướng dẫn cài đặt Wordpress cực đơn giản   List 10+ lệnh Telnet quan trọng cần biết  Telnet ứng dụng phổ biến trên thiết bị chạy hệ điều hành Unix/Linux. Trong quá trình sử dụng, bạn nên ghi nhớ list 10+ lệnh cơ bản sau đây. Lệnh CD: Cho phép chuyển từ folder sang các định dạng khác trong DOS. Lệnh PWD: Đây là lệnh thông báo cho người dùng biết vị trí file. Lệnh IS: Đây là lệnh dùng đến khi cần liệt kê danh sách file. Lệnh CAT: Hỗ trợ đọc file. Lệnh MKDIR: Hỗ trợ tạo hồ sơ mới. Lệnh CP: Dùng khi cần tạo bản sao chép mới. Lệnh RM: Sử dụng để xóa file hoặc folder. Lệnh TAR: Sử dụng để giải nén file. Lệnh ZIP: Chuyển đổi thành folder. Lệnh UNZIP: Nén file thành định dạng ZIP. Hướng dẫn cài đặt Telnet cho Windows 10 Telnet có thể dễ dàng cài đặt trên Windows 10 thông qua một vài bước đơn giản. Cụ thể bạn hãy theo dõi phần hướng dẫn sau đây nhé. Bước 1: Truy cập đến mục Server Manager. Ngay tại thành công cụ, bạn cần chọn Manage, sau đó click chọn Add Roles and Features. [caption id="attachment_23842" align="aligncenter" width="771"] Truy cập vào mục Server Manager[/caption] Bước 2: Trong cửa sổ menu bên tay trái, bạn chọn vào mục Installation Type. Khi màn hình xuất hiện tùy chọn, bạn tick vào tùy chọn Role-based or feature-base installation. Sau đó hãy bấm chọn "Next" [caption id="attachment_23846" align="aligncenter" width="771"] Tick vào tùy chọn Role-based or feature-base installation[/caption] Bước 3: Trong cửa sổ menu bên tay trái, bạn tiếp tục chọn mục Server Select. Phần máy chủ server, bạn để mặc định ở chế độ select a server from the server pool, xác nhận bằng cách bấm Next. [caption id="attachment_23850" align="aligncenter" width="771"] Chọn chế độ mặc định select a server from the server pool[/caption] Bước 4: Trong mục Features, hãy kéo chọn xuống bên dưới rồi lần lượt chọn Telnet Server và Telnet Client, sau đó xác nhận Next. [caption id="attachment_23854" align="aligncenter" width="771"] Lần lượt chọn Telnet Server và Telnet Client, sau đó xác nhận Next[/caption] Bước 5: Cuối cùng tại mục Confirmation, bạn chỉ việc click chọn nút Next. Đến khi hoàn tất các bước, bạn đóng lại tab cài đặt bằng cách bấm Close. Giao thức Telnet ra mắt cộng đồng người dùng lần đầu tiên vào năm 1969, gần như cùng thời điểm với mạng internet. Chính bởi ra đời khá sớm nên giao thức này vẫn còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt là về mặt bảo mật. Tuy vậy, giao thức Telnet vẫn phù hợp ứng dụng trong bảng viễn thông, hệ thống điều khiển từ xa. Rất hy vọng bài viết trên đây của FPT Cloud bạn đã bổ sung được chút thông tin hữu ích về Telnet!   Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

TCP/IP là gì? Toàn tập kiến thức về giao thức tcp/ip từ A-Z

11:28 18/01/2022
TCP/IP là gì? Đây là câu hỏi được quan tâm khi Internet đang xuất hiện và được sử dụng ở mọi nơi. Dù rất nhiều người đang sử dụng internet hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cách thức hoạt động của internet. Hiện nay, Internet đang sử dụng phương thức TCP/IP. Đây là phương thức truyền dẫn phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về giao thức TCP/IP.   TCP/IP là gì? Vậy TCP/IP hay TCP TP là gì? TCP/IP là viết tắt của Transmission Control Protocol/ Internet Protocol, tức là giao thức điều khiển để truyền nhận liên mạng. Đây là một bộ giao thức có chức năng truyền và kết nối các thông tin giữa các thiết bị trong một mạng lưới internet.  Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình TCP/IP Sau khi tìm hiểu TCP/IP là gì, có thể thấy, TCP/IP có vai trò quan trọng trong việc sử dụng internet. Vì thế, rất nhiều người thường thắc mắc về lịch sử hình thành và phát triển của giao thức này. Ban đầu, TCP/IP được bắt nguồn từ bộ giao thức liên mạng vào năm 1970, trong dự án DARPA. Sau đó, các kỹ sư, nổi bật là Robert E.Kahn và Vinton Cerf đã nghiên cứu và phát triển giao thức này, giúp việc truyền nhận ổn định hơn. Đến năm 1978, giao thức tiêu chuẩn TCP/IP Ver.4 đã được ổn định và sử dụng trong internet cho đến tận ngày nay.  [caption id="attachment_15158" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP gồm có 2 giao thức chính là TCP và IP[/caption] TCP/IP hoạt động như thế nào? Đúng như tên gọi, sau khi tìm hiểu TCP/IP là gì, chúng ta phần nào đã có thể xác định được, TCP/IP gồm có 2 giao thức chính, đó là: TCP: Có chức năng xác định các ứng dụng và tạo ra các kênh giao tiếp. TCP cũng có chức năng quản lý các thông tin khi được chia nhỏ để truyền tải qua internet. Giao thức này sẽ tập hợp các thông tin này theo đúng thứ tự, đảm bảo truyền tải thông tin chính xác tới địa chỉ đến.  IP: Đảm bảo thông tin được truyền đến đúng địa chỉ. IP sẽ gán các địa chỉ và định tuyến từng gọi thông tin. Mỗi mạng sẽ có 1 địa chỉ IP để xác định được chính xác nơi chuyển/nhận thông tin, dữ liệu.  Trong quá trình truyền nhận thông tin, nếu giao thức TCP phát hiện ra thông tin bị lỗi, giao thức này sẽ yêu cầu hệ thống gửi thêm các gói tin khác. Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và chức năng của TCP/IP, hãy cùng tìm hiểu chức năng của từng tầng trong mô hình này.  [caption id="attachment_15162" align="aligncenter" width="771"] TCP có chức năng xác định các ứng dụng và tạo ra các kênh giao tiếp[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Top 6+ Cách check IP Website đơn giản, nhanh chóng Chức năng của từng tầng trong mô hình TCP/IP Mô hình TCP/IP hiện nay gồm có 4 lớp. Đây là mô hình tiêu chuẩn. 4 lớp này sẽ được trồng lên nhau theo thứ tự lần lượt là: Tầng vật lý Tầng mạng Tầng giao vận Tầng ứng dụng.  Cụ thể, chức năng của từng tầng như sau:  Tầng 4: Tầng ứng dụng - Application Tầng ứng dụng hay còn được gọi là Application. Đây là tầng trên cùng, có chức năng giao tiếp của mô hình. Cụ thể, tầng ứng dụng sẽ giao tiếp dữ liệu giữa 2 máy khác nhau. Việc giao tiếp có thể thông qua trình duyệt web, email hay một số giao thức khác như SMTP, SSH, FTP…  Tầng ứng dụng giao thức dữ liệu bằng hình thức Byte by Byte. Các thông tin sẽ được định tuyến với nhau, giúp gói tin đi theo một hướng đi đúng và thông tin được truyền tải thành công.  Tầng 3: Tầng giao vận - Transport Tầng giao vận là tầng thứ 3, có chức năng xử lý các vấn đề trong quá trình giao tiếp của các máy chủ. Các máy chủ này có thể trong cùng một mạng hoặc khác mạng. Trong trường hợp khác mạng, các máy chủ sẽ được kết nối thông qua một bộ định tuyến.  [caption id="attachment_15166" align="aligncenter" width="771"] Tầng giao vận là tầng thứ 3, có chức năng xử lý các vấn đề trong quá trình giao tiếp của các máy chủ[/caption] Dữ liệu ở tầng giao vận sẽ được phân thành các đoạn có kích thước không bằng nhau. Tuy nhiên, kích thước của các đoạn cần nhỏ hơn 64KB. Một đoạn sẽ gồm Header chứa thông tin, sau header là các đoạn dữ liệu. Tầng Transport gồm 2 giao thức: Giao thức TCP: giúp đảm bảo chất lượng thông tin trong quá trình truyền nhận. Tuy nhiên, việc truyền nhận thông tin thường mất nhiều thời gian do việc kiểm tra thứ tự thông tin khá lâu. Đồng thời, giao thức TCP cũng giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn đối với lưu lượng dữ liệu.  Giao thức UDP: Có thời gian truyền tải dữ liệu nhanh hơn. Tuy nhiên, giao thức UDP sẽ không thể đảm bảo chất lượng dữ liệu như đối với giao thức TCP.  Tầng mạng - Internet Khi tìm hiểu TCP/IP là gì, chắc chắc không thể bỏ qua việc tìm hiểu tầng 2 - tầng mạng internet của giao thức này. Tầng internet của TCP/IP có giao thức gần giống như mô hình OSI. Tầng 2 có chức năng chính trong việc truyền tải dữ liệu, đảm bảo các dữ liệu được truyền tải một cách logic.  Các dữ liệu sẽ được chia thành các phân đoạn sau đó được đóng gói. Mỗi gói sẽ có các kích thước phù hợp để việc vận chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, các gói thông tin khi truyền tải sẽ được thêm phần Header. Header này sẽ chứa các thông tin của tầng mạng để có thể xác định và chuyển tới tầng tiếp theo. Tầng internet thường sử dụng 3 giao thức chính, đó là: IP, ICMP và tầng ARP.  [caption id="attachment_15174" align="aligncenter" width="771"] Tầng internet của TCP/IP có giao thức gần giống như mô hình OSI[/caption] Tầng 1: Tầng vật lý - Physical Đúng như tên gọi, tầng vật lý của giao thức TCP/IP có sự kết hợp giữa vật lý và dữ liệu mô hình OSI. Đây là tầng có trách nhiệm truyền tải các dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau trong cùng 1 mạng internet. Khác với các tầng trên, tại tầng vật lý, các dữ liệu sẽ được đóng gói vào khung (Frame) trước khi được định tuyến và gửi tới địa chỉ đích đã được chỉ định.  >> Có thể bạn quan tâm: MVC là gì? Tìm hiểu về mô hình MVC trong lập trình từ A - Z   Các giao thức TCP/IP phổ biến hiện nay TCP/IP là gì, như chúng ta đã biết, TCP/IP là một giao thức truyền/ nhận dữ liệu trên môi trường internet. Vậy hiện nay, TCP/IP đang sử dụng các giao thức nào?  HTTP - HyperText Transfer Protocol HTTP là một trong những phương thức phổ biến hiện nay. Giao thức này giúp truyền các thông tin dữ liệu giữa các website, thường là web client và web server. Việc truyền dữ liệu sẽ không được bảo mật. HTTP sẽ truyền các dữ liệu thường file ảnh hoặc tệp HTML…. HTTPS - Hypertext Transfer Protocol Secure Đây là giao thức cực kỳ phổ biến. Giống với Http, Https cũng được sử dụng để truyền thông tin dữ liệu giữa 1 web client và 1 web server. Tuy nhiên, việc truyền thông tin dữ liệu sẽ được bảo mật. Đây là ưu điểm nổi bật của giao thức Http so với https.  [caption id="attachment_15178" align="aligncenter" width="771"] HTTP là một trong những phương thức phổ biến hiện nay[/caption] HTTPS hiện đang sử dụng mô hình TCP/IP kết hợp với giao thức SSL và TLS. Vì thế, giao thức này cũng thường được sử dụng để truyền dữ liệu giữa thẻ tín dụng với dữ liệu cá nhân. FTP - File Transfer Protocol FTP là giao thức có phần ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua khi tìm hiểu TCP/IP là gì. Đây là giao thức giúp kết nối 2 hoặc nhiều máy tính trên môi trường internet. Giao thức này hoạt động trên cổng số 20 và 21. Thông qua FTP, các máy con có thể truy cập internet để gửi dữ liệu tới máy chủ, đồng thời, lấy các dữ liệu đó. Dù ở khoảng cách xa, FTP vẫn giúp người dũng có thể dễ dàng truy cập vào máy chủ để nhận dữ liệu.  Ứng dụng của giao thức TCP/IP TCP/IP là gì? Ứng dụng thế nào? Đó là những câu hỏi luôn được quan tâm. Như đã giới thiệu ở trên, TCP/IP có chức năng kết nối thông tin trong internet. Bạn có thể sử dụng giao thức này để cung cấp các thông tin từ xa, ở bất cứ khoảng cách nào. TCP/IP được sử dụng để truyền file, gửi mail, ảnh hay phân phối web trên internet. Đồng thời, TCP/IP cũng được sử dụng để truy cập máy chủ từ xa. [caption id="attachment_15182" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP có chức năng kết nối thông tin trong internet[/caption] TCP/IP sẽ giúp thay đổi trạng thái thông tin để có thể truyền trong môi trường internet. Giao thức này sẽ thay đổi cách biểu thị thông tin thông qua các giao thức cơ bản hoặc giao thức ở mỗi lớp khi thông tin đi qua. Qua đó giúp việc truyền thông tin chính xác, hiệu quả và đến đúng nơi cần đến.  Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình TCP/IP TCP/IP là phương thức được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, TCP/IP cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý.  Ưu điểm TCP/IP là giao thức có tính thực tế và tính ứng dụng cao. Đây là giao thức có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Chẳng hạn như:  Có khả năng tạo lập kết nối giữa các máy tính khác nhau TCP/IP hoạt động độc lập với hệ điều hành. Do đó ít bị ảnh hưởng khi lỗi win. TCP/IP hỗ trợ tương tác với nhiều giao thức trực tuyến khác nhau. Có khả năng mở rộng cao nhờ việc kết nối giữa máy client và máy server.  Giao thức có thể hoạt động hoàn toàn độc lập. Hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau Không ảnh hưởng tới internet hay gây áp lực trên máy tính nhờ có dung lượng nhẹ. [caption id="attachment_15186" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP là giao thức có tính thực tế và tính ứng dụng cao[/caption] Nhược điểm Trong quá trình tìm hiểu TCP/IP là gì, chúng ta cũng không thể bỏ qua các nhược điểm của giao thức này. Tất nhiên, không có một chương trình nào là hoàn hảo 100%. TCP/IP cũng còn một số nhược điểm như:  Khó quản lý, cài đặt khá cầu kỳ, phức tạp. Tầng giao vận đôi khi không đảm bảo được việc phân phối các gói tin, dữ liệu.  TCP/IP gồm các giao thức cố định, rất khó để thay thế.  Bên cạnh đó, TCP/IP cũng không có sự tách biệt giữa khái niệm với giao diện. Với những trang web mới trong mạng mới, TCP/IP là giao thức chưa thực sự hiệu quả.  TCP/IP dễ bị tấn công và từ chối dịch vụ.  Những câu hỏi thường gặp về TCP/IP Sau khi đã tìm hiểu TCP/IP là gì, ứng dụng và ưu nhược điểm của giao thức này, chúng ta đã thấy, đây là giao thức rất phổ biến. Chính vì thế, đây là giao thức được nhiều người sử dụng. Chính vì thế, trong quá trình tìm hiểu, rất nhiều câu hỏi về TCP/IP đã được đưa ra.  Nên lựa chọn mô hình TCP/IP hay OSI? Nếu đang băn khoăn về việc nên lựa chọn TCP/IP hay OSI, bạn cần cân nhắc dựa trên nhu cầu sử dụng của mình.  Nếu cần mô hình để tham khảo và có tính bảo mật vừa phải, bạn nên lựa chọn TCP/IP.  Nếu cần mô hình có quy tắc, hoạt động độc lập và có tính bảo mật cao, bạn nên chọn mô hình OSI.  So sánh TCP/IP và Ethernet? TCP/IP và Ethernet giống và khác nhau thế nào? Như chúng ta đã biết khi tìm hiểu TCP/IP là gì, đây là giao thức truyền thông tin bằng cách chia thông tin thành các phần nhỏ hơn. TCP/IP cũng có thể phát hiện, kiểm tra lỗi khi truyền nhận thông tin, kiểm soát để thông tin được truyền đến đích. Khác với TCP/IP, Ethernet là một tiêu chuẩn mạng. Quy định này quy định không có máy tính/thiết bị nào kiểm soát thời điểm truyền nhận dữ liệu. THay vào đó, thiết bị trung tâm mạng sẽ chủ động truyền dữ liệu bất cứ khi nào có thể. Đây là một mạng cục bộ, khác với giao thức TCP/IP.  Dữ liệu truyền vào các lớp của TCP/IP có giống nhau không? TCP/IP có cách thức truyền dữ liệu khác nhau ở các lớp khác nhau. Trong đó: Ở lớp kết nối, dữ liệu được truyền gọi là Frame Ở lớp internet, dữ liệu được gửi xuống tầng dưới là IP Datagram Lớp truyền tải: dữ liệu được gọi là TCP Segment.  Lớp ứng dụng: dữ liệu các luồng có tên gọi là Stream.  Giao thức nào được sử dụng ở mỗi lớp? TCP/IP chia thành các lớp. TRong đó, lớp cao hơn sẽ có giao thức ở lớp thấp hơn:  Lớp kết nối: Dùng giao thức Ethernet, Wifi, Token Ring… Lớp internet: IP gán địa chỉ cho dữ liệu trước khi truyền nhận tới các đích đến. Giao thức ICMP báo lỗi khi dữ liệu truyền nhận bị hỏng. Lớp truyền tải: TCP đảm bảo dữ liệu truyền ổn định, đảm bảo bảo mật. UDP giúp tốc độ truyền tải tăng nhanh hơn.  Lớp ứng dụng: FTP truyền file, SMTP phân phối Email, HTTP truyền nội dung giữa 2 máy…  Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu rõ hơn và có câu trả lời cho câu hỏi giao thức tcp/ip là gì hay TCP/IP là gì. Đây là giao thức truyền dữ liệu trên internet có nhiều ưu điểm nổi bật. Việc hiểu rõ về TCP/IP sẽ giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về việc truyền tải thông tin trên internet. Để việc lưu trữ thông tin hiệu quả, bạn có thể tham khảo bảng giá Cloud: thuê cloud server    Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Symfony là gì? Tìm hiểu cấu trúc của Symfony và so sánh với Laravel

10:15 22/07/2022
Symfony là một trong những Framework được sử dụng cho phát triển ứng dụng, thiết kế website. Bạn sẽ hiểu hơn khả năng khai thác trong thực tế qua bài viết của FPT Cloud. Phần đầu tiên đi vào tìm hiểu khái niệm và cấu trúc vận hành cơ bản. Tiếp đó là phân tích những đối tượng được hưởng nhiều giá trị nhất từ việc khai thác Symfony. Để có góc nhìn tổng quan nhất, kiến thức mở rộng hé lộ trong các phần cuối cùng. Symfony là gì? Symfony là gì? Đây là một trong những Framework mã nguồn mở, ứng dụng nhiều trong thiết kế web hay phát triển ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng là PHP5. [caption id="attachment_29244" align="aligncenter" width="800"] Framework hỗ trợ đắc lực trong việc thiết kế website và ứng dụng[/caption] Ngoài ra, công cụ được ưu ái sử dụng trong tạo dựng website bởi hai đặc điểm nổi bật. Đó chính là cộng đồng người tham gia đông đảo và khả năng triển khai tự do nhờ cấu trúc chặt chẽ, đáng tin cây. Một số thế mạnh khác nên tham khảo như là: Thao tác mở rộng dễ dàng, khả năng tích hợp với nhiều thư viện khác khá tốt. Dễ cài đặt, tương thích với hầu hết hệ điều hành. Vận hành độc lập với cơ sở dữ liệu. Ứng dụng rộng rãi kể cả trong những trường hợp phức tạp nhất. Hoạt động đi theo cấu hình định trước. Mã nguồn dễ đọc và sử dụng chú thích kiểu phpDocumentor. Khâu bảo trì diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chính sách, kiến thức liên quan đến công nghệ. Đảm bảo tính ổn định trong nhiều dự án dài hạn. Tuân theo hoạt động cũng như có mẫu thiết kế tốt. Với những ưu điểm trên, đủ để thấy Framework được chào đón như thế nào từ khi mới ra mắt. Đây vẫn tiếp tục là công cụ cần phải có trong thiết kế website, ứng dụng trong tương lai dài hạn. >>> Có thể bạn quan tâm: SWAP RAM là gì? Kiến thức cần nắm về SWAP (RAM ảo) khi sử dụng Cấu trúc cơ bản của Symfony Cấu trúc của Symfony được chia làm hai mục đích chính là làm việc và phục vụ project. Để cụ thể hóa hơn, trong từng phần sẽ tiếp tục được phân loại. Cấu trúc làm việc Cấu trúc làm việc của Symfony gồm có 3 bộ phận chính. Từ những loại này sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng Framework hiệu quả hơn. ✅Cấu trúc làm việc Vai trò ✅Cấu trúc ORM Thuộc loại Framework hướng đối tượng, cho phép người dùng thực hiện mọi thao tác với các objects. Thông tin về database đều được chuyển hóa thành object model qua ORM tool. Cơ chế hoạt động này ánh xạ các CSDL thành ngôn ngữ lập trình. ✅Cấu trúc Schema Có mối liên hệ trực tiếp với  quá trình ánh xạ các cơ sở dữ liệu. Để thực hiện, ORM cần thu thập thông tin từ Schema cho việc mô tả. Mục đích là tạo ra những class tương ứng.Khi có được mô tả cơ sở dữ liệu trong file schema.yml, lập trình viên dùng ORM và tạo những câu SQL cần thiết. ✅Cấu trúc Routing Đây là cấu trúc chuyên dùng để quản lý URL. Routing hỗ trợ kiểm soát các Internal và External URLS.Khi yêu cầu gửi đến, Routing tiến hành phân tích rồi chuyển đường dẫn sang dạng Internal. Cấu trúc Project Song hành cùng cấu trúc làm việc là dạng Project. Symfony đã dựa trên mô hình MVS design pattern như những Framework PHP khác. Trong đó tiếp tục được triển khai thành các phần với chức năng riêng biệt. [caption id="attachment_29246" align="aligncenter" width="800"] Để hoạt động được, các thành phần trong cấu trúc kết hợp chặt chẽ với nhau[/caption] Model: Chứa những lớp (class) mô tả nghiệp vụ, đối tượng làm việc trên ứng dụng, database. View: Bao gồm những thông tin đã tương tác với người dùng. Ví dụ như Template engine cũng là một trong những nhân tố của phần này. Controller: Thực hiện xử lý yêu cầu đầu vào, thu thập thông tin input của người dùng từ View. Dữ liệu sau đó sẽ chuyển qua xử lý trong Model và truyền đến View để cho ra kết quả. Hiểu đơn giản, Controller là cầu nối của hai phần còn lại. Để hoạt động Framework, cấu trúc không thể thiếu đi bất kỳ yếu tố nào. Cả 3 liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ qua các bước. Đối tượng sử dụng Symfony Symfony được đánh giá là Framework lý tưởng cho việc khai thác một cách triệt để tiềm năng của PHP. Vì thế, khả năng ứng dụng rộng rãi là điều dễ hiểu. Ước tính đến nay có khoảng 80% website đều sử dụng bộ khung này. Đối tượng được phục vụ nhiều như là: [caption id="attachment_29248" align="aligncenter" width="800"] Framework hoạt động tốt với dự án vừa và lớn, đổi mới nhanh chóng[/caption] Website lớn, có lưu lượng truy cập cao, cần mở rộng, đổi mới liên tục. Sự lựa chọn hỗ trợ đắc lực cho lập trình viên. Các doanh nghiệp triển khai dự án quy mô vừa và lớn, trong thời gian dài nên dùng. Framework đáp ứng được yêu cầu cấu trúc chặt chẽ, độ tin cậy cao. Có thể thấy rằng, tính ứng dụng của công cụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất lớn. Vì thế, bắt đầu tìm hiểu Framework này không bao giờ là thừa. Symfony hay Laravel tốt hơn? Cũng là một PHP Framework, Laravel khiến nhiều người nhầm lẫn với Symfony. Vì thế, phần dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt trên các tiêu chí. [caption id="attachment_29250" align="aligncenter" width="800"] Symfony và Laravel có sự khác biệt khi so sánh trên các tiêu chí[/caption] Ngôn ngữ lập trình: Cả hai đều xây dựng dựa trên PHP. Tuy nhiên, Symfony ở dạng phổ thông còn Laravel là cấu trúc đặc biệt. Ngoài ra, các câu lệnh và việc dùng code của Symfony đơn giản hơn rất nhiều. Cách truy cập database: Symfony dùng “Doctrine” để có thể truy cập CSDL còn Laravel dùng “Eloquent”. Việc tiếp cận vào khó hơn Laravel vì cần phải tạo repository function. Template engine: Symfony dùng Twig, trong khi Framwork còn lại sử dụng Blade. Twig chiếm ưu thế vì code đẹp, nhiều từ khóa bổ sung extension, cộng đồng lớn. Middleware: Cả hai đều được hỗ trợ, song Laravel dùng “decorator pattern”; Symfony lại nhờ vào “observer pattern”. Cache và performance: Đều có khả năng lưu trữ trong bộ nhớ Cache. Tuy nhiên, Laravel chưa dùng Cache vẫn hoạt động nhanh hơn. Công cụ phát triển và debug: Symfony có ưu thế hơn hẳn về mảng này. Framework sở hữu panel hiện đại, khái quát vấn đề tốt. Phần mềm của bên thứ ba: Các gói package bên thứ ba của Symfony như KnpLabs, Sonata, FOS, Liip Imagine,… Công cụ mang lại khả năng hoạt động mạnh mẽ. Qua đó đủ để thấy đây lại là khía cạnh Laravel yếu thế. Không có nhận định tuyệt đối nào về việc một trong hai Framework tốt hơn. Bạn cần dựa trên nhu cầu sử dụng trong từng trường hợp để khai thác đúng cách. >>> Có thể bạn quan tâm: SSD là gì? Tìm hiểu cách hoạt động & đặc điểm của SSD trước khi mua Câu hỏi thường gặp Khi tìm hiểu về khả năng ứng dụng của Symfony, không ít câu hỏi được đặt ra. Dưới đây là một trong số những điều được mọi người quan tâm nhất. [caption id="attachment_29252" align="aligncenter" width="800"] Khi thai thác, bạn sẽ thấy rất nhiều lợi ích đến từ Framework[/caption] Khi sử dụng Symfony sẽ nhận được gì? Đó là mã nguồn linh hoạt, tương thích với HTTP accelerator, Varnishd. Nhờ đó, hoạt động nâng cấp, bảo trì, tối ưu hiệu suất, tự do sáng tạo,… tốt hơn. PHP là gì? Đây là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Personal Home Page. Ngôn ngữ này được lập trình viên sử dụng để tạo ra phần mềm, ứng dụng máy tính. Trong thực tế, chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa những câu hỏi được đặt ra. Bạn có thể tham gia vào cộng đồng chung để tham khảo lời tư vấn, kiến thức bổ ích. Trên đây là những điều bạn cần biết nếu đang đi tìm một Framework cho mình. Công cụ có ưu thế về nhiều khía cạnh kỹ thuật. Nhờ đó, dự án sớm hoàn thành hơn, thuận tiện khi có nhu cầu mở rộng trong tương lai. FPT Cloud tin rằng hiểu Symfony và biết cách vận dụng sẽ đem đến nhiều lợi thế. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Switch là gì? Các chức năng của switch (thiết bị chuyển mạch)

10:06 21/01/2022
Switch là gì và có vai trò như thế nào trong hệ thống mạng? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người đưa ra. Có rất nhiều các thiết bị mạng phổ biến khác nhau được sử dụng để giúp người dùng kết nối mạng một cách hiệu quả. Trong đó, Switch là bộ chuyển mạch không thể thiếu trong hệ tầng mạng cơ sở. Để tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như sử dụng chúng đúng cách, hãy cùng FPT Cloud tham khảo bài viết dưới đây. Switch là gì?  [caption id="attachment_16244" align="aligncenter" width="771"] Switch là gì?[/caption] Switch là gì? Bạn muốn biết Switch là gì? Ngay bây giờ sẽ là câu trả lời dành cho những ai đang quan tâm. Switch là thiết bị chuyển mạch trong hệ thống mạng. Chúng được sử dụng để kết nối các đoạn mạng vào với nhau theo kiểu hình sao (Star).  Theo đó, Switch chính là thiết bị trung tâm và tất cả các thiết bị khác sẽ kết nối với thiết bị này để chuyển dữ liệu. Bên cạnh đó, các thiết bị Switch hiện đại hơn có hỗ trợ công nghệ Full Duplex còn được sử dụng để mở rộng băng thông của đường truyền. Chức năng của thiết bị chuyển mạch Switch Bạn đã nắm rõ Switch là thiết bị gì rồi chứ? Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, hãy cùng tìm hiểu xem Switch dùng để làm gì nhé. Chuyển các khung dữ liệu Chức năng của Switch đầu tiên mà chúng ta cần phải nhắc đến đó là chúng được sử dụng để chuyển các khung dữ liệu giữa các thiết bị được kết nối với nhau. Switch sẽ đóng vai trò giống như một người cảnh sát giao thông phân luồng dữ liệu trong mạng cục bộ. Từ đó, giúp các loại dữ liệu sẽ được chuyển đến đúng nơi mà chúng phải đến, không làm tắc nghẽn hay gián đoạn. Chia nhỏ hệ thống mạng Bạn đang phân vân không biết Switch có tác dụng gì thì chia nhỏ hệ thống mạng LAN thành các segment nhỏ hơn chính là vai trò của chúng. Thông qua các cổng kết nối của Switch, nhiều segment được nối lại với nhau một cách dễ dàng hơn. Chức năng ngày của Switch sẽ giúp tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn về cung cấp băng thông lớn cho người dùng. [caption id="attachment_16248" align="aligncenter" width="771"] Switch giúp chia nhỏ hệ thống mạng[/caption] Kết nối được nhiều segment Khi hai máy tính liên kết với nhau, công dụng của Switch đó chính là nhận biết xem máy nào đang kết nối vào cổng của nó. Sau đấy, chúng sẽ thực hiện thiết lập mạng ảo giữa 2 cổng với nhau một cách tương thích nhất mà không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của các cổng khác. Xây dựng bảng và cung cấp thông tin Thêm một câu trả lời cho câu hỏi chức năng của Switch là gì nữa đó chính là thực hiện xây dựng các bảng thông tin có liên quan đến các gói và gửi chúng đến đúng địa chỉ theo yêu cầu. Tức là Switch sẽ nhận dữ liệu từ các máy tính trong hệ thống và phân tích, tạo bảng sau đó gửi đi. >>> Có thể bạn quan tâm: Wireshark là gì? Chức năng & cách sử dụng Wireshark từ A - Z Phân loại thiết bị chuyển mạch Switch Câu hỏi Switch là gì không còn làm khó được bạn nữa rồi. Để có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, bạn còn cần phải biết cách phân loại thiết bị. Sau đây cùng xem cách phân loại thiết bị chuyển mạch là gì nhé. Theo tính năng Khi phân loại Switch theo tính năng, chúng ta có 2 loại đó là: Switch quản lý được:  Là dòng sản phẩm cho phép người dùng vào trong cấu hình. Mục đích của việc này là giúp thiết bị có thể hoạt động một cách linh hoạt hơn, tốt hơn và tính bảo mật cũng sẽ cao hơn. Việc quản lý Switch giúp người dùng tùy chỉnh thông số kỹ thuật sao cho phù hợp nhất với hệ thống mạng mà chúng ta đang sử dụng. Thông qua đó, chất lượng dịch vụ cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.  Switch quản lý chỉ sử dụng trong mạng có dây giúp kết nối cáp Ethernet thông qua một số thiết bị. Chúng cũng sẽ có công tắc điều chỉnh để thiết bị nói chuyện được với người khác.  Switch không quản lý được: Ngược lại với Switch quản lý được, sản phẩm này không cho phép người dùng điều chỉnh cấu hình. Chúng ta chỉ mua về và sử dụng theo như đúng cấu hình đã được cài đặt sẵn. Switch này phù hợp để sử dụng cho những kết nối đơn giản trong gia đình hoặc công ty, doanh nghiệp nhỏ. [caption id="attachment_16252" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều loại Switch khác nhau[/caption] Theo chức năng Việc phân chia theo chức năng của Switch là gì? Đó là dựa vào chức năng chính của sản phẩm mà chúng ta sẽ có 3 loại Switch sau đây: Workgroup Switch: Là loại Switch được sử dụng để nối các máy tính lại với nhau từ đó tạo thành một mạng ngang hàng. Yêu cầu của Switch này không cần phải có tốc độ xử lý quá cao hay bộ nhớ quá lớn. Segment Switch: Được sử dụng để nối các Hub hoặc các Workgroup Switch với nhau. Điều này sẽ tạo nên liên kết ở tầng mạng thứ 2 của hệ thống. Yêu cầu của bộ Switch này đó là tốc độ xử lý phải cao. Backbone Switch: Được sử dụng để giúp kết nối các Segment Switch lại với nhau. Và yêu cầu là phải có bộ nhớ lớn cũng như tốc độ tải rất nhanh thì mới có thể chứa được tất cả các địa chỉ cho tất cả máy tính có trong hệ thống. Từ đó hoán chuyển dữ liệu một cách kịp thời giữa các mạng với nhau. Phân loại khác Ngoài 2 cách trên, chúng ta cũng có cách phân loại Switch khác đó là:  Phân loại theo số lớp hoạt động bao gồm 3 loại là: Switch Layer 1, Switch Layer 2 và Switch Layer 3. Phân loại theo nguồn cấp gồm có: Switch có PoE, Switch không PoE. Phân theo số cổng bao gồm: Switch 4 port, Switch 8 port, Switch 12 port, Switch 16 port, Switch 24 port, Switch 48 port. Phân loại theo công nghệ: Switch Ethernet 10/100, Switch Ethernet 10/100/1000 (Switch Gigabit), Switch Ethernet POE, Switch cổng Quang. Switch phân loại theo vị trí hoạt động: Switch Công nghiệp, Core Switch, Access Switch. Phân loại theo hãng sản xuất: Switch Aptek, Switch Cisco, Switch Juniper, Switch HPE, Switch Ruijie, Switch TP-Link,… >>> Có thể bạn quan tâm: Git là gì? Tìm hiểu về phần mềm Git chi tiết từ A - Z Các lợi ích của bộ chuyển mạch Switch Bạn đã biết Switch là gì và hình dung được về chức năng của chúng rồi chứ? Có thể khẳng định Switch là một thiết bị vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ thống mạng máy tính. Chúng giúp cho các hoạt động của hệ thống mạng được diễn ra một cách song công. Tức là người dùng có thể vừa đọc – ghi, nghe – nói cùng một lúc trên cùng một thiết bị. Tính năng này của Switch ưu việt hơn rất nhiều so với các thiết bị khác. Nó còn không hề làm ảnh hưởng đến các kênh truyền của hệ thống mạng.  Bên cạnh đó, Switch còn có cơ chế tự kiểm tra lỗi Frame. Chính vì vậy mà chúng ta có thể giảm được tỉ lệ lỗi trong frame. Thông qua công nghệ store-and-forward, các gói tin tốt sẽ được Switch lưu lại trước khi chuyển đi. Các thiết bị Switch hoạt động chủ yếu ở tầng liên kết dữ liệu Layer 2. Mô hình này giúp lý giải một cách trừu tượng về kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính với nhau cũng như giữa các thiết kế giao thức mạng. Điề này khiến cho lưu lượng truyền đi sẽ bị giới hạn ở một ngưỡng nào đó.  Đi kèm với Switch Layer 2 là các loại giao diện khác nhau của máy tính như 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps… Đương nhiên là Switch cũng sẽ hỗ trợ giao tiếp Full-duplex trên mỗi cổng của thiết bị. Ngoài ra, mỗi một Switch còn có thể tạo điều kiện để giúp người dùng mở rộng mạng cũng như kết nối với phần còn lại của mạng thông qua cổng Uplink tốc độ cao. Switch có thể kết nối với các thiết bị chuyển mạch Switch Layer 2 khác hoặc các Switch Layer 3 định tuyến.  Như vậy là Switch hoạt động giống một bộ điều khiển trung tâm. Chúng sẽ cho phép tất cả các thiết bị trong hệ thống mạng kết nối với nhau một cách hiệu quả. Thông qua hệ thống, thông tin sẽ được chia sẻ, các nguồn lực được phân bổ một cách hợp lý. Từ đó giúp tăng năng suất làm việc của người dùng và giúp tiết kiệm tiền cho các đơn vị sử dụng. [caption id="attachment_16256" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích Switch mang đến cho người dùng là rất lớn[/caption] So sánh giữa thiết bị chuyển mạch Switch, Hub và Router Như chúng ta đã biết, việc xây dựng hệ thống mạng không chỉ có Switch để giúp kết nối mà còn có Hub và Router. Ngay bây giờ, hãy cùng so sánh xem Hub, Router khác Switch là gì và thiết bị nào nổi bật hơn nhé. Nội dung Hub Switch Router Lớp Lớp vật lý Lớp liên kết dữ liệu Lớp mạng Chức năng Sử dụng để kết nối 1 mạng máy tính cá nhân với nhau thông qua một trung tâm Hub. Cho phép kết nối với nhiều thiết bị với nhau, tiến hành quản lý cổng, quản lý bảo mật cài đặt Vlan. Dữ liệu trực tiếp trong mạng, kết nối 2 mạng khác nhau. Biểu mẫu truyền dữ liệu Tín hiệu điện hoặc bit. Khung và gói. Gói Cổng 4/12 cổng. Đa cổng từ 4 đến 48 cổng. Cổng 2/4/5/8 Kiểu truyền tải Khung ngập, unicast, multicast hoặc phát sóng. Unicast hoặc multicast tùy vào nhu cầu. ở mức phát sóng ban đầu, sau đó là unicast và multicast. Loại thiết bị Thiết bị không thông minh. Thiết bị thông minh Thiết bị thông minh. Được sử dụng trong LAN, MAN, WAN. Mạng LAN. Mạng LAN. LAN, MAN, WAN. Chế độ truyền Chỉ có thể truyền thông tin 1:1 thiết bị với nhau trong cùng 1 thời điểm. Mọi thiết bị được kết nối với Switch sẽ đầu có thể gửi dữ liệu với nhau trong cùng một thời điểm. Tương tự như Switch, nhiều thiết bị có thể được kết nối với nhau. Tốc độ 10Mb/ giây 10Mb, 100Mbps, 1Gbps 1-100Mbps (không dây).100Mbps- 1Gbps ( có dây). Địa chỉ sử dụng để truyền dữ liệu. Địa chỉ MAC Địa chỉ MAC Địa chỉ IP Lưu trữ địa chỉ Không lưu trữ bất kỳ địa chỉ MAC nào của một nút trong mạng. Lưu trữ địa chỉ IP và địa chỉ MAC của các nút được sử dụng trong mạng. Router lưu trữ địa chỉ IP vfa MAC của các nút được sử dụng trong mạng. [caption id="attachment_16260" align="aligncenter" width="771"] Switch với nhiều tính năng nổi bật được sử dụng rất phổ biến hiện nay[/caption] Trên đây là những thông tin có liên quan đến Switch là gì. Không chỉ những người chuyên về công nghệ mới cần tìm hiểu mà tất cả người dùng mạng internet đều cần biết về thiết bị này để từ đó có được sự lựa chọn chính xác nhất cho mình. Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server máy chủ ảo đừng bỏ lỡ thông tin bảng giá cho thuê máy chủ ảo mới nhất của FPT Cloud nhé. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

SWAP RAM là gì? Điều cần biết trước khi sử dụng SWAP(RAM ảo)

10:05 22/07/2022
SWAP RAM là thiết bị ảo được sử dụng nhằm mục đích tăng dung lượng bộ nhớ đệm. Việc cài đặt trên hệ điều hành Linux còn hỗ trợ tăng độ an toàn của máy chủ vật lý. Trong bài viết dưới đây của FPT Cloud, bạn sẽ biết nhiều hơn về lý do nên sử dụng SWAP (RAM ảo). Bên cạnh đó là những kiến thức cần lưu ý khi quyết định cài đặt vào máy tính. SWAP RAM là gì? SWAP hay được mọi người gọi với tên thông dụng khác là RAM ảo. Mục đích sử dụng để hỗ trợ lưu trữ dữ liệu khi bộ nhớ vật lý đã đầy. Đôi khi, thiết bị cũng được dùng song song nhằm tăng dung lượng bộ nhớ đệm. [caption id="attachment_29229" align="aligncenter" width="800"] SWAP được sử dụng để hỗ trợ lưu trữ cho bộ nhớ vật lý trong máy tính[/caption] Các hệ điều hành thích hợp để tích hợp SWAP RAM là Linux, Ubuntu hoặc CentOS. Tuy nhiên, tốc độ ghi nhận sẽ chậm hơn nhiều so với loại ổ cứng vật lý. >>> Có thể bạn quan tâm: SSD là gì? Tìm hiểu cách hoạt động & đặc điểm của SSD trước khi mua Tại sao và khi nào nên sử dụng SWAP (RAM ảo)? Như trong phần trên đã đề cập, ổ này sử dụng khi RAM đã hết không gian trống lưu trữ. Theo đó, SWAP sẽ hạn chế sự cố liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin. Điều này đặc biệt phát huy tác dụng trên hệ điều hành Linux. [caption id="attachment_29232" align="aligncenter" width="800"] Hệ điều hành Ubuntu yêu cầu thêm SWAP cho chế độ ngủ đông[/caption] Thực tế sẽ rất khó để bạn ghi nhớ và kiểm soát chính xác tình trạng ổ cứng. Vì thế, khi đầy RAM hay điều gì đó khó dự đoán xảy ra, SWAP sẽ phát huy tác dụng. Công cụ ảo này làm nhiệm vụ duy trì tất cả hoạt động bình thường. Mặc dù, một điều phải thừa nhận là tốc độ xử lý có phần chậm hơn. Thế nhưng, phương án này vẫn tốt hơn là gián đoạn hệ thống khiến thông tin rò rỉ. SWAP RAM rất quan trọng với các hệ điều hành phổ biến hiện nay. Cụ thể hơn, các trường hợp nên tận dụng triệt để ổ lưu trữ ảo bao gồm: Dùng phần mềm yêu cầu hệ thống có hỗ trợ SWAP trong phần cài đặt, ví dụ như là Oracle. Sử dụng khi muốn bộ máy hoạt động ổn định hơn. Điều này đặc biệt cần thiết với hệ thống không có quá nhiều dung lượng RAM. Nếu đang dùng Ubuntu, hệ điều hành này sẽ yêu cầu SWAP cho chế độ ngủ đông. Qua đó, bạn thấy rằng có trường hợp bắt buộc dùng hoặc nên tận dụng. Điều này đều hướng đều mục đích duy trì tình trạng vận hành ổn định, bảo mật thông tin. Loại ổ cứng dùng SWAP RAM hiệu quả SWAP được lấy, đổi từ ổ cứng – nghĩa là sẽ chiếm đúng phần dung lượng trong ổ tương đương. Chẳng hạn, bạn đang có thiết bị lưu trữ dung lượng là 500GB và chọn RAM ảo 10GB. [caption id="attachment_29234" align="aligncenter" width="800"] Bạn nên tích hợp SWAP vào ổ cứng SSD để đảm bảo tính ổn định[/caption] Điều này nghĩa là ổ cứng vật lý chỉ còn có thể sử dụng tối đa 40GB. Vì vậy, khi dùng SWAP RAM, bạn nên chọn ổ cứng với tốc độ đọc, ghi nhanh. Nếu sử dụng các loại xử lý chậm sẽ làm mất đi tác dụng của SWAP. Thậm chí, hệ thống còn rơi vào tình trạng bị nghẽn. Hiện nay, cách được áp dụng nhiều nhất là dùng 1 ổ SSD riêng hoặc một phần dung lượng SSD làm SWAP RAM. Bởi lẽ, thiết bị ổ cứng này chiếm ưu thế về tốc độ đọc, ghi hơn hẳn so với ổ HDD truyền thống. Kích thước SWAP là bao nhiêu? Nhìn chung, cài đặt SWAP là biện pháp dự phòng ghi hết RAM bất ngờ. Vì thế, bạn chỉ nên dành cho thiết bị ảo này số dung lượng bằng một nửa khả năng lưu của ổ vật lý. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là SWAP RAM có tốc độ xử lý chậm. Vì thế, nếu VPS hoặc Server của bạn đang lạm dụng quá nhiều, đó là dấu hiệu cảnh bảo cần nâng cấp RAM tức thì. Ngoài ra, khả năng đọc ghi cũng là yếu tố giảm hiệu năng, phí phạm tài nguyên. >>> Có thể bạn quan tâm: Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket Tần suất thực hiện SWAP lý tưởng Trên hệ điều hành Linux, bạn có thể thiết lập tần suất theo ý muốn của mình. Giá trị dao động trong khoảng từ 0 – 100. Giả sử, bạn set mức SWAP RAM thấp, hệ thống sẽ hiếm khi thực hiện Swapping. [caption id="attachment_29238" align="aligncenter" width="800"] Thiết lập giá trị Swapping, bạn cần dựa trên độ mạnh mẽ của ổ cứng vật lý[/caption] Điều này chỉ diễn ra khi bộ nhớ trên RAM vật lý còn rất ít. Trái lại, nếu đặt giá trị SWAP RAM cao, bộ máy thực hiện Swapping thường xuyên hơn dù ổ cứng còn nhiều dung lượng. Vì thế, để trả lời tần suất lý tưởng cho mọi trường hợp là bao nhiêu sẽ không có con số chính xác. Đối với máy chủ sử dụng ổ SSD gắn trực tiếp vào Server, tốc độ xử lý khá tốt. Bạn có thể set giá trị từ khoảng 20–60. Nếu là máy ảo, tốc độ ổ cứng được share cho nhiều thiết bị khác, Việc sử dụng dung lượng của SWAP RAM không đạt hiệu quả tốt. Vì thế, bạn chỉ nên thiết lập tần suất thấp khoảng 0–10. Tuy nhiên, dù là trường hợp nào, bạn cũng không được lạm dụng SWAP RAM. Đây chỉ được xem như phương án dự phòng khi bộ nhớ không đủ đáp ứng nữa. Cách khắc phục triệt để vẫn là nâng cấp hệ thống lưu trữ cho máy tính. Trên đây là những điều bạn cần biết để phân bổ, lưu trữ dữ liệu khoa học. Ứng dụng khi cần thiết sẽ giúp thông tin không bị rò rỉ hay vận hành gián đoạn. Mặt khác, nếu dùng thiết bị ảo quá mức dễ dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất. Vì thế, bạn cần nắm rõ đặc trưng của SWAP RAM và khai thác đúng cách. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Svchost là gì? Cách xử lý Svchost giúp máy tính chạy mượt

16:59 09/03/2022
Máy tính bị lag, bị treo và khi kiểm tra Task Manager thì thấy một loại tiến trình Svchost ngang nhiên chiếm dung lượng máy rất dễ xảy ra? Thực tế người dùng đã than thở không ít trên các trang cộng đồng chia sẻ thông tin. Hiểu được điều đó vậy nên FTP Cloud sẽ giải đáp giúp bạn Svchost là gì? Và cách xử lý cụ thể khi gặp trường hợp này. Bạn hãy tìm hiểu và note ngay vào sổ tay cho mình. Svchost là gì? Svchost.exe thực tế là một tiến trình hỗ trợ được cung cấp bởi Microsoft trong hệ điều hành Windows. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng đối với một số Windows Service. thành phần này giữ vai trò là Host Service. Windows sử dụng Svchost.exe để nhóm Service cần truy cập vào cùng một DLL để chạy trong một tiến trình. Từ đó có thể giúp giảm nhu cầu về tài nguyên hệ thống.  [caption id="attachment_22112" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu chi tiết Svchost là gì[/caption] Nói một cách dễ hiểu hơn thì khi máy tính Windows vận hành các chương trình như cập nhật Windows, tường lửa, kết nối mạng,...sẽ vận hành dưới nền máy tính. Mục đích là hoạt động ổn định nhất. Nếu để những chương trình này vận hành riêng lẻ thì sẽ làm hao hụt rất nhiều dung lượng bộ nhớ máy tính làm máy tính bị đơ, bị giật, lag.  Vậy nên để hạn chế điều này Microsoft đã lập nhóm các chương trình này lại với nhau một cách logic thành các tập tin Svchost.exe. Mỗi file như vậy sẽ phục vụ cho một dịch vụ cụ thể. Ví dụ như các tiến trình thuộc tường lửa sẽ nhóm lại thành file Svchost.exe, các tiến trình cập nhật windows cũng được tạo thành một Svchost.exe kacs,...Vì vậy mà nhiều lúc bạn mở thanh Task Manager bạn sẽ thấy rất nhiều tiến trình Svchost chạy cùng lúc.  Svchost.exe được đánh giá là một thành phần quan trọng trong hệ thống Windows. Do đó bạn không nên tự ý xóa hoặc cách ly file. Bạn chỉ thực hiện  khi bạn đã biết chắc chắn rằng file mà bạn đang xử lý là không cần thiết hoặc chứa yếu tố độc hại.  >>> Có thể bạn quan tâm: Lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất Các phần mềm cần sử dụng dịch vụ Svchost Về cơ bản quá trình Svchost.exe sẽ bắt đầu kích hoạt ngay khi Windows khởi động. Sau đó hệ thống sẽ kiểm tra HKLM hive của registry để xem liệu Server nào sẽ tải vào bộ nhớ. Trong đó cửa sổ đăng ký là SOFTWARE\ Microsoft\ Windows NT\CurrentVersion\Svchost.  [caption id="attachment_22116" align="aligncenter" width="771"] Có rất nhiều phần mềm sử dụng dịch vụ Svchost[/caption] Svchost.exe đa phần hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Điển hình gồm có: Hệ điều hành Windows 10  Hệ điều hành Windows 8   Hệ điều hành Windows 7   Hệ điều hành Windows Vista  Hệ điều hành Windows XP  Hệ điều hành  Windows 2000. Nhìn chung kể từ Windows 10 Creator Update (lưu ý phiên bản 1703) đối với hệ thống sở hữu tới 3.5 GB Ram thì hầu hết mọi Service đều chạy phiên bản Svchost riêng. Trong trường hợp dung lượng ít hơn 3.5 GB Ram thì các Service sẽ tạo nhóm thành các tiến trình Svchost.exe chia sẻ tương tự trong các phiên bản trước.  Một số Service Windows sử dụng Svchost.exe phổ biến là: Windows update Background Tasks Infrastructure Service Plug and Play World Wide Web Publishing Service Bluetooth Support Service Windows Firewall Task Scheduler DHCP Client Windows Audio Superfetch Network Connections Remote Procedure Call …. Hướng dẫn xử lý quy trình Svchost Một khi sử dụng máy tính nếu bạn đột nhiên cảm thấy máy chạy chậm có thể đã có rất nhiều Svchost.exe chạy cùng lúc. Vậy lúc này điều bạn cần làm là hãy kiểm tra xem liệu tiến trình nào nên giữ lại và tiến trình nào nên tắt đi. Và để kiểm tra bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau: [caption id="attachment_22120" align="aligncenter" width="771"] Svchost chạy nhiều cùng lúc có thể gây ra tình trạng máy bị chậm, bị lag[/caption] Xử lý bằng bằng Command Prompt Sử dụng Command Prompt xử lý Svchost là gì? Thực tế với cách kiểm tra này sẽ giúp bạn tổng hợp danh sách tất cả các Service được sử dụng bởi các phiên bản Svchost.exe khác nhau. Đặc biệt đối với những bạn nào am hiểu sâu về máy tính hoàn toàn có thể áp dụng cho mình. Trong đó cách kiểm tra Svchost được tiến hành như sau.  Bước 1: Mở Command Prompt Tại giao diện chính màn hình bạn hãy nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run. Một khi hộp thoại xuất hiện bạn hãy nhập dòng chữ CMD vào thư mục Open và nhấn Enter. Như vậy là bạn đã mở được Command Prompt. [caption id="attachment_22124" align="aligncenter" width="771"] Mở Command Prompt bằng hộp thoại Run[/caption] Bước 2:  Nhập lệnh Một khi Command Prompt hiển thị bạn hãy tiến hành nhập lệnh “Tasklist/SVC” vào mục “C:\Users\Dell”. Sau đó bạn hãy nhấn Enter. [caption id="attachment_22128" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh gợi ý vào thư mục yêu cầu[/caption] Bước 3: Tìm file Svchost cần vô hiệu hóa Lúc này hệ thống sẽ bắt đầu chạy tiến trình. Bạn hãy dành chút thời gian chờ đợi là sẽ thấy được tất cả danh sách các tiến trình Svchost đang chạy. Ở kết quả trả về, bạn quan sát cột bên trái chính là những Svchost.exe đang vận hành trên máy. Còn riêng cột bên phải sẽ là các dịch vụ tương ứng đang chạy trong đó.  [caption id="attachment_22132" align="aligncenter" width="771"] Danh sách các tiến trình Svchost đang chạy[/caption] Ví dụ như tiến trình cập nhật Windows sẽ có ký hiệu là Wuauserv. Nếu bạn thực sự muốn vô hiệu hóa file Svchost bạn cần phải nhớ ký hiệu của chương trình đó và tiến tới bước 4.  Bước 4: Vô hiệu hóa Bạn hãy mở Command Prompt lên, cách thức hiện bạn hãy áp dụng như bước 1 nhé. Sau đó tại mục “C:\Users\Dess>” bạn hãy nhập lệnh là “sc config wuauserv start=disabled”. Trong câu lệnh gợi ý thì “wuauserv” hoàn toàn có thể được thay thế bằng các ký hiệu của các chương trình khác mà bạn muốn vô hiệu hóa. Chương trình sẽ bị vô hiệu hóa kể từ lần khởi động máy sau khi bạn thực hiện lệnh.  [caption id="attachment_22136" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh và ký hiệu tiến trình để vô hiệu hóa[/caption] Tuy nhiên đối với cách này nếu bạn không hiểu các ký hiệu ở kết quả mà Command Prompt đưa ra thì rất vô nghĩa. Vì vậy cách này chỉ dành cho những dân IT chuyên nghiệp thôi nhé.  >>> Có thể bạn quan tâm: PHP là gì? Khám phá chi tiết ngôn ngữ lập trình PHP Xử lý bằng Task Manager Đối với cách sử dụng Command Prompt thì Task Manager có phần đơn giản hơn rất nhiều. Đây là cách xử lý Svchost phù hợp với đông đảo người dùng phổ thông. Nếu bạn không am hiểu gì về công nghệ cũng có thể áp dụng ngay cho mình. Và để lấy lại được tài nguyên cho máy tính bạn hãy áp dụng đúng hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Mở Task Manager Để mở thanh Task Manager bạn hãy nhấp chuột phải vào thanh công cụ Task bar ở phía cuối màn hình. Một khi các tùy chọn xuất hiện bạn hãy Click vào Task Manager. Bên cạnh đó bạn cũng có thể mở Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hoặc là Ctrl + Shift + Esc. [caption id="attachment_22140" align="aligncenter" width="771"] Vào thanh công cụ Task Bar nhấp chuột phải để mở Task Manager[/caption] Bước 2: Chọn Tab Processes Một khi giao diện Task Manager hình thành, tại đây bạn hãy bấm chọn Tab Processes. Sau đó bạn nhấn vào Show processes from all users sẽ thấy các Svchost.exe đang chạy. Trong một số phiên bản của Windows những tiến trình này sẽ xuất hiện với tên gọi khác là Service Host.   [caption id="attachment_22144" align="aligncenter" width="771"] Bấm chọn Tab Processes để thấy các Svchost.exe đang chạy[/caption] Tiếp đến bạn hãy nhấn chuột phải vào chúng để các tùy chọn xuất hiện và bạn click vào Go to details.  [caption id="attachment_22148" align="aligncenter" width="771"] Click chuột phải chọn Go to details[/caption] Bước 3: Xem dung lượng  mà những Svchost đang chiếm Lúc này bạn có thể kiểm tra xem các Svchost  liệu đang chiếm bao nhiêu dung lượng của bộ nhớ và CPU. Cách thực hiện là thông qua cột Memory và CPU. Tiến trình nào chiếm quá nhiều dung lượng bạn có thể thực hiện vô hiệu hóa bằng việc bấm chuột trái vào tiến trình rồi click chọn End Task.  [caption id="attachment_22152" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra dung lượng mà các Svchost chiếm đóng[/caption] Tự nhiên đến đây bạn vẫn chưa biết các dịch vụ đang chạy dưới tiến trình Svchost là gì. Trong trường hợp nếu như bạn tắt nhầm những tiến trình quan trọng thì rất dễ gây hại cho máy tính. Vậy nên để đảm bảo an toàn bạn tiếp tục làm thêm bước 4 sau.  Bước 4: Vô hiệu hóa từng tiến trình Để thực hiện vô hiệu hóa từng tiến trình trong một Svchost bạn hãy click chuột phải vào Svchost.exe nào chiếm dung lượng bộ nhớ máy tính nhiều nhất. Cách nhận dạng là bạn quan sát ở cột Memory. Sau đó bạn tiến hành click chuột phải vào tiến trình và chọn Go to Service.Lúc này bạn sẽ nhìn thấy được  tất cả những tiến trình đơn lẻ đang chạy.  [caption id="attachment_22156" align="aligncenter" width="771"] Click chuột phải ở tiến trình và chọn Go to Service[/caption] Tại cột Description tên của dịch vụ sẽ được hiển thị rất cụ thể. Do đó bạn hoàn toàn có thể dừng chúng nếu như thấy không cần thiết. Cách thức thực hiện là bạn bấm chuột phải vào đó rồi chọn Stop. Cách kiểm tra file Svchost.exe có chứa virus không?  Một thực tế cho thấy rất nhiều loại mã độc hại, virus hoặc các phần mềm gián điệp đã ẩn dưới dạng file Svchost.exe. Mục đích chính là để lấy cắp thông tin và thực hiện xâm chiếm quyền truy cập máy tính. Vậy nên rất nhiều người dùng dễ bị nhận diện sai giữa các file Svchost.exe thực sự và các file Svchost.exe chứa virus. Một khi thực hiện vô hiệu hóa sẽ bị nhầm tiến trình và bỏ sót các file virus. Do đó bạn hãy bỏ túi cách kiểm tra tập tin có phải là file Svchost chứa virus hay không như sau. Bước 1: Tại giao diện chính màn hình bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del để mở Task Manager. Sau đó bạn nhấn chọn vào Processes để kiểm tra danh sách tiến trình Svchost.exe. Tại đây để tiến hành kiểm tra vị trí của Svchost.exe bạn hãy click chuột phải vào tiến trình. Các tùy chọn xuất hiện bạn bấm chọn Open file Location. [caption id="attachment_22160" align="aligncenter" width="771"] Bấm chọn Open file Location tại tiến trình cần kiểm tra[/caption] Bước 2: Giao diện mới hình thành bạn hãy để ý xem nếu vị trí của file nằm trong thư mục “Windows\System32” thì bạn hoàn toàn có thể an tâm rằng file đó không phải là virus. Ngược lại nếu như file nằm ở vị trí khác thì bạn có thể xóa theo hướng dẫn ở trên. [caption id="attachment_22164" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra file an toàn không chứa virus[/caption] Ngoài ra nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như thuận tiện trong quá trình sử dụng máy tính bạn có thể cài thêm các phần mềm diệt virus, mã độc hại cũng được.  Hướng dẫn loại bỏ virus Svchost.exe Trên thực tế bạn không thể xóa file Svchost thật khỏi máy tính của mình. Bởi vì bản chất đây là một tiến trình rất quan trọng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể xóa hay giả mạo. Nếu bạn thấy có một file nằm ở đâu đó không thuộc thư mục %SystemRoot%\System32\ hoặc là %SystemRoot%SysWOW64\” thì việc xóa file là an toàn 100%. Tuy nhiên thực tế virus Svchost.exe rất khó để xóa như các file thông thường. Vậy nên bạn hãy thực hiện theo như  sau để loại bỏ virus: Cách 1: Đầu tiên bạn mở thư mục Task Manager lên. Tại đây bạn bấm chọn vào tiến trình Svchost.exe. Các tùy chọn xuất hiện bạn hãy click chọn Open File Location. Lưu ý ta sẽ không thực hiện bất kỳ thao tác gì tại cửa sổ mới vậy nên bạn hãy cứ để nó mở. [caption id="attachment_22168" align="aligncenter" width="771"] Click chọn Open File Location[/caption] Lưu ý Bạn nên nhớ rằng nếu như thư mục mở là một trong các thư mục hệ thống được đề cập ở trên vậy thì file  Svchost.exe của bạn sạch sẽ và không thể bị xóa. Thế nhưng bạn nhớ hãy đọc tên file cẩn thận, chính xác để chắc chắn đó không phải là file hợp pháp được sử dụng bởi Windows.  Cách 2: Tại danh sách các Svchost.exe bạn hãy nhấp chuột phải vào file được xác định là virus. Các tùy chọn hiển thị bạn hãy click chọn End Task. Nếu cách đó không đảm bảo hiệu quả bạn có thể mở Process Explorer rồi click chuột phải vào tệp Svchost.exe và chọn Kill Process để tắt nó. [caption id="attachment_22172" align="aligncenter" width="771"] Bấm click End Task[/caption] Cách 3: Nếu bạn thấy có các dịch vụ được lồng ghép ở trong tệp Svchost.exe bạn hãy mở chúng trong Task Manager như đã giải thích ở trên. Sau đó bạn dừng từng dịch vụ đó lại bằng cách bấm chọn ‘Servier”. Lúc này các tiến trình chạy sẽ hiển thị bạn bấm chuột phải vào tiến trình không cần thiết và chọn “Stop Service”. [caption id="attachment_22176" align="aligncenter" width="771"] Click chọn Stop Service để dừng tiến trình lại[/caption] Cách 4: Bạn hãy mở thư mục Task Manager lên sau đó tìm tới các file Svchost virus để xóa như cách 1. Một khi tìm thấy các file bạn hãy thử xóa file Svchost.exe tương tự như các file bất kỳ khác. Bạn thực hiện bằng cách bấm chuột phải vào file, các tùy chọn xuất hiện bạn click vào Delete.  [caption id="attachment_22180" align="aligncenter" width="771"] Bấm chuột phải chọn Delete[/caption] Nếu có thể bạn hãy thử cài đặt LockHunter để yêu cầu xóa file Svchost trong lần khởi động lại tiếp theo. Cách 5: Bạn có thể cài đặt malwarebytes hay một số các công cụ loại bỏ những phần mềm gián điệp khác cũng được. Phần mềm giúp bạn quét toàn bộ hệ thống và hỗ trợ xóa tiến trình Svchost thành công. Sau quá trình xóa bạn khởi động máy tính lại một lần nữa là hoàn thiện. Trong trường hợp virus Svchost.exe không cho phép cài đặt chương trình về máy thì bạn có thể tải trình quét virus Portable vào ổ flash và quét từ đó.  [caption id="attachment_22184" align="aligncenter" width="771"] Sử dụng phần mềm Malwarebytes[/caption] Cách 6:  Bạn cũng có thể sử dụng một chương trình đầy đủ để quét virus. Có rất nhiều tùy chọn trong danh sách các chương trình duyệt virus cho Windows và Mac. Dù sao đi nữa thì việc để một trong số các công cụ diệt virus này luôn bật là rất sáng suốt. Thậm chí khi một trình quét virus khác cũng có thể xóa file.  [caption id="attachment_22188" align="aligncenter" width="771"] Vận dụng chương trình diệt virus Windows[/caption] Cách 7: Sử dụng chương trình diệt virus cũng được xem là cách tốt để áp dụng. Bạn có thể quét máy tính trước khi khởi động Windows. Điều này sẽ rất hữu ích khi các trình quét khác không thành công. Bởi vì virus Svchost.exe không thể hoạt động chỉ trừ khi Windows đang chạy và các công cụ diệt virus có thể boot chạy bên ngoài Windows.   Vậy chi tiết thông tin tổng hợp về file Svchost là gì và cách xử lý Svchost.exe giúp máy tính chạy mượt mà đã được bật mí như trên. Chỉ cần bạn tìm hiểu cẩn thận và áp dụng đúng với hướng dẫn chắc chắn bạn sẽ thành công khi thực hiện. Tuy nhiên nếu trong quá trình áp dụng bạn có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào về Svchost đừng ngần ngại hãy liên hệ với FPT Cloud để được giải đáp tận tình. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Subnet là gì? Tìm hiểu về cách chia Subnet Mask từ A – Z

11:53 10/01/2022
Subnet là gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Khi truy cập internet, các thiết bị sẽ đều có địa chỉ IP gồm 2 phần, đó là host/client address và network address. Trong đó, 2 thành phần host address và network address sẽ được phân chia bởi Subnet Mask. Vậy subnet mask là gì? Cách chia subnet mask thế nào? Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết từ A - Z về Subnet qua bài viết dưới đây. Subnet là gì? Subnet mask là gì? Hiểu một cách đơn giản, Subnet là một số dạng 32 bit. Để tạo ra Subnet mask, người ta sẽ đặt host bit dưới dạng số 0 và network bit dạng số 1. Từ đó tạo ra các dãy số có dạng nhị phân là 0 và 1 để phân chia địa chỉ IP thành 2 phần, tương ứng với địa chỉ mạng và địa chỉ host.  Địa chỉ mạng thường có số 0 và địa chỉ broadcast thường có số 255. Ngoài ra, địa chỉ IP, Subnet Mask và router sẽ có các cấu trúc riêng. Tùy từng khu vực, từng địa chỉ mà địa chỉ thể hiện sẽ có sự khác biệt. Người dùng có thể dựa vào các số này để xác định chính xác IP và route của mình. [caption id="attachment_16060" align="aligncenter" width="771"] Giải đáp: subnet là gì?[/caption] Khi các đơn vị bổ sung subnetworking, đơn vị cần sử dụng subnetting, sau đó chia host thành một subnet. Chính vì thế, khi tìm hiểu subnet là gì, bạn cần lưu ý, mục tiêu chính của subnet mask đó là kích hoạt quá trình subnetting. Trong đó, subnet mask sẽ có tác dụng che địa chỉ IP của bạn dưới dạng các số 32 bit. Đây cũng là lý do vì sao Subnet Mask có từ “mask” - mặt nạ ở trong tên gọi.  >>> Có thể bạn quan tâm: MVC là gì? Tìm hiểu về mô hình MVC trong lập trình từ A - Z Cách thức hoạt động của Subnet mask Sau khi đã tìm hiểu Subnet là gì, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cách thức hoạt động của dạng số này. Như đã giải thích ở trên, Subnet mask chia mạng thành nhiều phần, dưới dạng sub-network hoặc subnet.  Người dùng có thể giảm lưu lượng mạng bằng Subnet mà không cần cài đặt, lắp bổ sung một mạng mới. Điều này giúp việc sử dụng internet dễ dàng hơn. Giờ đây, chỉ cần một mạng tổng, các đơn vị đã có thể chia thành nhiều mạng con để sử dụng mà không lo quá tải hệ thống.  Đặc biệt, với các đơn vị chỉ sử dụng một mạng cục bộ LAN duy nhất và phải chia thành nhiều phân đoạn, việc sử dụng Subnetting sẽ vô cùng quan trọng và cần thiết. Sử dụng subnetting sẽ giúp bạn:  Giảm được lưu lượng tải mạng do giảm khối lượng broadcast Giúp người dùng có thể làm việc tại nhà nhưng vẫn sử dụng được mạng cục bộ.  Tổ chức có thể vượt qua các ràng buộc của mạng LAN, vượt qua số lượng host tối đa theo quy định.  [caption id="attachment_16080" align="aligncenter" width="771"] Subnet mask chia mạng thành nhiều phần, dưới dạng sub-network hoặc subnet[/caption] Cách tính và xác định lớp IP Để việc sử dụng Subnet mask hiệu quả, người dùng cần lưu ý cách tính và xác định lớp IP. Để xác định, bạn có thể dựa vào các bit bậc cao hoặc bit ở ngoài cùng, bên trái của địa chỉ IP. Bất cứ địa chỉ IP nào cũng có thể được xác định bằng cách làm này. Một địa chỉ IP sẽ có 5 lớp mạng, được chia thành các lớp, đánh ký hiệu từ A - E và địa chỉ IP sẽ nằm trong các lớp này.  Trong đó:  Mạng A thể hiện phần mạng đầu tiên. Người dùng có thể phân chia các host thành octet 2, 3, 4 khi cần thiết. Các mạng có hơn 65.534 host nên sử dụng subnet mask A.  Subnet mask B thể hiện 2 phần octet 1 và 2. Người dùng có thể dùng octet 3 và 4 để phân chia các phần host. Octet 3 và 4 có dạng 16 bit. Các mạng có số lượng host từ 256 - 65.534 host thích hợp để sử dụng Subnet mask class B.  Subnet mask C thể hiện 3 octet 1, 2 và 3. Vì thế, người dùng chỉ có thể phân chia host ở octet 4 và sử dụng trong 8 bit còn lại. Subnet mask C phù hợp với các mạng có số lượng host nhỏ hơn 256.  Subnet mask D dành riêng cho multicast Subnet mask E không được dùng trong internet thông thường mà thường được sử dụng khi nghiên cứu.  Các lớp mạng A, B, C có thể có subnet mask tự nhiên hoặc mặc định:  Class A: 255.0.0.0 Class B: 255.255.0.0 Class C: 255.255.255.0 Từ đó, người dùng có thể dựa trên subnet mask mặc định để xác định được số lượng Host. Đồng thời, xác định được địa chỉ IP mà mạng cục bộ đang sở hữu.    Vì sao cần tính và chia Subnet mask? Khi tìm hiểu Subnet là gì, nhiều người sẽ thường thắc mắc tại sao cần tính và chia công cụ này. Trên thực tế, hiện nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có nhu cầu truy cập vào mạng LAN cực kỳ lớn. Các đơn vị thường sử dụng nhiều thiết bị như laptop/PC. Mỗi máy tính sẽ có một dây mạng riêng. Điều này khiến cấu trúc mạng bị ảnh hưởng, tốc độ truy cập chậm đi, bị giới hạn do việc kết nối quá nhiều. Điều này dẫn tới việc khi kết nối sẽ tạo ra các con số khác nhau, không đúng chuẩn.  [caption id="attachment_16064" align="aligncenter" width="771"] Người dùng sẽ sử dụng các lớp từ A – E để phân chia host trong mạng nội bộ[/caption] Ngoài ra, việc kết nối thiết bị, quản lý thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong việc tính các chỉ số và số lượng băng thông. Vì thế, subnet mask đã được tạo ra để giúp người dùng giải quyết khó khăn này.  Khi tìm hiểu Subnet là gì, chúng ta đã biết, Subnet mask sẽ phân chia địa chỉ IP. Subnet mask hoạt động thông qua việc hạn chế phạm vi hoạt động, giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa tình trạng tắc nghẽn mạng khi sử dụng đồng thời nhiều thiết bị.  Trong quá trình sử dụng, nếu người dùng gặp trục trặc, Subnet mask cũng sẽ bị động khắc phục ở phạm vi cục bộ, không làm ảnh hưởng tới hệ thống mạng chung. Hệ thống mạng lớn sẽ được bảo vệ toàn diện hơn, hiệu quả hơn khi sử dụng Subnet mask.  Cách chia Subnet như thế nào? Subnet mask chia thành các lớp từ A - E. Người dùng sẽ sử dụng các lớp này để phân chia host. Mỗi lớp sẽ tương ứng với 1 số lượng host. Chẳng hạn như lớp C là 256 Host. Để chia subnet, bạn chỉ cần lấy số lượng host này, chia cho tổng số mạng con. Lúc này, số địa chỉ ban đầu vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, chúng ta đã chia mạng tổng thành các mạng con và mỗi mạng con sẽ có số địa chỉ ít hơn.  [caption id="attachment_16076" align="aligncenter" width="771"] Subnet có vai trò quan trọng trong việc phân chia và quản lý các mạng nội bộ[/caption] Chẳng hạn như bạn lấy 256 host của lớp C chia cho 8 mạng con. Do trong số 256 Host đã có 2 host được sử dụng để xác định địa chỉ mạng và địa chỉ Broadcast nên chúng ta còn 254 host. Sau khi chia đều cho 8 mạng con, chúng ta có 32 địa chỉ trong mỗi mạng. Lúc này, các subnet trong mỗi mạng con sẽ cung cấp 2 địa chỉ subnet và broadcast, tức là mỗi mạng con còn sẵn 30 host. Như vậy, số lượng host đã được giảm và việc sử dụng sẽ hiệu quả hơn, việc quản lý cũng dễ dàng hơn.  Tương tự, bạn có thể áp dụng để tính đối với các lớp khác. Đây là một nội dung cực kỳ quan trọng khi bạn tìm hiểu subnet là gì.    Hướng dẫn cách tính Subnet Mask chi tiết Để tính đúng và chính xác subnet mask, bạn cần thực hiện 4 bước sau: Chuyển đổi sang hệ nhị phân Tính địa chỉ Subnet Tìm phạm vi của Host Tính tổng số Subnet và host trên mỗi mạng riêng. Trong quá trình tìm hiểu subnet là gì, chắc chắn không thể bỏ qua cách tính kiểu số này. Để giúp người dùng hiểu rõ hơn các tính subnet, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một ví dụ cụ thể với lớp C.   Bước 1: Chuyển đội sang hệ nhị phân Trước tiên, tại Class C, người dùng lấy 5 bit để chia cho các mạng con, sau đó để lại 3 bit dùng cho máy chủ. Như vậy, chúng ta có thể có tối đa 32 bit cho 1 mạng con. Sau đó, tiến hành chuyển đổi địa chỉ IP bạn đang có sang hệ nhị phân.  Chẳng hạn, địa chỉ IP có bạn có dạng: 192.168.10.44. Vậy khi đổi sang hệ nhị phân sẽ có dạng: 192 168 10 44 11000000 10101000 00001010 00101100 [caption id="attachment_16084" align="alignnone" width="771"] Trước tiên, người dùng cần chuyển đổi sang dạng nhị phân[/caption] Bước 2: Tính địa chỉ Subnet Sau khi chuyển sang hệ nhị phân, bạn có thể dễ dàng tính được địa chỉ IP Subnet bằng cách thực hiện theo tác AND theo quy tắc:  1 + 1 = 1 1 + 0 = 0 0 + 1 = 0 0 + 0 = 0  Hãy tính dựa trên IP Host và subnet mask để tìm được địa chỉ subnet chứa host.  Bước 3: Tìm phạm vi của Host Trước khi chuyển đổi sang hệ nhị phân, chúng ta đã dùng 5 bit ở Class C. 5 Bit này được sử dụng trong việc xác định subnet. 3 bit còn lại dùng để xác định host trong một mạng con cụ thể. Để xác định địa chỉ subnet, bạn cần xác định tất cả các bit 0 trong host. Địa chỉ broadcast sẽ là tất cả các bit 1.  Hãy lưu ý, host đầu tiên sẽ được xác định bởi các số 0 và 1. Ngược lại, host cuối cùng được xác định bởi số 1 và 0. Bạn cần tránh nhầm lẫn giữa các thứ tự này để không tính nhầm phạm vi của host.  [caption id="attachment_16068" align="aligncenter" width="771"] Sơ đồ hướng dẫn tìm phạm vi của host[/caption] Bước 4: Tính tổng số subnet và host trên mỗi subnet Bước tính tổng subset là bước cuối cùng và cũng là bước bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu subnet là gì. Sau khi đã có được chính xác số lượng subnet và host của mạng LAN, bạn có thể tính cho từng mạng riêng lẻ. Bạn cũng sẽ sử dụng hệ nhị phân để tính tổng subnet và host trên từng mạng lẻ. Cụ thể giả định các số là 0 và các mạng con là số 1. Bạn sẽ có thể tính như sau: >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách cài đặt Ubuntu đơn giản, nhanh chóng từ A - Z Có thể thấy, cách tính subnet mask không hề đơn giản. Bạn cần lưu ý các quy tắc đổi sang hệ nhị phân và cách chia subnet để việc tính toán chính xác và hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu subnet là gì và biết về cách thức hoạt động, cách chia subnet mask để giảm tải áp lực cho mạng tổng khi sử dụng cho nhiều thiết bị.  Để việc sử dụng, lưu trữ hiệu quả, bạn có thể xem thêm bảng giá thuê cloud server và dịch vụ máy chủ.      Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399