Lưu ý: Một số điều kiện bắt buộc để thực hiện thao tác này:
1️⃣ Bước 1: Trên menu của FPT Portal chọn Containers >Kubernetes > Create a Kubernetes Engine.
2️⃣ Bước 2: Nhập thông tin cơ bản của cụm cluster sau đó click button Next:
1.1. Basics Information:
▪ Public: Apiserver endpoint của cụm k8s có thể truy cập từ public. Kết nối từ worker nodes tới apiserver đi qua đường public.
▪ Public & Private: Apiserver endpoint của cụm k8s có thể truy cập từ public. Kết nối từ worker nodes tới apiserver đi qua đường private.
▪ Private: Apiserver endpoint của cụm k8s chỉ có thể truy cập private trong VPC. Kết nối từ worker nodes tới apiserver đi qua đường private.
💡 Cách chọn Cluster Endpoint phù hợp
➤ Public: Nếu khách hàng cần truy cập Kubernetes API Endpoint từ bên ngoài VPC, sử dụng tùy chọn này.
➤ Public & Private: Dùng khi cần Endpoint có thể truy cập công khai và muốn whitelist IP truy cập vào apiserver endpoint này.
➤ Private: Dùng khi chỉ cần truy cập vào Endpoint trong nội bộ VPC.
⚠️ Lưu ý:
Khách hàng cần chọn Cluster Endpoint Access phù hợp dựa trên yêu cầu bảo mật và kiến trúc mạng của hệ thống.
Nếu chọn Public & Private hoặc Private, sẽ xuất hiện thêm trường Allow CIDR để nhập danh sách các dải địa chỉ IP có quyền truy cập vào Endpoint của Kubernetes Cluster.
👉 Giải thích về Allow CIDR
CIDR (Classless Inter-Domain Routing) là định dạng để xác định dải IP có quyền truy cập vào Kubernetes API Endpoint.
Nếu để trống, tức là mặc định là 0.0.0.0/0, Endpoint sẽ có thể truy cập từ bất kỳ địa chỉ IP nào.
Nếu nhập một giá trị cụ thể (ví dụ: 192.168.1.0/24), chỉ các IP trong dải 192.168.1.0 - 192.168.1.255 mới có thể truy cập.
⚠️ Lưu ý: Nếu cần bảo mật cao, khách hàng nên hạn chế CIDR chỉ cho phép các dải IP nội bộ thay vì 0.0.0.0/0.
3️⃣ Bước 3: Cấu hình Nodes Pool theo nhu cầu sử dụng sau đó click button Next:
➤ M-FKE quản lý các worker nodes thông qua Worker Group, là một group bao gồm các worker nodes có cấu hình giống nhau. Người sử dụng có thể phân chia worker groups cho các ứng dụng phù hợp. Hệ thống yêu cầu tối thiểu phải có 01 Worker Group (Base), người sử dụng không thể remove worker group này.
➤ Trong mục cấu hình Worker Group, người dùng có thể thực hiện gán label cho worker group mong muốn. Label này sẽ được áp dụng cho tất cả các worker nodes thuộc worker group. Người dùng có thể thêm nhiều hoặc bỏ bớt các label, cũng như chỉnh sửa key/value của các label có sẵn. Các label này giúp người dùng dễ dàng trong việc triển khai ứng dụng trên các worker group riêng biệt theo nhu cầu.
Worker Group 1 (Base):
Worker Group n:
Ngoài ra, từ Worker Group 2 trở đi người dùng có thể cấu hình taint cho các worker group nhằm mục đích schedule ứng dụng trên các worker nodes. Các taint cũng có thể thêm, xóa, chỉnh sửa dễ dàng.
⚠️ Lưu ý: Người dùng khi cấu hình label/taint cho worker group trên Unify Portal sẽ không thể xóa label/taint cho node trong worker group đó bằng kubectl (Hệ thống sẽ tự động thêm lại label/taint cho node theo cấu hình trên Unify Portal) do đó cần xóa cấu hình label/taint trên Unify Portal.
4️⃣ Bước 4: Tab Advanced là các cài đặt nâng cao dành cho người dùng. Ngoài ra, FPT Cloud hỗ trợ người dùng chỉ định subnet cho dải IP internal của LoadBalancer tích hợp trong Kubernetes. Nếu bạn không cần tùy chỉnh các tham số nâng cao này, hãy để mặc định.
Pod Network: Network sử dụng cho Pod trong cluster.
Service Network: Network sử dụng cho Service trong cluster.
Network Node Prefix: Subnet Prefix cho Pod trong Node
Max Pod per Node: Số Pod tối đa trên mỗi Kubernetes Node.
Internal subnet Load Balancer(CIDR): CIDR dùng để cấp phát IP cho các Load Balancer nội bộ. Có thể để trống nếu không dùng, hệ thống sẽ tự động cấp phát IP trong một subnet bất kỳ.
Internal Classic Loadbalancer IP Range (Deprecated): Dải IP dành cho Load Balancer Classic hay còn gọi là LBv1 (sẽ ngừng cấp phát từ 19/04/2025).
💡 Cách cấu hình Internal subnet Load Balancer (CIDR) hợp lệ:
⚠️ Dải CIDR cấu hình cho Internal subnet Load Balancer không được trùng bất kỳ CIDR subnet nào trong tab Network > Subnets
5️⃣ Bước 5: Màn hình Review & Create, hệ thống sẽ hiển thị các thông tin cụm cluster người dùng đã cấu hình trước đó, kiểm tra tài nguyên RAM, CPU, Storage,…
Sau khi hệ thống kiểm tra tài nguyên thành công, click button Create a Kubernetes để tiến hành tạo cụm cluster.